Chính sách truyền thông cổ động cho sản phẩm đá Granite tại công ty Tân Đại Phát. Phân tích chi tiết các cách truyền thông cho đá Granite một cách đúng đối tượng tiếp cận mục tiêu.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG 1
1.1 Một số vấn đề cơ bản về truyền thông cổ động 2
1.1.1 Một số khái niệm về truyền thông cổ động 2
1.1.2 Công cụ truyền thông cổ động 2
1.1.3 Quá trình truyền thông 3
1.1.4 Vai trò của truyền thông cổ động 4
1.1.4.1 Đối với doanh nghiệp 4
1.1.4.2 Đối với người tiêu dùng 5
1.1.4.3 Đối với xã hội 5
1.2 Nội dung thực hiện tiến trình truyền thông cổ động 5
1.2.1 Định dạng công chúng mục tiêu 5
1.2.2 Xác định mục tiêu truyền thông 5
1.2.3 Thiết kế thông điệp 6
1.2.3.1 Nội dung thông điệp 7
1.2.3.2 Kết cấu thông điệp 8
1.2.3.3 Hình thức thông điệp 8
1.2.3.4 Nguồn thông điệp 8
1.2.4 Lựa chọn phương tiện truyền thông 9
1.2.4.1 Các kênh truyền thông trực tiếp 9
1.2.4.2 Các kênh truyền thông gián tiếp 9
1.2.5 Xây dựng ngân sách cổ động 9
1.2.6 Quyết định về hệ thống cổ động 11
1.2.7 Đánh giá kết quả công tác truyền thông cổ động 12
1.3 Những yếu tố quyết định đến hệ thống cơ cấu của truyền thông cổ động 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM ĐÁ GRANITE TẠI CÔNG TY TNHH MTV TÂM ĐẠI PHÁT GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 1
2.1 Tổng quan về Công ty 15
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ 15
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 15
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 16
2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực của Công ty TNHH MTV Tâm Đại Phát giai đoạn 2011-2013 19
2.2.1 Nguồn nhân lực 19
2.2.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật 21
2.2.3 Tài sản – nguồn vốn: 22
2.3 Thực trạng công tác truyền thông cổ động cho sản phẩm đá Granite tại Công ty TNHH Tâm Đại Phát giai đoạn 2011-2013 23
2.3.1 Thực trạng định dạng công chúng mục tiêu 23
2.3.2 Thực trạng xác định mục tiêu truyền thông 23
2.3.3 Thực trạng thiết kế thông điệp 24
2.3.3.1 Cấu trúc thông điệp 24
2.3.3.2 Hình thức thông điệp 24
2.3.33 Mục đích thông điệp 24
2.3.4 Thực trạng chọn lựa phương tiện truyền thông 25
2.3.4.1 Đối với kênh truyền thông trực tiếp 25
2.3.4.2 Đối với kênh truyền thông gián tiếp 25
Trang 22.3.5 Thực trạng xây dựng ngân sách cổ động 25
2.3.6 Thực trạng quyết định về hệ thống cổ động 29
2.3.7 Thực trạng kết quả công tác truyền thông cổ động 30
CHƯƠNG 3: HOÀN THIÊN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM ĐÁ GRANITE TẠI CÔNG TY TNHH MTV TÂM ĐẠI PHÁT GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 15
3.1 Cơ sở tiền đề của giải pháp 32
3.1.1 Đánh giá công tác truyền thông cổ động tại Công ty TNHH MTV Tâm Đại Phát giai đoạn 2011-2013 32
3.1.1.1 Những mặt đạt được 32
3.1.1.2 Những hạn chế tồn tại 32
3.1.1.3 Nguyên nhân 33
3.1.2 Mô hình SWOT của Công ty 34
3.1.2.1 Điểm mạnh 34
3.1.2.2 Điểm yếu 34
3.1.2.3 Cơ hội 34
3.1.2.4 Thách thức 35
3.1.3 Mục tiêu của công tác truyền thông cổ đông của Công ty trong thời gian tới 35
3.1.3.1 Mục tiêu dài hạn 35
3.1.3.2 Mục tiêu ngắn hạn (năm 2015) 35
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác truyền thông cổ động tại Công ty TNHH MTV Tâm Đại Phát giai đoạn 2014-2016 36
3.2.1 Hoàn thiện công tác định dạng công chúng mục tiêu 36
3.2.2 Hoàn thiện công tác xác định mục tiêu truyền thông 36
3.2.3 Hoàn thiện công tác thiết kế thông điệp 37
3.2.4 Hoàn thiện công tác chọn lựa phương tiện truyền thông: 39
3.2.5 Hoàn thiện công tác xây dựng ngân sách cổ động 39
3.2.6 Hoàn thiện các quyết định về hệ thống cổ động 40
3.2.7 Nâng cao kết quả công tác truyền thông cổ động 41
3.2.7.1 Hệ thống chỉ tiêu định tính 41
3.2.7.2 Hệ thống chỉ tiêu định lượng 42
KẾT LUẬN 43
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, môi trường kinh doanh ngày trở nên khắc nghiệt, với nhiều đối thủcạnh tranh hơn, vì vậy các doanh nghiệp phải có những chiến lược nhằm giúp chodoanh nghiệp mình có chỗ đứng, gây dựng được hình ảnh trên thị trường
Chính vì thế, việc xây dựng chương trình truyền thông cổ động có ý nghĩa tolớn trong việc phát triển và quảng bá thương hiệu của công ty Làm cho sản phẩm vàthương hiệu của công ty không những cho người tiêu dùng trong nước biết đến mà kể
cả những người tiêu dùng ở các quốc gia khác trên thế giới Vì vậy em đã chọn đề tài “HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM ĐÁGRANITE TẠI CÔNG TY TNHH TÂM ĐẠI PHÁT GIAI ĐOẠN 2015 - 2017” Vớiviệc tiến hành làm đề tài này em sẽ xem xét, đánh giá lại những chương trình mà công
ty đã sử dụng và đồng thời giúp chúng em phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếucủa công ty để hoàn thiện chương trình truyền thông cổ động của công ty Từ đó, công
ty có cơ sở vững chắc hơn trong việc xây dựng những chương trình truyền thông cổđộng để nâng cao được vị thế của công ty trên thị trường Việt Nam
Đề tài gồm những phần sau đây:
• Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông cổ động
• Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông cổ động cho sản phẩm đá Granite tạicông ty TNHH MTV Tâm Đại Phát giai đoạn 2011 - 2013
• Chương 3: Hoàn thiện công tác truyền thông cổ động cho sản phẩm đá Granite tạicông TNHH MTV Tâm Đại Phát giai đoạn 2015 - 2017
Trong quá trình thực hiện, em đã cố gắng nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót Vìvậy, em mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn Em xin chân thànhcảm ơn sự quan tâm và hướng dẫn nhiệt tình của thầy Phạm Anh Định
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
1.1 Một số vấn đề cơ bản về truyền thông cổ động
1.1.1 Một số khái niệm về truyền thông cổ động
Dưới đây là tất cả các khái niệm liên quan đến truyền thông cổ động:
- Truyền thông cổ động - Promotion: là quá trình truyền thông trong marketingđược thực hiện để tạo ra một khuynh hướng thuận lợi nhằm hướng khách hàng đến vớimột nhãn hiệu sản phẩm hay một dịch vụ, ý tưởng hoặc thậm chí là con người
- Promotion mix là việc sử dụng tích hợp những công cụ bao gồm quảng cáo,marketing trực tiếp, khuyến mại, quan hệ công chúng và bán hàng cá nhân mà nhữngngười là marketing sử dụng để thực hiện quá trình truyền thông trực tiếp đến thịtrường mục tiêu
- Truyền thông marketing tổng hợp (IMC - Itegrated Marketing Communications)
là quá trình sử dụng kết hợp các công cụ truyền thông một cách hợp nhất, là một quytrình kinh doanh chiến lược đảm bảo cho thông điệp được chuyển đến khách hàngđúng nơi và đúng lúc
- Xúc tiến hỗn hợp trong marketing bao gồm các hoạt động và giải pháp nhằm đề
ra và thực hiện các chiến lược, chiến thuật xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy bán hàng,nâng cao uy tín và vị thế, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường
1.1.2 Công cụ truyền thông cổ động
Một hệ thống truyền thông marketing gồm 5 công cụ chủ yếu sau:
- Quảng cáo: Là hoạt động truyền thông phi cá nhân để đưa thông tin về sản phẩm,thương hiệu tới thị trường mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông
- Quan hệ công chúng (PR): Là các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp chothương hiệu hoặc cho doanh nghiệp trong cộng đồng
- Khuyến mãi (xúc tiến bán hàng): Là tất cả các biện pháp tác động tức thời, ngắnhạn để khuyến khích việc dùng thử hoặc mua nhiều hơn sản phẩm hay dịch vụ nhờcung cấp những lợi ích bổ sung cho khách hàng
- Bán hàng cá nhân: Là hoạt đông giới thiệu hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp củangười bán hàng cho các khách hàng tiềm năng
- Marketing trực tiếp: Là hình thức truyền thông trực tiếp đến các đối tượng đã xácđịnh thông qua các phương tiện như: thư tín, email, fax, với mong muốn nhận được
sự đáp ứng tức thời
Trang 6Bảng 1.1 Những công cụ truyền thông phổ biến:
Quảng cáo Khuyến mãi Quan hệ công
chúng
Bán hàng trực tiếp
Marketing trực tiếp
- Thưởng và quà tặng
- Mẫu chào hàng
- Hội chợ và triễn lãm
- Trưng bày, trình diễn
- Phiếu thưởng
- Bớt tiền
- Tài trợ lãi suất thấp
- Tiếp khách
- Bớt tiền đổi hàng cũ
- Phiếu mua hàng
- Bán kèm có bớt giá
- Bảo trợ
- Tuyên truyền
- Quan hệ với cộng đồng
- Vận động hành lang
- Tạp chí của Công ty
- Các sự kiện
- Trình diễn bán hàng
- Hội nghị bán hàng
- Chương trìnhkhen thưởng
- Mẫu chào hàng
- Hội chợ và triễn lãm thương mại
- Catalog, gửi thư
- Marketing qua điện thoại
- Mua bán qua mạng, tivi
(Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản, NXB Tài chính, 2008)
1.1.3 Quá trình truyền thông
Những người làm marketing cần hiểu rõ hoạt động của hệ thống truyền thông Môhình truyền thông giải đáp: (1) ai?, (2) nói gì, (3) kênh nào?, (4) cho ai?, (5) hiệu quả thếnào? Hai yếu tố thể hiện các bên tham gia truyền thông là người gửi và người nhận, haiyếu tố nữa tượng trưng cho các chức năng chính của truyền thông là thông điệp vàphương tiện truyền thông Bốn yếu tố khác là những chức năng truyền thông chủ yếu,gồm: mã hóa, giải mã, phản ứng đáp lại và thông tin phản hồi Yếu tố cuối cùng tượngtrưng cho sự nhiễu tạp trong tuyền thông Các yếu tố này được định nghĩa như sau:
- Người gửi (nguồn truyền thông): là bên gửi thông điệp cho bên còn lại
- Người nhận: là bên nhận thông điệp do bên kia chuyển đến
Trang 7- Mã hóa: là tiến trình chuyển các yếu tố thành các biểu tượng.
- Thông điệp: là tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi
- Giải mã: là tiến trình mà người nhận qui ý nghĩa cho các biểu tượng do người gửitruyền đi
- Đáp ứng: là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhậnthông tin
- Phản hồi: là một sự đáp ứng của người nhận thông tin trở lại cho người gửi
- Nhiễu tạp: là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông, dẫnđến kết quả là người nhận nhận được thông tin không giống với thông điệp được gửi đi
- Phương tiện truyền thông: là các kênh truyền thông chở thông điệp từ người nhậnđến người gửi
Hình 1.1: Các yếu tố trong quá trình truyền thông.
