6. Cụ Khánh 7 Điền Giã
2.2.2 Khai thác thủy-hải sản và lâm sản
Khai thác thủy-hải sản và lâm sản là một nghề rất phổ biến ở Mô Xoài. Trong khung cảnh thiên nhiên đa dạng với nhiều con sông lại giáp với những cánh rừng lớn đã tạo thuận lợi cho ngành kinh tế này phát triển. Cùng với nông nghiệp, khai thác thủy-hải sản và lâm sản đã phát triển từ rất sớm và tạo nên sự đa dạng trong đời sống kinh tế ở Mô Xoài.
Khai thác thủy-hải sản là nghề phát triển của cư dân Mô Xoài. Nơi tập trung nguồn lợi lớn nhất về hải sản nằm ở rừng Sác ven Mô Xoài, vùng này nằm từ ngã ba Nhà Bè xuống đến cửa Cần Giờ và cửa Lấp: “Còn hải sản như cá, tôm, cua, sam và ốc len thì bắt dùng không hết mà cũng không ai ngăn cấm. Ấy là chỗ chí công vô cùng của trời đất ban cho để nuôi dưỡng người dân Gia Định vậy” [48, tr. 38].
Ven sông Mô Xoài từ làng Long Hương, Phước Lễ ra đến cửa sông Mô Xoài và chạy về cửa Lấp là ngư trường quen thuộc cung cấp nhiều nguồn hải sản cho cư dân ở đây. Tại trung tâm Mô Xoài, các làng Long Hương, Phước Lễ có nghề khai thác thủy-hải sản phát triển: “Nghề đánh bắt cá thịnh hành ở sông Dinh [Mô Xoài] từ Bà Rịa [trung tâm Mô Xoài] tới tận Rạch Dừa, Gành Rái. Họ đánh và câu được những thứ cá rất ngon, những ngư dân xuống tận vùng Cap [Vũng Tàu] để đánh tôm hùm và cua bể” [137, tr. 30]. Sau mỗi đêm đánh cá, đến sáng cư dân Long Hương, Phước Lễ lại mang cá lên chợ Dinh ở làng Phước Lễ để bán [137, tr. 34]. Thế kỷ XIX, ở thôn Long Hương có xóm Lưới [136, tr. 7; 139] đã chứng tỏ nghề khai thác thủy-hải sản ở đây rất phát triển, là một nghề chuyên nghiệp của một bộ phận cư dân. 1.6 0.4 3.4 4 16.5 2.2 8.1 0.4 2.2 0 5 10 15 20 Đoàn Dương Hoàng Lâm Lê Mai Nguyễn Phạm Trần
52
Khu vực núi Nứa1 nằm trên đường thủy vào trung tâm Nam Bộ cũng là nơi tập trung dân cư sống bằng nghề khai thác nguồn lợi biển: “trên núi có nứa, dưới núi có chằm lớn, người tụ tập làm nghề đánh cá” [48, tr. 27].
Nghề cá ở Mô Xoài phát triển nhất ở hai làng ven biển là Phước Tỉnh và Phước Hải. Trung tâm Mô Xoài là Long Hương, Phước Lễ chỉ phát triển nghề đánh bắt cá ở nước lợ hoặc cùng lắm là ra vịnh Gành Rái ở cửa sông Mô Xoài, tức là chỉ tiến hành hoạt động đánh bắt ven bờ. Còn Phước Tỉnh và Phước Hải đã phát triển nghề đánh bắt cá xa bờ do gần ngư trường lớn ở Biển Đông là Trường Sa.
Phước Tỉnh là làng chài nổi tiếng nằm ở cửa Lấp (Tắc Khái). Tại Phước Tỉnh dân tụ cư để làm nghề chài lưới: “Dân miền biển nhóm đến đây làm nghề chài lưới câu cá” [48, tr. 37]. Nghề khai thác thủy-hải sản ở Phước Tỉnh trở thành nghề chuyên nghiệp: “dân ở đây chuyên nghề chài lưới” [42, tr. 312].
