Chợ Thắng Tam

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 60)

Thế kỷ XIX, vùng Mô Xoài có ít nhất 13 chợ, các chợ lớn gồm chợ Dinh, chợ Thành, chợ Cây Sung nhưng lớn nhất là chợ Bến (chợ Long Thạnh).

Chợ Bến là một chợ liên vùng quan trọng nhất, lớn nhất ở Mô Xoài. Chợ này nằm trên con đường thủy nối liền cửa Lấp vào trung tâm Mô Xoài nên thuận lợi cho trao đổi hàng hóa bằng thuyền. Từ đường Thiên lý đến chợ Bến rất thuận tiện chỉ có chiều dài khoảng 2km. Nhưng quan trọng nhất, chợ Bến nằm ở khu vực sản xuất muối ở Mô Xoài, khu vực sản xuất muối kéo dài từ Phước Lễ đến cửa Lấp, chợ này

54

nằm ở giữa trung tâm sản xuất muối. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, chợ Bến đã rất tấp nập: “ở đây có dân cư đông đúc, tục gọi là chợ Bến Đò, thuyền bè buôn bán neo đậu rất đông đúc” [42, tr. 311]. Chợ Bến được Đại Nam nhất thống chí miêu tả là một chợ lớn của tỉnh Biên Hòa vào giữa thế kỷ XIX: “tục gọi chợ Đò, quán xá liền nhau, đường thủy bộ đều tiện” [98, tr. 81], cùng với chợ Bến còn có chợ Hắc Lăng là hai chợ ở vùng Mô Xoài được kể tên trong tác phẩm này.

Đến thế kỷ XIX, chợ Bến là một nơi rất sầm uất, phát triển: “chợ Bến là trung tâm giao lưu rất quen thuộc đối với mọi người An Nam bên kia ranh giới1. Họ tới với sản phẩm mang theo theo đường từ Xuyên Mộc tới An Nhứt, ở đó họ lại theo con đường tới thẳng chợ Bến qua Phước Liễu và Hắc Lăng. Họ tìm thấy và trao đổi ở chợ Bến không những muối mà còn nhiều hàng hóa khác, chợ này bao giờ cũng sẵn hàng” [137, tr. 34]. Với mặt hàng quan trọng nhất là muối, chợ này đã nhanh chóng trở thành nơi giao dịch lớn mang tính liên vùng giữa Mô Xoài với các khu vực khác.

Bản đồ 2.1 Một số chợ lớn ở vùng Mô Xoài thế kỷ XIX [150]

Có lẽ đã có một con đường thương mại nối kết giữa vùng đồng bằng Mô Xoài với các tộc người thiểu số ở phía bắc. Con đường này sẽ nối trung tâm thương mại chợ Bến với chợ Long Lập. Chợ Long Lập là nơi giáp với khu vực tộc người thiểu số ở Mô Xoài, từ Bàu Thành có một con đường lên chợ Long Lập và đến làng bản của các tộc người này: “phía tay trái có một con đường khác đi theo hướng tây 1.959 tầm thì đến chợ thôn Long Lập, 762 tầm thì đến đồn thượng đạo Mô Xoài, 1.410 tầm thì đến hai sách của dân man là La Mách và Ba Khát, đi thêm 530 tầm thì đến sách Câu Nhi” [42, tr. 79]. Như vậy, con đường thương mại từ chợ Bến lên chợ Long Lập sẽ nhằm trao đổi sản phẩm quan trọng nhất là muối giữa đồng bằng và miền núi.

1

Cuối thế kỷ XIX, Nam Kỳ là một lãnh thổ của Pháp, nên “bên kia ranh giới” có nghĩa chỉ người Việt ở Trung Kỳ.

55

Bên cạnh chợ Bến, ở xứ Mô Xoài còn có 2 chợ lớn khác là chợ Dinh và chợ Phước Thọ. Chợ Dinh chưa phát triển thành chợ liên vùng mà chỉ là một chợ tiểu vùng phục vụ nhu cầu ở trung tâm Mô Xoài: “Sáng sáng các ngư dân đem cá tới bán và các nông sản khác của làng Long Kiên, Long Xuyên, Long Lập, Long Hương, như ngô, bông, đậu, gai tầm ma Trung Quốc” [137, tr. 34]. Cuối thế kỷ XIX, Phước Thọ là một chợ lớn nối kết nhiều khu vực ở ngoại vi Mô Xoài: “Chợ họp từ trưa tới 4 giờ chiều. Lý do là vì những người buôn bán nhỏ mang hàng tới chợ gồm rau, cau và các thực phẩm khác mà họ đã mua được từ buổi sáng ở chợ Long Điền, chợ Bến. Mặc khác, Phước Thọ là chợ cá lớn của làng chài Phước Hải, cá được bắt vào đêm hôm trước, đến 1 giờ chiều hôm sau họ sẽ mang tới chợ Phước Thọ” [137, tr. 38].

Bảng 2.8 Tên chợ ở xứ Mô Xoài thế kỷ XIX và vị trí hiện nay1

TT Tên chợ

theo đơn vị hành chính

Tên dân gian Vị trí hiện nay

Tổng An Phú Hạ

1 Chợ Phước Lễ chợ Dinh Phường Phước Hiệp, thành phố Bà

Rịa

2 Chợ Long Kiên chợ Đồn Xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 60)