Mô Xoài trong quá trình mở đất của các chúa Nguyễ nở thế kỷ

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 26)

1.3.2.1 Hoạt động khai phá đất đai

Sau khi kết hôn với vua Chân Lạp là Chey Chetta II, công chúa Ngọc Vạn4 con chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã đem theo nhiều người Việt đến ở kinh đô Chân Lạp, trong đó có nhiều người làm quan trong triều Chân Lạp. Ngoài ra còn nhiều người khác tham gia các hoạt động sản xuất thủ công, thương nghiệp [39, tr. 25].

Công chúa Ngọc Vạn kết hôn với vị quốc vương Chân Lạp đã đánh dấu việc mở ra cho người Việt một sự đảm bảo về vùng lãnh thổ mới, do đó chắc chắn có nhiều người Việt bắt đầu xuống khai phá vùng Nam Bộ.

1

Từ 1202 đến 1220 Chân Lạp chiếm Champa và biến Champa trở thành một khu vực của đất đai Chân Lạp.

2

Vùng Mô Xoài xưa, Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay.

3

Có thể là Sóc Trăng, Bạc Liêu hiện nay.

4

20

Đến năm 1623, vua Chân Lạp đã đồng ý cho chúa Nguyễn mở sở thuế tại vùng Sài Gòn, một tập Niên giám viết tay ở Thư viện Hoàng gia Campuchia cho biết: “Năm 2169 Phật lịch, tức là năm 1623 dương lịch, một sứ giả của vua Annam dâng lên vua Cao Miên Chey Chetta một phong thư, trong đó vua Annam ngỏ ý mượn của nước Cao Miên xứ Prey Nokor và xứ Kas Krobey để đặt làm nơi thâu quan thuế. Vua Chey Chetta sau khi tham khảo ý kiến của đình thần đã chấp nhận lời yêu cầu trên và phúc thư cho vua Annam biết. Vua Annam bèn ra lệnh cho quan chức đặt Sở quan thuế tại Prey Nokor và Kas Krobey và từ đó bắt đầu thâu quan thuế” [59, tr. 154]. Các nghiên cứu từ trước đến nay đều khẳng định Prey Nokor và Kas Krobey là khu vực Sài Gòn [131, tr. 50; 62, tr. 310; 50, tr. 28]. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng cùng với Sài Gòn thì ở Mô Xoài cũng thành lập khu dinh điền vào 1623 [85, tr. 23]. Thực tế, hoàn toàn không có tư liệu nào nói đến việc có dinh điền ở Mô Xoài vào năm 1623, do đó quan điểm của tác giả luận văn, 1658 là năm đầu tiên sử liệu nhắc đến Mô Xoài, ngay cả đến 1658 cũng chưa thể có dinh điền được mà chỉ có những người Việt vẫn khai phá Mô Xoài từ đầu thế kỷ XVII.

Người Việt xuống khai phá Mô Xoài chủ yếu bằng đường biển. Có ý kiến cho rằng, khi người Việt xuống Nam Bộ: “Thượng đạo là con đường tối ưu đối với các lưu dân” và con đường này có thể tránh được Champa đang chiếm cứ vùng ven biển [56, tr. 16-17]. Lưu dân người Việt khó có thể đi theo con đường thượng đạo, chỉ có con đường thủy là tối ưu nhất.

Giao thông đường thủy thuận lợi hơn đường bộ, bởi vì vùng Thuận Quảng là các đồng bằng nhỏ hẹp tựa lưng vào cao nguyên, hướng ra biển và cách nhau bằng các đèo. Nước Champa từng tồn tại trên lãnh thổ Thuận Quảng trước kia được các nhà nghiên cứu như O.W. Wolters đánh giá là một cấu trúc mandala điển hình ở Đông Nam Á do sự chi phối của địa hình, cảnh quan mà được chia thành nhiều tiểu quốc nhỏ hơn và tương đối biệt lập do sự khó khăn trong đi lại giữa các tiểu quốc mặc dù nằm sát cạnh nhau trên diện tích không quá rộng lớn. Do địa hình, cảnh quan đặc trưng của khu vực Thuận Quảng nên có rất nhiều hải cảng, và người ta đi lại chủ yếu bằng đường thủy, năm 1621, C.Borri đã cho biết: “Còn về hải cảng thì thật là lạ lùng, chỉ trong khoảng hơn một trăm dặm một chút mà người ta đếm được hơn sáu mươi cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền” [34, tr. 91], Thích Đại Sán cũng ghi lại điều này năm 1695 như sau: “các thị trấn ở đây thường quay lưng vào núi và mặt ngó ra biển, không có đường giao thông giữa hai phủ với nhau. Ở bất cứ đâu, khi người ta vào một hải cảng là bước vào một phủ. Nếu muốn từ một phủ này tới một phủ khác, người ta bắt buộc phải rời cảng mình đang ở, xuống thuyền ra biển dọc theo núi và vào một hải cảng khác” [64, tr. 67].

