6 Pháp lai 25 0.05 Chia thành 2 loại: người Pháp lai với công dân Pháp, người Pháp lai với người không phải công
3.2.1 Tín ngưỡng
Khái quát về tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức cho biết: “Họ sùng đạo Phật tổ, tin việc đồng bóng, kính trọng nữ thần” [48, tr. 180]. Sống trong khung cảnh thiên nhiên mới có nhiều khác biệt so với miền Bắc, cư dân vùng Mô Xoài nói riêng và Nam Bộ nói chung có sự thích ứng mới và hình thành hệ thống tín ngưỡng đa dạng, riêng biệt. Có thể chia tín ngưỡng cộng đồng cổ truyền của cư dân Mô Xoài thành 4 hình thức chính.
Hình thức thứ nhất là thờ thần Thành hoàng. Đối với vùng Mô Xoài cũng như Nam Bộ, người ta thường gọi thần Thành hoàng là thần Thành hoàng bổn cảnh. Đình thờ Thành hoàng ở đây được gọi là “Đình thần” ví dụ như đình thần Long Hương, đình thần Phước Lễ chứ không gọi từ “đình” kết hợp với địa danh như ở châu thổ Bắc Bộ.
Trong ngôi đình ở trung tâm xứ Mô Xoài có hệ thống các vị thần rất đa dạng. Thần Thành hoàng có thể là nhân thần như Nguyễn Thiếp được thờ ở đình thần Phước Lễ, cũng có thể là nhiên thần như vị “Bảo an chánh trực, hựu thiện chi Thần” được thờ ở đình Long Xuyên. Bên cạnh Thành hoàng được sắc phong của nhà nước còn có nhiều thần khác cùng phối thờ. Những người được phối thờ cùng thần Thành hoàng là các vị Tiền hiền, Hậu hiền. Trong quan niệm của người dân Nam Bộ nói chung, người ta rất kính trọng những vị Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ, đây là những người khai khẩn thành làng xóm: “Tiền hiền qui dân khai hoang và Hậu hiền xây dựng các công trình cơ bản” [122, tr. 87]. Trong cấu trúc của ngôi đình thần ở trung tâm Mô Xoài, chính giữa là ngôi thờ vị thần Thành hoàng, bên cạnh là các bài vị và ngôi thờ các bậc Tiền hiền, Hậu hiền.
Trong đình thần Long Hương, ngôi chính giữa của chính điện thờ thần Thành hoàng, bên trái chính điện thờ Tiền hiền Hậu hiền, bên phải chính điền thờ Tiền vãng Hậu vãng. Bên cạnh các vị khai khẩn, lập ấp còn có các vị Tiền vãng, Hậu vãng là những người thuộc thế hệ đi trước ở làng. Vệc thờ cúng này thể hiện lòng thành kính và ghi nhớ công ơn của những người thuộc hệ hệ trước đã từng sinh sống ở làng Long Hương.
72
Hình thức thứ hai là thờ nữ thần. Thờ nữ thần đã có truyền thống lâu dài ở cả châu thổ Bắc Bộ và vương quốc Champa ở miền Trung. Đến khi người Việt vào khai phá Nam Bộ thì sự tích hợp của tín ngưỡng này trở nên mạnh mẽ hơn. Lời xác nhận của Trịnh Hoài Đức về tín ngưỡng này cho thấy sự phổ biến và ảnh hưởng sâu mạnh của nó ở Nam Bộ. Trong khung cảnh đó, ở trung tâm Mô Xoài tín ngưỡng này rất phổ biến. Trong phạm vi của 4 ngôi đình thần ở các làng cổ trung tâm Mô Xoài đều có miếu thờ Bà Ngũ Hành, còn gọi là Ngũ Hành Nương Nương, đây là năm vị thần tượng trưng cho 5 thứ vật chất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các Bà Ngũ Hành được gọi đầy đủ là: Kim Đức thánh phi, Mộc Đức thánh phi, Thủy đức thánh phi, Hỏa Đức thành phi và Thổ Đức thánh phi. Điều này khác hẳn với châu thổ Bắc Bộ, không có hiện tượng thờ Bà Ngũ Hành.
Bên cạnh đình Long Hương có Thánh Mẫu miếu là nơi thờ Bà Ngũ Hành. Đình thần Phước Lễ không chỉ có miếu Bà Ngũ Hành, trong đình còn phối thờ Thủy Long thần nữ giống như Hà Bá cai quản vùng thủy cung. Đình thần Long Xuyên có miếu thờ Bà Ngũ Hành, Phật Bà quan âm, Cửu Thiên huyền nữ, La San thánh mẫu.