Các yếu tố trong hình 1.1 nhấn mạnh đến các yếu tố căn bản của các truyền thônghữu hiệu Người gửi thông điệp phải hiểu mình đang nhắm tới khách hàng mục tiêu nào
và muốn nhận được các câu trả lời nào Phải khéo mã hóa các thông điệp đẻ khách hàng
có khả năng giải mã Phải truyền các thông điệp bằng các phương tiên truyền thông hữuhiệu đến khách hàng mục tiêu Và phải phát triển các kênh phản hồi như thế nào để biếtđược phản ứng của khách hàng mục tiêu đối với thông điệp của mình
1.1.4 Vai trò của truyền thông cổ động
1.1.4.1 Đối với doanh nghiệp
- Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới, giữ vững thịphần
Người gửi Mã hóa
Phương tiên truyền thông
mã
Người nhận
Nhiễu
Phản ứng đáp lại
Liên hệ ngược
Trang 8- Giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm khách hàng mới.
- Là công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho chiếnlược định vị
- Tạo sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gianphân phối
- Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm côngchúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo điều kiên thu hút sự chú ý
1.1.4.2 Đối với người tiêu dùng
- Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm công sức, thời gian khimua sắm
- Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm trênthị trường
- Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng
- Tạo áp lực canh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt động marketing nhằm thỏamãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng
1.1.4.3 Đối với xã hội
- Xúc tiến hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảmchi phí phát hành cũng như đa dạng hóa sản phẩm phục vụ xã hội tốt hơn
- Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực liên quan(nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR, ), tạo động lực cạnh tranh
- Là yếu tố đánh giá sự năng động của nền kinh tế
1.2 Nội dung thực hiện tiến trình truyền thông cổ động
Để quá trình truyền thông có hiệu quả thì một tiến trình truyền thông thường baogồm các bước: (1) định dạng công chúng mục tiêu, (2) xác định mục tiêu truyền thông,(3) thiết kế thông điệp, (4) lựa chọn phương tiện truyền thông, (5) xây dựng ngân sách
cổ động, (6) quyết định về hệ thống cổ động, (7) đánh giá kết quả công tác truyềnthông cổ động
1.2.2 Xác định mục tiêu truyền thông
Một khi đã xác định được thị trường mục tiêu và những đặc điểm của nó thì người
Trang 9làm marketing phải xem xét phản ứng đáp lại của công chúng Những người làmtruyền thông marketing cần biết cách làm thế nào để đưa công chúng mục tiêu lêntrạng thái sẵn sàng mua cao hơn.
Người làm marketing có thể tìm kiếm ở công chúng mục tiêu phản ứng đáp lại vềnhận thức, về tình cảm hay về hành vi Nghĩa là người làm marketing có thể muốnkhắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng một điều gì đó để thay đổi thái độ của họ haythúc đẩy họ đến chỗ hành động Có nhiều mô hình khác nhau về các giai đoạn phảnứng đáp lại của người tiêu dùng Bảng 1.2 trình bày bốn mô hình thứ bậc phản ứng đáplại quen thuộc nhất
Bảng 1.2: Các mô hình thứ bậc phản ứng đáp lại
Mô hình
Giai đoạn
Mô hình AIDA
Thứ bậc của hiệu quả
Mô hình chấp nhận đổi mới
Mô hình truyền thông
Giai đoạn nhận
thức
Chú ý ↓
Biết đến ↓
Hiểu biết ↓
Biết đến ↓
Tiếp xúc ↓Tiếp nhận ↓
Phản ứng đáplại về nhậnthức
Giai đoạn tình
cảm
Quan tâm ↓Mongmuốn ↓
Thích ↓
Ưa thích ↓ Tin tưởng
Quan tâm ↓
Đánh giá ↓
↓Thái độ ↓
Có ý định ↓
Giai đoạn hành vi Hành động
↓ Mua
Dùng thử ↓Chấp nhận
Hành vi
(Nguồn: Sách "Quản Trị Marketing, NXB Thống Kê, 2001)
Như vậy mục tiêu truyền thông phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái sẵn sàng của thịtrường Khi nhãn hiệu là mới thì có ít người hiểu biết và dùng thử nên truyền thông rất
có hiệu quả với họ Khi nhãn hiệu đã sung mãn thì chỉ nên cố gắng biến những ngườichưa dùng thử thành những người dùng thử thông qua kích thích tiêu thụ và phấn đấunâng tỷ lệ những người dùng thử trong số những người bàng quan lên mức bìnhthường
1.2.3 Thiết kế thông điệp
Sau khi đã xác định phản ứng đáp lại của công chúng, người truyền thông chuyểnsang giai đoạn soạn thảo một thông điệp có hiệu quả Trong trường hợp lý tưởng thông
Trang 10điệp phải thu hút được sự chú ý, tạo được sự quan tâm Kích thích được sự mongmuốn và thúc đẩy hoạt động (mô hình AIDA - Attention, Interest, Desire, Action).Trong thực tế rất it thông điệp có thể dẫn dắt người tiêu dùng đi hết đoạn đường từ chỗbiết đến chỗ mua hàng.
