Thôn Long Thới 11.7.03.8.0 Thôn Phước Hưng Đông 23.7.07

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 38)

5. Xã Phước An Trung 0.8.03.5.0 5. Thôn Lạc Thuận -

6. Thôn Gia Thạnh 41.4.07.9.0 6. Xã Phước Hải 7.7.08.1.0

7. Thôn Long Hưng 142.8.08.7.0 7. Thôn Long Mỹ Tây 67.4.00.4.0

8. Thôn Phước Lợi 41.5.07.5.0 8. Thôn Toàn Mỹ 88.5.07.3.0

9. Thôn Thạnh Mỹ 25.2.01.5.0 9. Thôn Tân An 2.7.00.0.0

10. Thôn Phước Xuân 49.3.02.4.0 10. Thôn Long Hải -

11. Thôn Hiệp Hòa 0.5.05.0.0

12. Thôn Hưng Hòa 2.8.07.6.0

Bản đồ 1.1Plan Topographique de la Province de Baria cuối thế kỷ XIX [152]

Có thể định vị các tổng của huyện Phước An trên bản đồ được thành lập vào cuối thế kỷ XIX như sau:

Tổng An Phú Hạ nằm phía bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao quanh núi Mô Xoài (núi Dinh) gồm huyện Tân Thành, thành phố Bà Rịa, huyện Châu Đức; tổng An Phú Thượng kéo dài từ thành phố Vũng Tàu lên đến huyện Long Điền; tổng Phước Hưng Hạ kéo dài từ huyện Đất Đỏ đến huyện Xuyên Mộc; tổng Phước

1

32

Hưng Thượng nằm ven biển từ huyện Long Điền qua huyện Đất Đỏ lên huyện Xuyên Mộc.

Hai bảng trên không cho phép đoán định diện tích của các tổng thuộc huyện Phước An. Tuy nhiên căn cứ vào ruộng đất thực canh có thể cho phép suy luận được một phần về diện tích của các tổng này. Tổng có diện tích thực canh lớn nhất là An Phú Hạ với hơn 500 mẫu ruộng đất; hai tổng An Phú Thượng và Phước Hưng Hạ có diện tích khá tương đương nhau với khoảng 400 mẫu; tổng nhỏ nhất có lẽ là Phước Hưng Thượng chỉ có khoảng 350 mẫu.

Diện tích trung bình của các làng thuộc tổng An Phú Hạ lớn nhất so với các làng khác thuộc huyện Phước An, đây là tổng có diện tích ruộng đất canh tác lớn nhất nhưng chỉ có 8 làng. Trong khi các tổng khác đều có trên 10 làng.

Khi mới thành lập huyện Phước An, lỵ sở của huyện đặt ở thôn Long Điền tổng An Phú Thượng. Đến năm 1837, lỵ sở huyện Phước An được chuyển về thôn Phước Lễ tức là trung tâm của Mô Xoài. Lý do di chuyển huyện lỵ là: “vì ở đây có kho Hưng Đạo” [98, tr. 49]. Đại Nam nhất thống chí đã chép lầm chi tiết này, không phải là kho Hưng Đạo mà là kho đạo Hưng Phúc. Trung tâm của xứ Mô Xoài cũng chính là trung tâm của huyện Phước An ở thế kỷ XIX. Việc nhà Nguyễn di chuyển trung tâm hành chính huyện Phước An từ thôn Long Điền về Phước Lễ cho thấy việc quay lại nhìn nhận đúng vị trí của trung tâm Mô Xoài, nơi mà thế kỷ XVIII đã là trung tâm của đạo Mô Xoài (đạo Hưng Phúc).

Về quy mô, khi huyện Phước An còn thuộc phủ Phước Long thì phủ này được chính quyền nhà Nguyễn xếp vào hạng có quy mô nhỏ, thuộc loại giản khuyết. Năm 1831, các quan triều Nguyễn sắp xếp các phủ, huyện có vị trí xung yếu, các tiêu chí được đưa ra là: thứ nhất, nằm khu vực ven biển, ven núi hiểm trở là nơi giặc cướp dễ dàng lập căn cứ để cướp bóc; là nơi tiếp giáp các tộc người thiểu số hoặc nơi biên giới; thứ hai, nơi có đường cái quan đi qua, có nhiều cầu cống; thứ ba, nằm trên đường đi của sứ thần [101, tr. 204]. Với các tiêu chí này, triều Nguyễn đã chia các phủ, huyện ra làm 4 loại: tối yếu khuyết, yếu khuyết, trung khuyết và giản khuyết. Phủ Phước Long gồm huyện Phước An trong đó chỉ được coi thuộc loại giản khuyết cùng với 20 phủ, 72 huyện, 40 châu được xét trong loại này [101, tr. 205-206]. Đến cuối năm 1832, các phủ được phân chia thành 6 loại, trong đó phủ Phước Long thuộc loại thứ 6 là những phủ trung khuyết hoặc giản khuyết trong đó tri phủ Phước Long kiêm lý huyện Phước Chính và thống hạt các huyện Bình An, Phước An và Long Thành [101, tr. 437-439]. Việc phân chia này phản ánh nhận thức của chính quyền trong việc xác định phủ, huyện có vai trò quan trọng hay không quan trọng với vấn đề an ninh.

