6. Cụ Khánh 7 Điền Giã
2.1.1 Tình hình kinh tế nông nghiệp
Mô Xoài là vùng đất đầu tiên được người Việt khai phá ở Nam Bộ, quá trình này bắt đầu từ thế kỷ XVII. Ngay từ thế kỷ XVII, hoạt động kinh tế nông nghiệp đã được đẩy mạnh ở Mô Xoài, Trịnh Hoài Đức cho biết: “Lúc ấy địa đầu của Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên Hòa [chú thích của Trịnh Hoài Đức]) tại hai xứ ấy đã có dân của nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất” [48, tr. 109]. Tiếp đó, người Việt tiếp tục đẩy mạnh khai phá Mô Xoài và nhiều bộ phận dân cư kéo dần vào trung tâm Nam Bộ.
Địa bạ vùng trung tâm Mô Xoài đầu thế kỷ XIX cho thấy dấu vết của quá trình khai phá ở đây từ những ngày đầu thế kỷ XVII đến XIX. Trong địa bạ Nam Kỳ có ghi chép diện tích trước khi đạc điền và khi đã đạc điền xong. Diện tích khi đạc điền xong ở vùng Mô Xoài lớn hơn rất nhiều trước khi đo đạc, điều đó có thể thấy được phần nào về quá trình đẩy mạnh khai phá ruộng đất. Tuy nhiên phải công nhận một thực tế là sự khác nhau về ruộng đất ở hai thời điểm này do trước đạc điền kê khai ruộng đất đều không chính xác và việc ẩn lậu ruộng đất diễn ra rất phổ biến.
Theo diện tích được kê khai chi tiết, tổng diện tích sau khi đạc điền ở trung tâm Mô Xoài lớn hơn 4.5 lần diện tích trước đạc điền. Điều này một phần cũng do sự phát triển của công cuộc khai phá đất đai. Các thôn Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên chênh lệch này khoảng 4 lần; thôn Long Hương có chênh lệch tới gần 7 lần. Long Hương có diện tích lớn, quá trình khai phá đất đai ở đây mạnh nhất so với các làng khác ở trung tâm Mô Xoài.
38
Bảng 2.1 Diện tích ruộng đất vùng Mô Xoài trước và sau đạc điền 1836
Thôn Trước đạc điền Sau đạc điền
Kê khai chi tiết1 Kê khai2 Kê khai chi tiết Kê khai
Long Hương 28.9.02.4.03 23.2.05.0.0 195.2.09.8.0 202.2.14.3.0
Phước Lễ 21.4.00.0.0 21.4.00.0.0 53.4.09.2.0 53.4.04.2.0
Long Kiên 14.7.13.0.0 14.7.13.0.0 59.9.03.9.0 59.8.13.8.0
Long Xuyên 12.8.03.0.0 12.8.04.0.0 42.2.04.2.0 42.2.04.2.0
Tổng số 76.9.03.4.0 72.2.07.0.0 350.8.12.1.0 357.8.06.5.0
Trong các làng trung tâm Mô Xoài đến giữa thế kỷ XIX, Long Hương có diện tích ruộng đất lớn nhất và gấp 3.5 lần mỗi làng còn lại bởi đây là vùng dễ canh tác nhất ở Mô Xoài. Long Hương làng có diện tích ruộng đất đứng đầu tổng An Phú Hạ, đứng thứ hai của huyện Phước An, nằm trong 14 làng có diện tích lớn nhất tỉnh Biên Hòa nhưng chỉ là làng có diện tích trung bình ở Nam Bộ [37, tr. 125; 38, tr. 140-141]. Như vậy, ban đầu người Việt và các tộc người khác khai phá vùng Mô Xoài mà trung tâm canh tác lớn nhất là Long Hương, sau đó khi điều kiện thuận lợi họ đã xuống sâu vùng trung tâm Nam Bộ để khai phá khu vực đồng bằng sông Cửu Long vì nơi đây có điều kiện canh tác tốt hơn.
Ngoài ra, địa bạ cũng ghi chép cụ thể về loại ruộng mới khẩn hoang (tân khẩn điền) ở Long Hương và Long Kiên. Lưu ý rằng, trước đạc điền địa bạ không chép về diện tích này và có thể nó chỉ xuất hiện vào năm 1836, đây là diện tích khẩn hoang mới diễn ra trong thời gian ngắn trước cuộc đạc điền. Làng Long Hương có 4.5 mẫu mới khẩn hoang, làng Long Kiên có 4.6 mẫu. Trong thời điểm này, diện tích khẩn hoang ở Mô Xoài bằng 1/10 diện tích khẩn hoang của cả tỉnh Biên Hòa.
Cư dân ở Mô Xoài canh tác ruộng theo hai vụ: “Hai tổng An Phú và Phước Hưng, huyện Phước An đều có ruộng sớm và ruộng muộn” [48, tr. 194]. Ruộng sớm được bắt đầu gieo hạt vào tháng 5 âm lịch đến tháng 6 bắt đầu cấy, đến tháng 9 thu hoạch; ruộng muộn tháng 6 mới gieo hạt, tháng 7 tiến hành cấy và tháng 11 thu hoạch [48, tr. 195].
Ngoài ruộng lúa, cư dân ở Mô Xoài còn trồng ngô, đậu phộng, dứa hấu. Thường thường tháng 5 âm lịch bắt đầu trỉa hạt ngô, ba tháng sau bắt đầu trổ bắp. Đậu phộng được trồng lâu hơn, từ tháng 4 âm lịch đã bắt đầu trồng đến cuối năm vào tháng 12 mới thu hoạch. Dưa hầu trồng nhanh hơn, người dân Mô Xoài bắt đầu rắc hột vào tháng 10 âm và hai tháng sau đã thu hoạch được [48, 195]. Đến đầu thế kỷ XX ở làng Long Hương vẫn còn một xóm tên là xóm Gò Dưa [136, tr. 7], điều đó cho thấy sự phát triển của nghề trồng dưa ở vùng trung tâm Mô Xoài. Ở Long Kiên, Long Xuyên cuối thế kỷ XIX ngoài ngô còn trồng bông, đay và đậu [137, tr. 31].
Việc mở rộng diện tích đất đai trong nông nghiệp còn có vai trò của quân đội. Năm 1791, Nguyễn Ánh sai người: “chọn đất ở Bà Rịa và Đồng Môn nơi nào có thể mở đồn điền được thì lường chia quân sở bộ mà cày cấy, làm lấy mà ăn” [99,
1
Kê khai chi tiết: diện tích ruộng đất kê khai chi tiết trong địa bạ được cộng tổng.
2
Kê khai: tổng diện tích kê khai ở tờ đầu địa bạ.
3