Hình thức thứ ba là thờ thần hổ. Trong công cuộc mở đất, khai phá Nam Bộ, những cư dân ở Mô Xoài thường xuyên phải chống lại thú dữ đặc biệt là cọp: “Đồng Nai xứ sở lạ lùng/Dưới sông cá lội, trên giồng cọp um” [115, tr. 65]. Ngay cả trên con đường Thiên lý qua Mô Xoài đầu thế kỷ XIX, Lê Quang Định cũng cho biết mối nguy hiểm luôn rình rập: “tiếp với cầu là rừng rậm che khuất đường đi, tục gọi là truông Lão Huề, ở đó có ruộng cát, nhiều cọp beo, nếu ít người thì không dám đi” [42, tr. 80]. Đến giữa năm 1872, bác sĩ người Pháp tên là Morica đến thăm vùng Mô Xoài đã miêu tả: “Ngày nay vào ban đêm, người ta vẫn nghe thấy tiếng hổ gầm ở sát các pháo đài ở miền Đông như Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh” [68, tr. 15]. Mối đe dọa của thiên nhiên đã làm cho cư dân Mô Xoài nói riêng và cả vùng Nam Bộ nói chung có tín ngưỡng thờ thần Hổ để cầu an và cầu mong thần giúp đỡ chống thú dữ, bảo vệ mùa màng: “Nghe một tiếng muôn dân yên ổn/Thấy ba bước nhiều đời bình an” [113, tr. 258].
Trong khuôn viên các đình thần ở trung tâm Mô Xoài đều có miếu thờ thần Hổ gọi là miếu Ông Hổ. Miếu thờ này được dựng gần đình, có vẽ hình của thần Hổ với bát hương và bài vị khắc những chữ như “Sơn Quân chi thần, “Sơn Lâm Hổ lang chi thần, “Ngũ Hổ đại tướng quân”…. Làng Long Hương cứ vào ngày 10 tháng Giêng người ta cúng miếu Ông Hổ “khai sơn” (mở rừng), sau khi cúng thần Hổ xong người dân mới được phép đi rừng để khai thác nguồn lợi lâm sản1.
Thứ tư là tín ngưỡng thờ Cá Ông, Cá Ông còn được gọi là Ông Nam Hải, đây là tín ngưỡng truyền thống của dân đi biển để cầu mong sự tốt lành và phù trợ của thần thánh. Tín ngưỡng này phổ biến từ duyên hải Nam Trung Bộ đến Hà Tiên. Ven bờ biển của xứ Mô Xoài nhiều nơi có đền, miếu và lăng mộ thờ Cá Ông. Có 10 ngôi đền thờ lớn nhỏ [86, tr. 585] dọc ven biển từ Xuyên Mộc đến Vũng Tàu, trong đó những đền thờ lớn nhất ở Phước Hải, Phước Tỉnh và Vũng Tàu. Từ thế kỷ XIX,
1
73
xã Phước Tỉnh đã có đền Nam Hải tướng quân: “thờ thần Nam Hải tướng quân Ngọc Lân. Thần là cá ông voi, thường tế độ người bị nạn trong sóng gió” [98, tr. 89]. Tại Phước Hải có nhiều ngôi mộ được dựng lên để thờ Cá Ông: “trong khuôn viên nghĩa địa Ông, người ta còn xây dựng nhà đặt bài vị, để khăn tang cho Ông” [46, tr. 17].
Trung tâm Mô Xoài cũng có đền thờ Cá Ông gọi là Lăng Ông Nam Hải. Mặc dù Lăng được xây dựng vào đầu thế kỷ XX nhưng tín ngưỡng thờ Cá Ông đã có từ lâu vì các làng Long Hương, Phước Lễ vì ở đây có cư dân chuyên nghiệp khai thác thủy-hải sản. Theo các cụ cao niên cho biết năm 1904 có một cơn bão lớn đổ bộ vào tỉnh Bà Rịa, sau cơn bão dân làng Long Hương đã vớt được xác Cá Ông trôi dạt vào sông Dinh (sông Mô Xoài)1. Từ đó, người ta gọi xóm có Lăng của Cá Ông là xóm Lăng. Tuy nhiên, có lẽ năm 1904 người dân Long Hương chưa xây dựng Lăng có quy mô lớn, phải vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX người ta mới xây dựng quy mô hơn vì năm 1923 vẫn chưa có tên xóm Lăng [136, tr. 7].
Tín ngưỡng thờ Cá Ông là một phần trong hệ thống tín ngưỡng dân gian ở Mô Xoài. Tín ngưỡng này chỉ tồn tại ở một bộ phận cư dân làm nghề khai thác thủy-hải sản. Không gian của tín ngưỡng này phổ biến từ ven biển đến trung tâm Mô Xoài, nhưng phổ biến nhất ở vùng ven biển.
