11. Thôn Giếng Bọng 11. Thôn Long Mỹ
Tây
22. Thôn Long Hội Sơn Sơn
Tuy nhiên, lúc này bộ máy hành chính ở Mô Xoài vẫn chưa được thiết lập hoàn thiện. Cũng năm 1808, Minh Mệnh cho rằng chưa cần thiết phải thiết lập huyện nha tại một số huyện, trong đó có Phước An của vùng Mô Xoài: “các đạo Long Xuyên, Kiên Giang, Đông Khẩu, Đồng Môn, Hưng Phúc, Trấn Giang thuộc về địa giới huyện nào thì không phải đặt huyện nha nữa, vẫn cho quản đạo kiêm lý công việc của huyện” [99, tr. 738]. Thời điểm này, nha huyện ở Phước An chưa được thành lập mà lực lượng quân đội ở đạo Hưng Phúc chịu trách nhiệm quản lý công việc. Buổi đầu thế kỷ XIX, do những đặc trưng quan trọng về cư dân, hành chính và an ninh nên tính chất quân quản đã diễn ra ở Mô Xoài. Theo đó, đạo Hưng Phúc kiêm công việc quản lý hành chính ở huyện Phước An.
30
Đến năm 1813, bộ máy hành chính ở Phước An mới dần được định hình: “bắt đầu đặt tri huyện các huyện Gia Định mỗi huyện 2 người (…) huyện lỵ Long Thành ở Đồng Môn, huyện lỵ Phước An ở đạo Hưng Phúc” [99, tr. 856], thời gian này có 2 người phụ trách công việc tại huyện nha huyện Phước An.
Năm 1832, trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa [101, tr. 384]. Với sự thiết lập các đơn vị hành chính mang tên tỉnh đã đánh dấu bước phát triển trong hệ thống hành chính thống nhất của nước Đại Nam dưới thời Minh Mệnh. Việc thiết lập các tỉnh ở Nam Bộ cho thấy sự phát triển vượt bậc của việc quản lý thống nhất dưới triều Minh Mệnh. Đến lúc này, các đơn vị hành chính được phân tách rõ ràng hơn, các cấp chính quyền cũng được chia nhỏ.
Khi thành lập tỉnh Biên Hòa, huyện Phước An tương đương với xứ Mô Xoài thuộc sự quản lý của phủ Phước Long. Đến năm 1837, huyện Phước An thuộc phủ Phước Tuy, lỵ sở của phủ nằm tại Phước An.
Vào thời điểm này, tổng An Phú của huyện Phước An được phân thành tổng An Phú Hạ và An Phú Thượng, tổng Phước Hưng được tách thành Phước Hưng Hạ và Phước Hưng Thượng. Vùng đất Mô Xoài thuộc huyện Phước An có trung tâm thuộc tổng An Phú Hạ. Tư liệu địa bạ năm 1836 đã xác nhận tên các làng thuộc 4 tổng của huyện Phước An như sau:
Bảng 1.3 Các làng thuộc tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng huyện Phước An năm 18361
Tổng An Phú Hạ Tổng An Phú Thượng
Thôn/làng/xã/phường Diện tích thực canh Thôn/làng/xã/phường Diện tích thực canh
1.Thôn Long Hương 202.2.14.3.0 1.Thôn Long Điền 95.0.05.7.0
2. Thôn Phước Lễ 53.4.04.2.0 2. Thôn An Ngãi 25.5.02.0.0
3. Thôn Long Kiên 59.8.13.8.0 3. Xã An Nhứt 215.3.06.3.0
4. Thôn Long Xuyên 42.2.04.2.0 4. Phường Long Nhung 42.9.06.2.0
5. Thôn Phước Long 99.1.09.5.0 5. Thôn Long Thạnh 1.2.13.9.0
6. Thôn Đại Thuận - 6. Xã Vĩnh Điền 1.2.00.0.0
7. Thôn Long Lập 20.3.02.6.0 7. Xã Phước Tỉnh -
8. Thôn Long Hiệp 36.4.07.9.0 8. Xã Hắc Lăng 5.3.07.5.0
9. Thôn Hưng Long -
10. Thuyền Thắng Nhất -
11. Thuyền Thắng Nhị -
12. Thuyền Thắng Tam -
Năm 1836, huyện Phước An có 42 thôn, xã, phường, thuyền, đây chính là đơn vị hành chính thuộc xứ Mô Xoài. Trung tâm xứ Mô Xoài nằm ở tổng An Phú Hạ với các làng Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên. Các làng khác thuộc tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng thuộc phạm vi gần trung tâm xứ Mô Xoài. Các làng thuộc tổng Phước Hưng Hạ và Phước Hưng Thượng nằm cách xa trung tâm Mô Xoài.
1
31
Bảng 1.4 Các làng thuộc tổng Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng huyện Phước An năm 18361
Tổng Phước Hưng Hạ Tổng Phước Hưng Thượng
Thôn/làng/xã/phường Diện tích thực canh
Thôn/làng/xã/phường Diện tích thực canh
1.Thôn Phước Lộc Thượng 24.8.02.0.0 1.Thôn Phước Trinh 36.5.08.0.0
2. Thôn Phước Hiệp 49. 7.04.9.0 2. Thôn Phước Liễu 126.0.01.1.0
3. Thôn Phước Bảo 24.9.08.0.0 3. Thôn An Thới 2.8.06.0.0