Việc soạn thảo thông điệp đòi hỏi phải giải quyết bốn vấn đề: nói gì (nội dungthông điệp), nói như thế nào cho hợp logic (kết cấu thông điệp), nói như thế nào để dễhình dung (hình thức thông điệp) và ai sẽ nói (nguồn phát thông điệp)
1.2.3.1 Nội dung thông điệp
Người truyền thông phải hình dung được những điều sẽ nói với công chúng mụctiêu để tạo ra phản ứng đáp lại mong muốn Quá trình này được gọi theo những cáchkhác nhau là soạn thảo lời chào mời, đề tài, ý tưởng, Chung quy lại là nêu lên một sốlợi ích, động cơ, đặc điểm hay lý do tại sao công chúng cần nghĩ đến hay nghiên cứusản phẩm Có thể phân biệt ba kiểu lời chào mời nhằm vào tư lợi của công chúng, nóchứng minh rằng sản phẩm sẽ đem lại những lợi ích đã hứa hẹn
- Lời chào mời lý tính: liên hệ tới những lợi ích riêng của người mua rằng sảnphẩm sẽ đem lại những gì mà người mua mong đợi: chất lượng, tính kinh tế, giá trị haycác tính năng đặc biệt khác của sản phẩm
- Lời chào mời tình cảm: cố gắng gợi lên những cảm xúc tốt hay xấu để thúc đẩyviệc mua hàng Những người truyền thông đã sử dụng những cảm xúc sợ hãi, tội lỗi vàmắc cở để buộc người ta làm điều cần làm (ví dụ: đánh răng, kiểm tra sức khỏe hằngnăm, ), hay chấm dứt làm chuyện không nên làm (ví dụ: hút thuốc lá, ăn quánhiều, ) Cảm xúc sợ hãi sẽ chỉ có hiệu quả đến một mức độ nào đó Nếu công chúngđoán trước được thông điệp có qua nhiều điều gây sợ hãi thì họ sẽ tránh xem thôngđiệp đó Những người truyền thông cũng sử dụng nhứng cảm xúc tốt như hài hước,tình yêu, sự vui sướng, để thúc đẩy công chúng hành động
- Lời chào mời đạo đức: nhằm vào ý thức của công chúng về cái đúng và nghiêmtúc Chúng thường được sử dụng để hô hào mọi người ủng hộ các sự nghiệp xã hội.Lời chào mời đạo đức ít khi được sử dụng đối với những sản phẩm thường ngày [2, tr683]
Một số người làm truyền thông tin chắc rằng các thông điệp có sức thuyết phục tối
đa khi chúng không thống nhất trong một chừng mực nào đó với niềm tin chủa côngchúng Nếu những thông điệp đó quá mâu thuẫn với niềm tin của công chúng thìchúng sẽ bị công chúng phản bác và không tin Một thách thức đối với việc thiết kếmột thông điệp là đảm bảo nó không thống nhất với niềm tin của công chúng ở mộtmức độ vừa phải và tránh hai thái cực
Trang 111.2.3.2 Kết cấu thông điệp
Hiệu quả của thông điệp phụ thuộc vào bố cục cũng như nội dung của nó Kết cấuthông điệp cần phải làm sáng tỏ thêm nhiều về cách rút ra kết luận, cách lập luận một
vế so với hai vế và trình tự trình bày
Cách lập luận một vế hay hai vế đặt ra vấn đề là người truyền thông có nên chỉ cangợi sản phẩm hay cũng nêu thêm một số nhược điểm của nó Có người cho rằng cáchtrình bày theo một vế có hiệu quả hơn Tuy nhiên câu trả lời chưa hẳn là như vậy Sauđây là một số kết quả thu được:
- Những thông điệp một vế có tác dụng tốt nhất đối với công chúng ngay từ đầu đãthuyên về quan điểm của người truyền thông Còn cách lập luận 2 vế phù hợp nhất vớicông chúng đối lập
- Thông điệp 2 vế trở nên có hiệu quả hơn đối với công chúng có trình độ học vấnkhá cao
- Thông điệp 2 vế trở nên có hiệu quả hơn đối với công chúng chắc chắn sẽ đượctiếp xúc với thông tin phản tuyên truyền
Những người làm truyền thông phải xác định rõ công chúng mục tiêu để lựa chonkết cấu thông điệp phù hợ nhất
1.2.3.3 Hình thức thông điệp
Người truyền thông phải tạo cho thông điệp một hình thức có tác dụng mạnh mẽ.Tùy vào cách thức xuất hiện của thông điệp mà người làm truyền thông sẽ quyết địnhhình thức của thông điệp Ví dụ: trong một quảng cáo trên ấn phẩm người truyền thôngphải quyết định tiêu đề, lời văn, cách minh họa và màu sắc, nếu thông điệp được phát
đi trên đài truyền thông thì người truyền thông phải lựa chon kỹ lời lẽ, giọng nói, cáchdiễn cảm,
1.2.3.4 Nguồn thông điệp
Những thông điệp đượcphát ra từ những nguồn hấp dẫn sẽ thu hút được sự chú ý
và ghi nhớ nhiều hơn Những người truyền thông thường sử dụng những người nổitiếng làm người phát ngôn, những thông điệp do những nguồn có uy tín lớn phát ra cósức thuyết phục mạnh hơn
Có ba yếu tố được xem là phổ biến nhất để tạo nên uy tín của nguồn tin là: trình độhiểu biết, mức độ đáng tin cậy và mức độ yêu thích
- Trình độ hiểu biết là những kiến thức chuyên môn của người làm truyền thônglàm hậu thuẫn cho những khẳng định đó
- Mức độ tin cậy liên quan đến vấn đề nguồn tin đối với công chúng Các bác sĩ,nhà khoa học, giáo sư là những người có trình độ hiểu biết cao trong các lĩnh vựctương ứng của họ, việc nguồn tin được phát đi bởi họ sẽ tạo ra được độ tin cậy cao
Trang 121.2.4 Lựa chọn phương tiện truyền thông
Người truyền thông phải lựa chọn những kênh truyền thông có hiệu quả để truyềntải thông điệp Các kênh truyền thông gồm 2 loại hình lớn là trực tiếp và gián tiếp
1.2.4.1 Các kênh truyền thông trực tiếp
Các kênh truyền thông trực tiếp đòi hỏi phải có hai hay nhiều người giao tiếp trựctiếp với nhau Các kênh truyền thông trực tiếp tạo ra hiệu quả thông qua những cơ hội
cá nhân hóa việc giới thiệu và những tin ngược
Các kênh truyền thông trực tiếp có thể chia nhỏ hơn nữa thành các kênh giới thiệu,kênh chuyên viên và kênh xã hội
1.2.4.2 Các kênh truyền thông gián tiếp
Những kênh truyền thông gián tiếp tải thông tin đi mà không cần hỗ trợ tiếp xúchay giao tiếp trực tiếp Chúng bao gồm những phương tiện truyền thông, bầu khôngkhí và các sự kiện
- Các phương tiện truyền thông gồm các phương tiện truyền thông dưới dạng ấnphẩm (báo, tạp chí, thư, ), các phương tiện truyền thông quảng bá (truyền thanh,truyền hình), các phương tiện truyền thông điện tử (băng ghi âm, băng ghi hình, đĩaghi hình), các phương tiện trưng bày ( pano, bảng hiệu, áp phích) Hầu hết các thôngđiệp gián tiếp đều được tải qua các phương tiên có trả tiền
- Bầu không khí là "môi trường trọn gói" tạo ra hay củng cố thiện cảm của ngườimua đối với sản phẩm
- Sự kiện là những biện pháp nhằm truyền đạt những thông tin cụ thể cho côngchúng mục tiêu
1.2.5 Xây dựng ngân sách cổ động
Một trong những quyết định marketing khó khăn nhất đặt ra là cần chi bao nhiêucho truyền thông cổ động
Bốn phương pháp phổ biến được sử dụng để xác định ngân sách cổ động:
- Phương pháp căn cứ khả năng: nhiều Công ty xác định ngân sách cổ động ở mức
mà họ nghĩ là có đủ khả năng Phương pháp xác định ngân sách là một phương phápđơn giản, phương pháp này hoàn toàn bỏ qua vai trò của cổ động như một khoản đầu
tư và ảnh hưởng tức thời của cổ động đến khối lượng tiêu thụ Nó dẫn đến một ngânsách cổ động hàng năm không xác định, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch truyền
Trang 13thông marketing trong dài hạn.
- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán:
Kinh phí cổ động = doanh thu năm báo cáo * % cổ động
+ Ưu điểm: chi phí cổ động sẽ thay đổi tùy theo khả năng của Công ty, khuyếnkhích ban lãnh đạo nghĩ đến mối liên hệ giữa chi phí cổ động, giá bán và lợi nhuậntrên đơn vị sản phẩm, khuyến khích ổn định cạnh tranh ở mức độ mà các Công ty cạnhtranh chi cho cổ động một tỷ lệ phần trăm doanh số bán của mình xấp xỉ ngang nhau
+ Hạn chế: sử dụng cách lập luận lẩn quẩn cho rằng mức tiêu thụ là nguyênnhân chứ không phải là kết quả của cổ động, sự phụ thuộc của ngân sách cổ động vàobiến động của mức tiêu thụ hàng năm sẽ gây trở ngại cho việc lập kế hoạch dài hạn,không khuyến khích xây dựng ngân sách khuyến mãi trên cơ sở xác định xem sảnphẩm và địa bàn xứng đáng chi bao nhiêu
- Phương pháp cân bằng cạnh tranh: doanh nghiệp xác định kinh phí cổ độngngang với đối thủ cạnh tranh
+ Ưu điểm: dựa trên mức chi phí hợp lý của ngành, tránh gây cạnh tranh cổcộng
+ Hạn chế: không phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp, không khai thác đượclợi thế của doanh nghiệp
- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: phương pháp này đòi hỏi nhữngngười làm marketing phải xây dựng ngân sách cổ động của mình trên cơ sở xác địnhnhững mục tiêu cụ thể và xác định những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt đượcnhững mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiên những nhiệm vụ đó
+ Ưu điểm : thực hiện được nhiều truyền thông cổ động
- Càng chi nhiều tiền cho kích thích tiêu thụ thì cạnh tranh càng quyết liệt hơn.Ban lãnh đạo càng tập trung vào thời gian trước mắt thì ảnh hưởng về chính sách củalực lượng bán hàng trong Công ty càng lớn và sức mạnh của những người bán lẻ cũngcàng lớn
- So với việc khuyến mãi buôn bán và khuyến mãi đối với người tiêu dùng thìquảng cáo có xu hướng tác dụng tốt đến thái độ của người tiêu dùng và thị phần lâu
Trang 14dài, nhưng lại có tác dụng xấu đến thị phần trước mắt.
- So với quảng cáo, khuyến mãi đối với người tiêu dùng và khuyến mãi buôn bán
có xu hướng tác động xấu đến thái độ của người tiêu dùng và thị phần lâu dài, nhưnglại có tác dụng tốt đến thị phần trước mắt
1.2.6 Quyết định về hệ thống cổ động
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các công cụ cổ động, mỗi công cụ cổđộng lại có những đặc điểm đặc thù riêng và chi phí của nó Người làm marketing phảinắm được những đặc điểm này khi lựa chọn chúng
Đặc điểm của công cụ truyền thông:
- Quảng cáo:
+ Tính đại chúng: Quảng cáo là một hình thức truyền thông mang tính đại chúngrất cao Bản chất đại chúng của nó khẳng định tính chính thức của sản phẩm và cũngtạo nên một tiêu chuẩn cho sản phẩm
+ Tính sâu rộng: quảng cáo là một công cụ truyền thông rất sâu rộng, cho phépngười bán lặp lại một thông điệp nhiều lần Nó cũng cho phép người mua nhận và sosánh thông điệp của các đối thủ cạnh tranh Quảng cáo với quy mô rộng lớn cũng nóilên được quy mô, khả năng và sự thành đạt của người bán
+ Tính biểu cảm: Quảng cáo tạo ra những cơ hội để giới thiệu doanh nghiệp và sảnphẩm của nó bằng cách sự dụng khôn khéo hình ảnh, âm thanh và màu sắc Tuy nhiên,đôi khi tác dụng biểu cảm rất mạnh của công cụ này có thể làm mờ nhạt hay đánh lạchướng sự chú ý đến thông điệp
+ Tính chung: Quảng cáo không thể có tính chất ép buộc như trường hợp đại diệnbán hàng của doanh nghiệp Công chúng không cảm thấy mình có bổn phận phải chú ýhay hưởng ứng Quảng cáo chỉ có thể thực hiện độc thoại chứ không thể đối thoại vớicông chúng
- Khuyến mãi: Mặc dù công cụ khuyến mãi như phiếu thưởng, cuộc thi, phầnthưởng rất đa dạng nhưng chúng đều có ba đặc điểm sau:
+ Truyền thông: chúng thu hút sự chú ý và thường cung cấp thông tin có thể đưangười tiêu dùng đến với sản phẩm
+ Khuyến khích: chúng kết hợp với việc nhân nhượng, khích lệ hay hỗ trợ nào đó
có giá trị đối với người tiêu dùng
+ Mời chào: chúng chứa đựng lời mời chào thực hiện ngay việc mua bán
Các doanh nghiệp sử dụng công cụ khuyến mãi để tạo ra phản ứng đáp lại mạnh
mẽ hơn và nhanh hơn Có thể sử dụng các công cụ khuyến mãi để chào hàng có hiệuquả và phục hồi mức tiêu thụ đang sa sút Tuy nhiên hiệu quả của khuyến mãi thườngmang tính chất ngắn hạn, không có tác dụng tạo sự ưa thích lâu dài đối với nhãn hiệu
Trang 15- Marketing trực tiếp: một số đặc điểm khác biệt là:
+ Không công khai: thông điệp thường được chuyển đến một người cụ thể vàkhông đến với những người khác
