VQG BidoupNúi Bà nằm trong hệ thống các VQG Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1240QĐTTg ngày 18 tháng 11 năm 2004. VQG BidoupNúi Bà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, cung cấp dịch vụ môi trường, phát triển du lịch, bảo vệ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Với vùng khí hậu mang tính đặc thù của vùng Nam Tây Nguyên với mùa khô kéo dài, cháy rừng là nguy cơ thường trực đối với VQG BidoupNúi Bà.
Trang 1
LÊ VĂN HƯƠNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CHÁY CỦA
RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesyia) LÀM CƠ SỞ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TẠI
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP-NÚI BÀ
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Đồng Nai, 2012
Trang 2
LÊ VĂN HƯƠNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CHÁY CỦA
RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesyia) LÀM CƠ SỞ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TẠI
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP-NÚI BÀ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Văn Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp,tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cánhân
Trước tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quýThầy, Cô tham gia giảng dạy lớp cao học Lâm học khoá 18, quý Thầy, Côcông tác tại khoa Sau đại học và quý Thầy, Cô công tác tại Cơ sở 2 - Trườngđại học Lâm nghiệp Việt Nam
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các bạn đồngnghiệp đang công tác tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng;
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Ngọc Kiểng;
TS Phó Đức Đỉnh; Th.Sỹ Nguyễn Như Bình đã giúp đỡ và khuyến khích tôilựa chọn lĩnh vực nghiên cứu của luận văn
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Ts Phùng Văn Khoa,người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp
Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý củaquý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Văn Hương
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 – Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
1.2 – Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 7
Chương 2 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 – Mục tiêu và giới hạn của đề tài 12
2.1.1 - Mục tiêu nghiên cứu 12
2.1.2 - Giới hạn của đề tài 12
2.2 – Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu 13
2.2.1 – Quan điểm 13
2.2.2 – Phương pháp luận 13
2.3 - Nội dung nghiên cứu 15
2.4 - Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1 – Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp 16
2.4.2 – Phương pháp điều tra hiện trường 16
2.4.3 - Phương pháp xử lý số liệu: 19
Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 21
3.1- Lược sử đối tượng nghiên cứu 21
3.2– Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội 22
3.2.1 – Điều kiện tự nhiên 22
3.2.2 – Tình hình kinh tế - xã hội 27
4.1- Khảo sát thực trạng và các nguyên nhân gây cháy rừng, xác định đốitượng rừng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà 29
4.1.1 - Hiện trạng29
4.1.2 - Các nguyên nhân gây cháy rừng 31
4.1.3 - Xác định đối tượng rừng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà 35
4.2 – Thành phần các loài thực vật chủ yếu là nguồn gốc của VLC và khốilượng VLC trên các kiểu rừng dễ cháy 36
4.2.1 - Thành phần các loài thực vật chủ yếu tham gia vào quá trình
Trang 64.2.3 – Khối lượng VLC trên các kiểu rừng dễ cháy tại VQG 41
Bidoup-Núi Bà 41
4.3 – Xác định hệ số khả năng bắt cháy của VLC k bằng phương pháp môhình hóa vật liệu gây cháy rừng 47
4.3.1- Ma trận tương quan 47
4.3.2 - Mô hình hóa mối tương quan giữa m1, m2 và M 50
4.3.3 - Mô hình hóa mối tương quan giữa K với m1 và m2 54
4.3.4 - Mô hình hóa mối tương tương quan giữa Tc với m1, m2 và M 58
4.3.5 - Mô hình hóa mối tương quan giữa Pc với m1, m2 và K 63 4.3.6 - Mô hình hóa mối tương quan giữa K và m1 với Pc 66
4.4 – Khảo nghiệm phương pháp xử lý VLC ở các kiểu rừng dễ cháy tạiVQG Bidoup Núi Bà 68
4.4.1 – Kết quả khảo nghiệm 68
4.4.2 – Thực nghiệm hệ số khả năng bắt cháy K tại Cổng Trời 69
4.4.3– Thực nghiệm tỷ lệ phần trăm cháy Pc với m1 tại khu vực Cổng Trời.71
4.4.4 – Thực nghiệm tỷ lệ phần trăm cháy Pc với K và m1 tại khu vực cổng trời 73
4.4.5 – Phân loại mức độ cháy rừng thông ba lá tại VQG Bidoup-Núi Bà theo khối lượng VLC và hệ số khả năng bắt cháy của VLC K 74
4.5 – Đề xuất các giải pháp phòng cháy hiệu quả cho VQG Bidoup-Núi Bà75
4.5.1 – Giải pháp về kỹ thuật 75
4.5.2 – Giải pháp về tổ chức và quản lý 79
4.5.3 – Giải pháp tuyên truyền giáo dục 80
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
5.1 Kết luận 81
5.2- Kiến nghị 83
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 8Bảng 3.1- Phân chia các mùa trong năm 27Bảng 4.1 – Thống kê các vụ cháy rừng của Lâm Đồng từ 1996-2009 30Bảng 4.2 – Số liệu khí tượng ở trạm Đà Lạt bình quân trong 20 năm, từ năm
1978-1998 32Bảng 4.3 – Tổng hợp các nguyên nhân gây cháy rừng ở VQG Bidoup – Núi Bà
34Bảng 4.4 – Hiện trạng các trạng thái rừng ở VQG Bidoup-Núi Bà 35Bảng 4.5 - Thành phần các loài thực vật dễ bắt cháy 38Bảng 4.6 - Các chỉ tiêu đặc trưng của rừng trồng theo cấp tuổi và lập địa trên cáctiểu khu khác nhau 41Bảng 4.7 – Các chỉ tiêu đặc trưng của rừng tự nhiên thông ba lá VQG Bidoup-
Núi Bà 43Bảng 4.8 - Khối lượng VLC ở các kiểu rừng trồng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà 44Bảng 4.9 - Khối lượng VLC ở các kiểu rừng tự nhiên dễ cháy tại VQG Bidoup-
Núi Bà 46Bảng 4.10 - Ma trận tương quan của các thành phần cấu thành vật liệu gây cháyrừng 47Bảng 4.11 - Giá trị của hệ số chắn b0 và các hệ số hồi quy bi, cùng với mức ý
nghĩa (xác suất sai lầm) P đối với sự tồn tại của các hệ số hồi quy bi, i = 1, 2,…,
12 cho mô hình toán học Pc = exp[ b0 + b1*K + b2*m1 + b3*lnK + b4*ln(m1) +
b5* K + b6* m1 + b7/K + b8/m1 + b9* K3 + b10*m12 + b11/K2 + b12/m12 ] 67Bảng 4.12 - Cơ sở dữ liệu thực nghiệm các kiểu rừng dễ cháy 68Bảng 4.12 – Kết quả thực nghiệm hệ số khả năng bắt cháy K tại khu vực Cổng
Trời 70Bảng 4.13 – Kết quả thực nghiệm tỷ lệ phần trăm cháy Pc và khối lượng vật liệukhô m1 72Bảng 4.14 - Thực nghiệm tỷ lệ phần trăm cháy Pc với K và m1 tại khu vực CổngTrời 73Bảng 4.15 - Phân loại mức độ cháy rừng thông ba lá tại VQG Bidoup-Núi Bà
theo khối lượng VLC và hệ số khả năng bắt cháy của VLC K 74
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 - Biểu đồ khí hậu GAUSSEN – WALTER của vùng Đà Lạt 32Hình 4.2 - Bản đồ các khu rừng dễ cháy ở VQG Bidoup-Núi Bà 36Hình 4.3 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu khô m1 và khối lượng vật liệu tươi m2 đối với rừng trồng Cổng Trời: m2 = exp (a +
b*m1 2), a = 1,053883 , b = -0,14732 50Hình 4.4 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu khô m1 và tổng khối lượng vật liệu M đối với rừng trồng Đưng K’nớ: M = (a +
b*lnm1)^2, a = 1,74026, b = 0,6926 51Hình 4.5 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu khô m1 và tổng khối lượng vật liệu M đối với rừng tự nhiên Bidoup: M = exp(a +
b*lnm1), a = 1.1868, b = 0.55254 52
Hình 4.6 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu tươi m2 và
tổng khối lượng vật liệu M đối với rừng trồng Bidoup: M = sqrt(a +