Phương tiện đánh bắt cá lâu đời của cư dân Phước Tỉnh là ghe nang làm bằng tre trét phân bò ở phía ngoài: “Ghe dài khoảng 8m, rộng 2m, sử dụng 4 mái chèo: chèo lái và chèo sỉ ở bên trái, chèo mũi và chèo đốc ở bên phải, hoặc sử dụng cánh buồm hình tứ giác có góc nhọn nhô cao lên trên, nhìn từ xa giống như cánh buồm hình tam giác” [65, tr. 46-47]. Ngoài bán buôn thủy-hải sản tươi, cư dân Phước Tỉnh phát triển việc chế biến nguồn lợi này: “Nơi đây đánh cá phần lớn đem ướp mắm và phơi khô” [137, tr. 36]. Như vậy, vùng cửa Lấp là một trung tâm khai thác thủy-hải sản lớn ở xứ Mô Xoài.
Đi men theo đường ven biển về phía bắc sẽ đến làng chài Phước Hải, đây cũng là trung tâm lớn của hoạt động khai thác thủy-hải sản: “người ta sử dụng cho nghề đánh bắt cá là lưới rung và lưới rê, điều này cho thấy cách khai thác nguồn lợi thiên nhiên của họ. Làng này quan trọng và độc đáo bởi thiên nhiên phú cho ngành công nghiệp đánh bắt hải sản đem lại thu nhập tương đối lớn hàng năm” [137, tr. 41].
Đây cũng là làng đánh cá chuyên nghiệp. Sự tồn tại của chợ Lưới Rê ở làng đã chứng tỏ hoạt động khai thác thủy-hải sản rất phát triển. Nghề cá của Phước Hải đã phát triển thành ngành kinh tế hàng hóa vào thế kỷ XIX, nơi này luôn có những thương nhân chờ sẵn ở ven biển để mua cá về bán cho những khu vực khác, như cảnh tượng được Monographie de la Bà-Rịa et de la Ville du Cap Saint-Jacques
miêu tả: “Trên bãi cát những người đàn bà xe gai đan lưới hoặc mang giỏ không ra chờ các thuyền chài nhỏ liên lạc giữa các thuyền lớn và bờ biển mang các vào để buôn. Mỗi lần ghe cập bến các bà buôn xúm tới để mua rồi chở đi chợ bán, bán xong họ mới đem tiền tới trả sau” [137, tr. 41]. Làng Phước Hải chính là nơi khai thác thủy-hải sản lớn nhất ở xứ Mô Xoài thế kỷ XIX.
Bên cạnh khai thác nguồn lợi từ biển, cư dân Mô Xoài còn đẩy mạnh khai thác lâm sản. Mô Xoài là nơi có rất nhiều cánh rừng, ngay cả dọc con đường Thiên lý lên trung tâm Mô Xoài: “hai bên đều là chân rừng, nhiều cọp beo, nếu ít người thì
1
53
không dám đi” [42, tr. 80]. Rừng là cảnh quan phổ biến và có diện tích rất lớn ở Mô Xoài thế kỷ XIX.
Dọc phía nam làng Long Hương, Phước Lễ: “có dân cư thưa thớt, họ sống bằng nghề đẵn gỗ nứa” [42, tr. 311]. Đến khu vực rạch Cửa Lấp, người dân cũng sống bằng nghề khai thác lâm sản: “hai bên đều là rừng chằm, đến điếm Lò Vôi, điếm ở bên bờ trái, có cư dân nhưng thưa thớt, họ chuyên nghề đốn củi” [42, tr. 311].
Ngoài khai thác lâm sản, người ta còn đốt gỗ, đốt cây đước để khai thác than, ở làng Long Hương trung tâm Mô Xoài: “một số dân sống bằng nghề đốt đước làm than” [137, tr. 30].
Tóm lại, khai thác nguồn lợi từ biển và từ rừng là hai ngành kinh tế quan trọng ở Mô Xoài. Với sự thuận lợi do thiên nhiên đem lại, cư dân ở đây đã tận dụng triệt để tạo nên sự đa dạng trong ngành kinh tế.