Giao thông đường bộ đi từ trấn Thuận Hóa vào địa giới phủ Phú Yên mất 14 ngày rưỡi nếu đi liên tục [44, tr. 152], nếu vào tới Mô Xoài thì phải mất từng ấy ngày nữa, cho nên đi đường bộ mất nhiều thời gian. Lê Quý Đôn đã hỏi một thương nhân tên là Trùm Châm quê ở thôn Chính Hòa, châu Bố Chính về tình hình Gia Định, thương nhân này cho biết, ông ta đã thực hiện hơn mười chuyến đi buôn vào

21

Gia Định. Thường vào tháng 9, 10 âm lịch thuyền nhổ neo vào Gia Định và đến tháng 4, 5 âm lịch thì lại về quê. Nếu thuận gió, không quá 10 ngày đêm từ cửa biển Nhật Lệ sẽ đến được Gia Định [44, tr. 160]. Con đường này thuận lợi nhất là đi vào mùa gió Đông bắc, bởi lẽ vào mùa gió Nam thổi lên rất khó cho việc đi lại, ngay cả khó đưa thuyền cập bến vào đất liền, thủy quân của triều Nguyễn khi tiến vào Nam Bộ đã gặp mùa gió Nam, nước đập làm vỡ thân thuyền và không thể nào neo được vào bến [90, tr. 32]. Do đó, đi đường biển men theo bờ là con đường thuận tiện, nhanh nhất từ Thuận Hóa vào Gia Định.

Hơn nữa, không thể đi qua vùng Bình Thuận được, khu vực này là lãnh thổ của Champa. Do đó chỉ còn cách nhanh nhất là đi bằng thuyền men bờ biển. Tận năm 1693, Đàng Trong mới sáp nhập được vùng đất cuối cùng của Vương quốc Champa và đổi thành phủ Bình Thuận. Do đó một thời gian dài ở thế kỷ XVII người Việt phải đi thuyền và cập bến vùng đất địa đầu của Nam Bộ là Mô Xoài. Khu vực các làng Phước Hải, Phước Tỉnh gần biển là nơi đầu tiên lưu dân người Việt cập bến, sau đó họ đi vào cửa Lấp rồi theo hệ thống sông rạch vào trung tâm Mô Xoài.

Năm 1658, vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Ponnhea Chan) xâm lấn lãnh thổ phía nam Đàng Trong, chúa Nguyễn đã cử quân đội đến Mô Xoài rồi bắt vua Chân Lạp về Quảng Bình [48, tr. 109]. Sự việc này đánh dấu: “Chân Lạp bắt đầu thần thuộc chúa Nguyễn, và phải để người Việt đến làm ăn trên đất mình” [62, tr. 350].

Sự kiện này mở ra cho người Việt một khu vực mới đã an toàn để vào khai phá đất đai vì khi quân chúa Nguyễn tiến đến vùng này chứng tỏ thực tế Đàng Trong đã xác lập chủ quyền của họ tới Mô Xoài. Và điều này đảm bảo cho người Việt một vùng đất đã được chúa Nguyễn cam kết đó là vùng đất có quân đội chúa Nguyễn bảo vệ, cho nên từ đây người Việt sẽ xuống khai phá nhiều hơn ở Mô Xoài. Mô Xoài là địa đầu của vùng Nam Bộ nên chúa Nguyễn đã khai mở vùng đất này đầu tiên, sự kiện 1658 đánh dấu bước đầu tiên của việc xác lập chủ quyền ở xứ Mô Xoài, sau đó người Việt tiếp tục đẩy mạnh khai phá đất đai và hướng về vùng Đồng Nai, Sài Gòn. Như vậy, việc tiến dần về phương nam theo lộ trình tuần tự, “lấn dần như tằm ăn” là chính sách đã được định hình và theo đuổi quyết liệt của các chúa Nguyễn.