b*m2^2), a = 5,2131, b = 1,71263 53Hình 4.7 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu tươi m2 vàtổng khối lượng vật liệu M đối với rừng trồng Bidoup: M = sqrt(a +
b*m2^2), a = 2,41762, b = 1,94021 54Hình 4.8 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu khô m1 và
hệ số khả năng bắt cháy K ở rừng trồng Cổng Trời: K = m1 / ( A + B*m1 ) ,
A = 2,902691 , B = 0,46979 55Hình 4.9 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu khô m1 và
hệ số khả năng bắt cháy K ở rừng tự nhiên Bidoup: K = sqrt[1/(a +b *
lnm1)], a = 11,64198 , B = - 8,71205 56Hình 4.10 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu tươi m2 và
hệ số khả năng bắt cháy K .57Hình 4.11 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu tươi m2 và
hệ số khả năng bắt cháy K ở rừng tự nhiên Bidoup: K = cubrt(a + b/m2^3),
a = 0,03453 , b = 0,1071 58Hình 4.12 - Mô hình hóa mối tương quan giữa thời gian cháy Tc và khối
lượng vật liệu khô m1ở rừng trồng Đưng K’nớ: Tc = exp(a + b/m1), a =
2,1063, b = -1,2498) 59
Trang 10lượng vật liệu tươi m2 ở rừng trồng Đưng K’nớ: Tc = sqrt(1/(a + b/m2^3), a
=0,03287, b = 0,47662 60Hình 4.14 - Mô hình hóa mối tương quan giữa thời gian cháy Tc và khối
lượng vật liệu tươi m2 ở rừng tự nhiên Bidoup: Tc = cubrt((a + b* expm2),
a =7,41088, b = 25,8478 61Hình 4.15 - Mô hình hóa mối tương quan giữa thời gian cháy Tc và tổng khối lượng vật liệu M ở rừng trồng Đưng K’nớ: Tc = sqrt[1/(a + b* M^3)],
a = 0,01578, b = 4,38594 62Hình 4.16 - Mô hình hóa mối tương quan giữa thời gian cháy Tc và tổng khối lượng vật liệu M ở rừng tự nhiên Bidoup: Tc = cubrt(a + b* M^3), a = 45,79195, b = 5, 38806 63Hình 4.17 - Mô hình hóa mối tương quan giữa khối lượng vật liệu khô m1
và % cháy hết Pc đối với rừng trồng Cổng Trời: Pc = exp: ( A + B*m12) / m12
, A = -0,20409 , B = 4,58433 64Hình 4.18 - Mô hình hóa mối tương quan giữa phần trăm cháy hết Pc với khối lượng vật liệu tươi m2 đối với rừng trồng Bidoup: Pc = a+b* m2 với a
= 102,5273 , b = -1,93756 65Hình 4.19 - Mô hình hóa mối tương quan giữa hệ số khả năng bắt cháy K và
% cháy hết Pc: Pc = exp ( a + b / K3 ) , a = 4,54792 , b = -0,00245 66Hình 4.20 - Đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa K và m1 với Pc 67
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong kinh doanh rừng vì bất cứ mục đích nào, cháy rừng luôn là hiểmhọa thường trực đối với xã hội và con người Hàng năm trên thế giới cókhoảng 10 đến 15 triệu héc ta rừng bị cháy Khi cháy rừng xảy ra, tài nguyênrừng bị hủy hoại, môi trường sống biến đổi theo hướng tiêu cực thậm chí cònảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của con người Hiện nay cháy rừng là mộttrong những thách thức lớn nhất của ngành lâm nghiệp, của hệ thống cácVườn quốc gia (VQG) Việt Nam trong đó có VQG Bidoup-Núi Bà
VQG Bidoup-Núi Bà nằm trong hệ thống các VQG Việt Nam đượcThủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 18tháng 11 năm 2004 VQG Bidoup-Núi Bà có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, cung cấp dịch vụmôi trường, phát triển du lịch, bảo vệ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế
xã hội của địa phương Với vùng khí hậu mang tính đặc thù của vùng NamTây Nguyên với mùa khô kéo dài, cháy rừng là nguy cơ thường trực đối vớiVQG Bidoup-Núi Bà
Nghiên cứu về sự cháy và cháy rừng đã được nhiều nhà khoa học trongnước và quốc tế quan tâm, nhiều kết quả nghiên cứu đã và đang được áp dụngtrong thực tiễn để phòng cháy, chữa cháy rừng, tuy nhiên khi cháy rừng xảy
ra hầu như con người vẫn chưa thể kiểm soát được và hoàn toàn bị động Vìvậy, việc nghiên cứu về thành phần vật liệu cháy và mối quan hệ giữa chúnglàm cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phòng cháy phù hợp chủ độngđược coi là hướng đi tối ưu về phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay
Những năm gần đây, mặc dầu đã rất cố gắng trong việc quản lý lửarừng, tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn VQG Bidoup-Núi Bà đã xẩy ra hàngchục vụ cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau Kết quả nghiên cứu của đề tàikhông những có ý nghĩa trong việc phòng cháy, chữa cháy đối với VQG
Trang 12Bidoup-Núi Bà mà còn có khả năng ứng dụng trong các hệ sinh thái lửa rừngkhác nhau đối với khu hệ rừng thông ba lá tại Lâm Đồng.
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 – Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kết quả nghiên cứu của Weitmann (1918) về mối quan hệ giữa hàm lượngnước của VLC với khả năng cháy dẫn đến kết luận như sau: Khi hàm lượngnước của VLC>= 25% thì không phát sinh cháy rừng, còn nếu hàm lượngnước VLC từ 10-15% thì dễ phát sinh cháy rừng
Vào năm 1939, V.G Nesterop từ các kết quả nghiên cứu của mình, đã đềxuất phương pháp dự báo cháy rừng tổng hợp Theo ông chỉ tiêu tổng hợp làtổng số của tích số giữa độ chênh lệch bão hòa độ ẩm không khí với nhiệt độkhông khí lúc 13h (giờ địa phương) của tất cả những ngày sau trận mưa cuốicùng (ở nước ta hiện nay là 5mm trở lên) Chỉ tiêu tổng hợp được tính theophương trình tổng quát sau đây:
Pi = K ∑ T0
13Dn13
Trong đó:
- Pi là chỉ tiêu tổng hợp về cháy rừng của một ngày nào đó;
- K là hệ số điều chỉnh, có hai giá trị là 0 và 1 phụ thuộc vào lượngmưa ngày a; nếu a > =5mm thì K=0; nếu a < 5mm thì K=1;
- T0
13 là nhiệt độ không khí tối cao lúc 13h đo ở nhiệt biểu khô
- Dn13 là độ chênh lệch bão hòa lúc 13 h;
- T0
13’ là nhiệt độ không khí tối cao lúc 13h đo ở nhiệt biểu ướt;
- n là số ngày không mưa kể từ ngày có trận mưa cuối cùng a<5mmPhương pháp dự báo cháy rừng tổng hợp của V.G Nesterop công bố năm
1939 đã được nhiều tác giả Việt Nam và thế giới vận dụng và cải tiến để lậpbiểu dự báo cấp cháy rừng phổ biến nhất cho đến hiện nay
Trang 14K.P Davis (1959) đã tiến hành thiết lập mô hình toán học để phục vụ chocông tác dự báo cháy rừng như sau:
y = b0 + b1*x1 + b2*x2 + b3*x3 + b4*x4Trong đó:
- x1 là điều kiện vật liệu cháy tinh (condition of lesser vegetation);
- x2 là chỉ số tích lũy (build-up index) của vật liệu cháy tinh;
- x3 là độ ẩm của vật cháy(fuel moisture);
- x4 là vận tốc gió (wind velocity);
- y là chỉ số đốt cháy (burning index)
Căn cứ vào kết quả tính toán từ chỉ số đốt cháy y sẽ phân ra được 5 cấp dựbáo cháy rừng như sau:
Cấp 1(class 1): rất thấp (very low), y xấp xỉ 1,
Cấp 2 (class 2): thấp (low), y từ 2 đến 5,
Cấp 3 (class 3): trung bình (medium), y từ 6 đến 17,
Cấp 4 (class 4): cao (high), y từ 18 đến 45,
Cấp 5 (class 5): rất cao (extreme), y từ 46 đến 100
Năm 1978, các nhà khoa học của Mỹ về quản lý lửa rừng đã đề xuất một
hệ thống đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng, đã và đang được áp dụngtrong việc quản lý lửa rừng hiện nay Mức độ nguy hiểm của cháy rừng đượcchia làm 4 pha: Nguy cơ cháy, khả năng bén lửa, lan tràn và thải nhiệt lượng.Bốn pha chịu ảnh hưởng chi phối bởi vật liệu cháy, các nhân tố khí tượng và
độ dốc (Lửa rừng, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, 2002)Kết quả nghiên cứu của L.Trabaud (1979) thực hiện ở một khu rừng dễcháy tại miền Nam nước Pháp đã xác định được nhiệt độ tối đa của vùng vậtliệu đang cháy đạt tới 1200oC Tác giả đã kết luận rằng, tốc độ cháy lan củangọn lửa phụ thuộc vào tốc độ gió, chiều cao thực bì và hàm lượng nước
Trang 15trong thực vật Chiều cao ngọn lửa tỉ lệ thuận với tốc độ cháy lan và chiều caothực bì; ngọn lửa có chiều cao tối đa khi tốc độ gió đạt 30-40km/h.