Tóm lại, đời sống tín ngưỡng của cư dân Mô Xoài rất đa dạng. Những tín ngưỡng này nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người đồng thời cũng là ước vọng mong cầu cho một cuộc sống tốt lành, được che chở. Những tín ngưỡng dân gian ở Mô Xoài cũng phổ biến ở Nam Bộ vì cùng tồn tại trong một sinh cảnh chung với những hoạt động trong môi trường khai phá tương tự và đời sống tâm lý của lưu dân rất giống nhau.
3.2.2 Tôn giáo
Bên cạnh đời sống tín ngưỡng dân gian đa dạng, tôn giáo cũng nhanh chóng phát triển ở xứ Mô Xoài. Ở trung tâm xứ Mô Xoài có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo, bên cạnh đó là hệ tư tưởng Nho giáo. Phật giáo đến Mô Xoài sớm nhất vì phù hợp với tâm lý, tâm linh của những người đi mở đất. Sau đó Thiên Chúa giáo cũng nảy nở ở Mô Xoài. Chỉ đến khi thiết lập các đơn vị hành chính thì nhà nước mới sử dụng công cụ Nho giáo để đẩy mạnh giáo hóa về giáo lý và phát triển thi cử.
Trong quá trình khai phá đất đai, sinh tụ cộng đồng, người dân Việt ở xứ Mô Xoài đã xây chùa để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Tư liệu cho biết rất ít về sự tồn tại của chùa ở vùng Mô Xoài vào thế kỷ XVII, nhưng chắc chắn cùng với quá trình sinh tụ của cư dân thì những ngôi chùa đơn giản lợp bằng tre, nứa đã xuất hiện. Chùa Sắc Tứ Vạn An hiện nay nằm ở xã Phước Long Thọ huyện Đất Đỏ được dựng trong thời gian đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), như vậy có thể được xây dựng từ cuối XVII hoặc đầu XVIII, chúa Phúc Chu đã ban cho chùa tên “Sắc tứ Vạn An tự” [98, tr. 92].
1
74
Sang thế kỷ XVIII, có nhiều ngôi chùa được tôn tạo hoặc xây dựng mới ở xứ Mô Xoài. Chùa Long Hòa ở xã An Ngãi thuộc tổng An Phú Thượng nay là huyện Long Điền cũng được xây dựng vào năm 1737 bởi hòa thượng Liễu Huệ-Tâm Thông [113, tr. 166]. Chùa Long Cốc nằm ở làng Long Hương cũng được xây dựng từ rất sớm vào những năm 60 của thế kỷ XVIII [113, tr. 157].
Thế kỷ XIX, xứ Mô Xoài có đời sống tôn giáo rất sôi động, Lê Quang Định đã nhận xét tình hình Phật giáo ở xứ Mô Xoài là: “dân tổng Phước An đều sùng bái theo Phật” [42, tr. 85]. Trên núi Trấn Biên còn gọi là núi Mô Xoài có ngôi chùa rất nổi tiếng Đức Vân do sư Ngộ Chân xây dựng: “hằng ngày chỉ ăn rau quả để tụng niệm Phật hiệu, thuần phục được cả hùm beo, lại giỏi vẽ bùa chữa bệnh, thâu được lễ tạ của người thì đem cấp cho người nghèo khổ, khốn cùng. Ấy cũng là một vị cao tăng đắc đạo vậy” [48, tr. 26]. Monographie de la Province de Bà-Rịa et de la Ville du Cap Saint-Jacques đã miêu tả cụ thể hơn về ngôi chùa này: “Một người đàn ông đức độ tên là Đinh Công Lương không biết từ đâu tới núi đó [Trấn Biên, Mô Xoài] ẩn và xây ngôi chùa vào thời gian khá lâu (….) Ông Đinh Công Lương chết và đến năm Bính Tí (1816) có nhà tu khác tên là Bùi Văn Đồn đến trụ trì tiếp và tu bổ lại ngôi chùa khang trang hơn. Bên trái là một am thờ Phật Bà quan âm” [137, tr. 30]. Núi Thùy Vân ở ven biển Mô Xoài cũng có chùa Hải Nhật: “là chỗ trông ra biển để đo bóng mặt trời” [48, tr. 26], dưới chân núi là khu vực nhiều thuyền vào tránh gió, bão.
Bên cạnh Phật giáo, ngay từ sớm Công giáo đã du nhập và phát triển ở Mô Xoài. Khu vực Đất Đỏ ở phía đông trung tâm Mô Xoài đã hình thành họ đạo vào năm 1670, mười lăm năm sau số tín đồ lên tới 300 người [49, tr. 212]. Hơn nửa thế kỷ sau, theo báo cáo về các họ đạo ở xứ Đồng Nai năm 1747 của giáo hội Thiên Chúa giáo, thì ở Bà Rịa có 140 giáo dân, Đất Đỏ có 350 giáo dân [79, tr. 9]. Như vậy, Thiên Chúa giáo du nhập vào Mô Xoài sớm nhất ở huyện Đất Đỏ rồi lan vào vùng trung tâm Mô Xoài.