Các tổng thuộc huyện Phước An đều là các tổng nhỏ với quy mô dân số và quy mô đất đai không rộng. Trong tổ chức chính quyền, 4 tổng của huyện Phước An vào những năm 30 của thế kỷ XIX chỉ có 1 cai tổng [80, tr.239]. Theo quy định của chính quyền, những tổng có số đinh từ 5000 trở lên, số điền 1000 mẫu trở lên có nhiều công việc bận hoặc các tổng có đường đi 2 đến 3 ngày hoặc 4 đến 5 ngày thì

33

mỗi tổng có 1 cai tổng, 1 phó tổng còn lại chỉ có 1 cai tổng [80, tr. 236]. Như vậy, các tổng của huyện Phước An đều có quy mô số đinh dưới 5000 người và quy mô đất đai chỉ dưới 1000 mẫu ruộng.

1.3.3.2 Tổ chức hành chính ở Mô Xoài nửa cuối thế kỷ XIX

Khi Pháp xâm lược xong miền Đông Nam Bộ, tổ chức hành chính ở vùng Mô Xoài bị thay đổi và phân tách. Năm 1862, Pháp chiếm xong miền Đông Nam Bộ, thời gian đầu, các đơn vị hành chính của triều Nguyễn ở vùng Mô Xoài vẫn được giữ với tên huyện Phước An và 4 tổng như thời điểm năm 1832. Nhưng đến năm 1865, chính quyền thực dân thành lập các sở tham biện, lúc này huyện Phước An bị đổi thành Sở tham biện Bà Rịa; đến năm 1892 đơn vị hành chính huyện Phước An trước kia bị đổi thành Hạt Bà Rịa [86, tr. 93-94]. Và đến năm cuối cùng của thế kỷ XIX, thực dân Pháp thành lập tỉnh Bà Rịa tương đương với địa giới huyện Phước An thời Nguyễn, khu vực Vũng Tàu trở thành thành phố Cap Saint Jacques [86, tr. 95].

Vùng Mô Xoài trước kia đã bị đổi thành đơn vị hành chính tên là tỉnh Bà Rịa. Khi thực dân Pháp đặt tên cho đơn vị hành chính Phước An đã không lấy tên Mô Xoài mà thay vào đó là tên Bà Rịa. Lúc này, tên Mô Xoài đã phai nhạt dần trong ký ức dân gian, chính quyền thực dân cổ vũ cho tên gọi Bà Rịa vì tin vào truyền thuyết bà Nguyễn Thị Rịa là người lập ra vùng đất này và không hề biết về quá khứ tên gọi Mô Xoài. Bắt đầu từ thế kỷ XX, tên Mô Xoài đã bị loãng trong ký ức dân gian để rồi không còn ai nhớ đến tên gọi ban đầu của vùng đất này nữa.

Cuối thế kỷ XIX, từ 4 tổng của huyện Phước An, chính quyền thực dân đã phân tách thành 7 tổng, tên của 4 tổng cũ vẫn còn cùng với 3 tổng mới là Long Xương, An Trạch và Long Cơ. Toàn bộ vùng Mô Xoài thuộc huyện Phước An được chia thành 62 làng. Lúc này trung tâm Mô Xoài vẫn nằm ở tổng An Phú Hạ.

Khác với thời điểm trước năm 1861, khi đó tổng An Phú Hạ có số làng ít nhất, đến cuối thế kỷ XIX tổng An Phú Hạ có tới 15 làng và là tổng có số làng nhiều nhất tỉnh Bà Rịa. Sự xuất hiện của nhiều làng là bằng chứng của quá trình chia tách, di chuyển các làng từ tổng này sang tổng khác hoặc thiết lập thêm các làng mới từ quá trình khai phá ruộng đất. Tổng Long Cơ có ít làng nhất với 5 làng, đây là các làng mới được chia tách, thiết lập, tên của các làng này không xuất hiện ở thời điểm trước khi thực dân Pháp xâm lược.

Bảng 1.5 Các làng thuộc tỉnh Bà Rịa cuối thế kỷ XIX [137, tr. 13-15]

1.Tổng An Phú Hạ 2. T. An Phú Thượng 3. T. Phước Hưng Hạ 4. T.Phước Hưng Thượng

1.Núi Nứa 1. Long Điền 1. Giã Thành 1. An Thới

2.Hội Bài 2. Long Thạnh 2. Hiệp Hòa 2. Hội Mỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Long Lập 3. Long Hải 3. Long Hưng 3. Lộc An

4. Long Hương 4. An Ngãi 4. Long Thới 4. Long Mỹ

5. Long Kiên 5. An Nhứt 5. Phước Bửu 5. Phước Hải

6. Long Hiệp 6. Hắt Lăng 6. Phước Hiệp 6, Phước Trinh

7. Long Nhung 7. Phước Trinh 7. Phước Lợi 7. Phước Hưng

8. Long Xuyên 8. Phước Thọ 8. Phước Liễu

9. Mỹ Xuân 9. Phước Tuy

34

11. Phước Bửu 11. Hưng Hòa

12. Phước Lễ 12. Xuyên Mộc

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 38)