Nghiên cứu về vật liệu cháy (VLC) trong rừng, nhiều tác giả đều cho rằngVLC là nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ, nguy cơ và quá trình cháy rất lớn.Theo P.P Kulatxki (trích dẫn theo tài liệu Lửa rừng, Giáo trình Đại học Lâmnghiệp, NXB Nông nghiệp, 2002 ), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tínhchất VLC liên quan đến sự xuất hiện và lan truyền của đám cháy, đã chiaVLC ra một số nhóm chính theo thứ tự như sau:
(1) Thảm khô (cành lá rụng và thảm khô);
(2) Thảm mục, than bùn và cây có dầu;
(3) Cỏ và cây bụi tươi;
(4) Cây tái sinh;
(5) Cây đổ, cành gãy;
(6) Cành ngọn và gốc chặt sau khai thác;
(7) Cành lá và thân cây gỗ còn tươi
Theo tác giả, cường độ cháy rừng thường phụ thuộc vào tình trạng và sốlượng VLC trong khu rừng đó Tác giả cũng cho rằng, độ ẩm tới hạn của cácnhóm VLC có ý nghĩa lớn trong việc xác định nguy cơ cháy rừng và mức độlan truyền của đám cháy
Việc phân chia các nhóm VLC như trên là đúng khi cháy rừng xảy ra Tuynhiên khi sự cháy chưa bắt đầu thì cỏ và cây bụi còn tươi, cây tái sinh, cành lá
và cây gỗ còn tươi là những vật không cháy Có thể lợi dụng các nhóm này(nhóm 3, 4 và 7) và những vật không cháy khác (đất, đá ) để hạn chế cháytrong kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng
Khi nghiên cứu về bản chất của sự cháy và các nhân tố ảnh hưởng đến quátrình cháy, V.Bêlốp (1982) đã xác định được thành phần hóa học của vật liệu
Trang 16cháy, hàm lượng các nguyên tố chính là C, H, O, N và các chất khoáng thamgia vào quá trình cháy của một số loài cây vùng ôn đới như Thông, Dẻ, Bạchdương
Năm 1991, dự án VIE 86/028 của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thựcLiên Hợp Quốc ( FAO) về phòng chống cháy rừng tại Việt Nam ở hai tỉnhNghệ An và Lâm Đồng, các chuyên gia của dự án đã mở lớp tập huấn về
phòng chống cháy rừng thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) Nội
dung tập trung vào việc hướng dẫn kỹ thuật dùng lửa để xử lý thảm cỏ khô đểphòng cháy đối với rừng thông ba lá tự nhiên
Xử lý VLC theo phương pháp đốt trước (đốt chủ động) làm giảm VLCcũng đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới Theo FAO (1991) định nghĩa
về đốt trước có kiểm soát là “Việc gây cháy có kiểm soát lớp thảm thực vậttrong tình trạng tự nhiên hay đã bị biến đổi, dưới các điều kiện môi trườngxác định mà cho phép lửa bị giới hạn trong một khu vực nhất định và trongcùng một lúc có cường độ nóng và tốc độ lan truyền đúng theo yêu cầu nhằmđạt được các mục tiêu quản lý nguồn tài nguyên theo kế hoạch”
Theo Wang Mingzu et al (2006), có sự liên quan của cháy rừng, như tốc
độ cháy, đến khối lượng vật liệu cháy, tốc độ gió, nhiệt độ và lượng mưa củacác khu rừng tranh, lau sậy tại Khu bảo tồn đất ngập nước tự nhiên Zhalong,tỉnh Heilongjiang, Trung Quốc; nhưng tác giả chưa có các đánh giá về mốitương quan giữa khối lượng VLC tươi và khô để dự báo khả năng phát cháycủa rừng
Nghiên cứu về quá trình cháy trong rừng bạch đàn, Phil Cheney (1996)cũng đã cho thấy tầm quan trọng của việc giảm khối lượng VLCtrong việcgiảm quá trình lan truyền của cháy rừng Tác giả đã xác định mối quan hệgiữa thời gian cháy với khối lượng VLC trong rừng bạch đàn, trong đó 3 nhân
tố quan trọng là kích cỡ đường kính của khối vật liệu cháy, độ lèn chặt và độ
Trang 17dày của lớp vật liệu cháy Thêm vào đó tác giả cũng đã có sự phân biệt giữa
vật liệu khô và vật liệu chứa độ ẩm cao của thành phần vật liệu cháy; ngoài ratác giả cũng đã xác định rằng chỉ có vật liệu khô là nhân tố quyết định trongquá trình cháy rừng Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, tác giả vẫn chưaxác định được mối quan hệ giữa khối lượng vật liệu khô và tươi của lớp VLCtrong việc phát sinh ra quá trình cháy
Mindy C McCallum(2006) đã tiến hành nghiên cứu mô hình hóa mốiquan hệ giữa quá trình cháy với lớp VLC (bao gồm thành phần, độ nhiều vàcấu trúc của đám vật liệu) và các nhân tố thời tiết như độ ẩm đất, nhiệt độ, tốc
độ gió, độ ẩm tương đối
Trong các biện pháp phòng cháy rừng, việc thiết lập các đường ranhcản lửa và các đai rừng phòng cháy bằng biện pháp lâm sinh cũng được nhiềunước trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng từ rất sớm Ở Nga, Mỹ, TrungQuốc đã ứng dụng bằng cách thiết lập các đai cây xanh ngăn lửa khép kínvới kết cấu nhiều loài, tạo thành nhiều tầng để ngăn lửa cháy vào các lô rừngtrồng thông, bạch đàn, bạch dương, sồi
Ngày nay, hầu hết các nước tiên tiến đã ứng dụng công nghệ GIS và kỹthuật vệ tinh để phát hiện chính xác các điểm cháy rừng trên một phạm virộng lớn phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng
1.2 – Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, nghiên cứu về cháy rừng cũng đã được nhiều nhà khoa họcthực hiện, các kết quả đã được khảo nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế tạinhiều khu vực trên các vùng sinh thái khác nhau
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng cho công tác phòng chốngcháy và dự báo cháy rừng, trong đó đáng chú ý có các công trình như: phươngpháp xác định chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn Trừng (1970); phương
Trang 18pháp chỉ tiêu tổng hợp của Nesterop (1939); phương pháp chỉ số ngày khôhạn liên tục của Phạm Ngọc Hưng(2001)
Chỉ số khô hạn của Gs.Ts Thái Văn Trừng bao gồm 3 con số đứng cạnhnhau đặc trưng cho số tháng khô, tháng hạn, số tháng kiệt trong năm:
- t là nhiết độ bình quân của tháng khô
- A là số tháng hạn, nghĩa là các tháng có lượng mưa bình quân Pamm
<= t;
- t là nhiết độ bình quân của tháng hạn
- D là số tháng kiệt, nghĩa là với các tháng có lượng mưa bình quân
Pdmm<= 5mm
Theo Phạm Ngọc Hưng (2001) đã đề xuất phương pháp dự báo dài hạntheo chỉ số ngày khô hạn liên tục không mưa (H) hoặc mưa < 5mm Theoông, qua nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa chỉ tiêu tổng hợp P củaNestorop với chỉ số ngày khô hạn liên tục không mưa (H) cho thấy mối quan
hệ giữa P và H có tương quan rất chặt chẽ Từ kết quả phân tích tương quangiữa P và H, TS Phạm Ngọc Hưng đã đề xuất công thức dự báo cháy rừngđơn giản như sau:
Hi = K(Hi-1 + n)
Trong đó:
- i và K có cùng ý nghĩa như công thức của Nesterop;
Trang 19- Hi-1 là số ngày khô hạn liên tục không mưa hoặc mưa < 5mm củangày hôm trước;
- n là số ngày khô hạn liên tục không mưa hoặc mưa <5mm kể từngày dự báo tiếp theo của đợt sau
Giới hạn của phương pháp dự báo theo chỉ số H của Phạm Ngọc Hưngcũng như phương pháp dự báo theo chỉ tiêu tổng hợp của Nesterop là nếu sốngày không mưa, khô, hạn kéo dài thì việc dự báo không sát hợp với thực tếcủa nguồn VLC phát sinh trong rừng, hơn nữa việc dự báo của đài khí tượngthủy văn cho từng khu vực chỉ mang tính định tính
Phương pháp dự báo cháy rừng theo khối lượng VLC cũng đã đượcnhiều tác giả quan tâm Theo Phạm Ngọc Hưng (2001), bằng cách phân tíchtương quan hàm số giữa chỉ tiêu tổng hợp P; chỉ số H với độ ẩm VLC và khốilượng VLC, hoặc phương pháp dự báo cháy rừng tổng hợp gồm: bước (1) lậptrạm đo khí hậu thủy văn rừng, bước (2) xác định mùa cháy theo biểu đồ giátrị trung bình theo tuần về lượng mưa và chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng,bước (3) tính các chỉ tiêu tổng hợp P và chỉ số khô hạn liên tục H nhằm xácđịnh cấp độ cháy rừng, bước (4) là thông tin cấp cháy rộng rãi
Tuy nhiên các phương pháp của TS Phạm Ngọc Hưng phụ thuộc vàocác yếu tố thời tiết là chủ yếu, mà yếu tố này lại áp dụng cho từng vùng cụthể nên rất khó có khả năng thực hiện
Phó Đức Đỉnh (1996,1997) trong công trình nghiên cứu “Biện pháp kỹthuật đốt dọn VLC trong giai đoạn chăm sóc nuôi dưỡng rừng thông non ởLâm Đồng” tác giả đã nghiên cứu về mùa cháy rừng và có những điều chỉnhcho phù hợp với diễn biến thời tiết ở địa phương, phân chia các giai đoạnthông non, phân tích kết cấu VLC, xác định khối lượng vật liệu cháy, thửnghiệm đốt trước VLC vào các thời điểm thích hợp ; từ đó tác giả đề xuấtbiện pháp kỹ thuật phát dọn thảm cỏ, kỹ thuật đốt VLC, cách thức tổ chức
Trang 20thực hiện để áp dụng cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng thông ba látrên toàn tỉnh Lâm Đồng Có thể nói từ khi áp dụng biện pháp đốt dọn VLCđối với rừng non trong giai đoạn chăm sóc và nuôi dưỡng cũng như rừng tựnhiên thông ba lá lớn, các vụ cháy rừng trong toàn tỉnh giảm đáng kể, mức độthiệt hại do cháy rừng gây ra không còn lớn như trước đây
Từ kết quả nghiên cứu của Ts Phó Đức Đỉnh và những kết quả tổng kếtthực tiễn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 1995-2006, kếthợp với các công trình nghiên cứu liên quan khác Chi cục Kiểm Lâm LâmĐồng đã đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định về kỹ thuật làmgiảm VLC trong phòng cháy rừng thông Lâm Đồng (QĐ số 31/2007/QĐ-
UBND ngày 10/9/2007) Bản quy định này là cơ sở cho việc xây dựng và
thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng hiện nay ở Lâm Đồng Tuynhiên trong quy định này cũng còn một số hạn chế nhất định như xác định đốitượng xử lý VLC không căn cứ vào khối lượng thực tế của VLC trên lô rừng
mà xác định theo năm trồng hoặc chu kỳ xử lý trước đó, chưa có cơ sở địnhlượng cho mức độ cháy hết của đám vật liệu hay thời điểm đốt phù hợp trongngày…
Khi nghiên cứu vai trò sinh thái của lửa rừng, một số tác giả đã chorằng: lửa rừng là một nhân tố sinh thái đặc biệt Theo Phùng Văn Khoa(2002), lửa rừng là một nhân tố sinh thái không liên tục, có thể tồn tại độc lậpngoài hệ sinh thái rừng, có mối quan hệ giữa lửa-con người-rừng và đi đến kếtluận lửa là một nhân tố sinh thái tàn khốc
Lê Đình Thơm (2009) cho rằng kết quả về mối liên hệ giữa độ ẩm VLCvới chỉ số khí tượng tổng hợp trong đó có hệ số k thay đổi theo lượng mưa; từ
đó tác giả đã đề xuất thay đổi bậc thang dự báo cháy rừng cho khu vực BắcTrung Bộ (a > 7 mm)
Trang 21Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay dựa vào các chỉ số tổnghợp và kỹ thuật vệ tinh, việc cảnh báo nguy cơ cháy rừng đã được cập nhậtliên tục trong phạm vi cả nước do cục Kiểm Lâm thực hiện.
Nhìn chung các nghiên cứu của các tác giả trong nước tập trung vàocác yếu tố khí hậu là chủ yếu để phân cấp mức độ cháy rừng Tuy nhiên, cácyếu tố khí hậu thay đổi liên tục trong ngày và không thể kiểm soát Chính vìvậy khi cháy rừng ở cấp cao nhất(cấp V) thì rừng có thể cháy bất cứ lúc nào.Khi cháy rừng xẩy ra, với hạn chế của địa hình, việc chữa cháy là rất khókhăn và tốn kém Việc nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển của thảm
cỏ, xác định các loài dễ cháy, khối lượng vật liệu cháy cho từng lô rừng trồng,lựa chọn thời điểm thích hợp để đốt trước làm giảm khả năng cháy trong mùacao điểm bằng phương pháp định lượng là giải pháp phòng cháy chủ động cầnphải giải quyết trong nội dung nghiên cứu của đề tài
Trang 22Chương 2 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 – Mục tiêu và giới hạn của đề tài
2.1.1 - Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận
Xác định đặc điểm vật liệu cháy và mối quan hệ giữa vật liệu cháy dướitán rừng thông ba lá(Pinus kesiya) liên quan trực tiếp đến khả năng gây racháy rừng;
Về thực tiễn
Làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng cháy cho VQG Bidoup-Núi Bà;
2.1.2 - Giới hạn của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Rừng trồng thông ba lá ở ba cấp tuổi I,II,III và rừng tự nhiên thông ba
lá là đối tượng rừng dễ cháy theo khuyến cáo của Cục kiểm lâm – Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn
- Địa điểm nghiên cứu:
Tại các tiểu khu: 26; 56;58;76;78;79; 100; 102; 103; 125;129;130 củaVQG Bidoup-Núi Bà thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng; TK 99 Banquản lý rừng phòng hộ Đầu nguồn Đa Nhim – Huyện Lạc Dương, tỉnh LâmĐồng; tiểu khu: 148B Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Nung Đà Lạt LâmĐồng;
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần và mối quan hệ của VLCdưới tán rừng trồng và rừng tự nhiên thông ba lá mà không đi sâu nghiên cứu
Trang 23tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy của VLC như địa hình, khíhậu, lương mưa, độ ẩm vật liệu….
Đối với rừng tự nhiên thông ba lá, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu loạirừng Th4.Ntb là loại rừng chiếm đa số tại VQG Bidoup-Núi Bà;
2.2 – Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu.