Không phải ngẫu nhiên vào năm 1669, Nguyễn Phúc Tần ra định lệ nếu có người tự khai phá những chỗ rừng rú bỏ hoang thành ruộng sản xuất thì công nhận đó là ruộng tư [44, tr. 161]. Điều này cho thấy các vùng đất mới đã được đảm bảo để dân chúng khai thác tự do và xác lập sở hữu tư. Và thời điểm những năm 70 của thế kỷ XVII, dân cư người Việt đã khai thác vùng đất mới Nam Bộ để sản xuất nông nghiệp, nhà nước hợp thức hóa bằng việc công nhận sở hữu tư.

Các nhóm cư dân đến khai phá xứ Mô Xoài thời kỳ đầu rất đa dạng. Người Việt là những người khai phá chủ yếu để sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong cộng đồng những người Việt khai phá Nam Bộ đầu tiên cũng đa dạng về nguồn gốc và thành phần. Trong khi phân tích tên của các làng xã thì: “Một điều đáng chú ý nữa

22

là không thấy có sự liên kết giữa tên làng quê hương của những người lập ấp với tên làng quê hương mới. Hiện tượng đó cho phép giả định rằng nhóm người lập ấp không phải cùng đồng hương với nhau và làng cũ ở miền Trung, miền đồng bằng sông Hồng, nếu có, không có vai trò trong việc lập thôn ấp mới ở đồng bằng Đồng Nai, Cừu Long” [119, tr. 99-100]. Sở dĩ đi đến kết luận này, vì có 3 cách đặt tên Nôm các thôn, ấp Nam Bộ: cách thứ nhất là từ việc quan sát mà gọi tên theo đặc điểm tồn tại của địa bàn thôn xã, ví dụ như núi Ba Ba vì thế núi giống con ba ba, Vườn Trầu vì có nhiều cây trầu, chùa Cây Mai...; cách thứ hai là dùng tên những vị Tiền hiền Hậu hiền mà gọi địa danh, ví dụ như rạch Bà Nghè, rạch Ông Cỏi, giồng Ông Mẫn...; thứ ba là gọi theo tên vốn có từ trước của địa phương. Điều này phản ánh nguồn gốc đa dạng của người Việt khi khai phá vùng đất Mô Xoài.

Đến nửa sau thế kỷ XVII số di dân người Việt đến Mô Xoài đã khá đông, trong đó có cả những di dân Thiên Chúa giáo trốn chạy việc cấm đạo. Những người này đã lập ra một họ đạo ở Xích Lam gần Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu) [31, tr. 69].

Bên cạnh người Việt, có cả người Khmer tham gia khai phá đất đai, họ sống đan xen cùng người Việt, hoặc là di chuyển đi chỗ khác khi người Việt đến: “Lúc ấy, địa đầu của Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên Hòa) tại hai xứ ấy đã có dân của nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất. Người Cao Miên rất khâm phục uy đức của triều đình, họ đem nhượng đất ấy rồi kéo nhau tránh đi nơi khác, chẳng dám tranh chấp điều gì” [48, tr. 109].

Long Hương nằm ven sông Mô Xoài là một trong những trung tâm của xứ Mô Xoài đã được khai phá từ sớm. Vào thời kỳ này: “buổi đầu chỉ có một nhóm không hơn 100 người đi thuyền từ biển đến Rạch Dừa vượt sông Ba Cói đến định cư trên bờ sông Dinh về phía xóm Lăng chuyên nghề đánh bắt cá, dần dần có những nhóm dân đến lập nghiệp khúc trên bờ sông Dinh về phía xóm Đình, cũng có nhóm khác theo đường bộ từ Bàn Lân (Đồng Nai) đến xóm Đồng, trong số này có những người Hoa biết làm ruộng” [21, tr. 15-16]. Ngoài Long Hương, còn có làng Phước Lễ ven sông Mô Xoài. Các làng khác đã có cư dân sinh sống như Long Thạnh, An Ngãi, Phước Tỉnh, Phước Hải, Long Điền, Long Lập, Long Kiên… làng Núi Nứa trên đảo Long Sơn cũng được hình thành tương đối sớm.

Trong thời kỳ khai phá vùng Mô Xoài, người dân luôn phải đối mặt với bệnh tật, nguy hiểm. Địa danh Sùng Sình Ba Sọ được người Long Hương kể lại ẩn chứa sự khó khăn và chết chóc trong công cuộc khai phá. Câu chuyện nhắc đến 3 người đàn ông vào khu rừng phía bắc Long Hương để khai thác lâm sản, nhưng không thấy trở về; khi những người khác vào rừng thì phát hiện thấy ba bộ sương nham nhở vì đã bị thú rừng ăn hết xác [21, tr. 12-13].