+ Theo ý khách hàng: có thể được soạn thảo theo ý khách hàng để hấp dẫn cá nhânngười nhận
+ Cập nhật: có thể soạn thảo và gửi thông điệp rất nhanh cho người nhận
- Quan hệ công chúng: sức hấp dẫn của quan hệ công chúng xuất phát từ đặc điểm: + Tín nhiệm cao: nội dung và tính chất của thông tin sẽ được xác thực và đáng tincậy hơn đối với người tiêu dùng so với quảng cáo Quan hệ công chúng có thể tiếp cậnđông đảo khách hàng tiềm năng mà họ thường né tránh tiếp xúc với nhân viên bánhàng và quảng cáo Thông điệp đến với người mua dưới dạng tin sốt dẻo
+ Giới thiệu cụ thể: quan hệ công chúng có khả năng giới thiệu cụ thể về sản phẩmhay về hình ảnh của doanh nghiệp
- Bán hàng trực tiếp: là một công cụ có hiệu quả nhất về chi phí trong những giai đoạncuối cùng của quá trình mua sắm, đặc biệt là trong việc tạo dựng sự ưa thích của ngườimua, niềm tin dẫn đến hành động mua hàng Nguyên do là bán hàng trực tiếp có bađặc điểm sau:
+ Trực diện: bán hàng trực tiếp đòi hỏi mối quan hệ sinh động trực tiếp và qua lạigiữa hai hay nhiều người Mỗi bên tham dự có thể nghiên cứu trực tiếp những nhu cầu
và đặc điểm của nhau và có những điều chỉnh tức thời
+ Xây dựng quan hệ: bán hàng trực tiếp cho phép thiết lập nhiều mối quan hệ, từquan hệ mua bán thông thường đến quan hệ bạn bè thân thiết Những người đại diệnbán hàng giỏi thường phải thật lòng quan tâm đến khách hàng nếu họ muốn có quan hệlâu dài
+ Phản ứng đáp lại: bán hàng trực tiếp làm cho người mua thấy bổn phân lo lắngnghe lời chào hàng Người mua cần phải chú ý nghe và đáp lại cho dù chỉ một lời cám
ơn lịch sự Tuy nhiên, để có được những lợi thế đó, lực lượng bán hàng đòi hỏi mộtkhoản chi phí lâu dài lớn hơn so với quảng cáo Quảng cáo có thể bắt đầu và kết thúcnhưng quy mô của lực lượng bán hàng thì rất khó thay đổi
1.2.7 Đánh giá kết quả công tác truyền thông cổ động
Sau khi thực hiện kế hoạch cổ động, người truyền thông phải đo lường tác độngcủa nó đến công chúng mục tiêu Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng mục tiêuxem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó không, họ đã nhìn thấy nó bao nhiêulần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy như thế nào về thông điệp đó, thái
độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm và doanh nghiệp
Trang 16Người truyền thông cũng cần thu thập những số đo hành vị phản ứng đáp lại củacông chúng, như: có bao nhiêu người đã mua sản phẩm, thích nó và nói chuyện vớingười khác về nó
1.3 Những yếu tố quyết định đến hệ thống cơ cấu của truyền thông cổ động
Khi xây dựng hệ thống cổ động của mình các doanh nghiệp thường chú ý đến một
số yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động của hệ thống này
- Kiểu thị trường sản phẩm: tầm quan trọng của các công cụ cổ động rất khác nhautrên thị trường hàng tiêu dùng và thị trường hàng tư liệu sản xuất
Các doanh nghiệp hàng tiêu dùng: QC → KM → BHTT → QHCC
Các doanh nghiệp hàng tư liệu sản xuất: BHTT → KM → QC → QHCC
- Chiến lược kéo và đẩy: hệ thống cổ động chịu ảnh hưởng chủ yếu vào việc doanhnghiệp chọn một trong hai chiến lược trái ngược nhau là chiến lược kéo và chiến lượcđẩy để tạo ra mức tiêu thụ
+ Chiến lược kéo đòi hỏi hoạt động marketing của nhà sản xuất hướng vàonhững người trung gian của kênh để kích thích họ đặt hàng cũng như bán sảnphẩm đó và quảng cáo nó cho người sử dụng cuối cùng
+ Chiến lược đẩy đòi hỏi người hoạt động marketing hướng vào người sửdụng cuối cùng để kích thích họ yêu cầu những người trung gian cung ứng sảnphẩm và nhờ vậy kích thích những người trung gian đặt hàng của nhà sản xuất
Chiến lược đẩy:
Yêu cầuChiến lược kéo:
Hoạt động marketing
Hình 1.2: chiến lược kéo và đẩy
- Các giai đoạn sẵn sàng của người mua: các công cụ cổ động có hiệu quả chi phíkhác nhau trong các giai đoạn sẵn sàng khác nhau của người mua
- Giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm: các công cụ cổ động cũng có hiệu quả chiphí khác nhau của chu kỳ sống của sản phẩm
+ Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm: quảng cáo và tuyên truyền có hiệu quảchi phí cao nhất, sau đó đến kích thích tiêu thụ đẻ kích thích dùng thử và bán hàngtrực tiếp để chiếm lĩnh địa bàn phân phối
cuối cùng
cuối cùng
Trang 17+ Trong giai đoạn phát triển: tất cả các công cụ đều có hiệu quả giảm đi, bởi vìnhu cầu đã có đòn bẩy riêng của nó là lời đồn.