2.2.1 – Quan điểm
Sự cháy chỉ có thể xảy ra khi có sự kết hợp đồng thời của ba nhân tố cơbản tạo thành tam giác cháy là ôxy, VLC và nguồn nhiệt gây cháy Ôxy lànhân tố không thể kiểm soát vì luôn tồn tại trong không khí ở ngưỡng từ 21-23%; việc kiểm soát nguồn nhiệt gây cháy đã không hiệu quả do các hoạtđộng sử dụng lửa của con người và thiên tai Vì vậy, VLC là đối tượng cầnquan tâm nghiên cứu trong từng điều kiện cụ thể khác nhau để hạn chế đếnmức thấp nhất nguy cơ cháy rừng cũng như thiệt hại khi cháy rừng xảy ra Đểnghiên cứu VLC liên quan đến cháy rừng, đề tài sẽ tập trung vào việc nghiêncứu thành phần và mối quan hệ của VLC là một trong ba nhân tố tạo nên cháyrừng ở những địa điểm được lựa chọn qua đó đề ra các giải pháp phòng cháyphù hợp
2.2.2 – Phương pháp luận
Từ tổng quan nghiên cứu về cháy rừng cho thấy, có ba phương pháp dựbáo cháy rừng và từ kết quả của dự báo để đề xuất các giải pháp cho phòngcháy khác nhau Phương pháp thứ nhất là phát triển mô hình dự đoán mức độnguy cơ cháy rừng dựa vào các biến khí hậu (phương pháp của Nesterop,
1939 và phương pháp của Phạm Ngọc Hưng, 2001) Phương pháp thứ hai làphương pháp phát triển mô hình dự đoán mức độ nguy cơ cháy rừng tổng hợpdựa vào các biến khí hậu và độ ẩm VLC (các phương pháp áp dụng tại Mỹđược trích dẫn trong giáo trình lửa rừng của Bế Minh Châu, 2002) Phươngpháp thứ ba là phương pháp tích hợp dự báo cháy rừng qua vệ tinh Hạn chếcủa các phương pháp này là:
Trang 24(1) Các nhân tố khí hậu thay đổi liên tục trong ngày và suốt mùa cháy; (2) Không thể đo đếm các yếu tố khí hậu cho các khu vực cụ thể củatừng lô, khoảnh hoặc tiểu khu rừng do hạn chế về mặt địa hình và thiếu cáctrạm đo khí tượng;
(3) Mất nhiều thời gian thu thập số liệu và tính toán trong khi độ chínhxác không cao;
(4) Độ ẩm VLClà chỉ tiêu biến đổi liên tục nhất là VLCtinh;
(5) Khi cháy rừng xảy ra mặc dầu phát hiện được đám cháy tuy nhiênviệc chữa cháy khó khăn và tốn kém
Vì vậy, việc tìm kiếm những phương pháp dự báo vừa đảm bảo độ chínhxác cao và dễ thực hiện, phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng là cầnthiết
Thành phần VLCtrong rừng chủ yếu là thảm cỏ, cây bụi, cành, lá của câyrừng (vật hậu) tạo thành Khối lượng VLC và thành phần của nó có liên quanđến tổ thành loài và đặc tính sinh vật học đặc trưng của các loài cũng nhưtrạng thái biến động phức tạp của các loài Đó là quá trình sinh trưởng, pháttriển, ra hoa kết quả, già cỗi chết đi và tích lũy một khối lượng đủ lớn trởthành vật liệu khô để tham gia vào quá trình cháy Trong quá trình sinhtrưởng phát triển của các loài hay chu kỳ sống của chúng, có những giai đoạnchúng là VLC hay tham gia vào thành phần của VLC nhưng cũng có nhữnggiai đoạn chúng có tác dụng ngăn chặn, cản trở khả năng gây cháy rừng
Sự cháy của VLC phụ thuộc vào khả năng bắt cháy của VLC, khả năngbắt cháy của VLC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng nước chứatrong vật liệu, ẩm độ của vật liệu theo mùa, khối lượng VLC, thành phần vàcấu trúc của VLC, khả năng chất đống của VLC, các yếu tố tự nhiên nhưnhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng phơi và các yếu tố khác như loài, mật độrừng trồng, thời gian chăm sóc, phương pháp bố trí cây trồng, chủng loại thực
Trang 25bì, thời gian sinh trưởng và vật hậu…; như vậy có rất nhiều biến độc lập phảnánh khả năng bắt cháy của VLC Tuy nhiên về mặt thống kê, mô hình dự đoánbiến phụ thuộc (nguy cơ cháy rừng hay khả năng bắt cháy của VLC) dựa trênnhiều biến độc lập chỉ có ý nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa các biến Vì vậy,nếu dự đoán biến phụ thuộc từ nhiều biến độc lập thì sai số dự đoán sẽ lớnhơn rất nhiều so với một hoặc hai biến độc lập
Đề tài lựa chọn các biến độc lập có thể định lượng, ít bị thay đổi và dễkiểm soát để mô hình hóa các mối tương quan giữa chúng nhằm xác định khảnăng bắt cháy của VLC, từ đó đề xuất các giải pháp phòng cháy phù hợp Nghiên cứu thảm cỏ dưới tán rừng, định danh, tìm hiểu quá trình sinhtrưởng phát triển của thảm cỏ, phân loại và điều tra khối lượng vật liệu cháy,tìm hiểu mối tương quan giữa chúng, xác định hệ số khả năng bắt cháy và đềxuất các giải pháp làm giảm VLC là phương pháp luận của đề tài
2.3 - Nội dung nghiên cứu
2.3.1- Nội dụng 1: Khảo sát thực trạng các nguyên nhân gây cháy rừng,xác định đối tượng rừng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà
2.3.2- Nội dung 2: Điều tra các loài thực vật chủ yếu là nguồn gốc củaVLC và khối lượng trên các kiểu rừng dễ cháy
2.3.3- Nội dung 3: Xác định hệ số khả năng bắt cháy của vật liệu cháy(k) và các yếu tố liên quan để làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng cháy;
2.3.4- Nội dung 4: Khảo nghiệm một số chỉ tiêu liên quan đến phươngpháp xử lý VLC phục vụ phòng cháy ở các kiểu rừng dễ cháy tại VQGBidoup Núi Bà
2.3.5- Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp phòng cháy cho VQG Núi Bà
Trang 26Bidoup-2.4 - Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 – Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp
2.4.2 – Phương pháp điều tra hiện trường
Đối với nội dung 1- Khảo sát thực trạng các nguyên nhân gây cháy rừng,xác định đối tượng rừng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà
Trước hết phân chia đối tượng nghiên cứu thành các nhóm khác nhau.Đối với rừng thông ba lá tự nhiên dựa vào biểu phân cấp rừng thông để lựachọn đối tượng nghiên cứu đặc trưng; đối với rừng trồng thông ba lá phânchia theo cấp tuổi Cấp tuổi I là rừng trồng từ năm thứ 1 đến năm thứ 5; cấptuổi II rừng trồng từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 và cấp tuổi III rừng trồng lớnhơn 10 tuổi
Đối với nội dung 2 – Điều tra các loài thực vật chủ yếu là nguồn gốc củaVLC và khối lượng VLC trên các kiểu rừng dễ cháy, phân loại vật liệu cháy
Ở rừng trồng của 3 cấp tuổi và rừng tự nhiên tương ứng với 3 cấp đấtkhác nhau(cấp I, cấp II và cấp III) lập 3 ô tiêu chuẩn đại diện cho các nămtrồng khác nhau với diện tích 500m2 (20m*25m) tổng số ô tiểu chuẩn 500 m2
cần điều tra là 36 ô Trên các ô tiêu chuẩn tiến hành thu thập các chỉ tiêu bìnhquân của lâm phần như D1,3 (cm); H VN (m) và N (cây/ha) Những chỉ tiêu điềutra cây gỗ lớn trong ô tiêu chuẩn được đo đạc theo những chỉ dẫn thôngthường của lâm học và điều tra rừng làm cơ sở cho việc phân tích mối quan
hệ giữa các chỉ tiêu bình quân của lâm phần với sự biến động của thành phầnkhối lượng vật liệu cháy
Thành phần thực vật dưới tán rừng trong ô tiêu chuẩn được xác định theonhững ô dạng bản kích thước 4m2 (2m*2m) Trong mỗi ô tiêu chuẩn bố trí 5 ôdạng bản ở bốn góc và 01 ô ở giữa để đo chiều cao và thống kê thành phầncác loài thực vật dưới tán rừng, sắp xếp theo họ và phân chia các loài dễ cháy,các loài khó cháy, các loài sống lâu năm và hàng năm
Trang 27VLC được cấu thành từ Vật rụng (lá, thân, cành, quả khô) và thảm thựcvật dưới tán rừng VLC gồm vật liệu tinh và vật liệu thô Vật liệu tinh gồmcác thành phần nêu trên nhưng có đường kính của thân, cành khô nhỏ hơn 1
cm Vật liệu thô gồm các thành phần nêu trên nhưng có đường kính của thân,cành khô lớn hơn 1 cm (Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp,2002) Vật liệu tinh là vật liệu tham gia ngay vào quá trình cháy khi cháyrừng xẩy ra trong khi đó vật liệu thô chỉ cháy khi cường độ cháy đạt đến mộtmức độ nào đó Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉnghiên cứu và phân loại vật liệu tinh ban đầu phục vụ cho công tác phòngcháy rừng thông ba lá