Thế kỷ XVII, người Việt đã đặt chân lên vùng đất Mô Xoài và bước đầu đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai. Được sự bảo trợ của nhà nước bằng các lực lượng quân đội, Mô Xoài đã trở thành vùng đất do chúa Nguyễn quản lý. Và người Việt từ khu vực xứ Quảng đã xuống đây để khai phá sản xuất và làm bàn đạp cho công cuộc nam tiến vào trung tâm Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

23

Năm 1698, Nguyễn Hữu Kính vào kinh lý vùng đất Nam Bộ để lập nên các đơn vị hành chính. Lúc này khu vực Mô Xoài, Đồng Nai, Sài Gòn ước tính có tới 4 vạn hộ sinh sống, và có người dự đoán là 200.000 dân.

Thế kỷ XVII là thời kỳ khai phá đất đai, đẩy mạnh phát triển sản xuất ở vùng đất Mô Xoài. Mô Xoài có thể coi là khu vực yết hầu để vào miền trung tâm Nam Bộ qua đường biển và đường bộ. Thế kỷ XVII là thời kỳ đầu tiên và hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình khai phá Nam Bộ, quá trình ấy được mở đầu bằng việc khai mở xứ Mô Xoài.

1.3.2.2 Hoạt động quân sự bảo vệ quá trình khai phá

Trong các thế kỷ XVII, XVIII, chúa Nguyễn có nhiều hoạt động quân sự trên vùng đất Mô Xoài. Các hoạt động quân sự này có thể chia làm loại. Loại hoạt động thứ nhất là việc đưa quân đánh lại Chân Lạp vì gây hấn ở biên giới, tấn công đất đai của người Việt, hoạt động này để thiết lập và bảo vệ chủ quyền trên vùng đất mới. Hành động thứ hai, đem quân ở Mô Xoài chống nổi loạn tại các khu vực khác.

Hành động quân sự thứ nhất, chúa Nguyễn hai lần điều động quân đội tấn công quân Chân Lạp. Có hai nguyên nhân dẫn đến các cuộc tấn công này vì Chân Lạp gây hấn ở biên giới và nguyên nhân chính quyền Chân Lạp lục đục chia năm sẽ bảy nên đã có phe cánh nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn. Mục tiêu của các hoạt động quân sự này nhằm bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ cư dân khai phá đất đai và tuyên bố với chính quyền Chân Lạp chủ quyền của chúa Nguyễn là bất khả xâm phạm đối với vùng đất Mô Xoài đang khai mở.

Năm 1658, Chân Lạp tấn công lãnh thổ phía nam Đàng Trong. Chúa Nguyễn cử lực lượng quân sự chống lại. Lực lượng này đã tiến đến Mô Xoài, bắt sống vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân cùng voi ngựa, khí giới và giải về dinh Quảng Bình [44, tr. 72].

Các nguồn sử liệu đều nói rằng nguyên nhân của sự kiện này vì: “Nặc Ông Chăn xâm phạm biên giới” [48, tr. 109]. Lúc này, phía nam của Đàng Trong là Champa, khi Alexandre de Rhodes ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII ông đã xác nhận tỉnh Phú Yên (Ranran) là cực nam của Đàng Trong và giáp giới với Champa: “Le Roy a Pluficuis galeres du cofté de Ranran [Phú Yên] pour empelcher les inuafions de Champa qui eft limittrophe de cette Prouince” (Về phía tỉnh Phú Yên, chúa có nhiều thuyền chiến để chống nước Champa xâm lăng ở ngay biên giới [19, tr. 100]). Như vậy có hai giả thuyết được đưa ra: thứ nhất, quân Chân Lạp dùng thủy quân tấn công Đàng Trong; thứ hai quân Chân Lạp kéo đến vùng Mô Xoài mà lúc này chúa Nguyễn đã coi là thuộc phần đất Đàng Trong rồi. Giả thuyết thứ hai quan trọng hơn vì trước đó hơn 30 năm đã có sở thuế của người Việt ở Sài Gòn nên vùng Mô Xoài là phía bắc của Sài Gòn đã có nhiều người Việt đến sinh sống, khai phá đất đai. Chúa Nguyễn đưa quân đến Mô Xoài nhằm bảo vệ quá trình khai phá của người Việt.

Lực lượng quân đội của chúa Nguyễn đã đi bằng đường biển từ biên giới với Champa và tiến quân đến Mô Xoài. Thủy quân chúa Nguyễn đi trong 20 ngày từ 9

24 đến 29 tháng 9 (âm lịch) năm 16581

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)