+ Trong giai đoạn sung mãn: kích thích tiêu thụ, quảng cáo và bán hàng trựctiếp đều có tầm quan trọng tăng lên theo thứ tự đó
+ Trong giai đoạn suy thoái: kích thích tiêu thụ vẫn tiếp tục có tác dụng mạnh, quảngcáo và tuyên truyền giảm đi
GĐ triển khai GĐ tăng trưởng GĐ bão hòa GĐ suy thoái
Quảng cáo
Khuyến mại
Quảng cáoPR
Khuyến mạiBHCN Khuyến mại (sales)
(Nguồn: www.voer.edu.vn)
- Hạng bậc của doanh nghiệp trên thị trường: Những nhãn hiệu thượng hạng đượclợi từ quảng cáo hơn là từ khuyến mãi Đối với những nhãn hiệu thượng hạng tỷ suấtlợi nhuân trên vốn đầu tư tăng lên khi tỷ số chi phí cho quảng cáo trên khuyến mãităng Còn đối với những nhãn hiệu thấp hơn thì khả năng sinh lời giảm đi khi tăngmức độ quảng cáo
Trang 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM ĐÁ GRANITE TẠI CÔNG TY TNHH MTV TÂM ĐẠI PHÁT
GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM ĐÁ GRANITE TẠI CÔNG TY TNHH MTV TÂM ĐẠI PHÁT GIAI
ĐOẠN 2011 - 2013 2.1 Tổng quan về Công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đượcnâng cao Hệ thống nhà ở ngày càng được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng Do đó, ngày 25/02/1999 Công ty TNHH MTV Tâm Đại Phát được thành lập.Công ty TNHH MTV Tâm Đại Phát được thành lập dựa theo luật doanh nghiệpViệt Nam Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 320200854 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 17/02/1999
Ngay từ lúc mới thành lập đến hết 2013, trụ sở chính của Công ty nằm ở Lô 30APhạm Hùng, thành phố Đà Nẵng Đầu năm 2014 trụ sở chính của Công ty chuyển về
Lô 2A Nguyễn Chí Công, thành phố Đà Nẵng Ngoài ra Công ty còn có các chi nhánhcửa hàng ở một số huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, như: huyện Đại Lộc, huyện NúiThành
Giấy chứng nhận đăng ký thuế của Công ty số 0400440647 do cục thuế thành phố
Đà Nẵng cấp ngày 28/02/1999 do ông Võ Thanh Tâm làm giám đốc
- Giai đoạn 1999 - 2003: đây là giai đoạn Công ty mới thành lập nên còn non yếu
ít người biết đến lại chịu sự cạnh tranh gây gắt từ phía các đối thủ nên trong giai đoạnnày Công ty gặp rất nhiều khó khăn Trong giai đoạn này Công ty chủ yếu kinh doanhtrong lĩnh vực phân phối đá Granite và các loại đá trang trí
- Giai đoạn 2003 - 2006: đây là giai đoạn Công ty bước đầu phát triển với nhữngkhách hàng lớn hơn Đây cũng là giai đoạn Công ty bắt đầu mở rộng thị trường sangtỉnh Quảng Nam 25/04/2004 chi nhánh cửa hàng của Công ty ở huyện Đại Lộc đượcthành lập, ngày 02/03/2005 chi nhánh cửa hàng của Công ty ở huyện Núi Thành đượcthành lập
- Giai đoạn 2006 - 2009: Đây là giai đoạn phát triển tương đối ổn định của Công
ty Trong giai đoạn này Công ty bắt đầu mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều mặthàng như: phân phối sơn và các vật liệu xây dựng
- Giai đoạn 2009 đến nay: Công ty ngày càng phát triển và có được nhiều thànhtựu lo lớn, tạo được uy tín đối với khách hàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Trang 20Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
+ Quyền hạn: Giám đốc có quyền quyết định thành lập, tách, nhập, giải thể, đổitên Công ty Giám đốc có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luânchuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với các đơn vị củaCông ty Giám đốc thực hiện việc tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động đối với tất
cả lao động của dơn vị trên cơ sở kế hoạch đã được Công ty phê duyệt theo đúng luậtlao động
Hệ thống Kho
Trang 21Phát triển thị trường kinh doanh của Công ty.
+ Quyền hạn: phòng kinh doanh quyết định tiêu thụ và phân phối hàng hóa Chịutrách nhiệm về công tác tiêu thụ, quản lý dự trữ hàng hóa để dảm bảo nguồn hàng phục
vụ thị trường
- Phòng tài chính kế toán:
+ Chức năng: thực hiện quản lý vốn một cách hiệu quả
+ Nhiệm vụ: Lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn, tiến hành hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh củaCông ty và tham mưu tình hình về các nghiệp vụ tài chính cho giám đốc
+ Quyền hạn: có trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến nguồn lực tài chínhcủa Công ty
- Hệ thống cửa hàng: trực tiếp tiêu thị hàng hóa của Công ty, góp phần không nhỏ
trong việc tăng doanh thu Công ty Giải đáo những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của Công ty Đồng thời hệ thống cửa hàng của Công ty còn tích cực trong việc quảng cáo và tuyên truyền hình ảnh sản phẩm và Công ty trên thị trường
2.1.3 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2011 - 2013
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Công
ty đã thu được những thành tưu đáng khích lệ trông hoạt động kinh doanh, tạo dựngđược một vị trí quan trọng trong hệ thống cũng như trong nền kinh tế Công ty ngàycàng khẳng định là một trong những đơn vị có uy tín cao trong toàn hệ thống
Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013:
Trang 22Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh kết quả kinh doanh qua các năm.