Phương pháp xác định khối lượng VLC như sau:
Đặt 36 ô tiêu chuẩn điền hình 1000m2 (20m*50m) trên diện tích rừngtrồng của 3 cấp tuổi và rừng tự nhiên tương ứng với 3 cấp đất khác nhau Trênmỗi ô tiêu chuẩn đặt 9 ô dạng bản theo tuyến song song cách đều để đo đếmkhối lượng vật liệu cháy
Trên các ô dạng bản 4m2, khối lượng VLC khô tự nhiên (vật liệu tinh,khô) của mỗi loại được thu gom bằng cào và cân đo Sau đó cộng dồn lạiđược tổng khối lượng vật liệu khô tự nhiên ban đầu (ký hiệu là m1, kg/4m2).Khối lượng vật liệu tươi của mỗi loại (cây bụi có đường kính gốc nhỏ hơn 1
cm, cỏ, dây leo còn tươi) cắt sát gốc bằng liềm và cân chính xác đến 0,1 kg,sau đó cộng dồn lại được khối lượng của vật liệu tươi ban đầu (ký hiệu m2,kg/4m2) Số liệu chỉ được thu thập vào những ngày nắng và thời gian thu thập
từ 11h đến 14h trong ngày để loại trừ độ ẩm tương đối của VLC ảnh hưởngđến khối lượng VLC Tổng khối lượng VLC dưới tán rừng (được ký hiệu là
M, kg/4 m2) được tính như sau:
M = m1+m2
Trang 28Đối với nội dung 3 – Xác định hệ số khả năng bắt cháy của vật liệucháy(K) để làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng cháy:
Phương pháp xác định hệ số khả năng bắt cháy của VLC như sau:
Hệ số khả năng bắt cháy của VLC ký hiệu là K được xác định bởi tỷ sốgiữa khối lượng vật liệu khô ban đầu m1 và tổng khối lượng vật liệu M
Hệ số khả năng bắt cháy của VLC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khảnăng chất đống hay là độ chặt của đám vật liệu, độ ẩm của đám vật liệu, khốilượng của vật liệu khô m1 và vật liệu tươi m2 ban đầu, tổng khối lượng M củađống vật liệu cháy Nếu chúng ta bỏ qua mức độ chất đống và độ ẩm của đốngvật liệu là hai yếu tố không thể kiểm soát thì hệ số khả năng bắt cháy củaVLC phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng vật liệu khô ban đầu m1 trong tổngkhối lượng vật liệu M, nếu hàm lượng m1 ban đầu tăng thì đống vật liệu dễbốc cháy thúc đẩy quá trình cháy gia tăng Trong khi đó khối lượng vật liệutươi ban đầu m2 lại ảnh hưởng đến khả năng cháy của đống vật liệu theochiều ngược lại Từ nhận định ban đầu này, chúng tôi bố trí thí nghiệm thuthập các chỉ tiêu m1, m2 và M, thiết lập hệ số khả năng bắt cháy K để kiểmchứng theo phương pháp thống kê học
Trên các ô dạng bản, sau khi cân khối lượng vật liệu m1, m2 cộng lạiđược M; chúng tôi trộn đều m1 và m2 và tiến hành đốt để xác định thời giancháy Tc (phút/4 m2) và % cháy hết Pc của đám VLC và tính toán hệ số khảnăng bắt cháy của VLC K Căn cứ vào các số liệu thu thập được của các chỉtiêu m1; m2; M ;Tc, Pc và K để mô hình hóa quan hệ giữa các chỉ tiêu thuthập với khả năng cháy của đám vật liệu phát sinh cháy rừng phục vụ giảipháp kỹ thuật đốt VLC trong phòng cháy rừng thông ba lá
Đối với nội dung 4- Khảo nghiệm phương pháp xử lý VLC ở các kiểurừng dễ cháy tại VQG Bidoup Núi Bà:
Trang 29Nghiên cứu khái niệm đốt trước VLC do FAO (1991) đề xuất và quytrình PCCR thông ba lá đang áp dụng ở Lâm Đồng và kết quả nghiên cứu (nộidung nghiên cứu 2 và 3), đề tài tiến hành khảo nghiệm một số chỉ tiêu liênquan đến phương pháp xử lý VLC ở các kiểu rừng dễ cháy tại VQG BidoupNúi Bà.
Trên các đối tượng rừng dễ cháy đã được xác định, lập 5 ô tiêu chuẩnrộng 2500 m2, phát dọn đường ranh xung quanh ô tiêu chuẩn rộng 8m đềphòng ngừa cháy lan trong quá trình thực nghiệm Mỗi ô tiêu chuẩn bố trí 30
ô dạng bản theo dải song song cách đều để cân khối lượng VLC; xác định hệ
số khả năng bắt cháy của VLC (K) và đốt thử Chụp ảnh thời gian tiêu haocho quá trình cháy Tc, xác định tỷ lệ phần trăm cháy Pc% Từ dữ liệu thu thậpđược trên các mô hình đã được thiết lập, chúng tôi lựa chọn mô hình phù hợp
để rút ra các thông số kỹ thuật áp dụng cho phương pháp xử lý VLC tại VQGBidoup-Núi Bà
Đối với nội dung 5 – Đề xuất các giải pháp phòng cháy hiệu quả choVQG Bidoup-Núi Bà:
Căn cứ vào kết quả đề tài và tài nguyên rừng của VQG Bidoup-Núi Bà,
đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng cho VQG để lồng ghép vào cácchương trình dự án và tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ diện tích rừng hiện cócủa VQG Bidoup-Núi Bà
2.4.3 - Phương pháp xử lý số liệu
(a) Tổng hợp bảng câu hỏi để phân tích các nguyên nhân gây cháy rừng;
(b) Lập bảng thống kê để mô tả các đặc trưng của lâm phần của các kiểu rừng
dễ cháy:
- Tính những chỉ tiêu đặc trưng mô tả lâm phần;
- Tính những đặc trưng thống kê mô tả nguồn VLC dưới tán rừng:
- Xác định hệ số khả năng bắt cháy của VLC K:
Trang 30Đề tài thiết lập hệ số khả năng bắt cháy của VLC K theo m1 và M nhưsau:
K= m1/MTrong đó:
- K là hệ số khả năng bắt cháy của vật liệu cháy;
- m1 là khối lượng vật liệu khô ban đầu;
- m2 là khối lượng vật liệu tươi ban đầu;
- M là tổng khối lượng vật liệu, M=m1+m2
Hệ số K biến thiên từ 0 đến 1 và đạt giá trị cực đại khi m1=M, nếu hệ số
K càng cao thì khả năng cháy của VLC càng cao
Ngoài ra, để đánh giá mức độ cháy của đám vật liệu chúng tôi còn đưa racác chỉ tiêu như Pc (là % cháy hết của đám vật liệu) và Tc (là thời gian cháykéo dài của đám vật liệu, phút/4 m2)
Từ các chỉ tiêu m1, m2, M, K, Tc và Pc tiến hành thiết lập các ma trậntương quan (correlation matrix) cho 4 kiểu rừng trồng và 01 kiểu rừng tựnhiên trên các khu vực nghiên cứu phần mền Excel và Statgraphics Từ kếtquả xử lý dữ liệu thể hiện ở ma trận tương quan, chúng tôi thiết lập các môhình toán học thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu nói trên Nhờ các môhình toán học này, xác định được các giá trị của các chỉ tiêu phục vụ cho kỹthuật đốt giảm VLC trong phòng cháy rừng
Trang 31Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1- Lược sử đối tượng nghiên cứu
Tại VQG Bidoup-Núi Bà, loài cây trồng rừng chính là thông balá(Pinus kesiya) với các mật độ khác nhau là 1650 cây/ha, 2200 cây/ha và
3300 cây/ha Đối với rừng trồng cấp tuổi I (từ 1-5 tuổi), rừng sau khi trồngđược chăm sóc 4 năm liên tục mỗi năm một lần Biện pháp chăm sóc bao gồm
xử lý thực bì toàn diện, vun xới gốc cây đối với năm thứ nhất và năm thứ 2.Đến năm thứ 3 và năm thứ 4 sau khi trồng, quy trình chăm sóc chỉ xử lý thực
bì toàn diện và chặt bỏ cành nhánh, các cây bị sâu bệnh (không vun xới gốc).Khi thực hiện quy trình chăm sóc đã nêu, cháy rừng rất dễ xẩy ra vì: Vào đầumùa khô, các loại thực bì sau khi phát sát gốc bị phơi khô tạo nên lượng VLCrất lớn và có thể cháy bất cứ khi nào nếu gặp nguồn lửa trong rừng vàonhững năm 1990 đến năm 2000 cháy rừng trồng thông ba lá cấp tuổi I đã gâythiệt hại lớn ớ các khu rừng mới trồng Đến nay một số diện tích rừng trồng bịcháy tại khu vực nghiên cứu có chất lượng kém, mật độ thưa và trữ lượngthấp Những năm gần đây, trong quy trình chăm sóc rừng trồng bổ sung khâu
xử lý VLC sau khi phát dọn thực bì Việc xử lý VLC trong chăm sóc rừngtrồng cũng sẽ gây ra cháy rừng nếu không xác định được thời điểm đốt VLCthích hợp Đối với rừng trồng cấp tuổi II và cấp tuổi III (lớn hơn 5 tuổi) chỉđược nuôi dưỡng 01 lần vào năm thứ 6 hoặc năm thứ 7 Biện pháp nuôidưỡng là phát dọn thực bì toàn diện, chặt bỏ cành nhánh già, các cây bị congqueo, sâu bệnh Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, sự tích lũy VLCcủa giai đoạn này là rất lớn do sự đào thải các vật liệu hữu cơ từ lá rộng vàthảm cỏ dưới tán rừng nên rừng rất dễ bị cháy và khi cháy rừng đối tượng này
Trang 32thường gây ra những đám cháy lớn và gây thiệt hại đáng kể đối với các khurừng trồng và cả các khu rừng tự nhiên kế cận.
