đến thế kỷ XIX
1.3.3.1 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu XIX
Mô Xoài là địa danh dân gian, trong quá trình hình thành và phát triển, vùng Mô Xoài có diễn biến hành chính khá phức tạp. Từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu XIX có thể chia diễn biến tổ chức hành chính ở vùng Mô Xoài thành hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất từ cuối thế kỷ XVII đến cuối XVIII, đây là thời kỳ chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh ở Nam Bộ; thời kỳ thứ hai bắt đầu khi nhà Nguyễn thành lập đến thời điểm thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam Kỳ.
Thời kỳ thứ nhất, trong thực trạng chung nền hành chính ở Nam Bộ chưa được tổ chức quy củ thì đơn vị hành chính ở Mô Xoài cũng chưa được thiết lập hoàn bị.
Giữa thế kỷ XVII, người Việt đã tập trung nhiều ở Mô Xoài nhưng các đơn vị hành chính chưa được thiết lập. Lúc này, các làng xã của người Việt ở xứ Mô Xoài chưa thuộc đơn vị hành chính của Đàng Trong. Đến năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền đất Gia Định là mốc đánh dấu quá trình thiết lập tổ chức hành chính của chúa Nguyễn ở Nam Bộ, cũng là thời kỳ khẳng định chủ quyền chính thức của chúa Nguyễn. Lúc này chính quyền Đàng Trong: “lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long (nay thăng làm phủ), dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay1), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Binh (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay)” [99, tr. 111]. Cuối thế kỷ XVII, vùng Mô Xoài thuộc không gian hành chính của huyện Phước Long.
Khi Nguyễn Ánh ở Nam Bộ trong cuộc chiến với Tây Sơn, ông đã chia địa giới ở Nam Bộ thành các đơn vị hành chính mới. Năm 1779, Nguyễn Ánh: “xem đồ bản các dinh đất Gia Định, chia vạch địa giới ba dinh Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ khiến cho liên lạc nhau. Dinh Trấn Biên lãnh 1 huyện (Phước Long), có 4 tổng (Tân Chính, Bình An, Long Thành và Phước An)” [99, tr. 207]. Lúc này, huyện Phước Long gồm 4 tổng, tổng Phước An chính là vùng Mô Xoài. Đây có thể xem là một bước hoàn thiện mới trong quá trình thiết lập các đơn vị hành chính ở Nam Bộ.
Bên cạnh đơn vị hành chính được thiết lập ở Mô Xoài, từ thời chúa Nguyễn đã thiết lập đạo Mô Xoài (đạo Hưng Phúc) chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh nhưng cũng kiêm cả công việc hành chính. Năm 1747, lần đầu tiên sử liệu nhắc đến đạo Hưng Phúc khi một thương nhân người Hoa là Lý Văn Quang đánh úp dinh Trấn Biên: “Lưu thủ Nguyễn Cường đem binh của dinh đàn ở bờ bắc, gửi hịch báo Cai cơ đạo Hưng Phúc là Tống Phước Đại hợp quân đánh dẹp [Lý Văn Quang]” [99, tr. 154]. Nhiều lần, Nguyễn Ánh sai chở lương thực, tiền đến kho của đạo Hưng Phúc: “Chở 3.000 phương gạo và 7.000 quan tiền ở Gia Định đem chứa ở đạo Hưng Phúc” [99, tr. 403]. Kho của đạo này nằm ở thôn Long Hương như đã phân
1
29
tích ở trên, điều này cho biết trung tâm của đạo Hưng Phúc chính là trung tâm của Mô Xoài.
Thời kỳ thứ hai, nhà Nguyễn được thành lập đã đánh dấu bước phát triển mới của bộ máy hành chính ở Nam Bộ.
Sang thế kỷ XIX, các đơn vị hành chính ở Nam Bộ dần được thiết lập hoàn thiện hơn. Trong đó, đơn vị hành chính ở vùng Mô Xoài cũng được thiết lập hoàn thiện với những phân cấp hành chính rõ ràng hơn. Đây là bước phát triển mới của tổ chức hành chính Nam Bộ trong cố gắng của Nguyễn Ánh rồi triều Nguyễn nhằm khẳng định một nền hành chính được tổ chức quy củ.
Đầu năm 1808, dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, trong đó tổng Phước An được nâng lên thành huyện [99, tr. 716]. Khu vực xứ Mô Xoài lúc này thuộc đơn vị hành chính là huyện Phước An. Thời điểm này, huyện Phước An gồm 2 tổng là An Phú và Phước Hưng với 43 thôn, xã, phường. Vùng Mô Xoài nằm trải dài trên địa phận các làng thuộc tổng An Phú và tổng Phước Hưng. Trong tổng An Phú có các làng Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên, đây chính là trung tâm của xứ Mô Xoài.
Bảng 1.2 Danh sách các làng thuộc huyện Phước An đầu thế kỷ XIX [48, tr. 140-141]
Tổng An Phú Tổng Phước Hưng
1.Xã Long Hòa 12. Thôn Long Hiệp 1. Thôn Phước Thái 12. Thôn Hòa Mỹ 2. Thôn Long Thắng 13. Thôn Phước Đức 2. Thôn Phước Liễu 13. Thôn Tân An 3. Thôn Long Lập 14. Thôn Long
Xuyên