28 mẫu, 9 sào, 2 thước, 4 tấc, phân.

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 45)

6. Cụ Khánh 7 Điền Giã

28.9.02.4.0: 28 mẫu, 9 sào, 2 thước, 4 tấc, phân.

39

tr. 274]. Sử dụng lực lượng quân đội mở đồn điền ở vùng Mô Xoài một mặt đảm bảo nguồn lương thực cho quân đội đồng thời thúc đẩy quá trình khai phá đất đai. Năm 1828, quân đội và tù phạm xung quân được huy động để khai phá đất đai thành ruộng ở vùng Xích Lam1 phía đông trung tâm Mô Xoài [83, tr. 206], đến 1840 đã có hơn 300 mẫu đất được khai phá vì vậy Minh Mệnh xuống dụ trích một phần diện tích ấy cho dân cư trong vùng để khai thác đất đai: “Nay cứ quan tỉnh Biên Hòa tâu bày, trước đã phái bắt biền binh khai phá ruộng đất ở Xích Lam trong hạt ấy, hiện số đến hơn 300 mẫu, xét nên chia lợi cho dân chưa nên giao cả cho biền binh cày cấy mãi; vậy cứ số nguyên trước phát cho tù phạm, liệu đem trích ra ruộng đã thành điền, cấp giao cho nhận làm, đợi sau khi được gặt, một nửa nộp vào kho công, một nửa được tự hưởng, không phải cấp lương ăn; còn bao nhiêu chiểu theo các xã thôn gần đó, sức cho nhận lĩnh cày cấy nộp thuế, sung làm ruộng công chia cấp cho lính và dân, cho đều được lợi” [82, tr. 152-153].

Hoạt động thủy lợi cũng được đẩy mạnh nhằm làm tăng diện tích trồng trọt. Năm 1828, hơn 500 người ở trung tâm Mô Xoài lúc này thuộc đơn vị hành chính tổng Phước An đã được huy động để khai thông một đoạn sông Xích Lam nhằm phục vụ tưới tiêu cho khoảng 300 mẫu ruộng và có thể khai khẩn thêm 300 mẫu ruộng nữa: “huyện Phước An trong tỉnh [Biên Hòa] có một con suối đầu nguồn nối liền với huyện Long Khánh nguyên có trên 300 mẫu ruộng tốt. Lại có đất màu mỡ, có thể khai khẩn thành ruộng cũng chẳng kém trên 300 mẫu. Nhưng đã lâu đất cát bồi lấp, mùa thu nước lụt tràn đầy, khó thể cày cấy. Vâng lệnh khám thực, trù biện nhân công vật liệu, đốc bắt dân huyện Long Khánh và một tổng Phước An họp đủ 500 tên, nhân rảnh việc đồng áng khởi công khai đào” [83, tr. 206]. Hoạt động thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tưới tiêu đồng thời mở rộng diện tích khai phá ở Mô Xoài.

Việc khai phá đất đai làm nông nghiệp của tỉnh Biên Hòa chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Vì vậy năm 1837, Minh Mệnh cho rằng: “Hạt Biên Hòa rất rộng, ở đấy nguồn lợi về ruộng đất, so với các tỉnh ở Nam Kỳ thì không kém lắm, thế mà từ trước đến giờ, đất sinh ra thóc, chưa khai phá được hết, dân lêu lổng chưa theo nghề làm ruộng được hết” [82, tr. 147]. Do đó, tình hình kinh tế nông nghiệp ở Biên Hòa dường như chỉ phát triển mạnh ở các dải đất đồng bằng như Mô Xoài còn các khu vực rừng núi chưa khai phá mở mang nhiều.

Những thế hệ đã từng sinh sống ở trung tâm Mô Xoài có quá trình lao động lâu dài, gian khổ, không biết mệt mỏi từ thế kỷ XVII để đến đầu thế kỷ XIX đã để lại trên 350 mẫu ruộng tươi tốt cho thế hệ sau.

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)