Đối với rừng tự nhiên thông ba lá tại VQG Bidoup-Núi Bà, cháy rừngxẩy ra theo các chu kỳ tích lũy VLC từ lá rụng và thảm cỏ dưới bề mặt đấtrừng Cho đến nay, chưa có những nghiên cứu cụ thể về khả năng tích lũyVLC liên quan đến chu kỳ cháy rừng của rừng tự nhiên thông ba lá
3.2– Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội
3.2.1 – Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
VQG Bidoup-Núi Bà nằm ở trung tâm của cao nguyên Langbiang haycòn gọi là cao nguyên Lâm Viên hoặc cao nguyên Đà Lạt Toàn bộ diện tíchvùng lõi của VQG nằm trọn trong địa giới hành chính của Huyện Lạc Dương
và một phần huyện Đam Rông (xã Đạ Tông) tỉnh Lâm Đồng
Tọa độ: 12o00’4’’ đến 12o52’ độ vĩ Bắc;
108 o 17’ đến 108o42’ Kinh độ Đông;
Phía Bắc giáp tỉnh Đắc lắc; Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh NinhThuận, phía Tây và phía Nam giáp khu rừng phòng hộ Đa nhim và khu dulịch Dankia-Đà Lạt
b) Diện tích
Theo các quyết định số 1738/QĐ-TTg; quyết định số 3868/QĐ-UBND,tổng diện tích của VQG Bidoup-Núi Bà được giao quản lý là 66.067,47 ha,trong đó có 56.436 ha rừng đặc dụng và 9.631,47 ha rừng phòng hộ thuộc 80tiểu khu
Về cấu trúc không gian, VQG Bidoup-Núi Bà có thể gọi là “miềm giữa”của một vùng rừng rộng lớn Đó là từ VQG Chư Yang Sin thuộc tỉnh ĐắcLắc ở phía bắc sang khu rừng đặc dụng Hòn Bà tỉnh khánh Hòa, lên đỉnhBidoup rồi xuống VQG Phước Bình tỉnh Ninh Thuận Liên kết với khu rừng
Trang 33phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim và Ban quản lý rừng phòng hộ cảnh quan LâmViên tỉnh Lâm Đồng tạo thành một khu vực rộng lớn lên đến hơn 300.000 héc
ta Là nơi khởi nguồn của các con sông lớn (Sông K’Rông Nô; Sông Cái vàSông Đồng Nai) Với tính phân bậc của địa hình, tính phân hóa Đông - Tâylàm cho khu vực rộng lớn này chứa đựng những giá trị to lớn về đa dạng sinhhọc Cùng với chức năng phòng hộ, cung cấp các giá trị của hệ sinh thái, nơiđây còn là cái nôi văn hóa của cộng đồng các dân tộc bản địa Nam TâyNguyên.Vì vậy, khu vực này là điều kiện lý tưởng cho việc bảo tồn (đa dạngsinh học và văn hóa) ở cấp cảnh quan
Trong VQG Bidoup-Núi Bà các khối núi có sự phân hóa và không tạonên hướng thật sự chủ đạo Nhìn tổng thể, địa hình có dạng cánh cung vànghiêng dần từ Đông sang Tây Do hệ thống hai lưu vực: Bắc thuộc lưu vựcsông K’rông Nô, Nam thuộc lưu vực sông Đa Nhim nên hướng phơi chủ đạo
là hướng Tây và Tây Nam Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc cao, diện tíchquản lý lớn và không có đường giao thông là những khó khăn cho công tácphòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại VQG Bidoup-Núi Bà
d) Địa chất và thổ nhưỡng
VQG Bidoup-Núi Bà nằm ở cao nguyên Langbiang với một nền địa chấtgồm hai nhóm đá mẹ chủ yếu là nhóm macma axit và nhóm đá trầm tích hỗn
Trang 34hợp Trong nhóm macma axit chủ yếu là đá granit, daxit và riolit với nhómđất chính là feralit vàng đỏ phân bố ở các vùng đồi, núi chiếm trên 85%.Trong nhóm trầm tích hỗn hợp chủ yếu là đá sa phiến xen cuội kết, các bộtkết màu đỏ tạo thành những vùng đất phù sa dọc theo các sông suối chiếmkhoảng 15% diện tích tự nhiên và phân bố ở các vùng trũng thấp.
e) Khí hậu – thủy văn
(i) Chế độ nhiệt :
Do ở độ cao trung bình 1500m - 1800m và được bao quanh bởi các dãynúi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt và LạcDương mang những nét riêng của vùng cao thể hiện rõ ở bức xạ mặt trời vàhoàn lưu khí quyển
Tổng lượng bức xạ mặt trời là 114,8 Kcal/cm2/năm, lớn nhất là vàotháng 3 và giảm dần vào mùa mưa, thấp nhất vào tháng 10 Cán cân bức xạdương từ 5 đến 10 Kcal/cm2 Cán cân bức xạ trung bình ở Đà Lạt có giá trị78,6 Kcal/cm2 Hoàn lưu khí quyển quyết định thời tiết trong năm Khốikhông khí biển Đông ưu thế từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ về đêm thấp,trời quang, độ ẩm thấp, không mưa Từ tháng 4 ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc giảm dần, thay thế bởi khối khí xích đạo gió mùa Tây Nam Tháng 5 đếntháng 10 nhiệt ẩm cao, nhiều mây, nhiều mưa
Nhiệt độ không khí trung bình 18oC (từ 1977 – 1981, biến động từ
17,5o_18,2o)
Tháng 1 cực tiểu khoảng 15,6oC
Tháng 5 cực đại khoảng 19,6oC
Biên độ nhiệt tháng khoảng 3,9oC
Nhiệt độ trung bình ngày giao động từ 15 đến 20oC
Nhiệt độ tối thấp, quan sát thực được là - 0,1oC (tháng 1- 1932) và 5oC(tháng 1- 1977)
Nhiệt độ tối cao quan sát được 31,5oC (năm 1928, 1930, 1934)
Trang 35Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình l 9oC
Biên độ nhiệt ngày đêm mùa khô 11,2oC - 13,2oC
Biên độ nhiệt ngày đêm mùa mưa 6oC - 7oC
Nhiệt độ mặt đất trung bình là 20,6oC
(ii) Chế độ mưa:
- Tại Đa Nhim : lượng mưa trung bình nhiều năm (48 năm) l1.733,81mm (năm 2000 cao nhất : 2.377,7mm, cịn năm 1965 chỉ đạt 1.127,8mm)
Tháng 1 lượng mưa trung bình nhiều năm thấp nhất l 5,26mm
Tháng 9 có lượng mưa trung bình nhiều năm cao nhất l 262,9mm
Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 80% cả năm
- Tại các đai cao trên 1900m, như Bidoup, Hòn Giao, Giao Rích, ChưYên Du lượng mưa có thể đạt 2800-3000mm/năm và số ngày mưa cũng caohơn Đà Lạt, mây mù bao phủ thường xuyên
(iii) Ẩm Độ:
Mùa mưa: độ ẩm đạt trên 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 7,8,9
Mùa khô: độ ẩm đạt dưới 80% Độ ẩm thấp nhất vào tháng 2,3 đạt 78%
75-Độ ẩm thấp nhất trong ngày vào lúc 13-14 giờ
(iv) Thủy văn:
Mật độ sông suối trung bình 0,31 Km/Km2 Mùa lũ kéo dài 3 tháng (từ7-9) nhưng mực nước không cao hơn mùa kiệt là mấy (2-3m) VQG giữ mộtvai trò quan trọng về mặt thủy văn của khu vực Do khu vực Bidoup-Núi Bà
là nơi cao nhất của Cao nguyên Đà Lạt, nên đã hình thành hai hệ thủy quantrọng cho miền nam Việt Nam:
- Phía nam của vùng Bidoup-Núi Bà của hai dãy núi cao nhất của vùng
là núi Bidoup phía đông và dãy núi Langbiang phía Tây, là vùng đầu nguồncủa sông Đồng Nai, được xem là vùng thượng sông Đồng nai
Trang 36- Phần còn lại của vùng là những dãy núi, đồi có độ cao thấp dần từ1900m-700m, là vùng đầu nguồn của sông Krông nô, là một trong nhữngnhánh sông chính của sông Serepok, đầu nguồn của sông M Kơng