Bên cạnh Phật giáo, Công giáo, khi nhà Nguyễn thành lập đã nhanh chóng thiết lập các thiết chế Nho giáo ở Mô Xoài. Năm 1825, Minh Mệnh đặt 1 huấn đạo ở huyện Phước An, việc đặt chức huấn đạo ở đây cho thấy vùng Mô Xoài có triển vọng trong việc phát triển giáo dục Nho học, bởi lẽ: “nếu huyện nào văn học ít, chỉ cần quan dạy học ở phủ cũng đủ thì không phải lại đặt huấn đạo nữa” [80, tr. 145]. Đến năm 1838, Minh Mệnh đặt chức giáo thụ ở phủ Phước Tuy để quản lý giáo dục Nho học và phát triển Nho giáo ở huyện Phước An thuộc xứ Mô Xoài [80, tr. 149].
Trong suốt 20 kỳ thi Hương được tổ chức ở Nam Bộ, xứ Mô Xoài chỉ có 2 người đỗ cử nhân. Người thứ nhất là Nguyễn Văn Hưng (sau đổi tên thành Nguyễn Túc Trưng) người ở xã Hắc Lăng tổng An Phú Thượng đỗ cử nhân năm 1843, sau làm tới chức Phủ thừa Thừa Thiên, Bố chánh Bình Định [45, tr. 145-146]. Người thứ hai là Nguyễn Nùng Hương ở thôn Long Thạnh cũng thuộc tổng An Phú Thượng, đỗ kỳ thi năm 1852 sau làm tới chức tri huyện [45, tr. 322]. Vùng Mô Xoài không phải là nơi phát triển mạnh Nho giáo bởi lẽ qua số liệu người đỗ thi hương
75
cũng phần nào minh chứng cho giáo dục Nho học ở đây và mở rộng hơn là vấn đề Nho giáo.
Hiện nay, tình hình tôn giáo ở thành phố Bà Rịa phát triển rất đa dạng. Theo thống kê năm 2010 có 11 tôn giáo, trong đó những người theo Công giáo và Phật giáo chiếm tỉ lệ nhiều nhất, số người không theo tôn giáo chiếm 52% dân số. Điều đặc biệt ở vùng đất Mô Xoài ngày nay số người theo tôn giáo chiếm tới 48% dân số, điều này khác hoàn toàn những truyền thống của người Việt ở miền Bắc khi mà tôn giáo chỉ ở một bộ phận ít người. Công giáo là tôn giáo lớn nhất ở thành phố Bà Rịa với trên 25.000 người chiếm 24.7% dân số, đây là con số rất lớn khi cứ 4 người có 1 người theo Công giáo. Phật giáo có 24.000 người chiếm 23%. Đạo Cao Đài đứng ở vị trí tiếp theo với 553 người, đạo Tin Lành có 174 người. Các tôn giáo còn lại có ít tín đồ. Sự đa dạng của của tình hình tôn giáo cho thấy đời sống văn hóa xứ Mô Xoài trước kia và thành phố Bà Rịa hiện nay rất đặc sắc, phong phú. Với việc 48% dân số theo tôn giáo cho thấy niềm tin tín ngưỡng phong phú của cư dân, đồng thời cũng do sự hoạt động mạnh mẽ của các giáo đoàn và các hội vận động tín ngưỡng xã hội làm cho sinh hoạt tôn giáo ở đây rất sôi động.
Biểu đồ 3.4 Tình hình tôn giáo ở thị xã Bà Rịa năm 2010 [25]
(Nguồn: Tổng hợp từ [124]) Tóm lại, tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đất Mô Xoài rất đa dạng. Bên cạnh tín ngưỡng dân gian có 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo. Tổng thể những điều này tạo nên sự phong phú trong đời sống tâm linh, tinh thần của cư dân vùng đất này.
3.3 Lễ hội
Lễ hội là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của cư dân Mô Xoài. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung trình bày lễ hội cộng đồng không mang tính tôn giáo ở Mô Xoài. Cụ thể, luận văn tìm hiểu vễ lễ hội ở đình thần, đây là sinh hoạt cộng đồng quan trọng nhất trong đời sống của cư dân Mô Xoài. 49915 24017 25548 174 1 553 6 4 14 6 15 20
Không Tôn giáo Phật giáo Công giáo Tin Lành Hồi giáo Cao Đài Hòa Hảo Minh sư đạo Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam Đạo Tứ ấn hiếu nghĩa Bửu sơn Kỳ hương Ba Hai
76