Qua bảng 2.1 và biều đồ 2.1 ta thấy, giai đoạn 2011 - 2012 tất cả các chỉ tiêu đềutăng, trong đó tổng thu nhập tăng 7365,4 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 2200triệu đồng Điều này có lẽ do Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc kinh doanh vàphát triển các mặt hàng, trong giai đoạn này Công ty đã có thêm nhiều khách hàng lớn,phục vụ nhiều công trình lớn như công trình trùng tu khu vui chơi 29/03 và nhiều khunhà khác Nhưng trong giai đoạn 2012 - 2013 các chỉ tiêu đều giảm nhẹ (xem bảng2.2), trong đó tổng thu nhập giảm 2159,4 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế giảm 1013,7triệu đồng Điều này là do trong giai đoạn này Công ty đã xác định sai mục tiêu kinhdoanh, lấy sản phẩm sơn là sản phẩm kinh doanh chính là hoàn toàn sai lầm bởi hình
Trang 23ảnh của Công ty trước giờ luôn gắng với sản phẩm đá Granite, từ đó dẫn đến sai lầmtrong việc định dạng công chúng mục tiêu và các mục tiêu truyền thông Nhưng nhìnchung trong giai đoạn 2011 - 2013 các chỉ tiêu năm 2013 tăng đáng kể so với năm
2011, trong đó tổng thu nhập tăng 52006 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 1186,3triệu đồng
2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực của Công ty TNHH MTV Tâm Đại Phát giai đoạn 2011-2013
2.2.1 Nguồn nhân lực
Trong suốt những năm qua kể từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty đã trải quakhông biết bao nhiêu là khó khăn, thử thách Tuy nhiên Công ty đã vượt qua tất cả trởngại trên để không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quảkinh doanh, nhằm tiến tới sự phát triển chung cho toàn Công ty Bên cạnh đó, Công tykhông ngừng khuyến khích nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên có năng lực,nhằm đào tạo cho Công ty một bộ phận cán bộ công nhân viên lành nghề và giàu kinhnghiệm, giúp Công ty nắm bắt tình hình và sự biến động của thị trường, từ đó đưa ranhững chiến lược kinh doanh, kế hoạch áp dụng để Công ty có thể tồn tại và phát triểntốt hơn Bên cạnh đó, Công ty còn có được một tập thể lao động đoàn kết, có kỷ luật
và phong cách làm việc theo tinh thần đồng đội, có khả năng làm chủ, nắm bắt nhanh
kỹ thuật công nghệ mới Đội ngũ nhân sự của Công ty là nhân tố quan trọng, là nguồnlực luôn hoàn thành xuất sắc các công việc được giao, phục vụ tận tụy và làm hài lòngkhách hàng là vốn quý nhất của ông ty để ngày càng phát triển lớn mạnh hơn
Bảng 2.3: cơ cấu lao động trong Công ty giai đoạn 2011 - 2013
Trang 24Tiêu thức
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/201
1
2013/201 2 SL
(LĐ )
TT (%)
SL (LĐ )
TT (%)
SL (LĐ)
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Qua bảng 2.3, ta thấy tình hình sử dụng lao động của Công ty có những biếnđộng qua các năm, số lao động năm 2013 tăng 3 người so với năm 2012, tương ứngtăng 7,5% Qua bảng trên cho thấy, trong Công ty lao động nam nhiều hơn lao động
nữ, số lao động này tập trung chủ yếu ở bộ phận vận chuyển và thi công Điều này rấtphù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty Năm 2013 tổng số lao động nam là 29người tăng 2 người so với năm 2012, tương ứng tăng 7,4% Số lao động nữ tăng 1người ở năm 2013 so với năm 2012, tương ứng tăng 7,7% Với sự tăng lên của số laođộng cho thấy Công ty đã chú trọng vào nguồn nhân lực của Công ty, sự gia tăng này
đã góp phần làm cho kết quả kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể so với năm2012
Với định hướng xây dựng Công ty lấy nguồn nhân lực làm trọng tâm, chiếnlược nhân sự đã được Giám đốc xem xét nghiêm túc như một trong những yếu tốquyết định sự thành công của Công ty Vì vậy, Công ty TNHH MTV Tâm Đại Phát đã
và đang tiếp tục xây dựng đội ngũ kỹ thuật, kinh doanh và cộng tác viên giàu kinh
Trang 25nghiệm đủ năng lực tổ chức, thực hiện được các hợp đồng, dự án với các Công ty, đốitác Bên cạnh đó Công ty cũng có những chính sách đối với nhân viên đó là cử họ đihọc để nâng cao trình độ tay nghề, khen thưởng và khích lệ những nhân viên có taynghề cao, có sự sáng tạo trong công việc bằng hình thức khen thưởng và trả lương caohơn hoặc bằng chính sách đãi ngộ và nâng cấp họ lên chức vụ cao hơn Cụ thể số laođộng bậc Đại học năm 2013 tăng lên 1 người so với năm 2012, tương ứng tăng 50%.
Công ty TNHH MTV Tâm Đại Phát quyết tâm xây dựng thành một tổ chứcđoàn kết, tôn trọng, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau với một niềm tin “Thành công là sức mạnhcủa tập thể” Điều này đã thúc đẩy tất cả thành viên Công ty hoạt động như một khốithống nhất, chấp nhận thử thách và hướng đến mục tiêu chung của Công ty
2.2.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Bảng 2.4 Bảng thống kê cơ sở vật chất - kỹ thuật của Công ty
Nội dung Số lượng Tổng diện tích (m2) Giá trị (triệu đồng) Diện tích sàn xây
Với phong cách thiết kế trình bày sản phẩm bán hàng khoa học và hiện đại, đầy đủcác tiện nghi, thái độ phục vụ nhiệt tình và vui vẻ của nhân viên luôn đem đến chokhách hàng sự thỏa mái và hài lòng
Công ty rất chú trọng đầu tư vào mua sắm các thiết bị, máy móc tân tiến nhất dùngcho dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm của mình
Xây dựng được các mối quan hệ mật thiết với khách hàng, điều này sẽ tạo ra mộtlợi thế cạnh tranh với khách hàng và các đối thủ khác cùng ngành Công ty có thamvọng vươn lên thành nhà phân phối đứng đầu trong ngành, được sự hỗ trợ tích cực từcác nhà sản xuất về vốn hoạt động và bí quyết kinh nghiệm