Địa hình vùng Bidoup-Núi Bà chủ yếu là vùng núi nên địa hình rất dốc,
có nhiều gềnh thác không thích hợp cho sự giao thông bằng đường thuỷnhưng lại là vùng có nhiều tiềm năng về du lịch và thuỷ điện Sông Đa Nhim
và Đa Mông là hai nhánh sông xuất phát từ núi Bidoup, cung cấp nước cho hồ
Đa Nhim, tuy diện tích hồ 10 Km2 nhưng do lợi dụng độ cao đã có 4 tổ máycho công suất 160 Mw Sản lượng điện hàng năm 1026 tỷ Kwh Thuỷ điệnSuối Vàng đã được cấp nước từ khu vực núi Langbiang, ngoài ra còn nhiều
dự án thuỷ điện khác cũng đang được triển khai quanh vùng Bidoup-Núi Bà
Các suối có dòng chảy chậm và có nước quanh năm Nhờ diện tíchrừng trong khu vực chiếm đến 94%, tạo thành một thảm rừng lớn giữ nướctrong mùa mưa hạn chế lũ lụt cho vùng hạ lưu, về mùa khô là nơi cấp nướccho các sông suối, khiến cho lưu lượng nước các sông trong vùng được điềuhoà quanh năm Tạo thuận lợi cho các hoạt động du lịch sau này và đảm bảohoạt động của các nhà máy thuỷ điện
(v) Các mùa trong năm:
Nếu căn cứ vào lượng mưa trung bình tháng, khí hậu khu vực nghiêncứu chia làm 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10 với hướng gió chính là Tây - Tây Nam Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4năm sau, hướng gió chính là Đông - Đông Bắc
Theo Huỳnh Nguyên Lan (1980), căn cứ vào lượng mưa, nhiệt độ bìnhquân tháng, độ ẩm không khí, chia khí hậu Đà Lạt làm ba mùa: Mùa khô lạnh,mùa khô nóng và mùa mưa Theo Phó Đức Đỉnh(1997) có thay đổi giới hạncác tháng cho ba mùa cụ thể (bảng 3.1)
Trang 37Bảng 3.1- Phân chia các mùa trong năm
Các mùa trong năm Huỳnh Nguyên Lan (1980) Phó Đức Đỉnh (1997)
Mùa khô nóng Tháng 3- giữa tháng 4 Tháng 2- 4
Việc phân chia các mùa trong năm là rất cần thiết trong công tác dự báocháy rừng, áp dụng các phương pháp phòng chống cháy rừng khác nhau đốivới từng địa phương hoặc cả những khu vực rộng lớn hơn như toàn vùng tâyNguyên, Đông Nam Bộ…
3.2.2 – Tình hình kinh tế - xã hội
(i) Dân cư
Theo Quyết định 2481/2000/QĐ - UB của UBND Tỉnh Lâm Đồng, hầunhư các điểm dân cư đều nằm ngoài Vườn quốc gia Tuy nhiên vẫn còn 81 hộtại xã Đa Chays và Đa Sar sống bên trong vùng lõi của VQG VQG Bidoup-Núi Bà nằm trong địa bàn huyện Lạc Dương, bao gồm các xã: Lát, Đasar, ĐaNhim, Đachais, Đưng K’nớ và thị trấn Lạc Dương Tổng số hộ thuộc 5 xã vàthị trấn là l 3.458 hộ với 17.772 nhân khẩu Dân tộc chính là K’ho với các tộcngười Lạch, Cil và một số ít các dân tộc khác
(ii) Tình hình giao thông
Hiện nay để tiếp cận VQG có ba hướng chính: tuyến đường 723 Đà Lạt– Nha Trang, Tuyến đường Đông Trường Sơn (tỉnh lộ 722) và Đường 416 ĐàLạt - Lạc Dương Tuy nhiên để vào vùng lõi của VQG hầu như chưa cóđường giao thông cho các phương tiện đi lại ngoại trừ một số đường mòn cóthể đi bằng xe gắn máy vào mùa khô Chính vì vậy, khi cháy rừng xảy ra chỉ
có thể đi bộ vào điểm cháy và dập lửa bằng phương pháp thủ công
(iii) Tình hình kinh tế - xã hội
Trang 38Thu nhập chủ yếu của người dân là từ các hoạt động sản xuất nôngnghiệp và giao khoán bảo vệ rừng Tuy nhiên do thiếu đất sản xuất, trình độcanh tác lạc hậu, nhập lượng cho nông nghiệp thấp nên giá trị sản xuất trênmột đơn vị diện tích là không cao Chăn nuôi không phát triển, dịch vụthương mại tập trung vào một số hộ dân là người kinh nhập cư nên đời sốngdân cư của khu vực này còn nhiều khó khăn Tỷ lệ đói nghèo lên đến 30%.Cùng với tập quán sống phụ thuộc vào một số lâm đặc sản của rừng, canh tácnương rẫy xen kẽ trong VQG nên vấn đề kiểm soát nguồn lửa gây ra cháyrừng của VQG là không thể thực hiện.
Trang 39Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1- Khảo sát thực trạng và các nguyên nhân gây cháy rừng, xác định đối tượng rừng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà
4.1.1 - Hiện trạng
Theo tổ chức Nông lương Thế giới (FAO, 1991) cháy rừng là sự xuấthiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sựkiểm soát của con người, gây nên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, củacải và con người
Theo khái niệm trên thì tổn thất do cháy rừng khó có thống kê chính xác
và mỗi quốc gia có các tiêu chuẩn riêng Một số nước thường có cháy rừnglớn và gây tổn thất nghiêm trọng gồm Mỹ, Canada, Hy Lạp, Australia,Indonesia…
Ở Việt Nam cháy rừng cũng thường xuyên xảy ra Trong 38 năm từ năm
1963 – 2000 cả nước đã xảy ra 45.921 vụ cháy rừng, thiêu hủy 632.049,1 harừng trồng và rừng tự nhiên, chưa kể hàng chục vạn ha đồng cỏ, savana…Khu vực Tây Nguyên gồm 4 tỉnh Đắc lắc, Gia Lai, Kon Tum và LâmĐồng là những tỉnh rừng bị cháy khá lớn, chỉ tính riêng từ năm 1992 -2000,bốn tỉnh đã xảy ra 1.825 vụ, gây thiệt hại 13.582,2 ha rừng
Theo số liệu của Cục kiểm lâm, trong 6 năm từ năm 2005-2010 trên địabàn toàn quốc xảy ra 3.774 vụ cháy rừng gây thiệt hại 21.676,22 ha rừngtrong đó có 6.094,27 ha rừng tự nhiên và 15.582,55 ha rừng trồng Năm 2005
số vụ cháy cao nhất là 1165 vụ gây thiệt hại 7.350,08 ha rừng Trong 6 thángđầu năm 2010 số vụ cháy trên toàn quốc là 660 vụ đã cao gấp hai lần năm
2009 và đến nay các vụ cháy vẫn liên tục xảy ra
Trang 40Các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên trong hệ thống rừng đặc dụng ViệtNam có nguy cơ cháy rất cao Một số vụ cháy rất nghiêm trọng đã xảy ra ởVQG U Minh Thượng và VQG Hoàng Liên Từ ngày 8 đến 15-2, 1.700harừng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai bị cháy thiệt hại 100%.
Thống kê cháy rừng tại Lâm Đồng, từ năm 1996 đến hết năm 2009, toàntỉnh đã xảy ra 1.330 vụ cháy rừng gây thiệt hại 2.950 ha ( xem bảng 4.1)
Bảng 4.1 – Thống kê các vụ cháy rừng của Lâm Đồng từ 1996-2009
* Nguồn: Chi cục kiểm lâm Lâm Đồng 2010
Cháy rừng cũng là nguy cơ thường trực đối với VQG Bidoup-Núi Bà
Từ năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 18 vụ cháy rừng gây ảnhhưởng đến 165,6 ha rừng tự nhiên và rừng trồng Đặc biệt trong 6 tháng đầunăm 2010 đã có 5 vụ cháy rừng xảy ra gây ảnh hưởng đến 85,89 ha rừng.Riêng vụ cháy ở tiểu khu 127 đã gây ảnh hưởng đến 78,39 ha rừng tự nhiên
và 10,39 ha rừng trồng (cháy 2/3 tán lá) Do nhiều năm rừng không bị cháy,