Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty Bạch Đằng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động phân phối là một hoạt động rất quan trọng trong cạnh tranh, nó quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo cho quá trình vận hành nhanh chóng, tạo mối quan hệ với khách hàng và mở rộng thị trường. Những phân tích về thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối tại công ty Bạch Đằng cho thấy có khá nhiều vấn đề đáng quan tâm mà nếu không sớm khắc phục thì sản lượng tiêu thụ những năm tới có thể còn giảm mạnh hơn nữa như công ty chưa xác định thị trường mục tiêu cụ thể dẫn đến việc đầu tư dàn trải trong khi nguồn lực còn hạn chế, công ty đang sử dụng chung hệ thống phân phối trên tất cả các thị trường, mà mỗi khu vực thị trường có nhiều điểm khác nhau như qui mô thị trường, hành vi mua của khách hàng, yêu cầu của khách hàng về mức độ đảm bảo dịch vụ, khoảng cách địa lý, vì vậy sử dụng chung một mô hình kênh phân phối như hiện nay hiệu quả sẽ ra sao? Số lượng đại lý ít, dễ thay đổi khi bị tác động của các đối thủ cạnh tranh, trong khi việc đặt mối quan hệ với các đại lý mới khá khó khăn. Điều này cho thấy chính sách kích thích có sức thuyết phục chưa cao. Hệ thống phân phối tuy đều khắp các tỉnh nhưng khả năng kiểm soát các trung gian của công ty còn nhiều mặt hạn chế, chưa có những ràng buộc chặt chẽ với các trung gian. Do vậy việc tìm hướng đi mới và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ đang được công ty rất quan tâm. Từ thực tiễn kết hợp với kiến thức được học tại trường em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty Bạch Đằng” để làm báo cáo chuyên đề thực tập. SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty Bạch Đằng dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về kênh phân phối để rút ra những thành tựu và hạn chế của công ty. Từ đó, đề tài này đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích: - Khắc phục một phần những hạn chế của hệ thống phân phối hiện tại. - Tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu với chi phí hợp lý. - Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kênh phân phối. Tăng mức độ kiểm soát và quản lý các thành viên trong kênh phân phối, động viên và thúc đẩy bán hàng của các thành viên trong kênh nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa công ty với các trung gian. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu là kênh phân phối của công ty Bạch Đằng. * Phạm vi nghiên cứu : - Không gian: Đề tài nghiên cứu kênh phân phối của công ty Bạch Đằng. - Thời gian: Số liệu thu thập trong khoảng thời gian 2011- 2013 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu * Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kênh phân phối của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng kênh phân phối của công ty Bạch Đằng, trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty và hệ thống phân phối hiện tại. - Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối trên tình hình thực tế của doanh nghiệp. * Phương pháp nghiên cứu - Thu thập dữ liệu thông qua: SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư • Các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập và các tài liệu tham khảo có liên quan. • Các ý kiến của các nhân viên trong công ty thực tập. • Điều tra thị trường. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học Hệ thống kênh phân phối nhằm giúp doanh nghiệp ra các quyết định đưa hàng hóa vào các kênh phân phối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu thị trường, từ đó đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. * Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Hệ thống kênh phân phối của công ty đạt hiệu quả cao sẽ giúp công ty tăng doanh thu và đưa công ty phát triển lên một tầm cao mới, tạo việc làm cho người dân và tăng thu nhập cho người lao động. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị khóa luận chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về kênh phân phối và tổng quan tài liệu Chương 2: Thực trạng hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty Bạch Đằng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của công ty Bạch Đằng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học về kênh phân phối 1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động phân phối trong doanh nghiệp 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Phân phối là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, nối liền sản xuất và tiêu dùng. Bản chất của phân phối là làm thay đổi vị trí của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhà sản xuất thường có vị trí cố định còn khách hàng thì nằm hầu hết ở các nơi, nếu không có hoạt động phân phối thì hàng hóa khó có thể đến tay người tiêu dùng nơi xa. Do vậy để tiến hành phân phối có hiệu quả, công ty thường xuyên thiết kế kênh phân phối để phục vụ việc tiêu thụ hàng hóa. Phân phối là quá trình chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán hàng và người mua, đồng thời thực hiện việc tổ chức, điều hòa, phối hợp tổ chức trung gian khác nhau bảo đảm cho hàng hóa tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường. Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. 1.1.1.2. Vai trò của phân phối Phân phối là công cụ quan trọng nối liền giữa nhà sản xuất và tiêu dùng, tạo nên sự ăn khớp giũa cung và cầu, bù đắp những chỗ khuyết thiếu về sản phẩm và chất lượng phục vụ bao gồm khuyết thiếu về thời gian, về địa điểm và về quyền sở hữu. Theo ý nghĩa đó thì phân phối chính là hoạt động sáng tạo ra dịch vụ cho xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư - Phân phối cho phép giảm bớt đầu mối giao dịch và thực hiện việc tiết kiệm nhiều tầng cho nhà sản xuất.Vì nhiều nhà sản xuất không đủ nguồn lực tài chính để phân phối trực tiếp sản phẩm của mình đến người tiêu dùng cuối cùng do việc phân phối trực tiếp đòi hỏi đầu tư rất nhiều tiền bạc và nhân lực. - Thực hiện sự cải tiến đồng bộ mẫu mã hàng hóa, khắc phục sự hạn chế về mặt hàng, kỹ thuật và tài chính của từng nhà sản xuất riêng lẻ. Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm việc chuyên môn hóa và quy mô hoạt động, các trung gian phân phối sẽ làm lợi cho nhà sản xuất nhiều hơn là khi những nhà sản xuất tự đảm nhận việc phân phối sản phẩm của chính mình. - Khi sử dụng các trung gian phân phối, khối lượng bán sẽ tăng hơn do việc đảm bảo việc phân phối rộng khắp và đưa được sản phẩm đến các thị trường mục tiêu một cách nhanh chóng. - Làm thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu của khách hàng do những đòi hỏi ngày càng cao, tỉ mỉ và chính xác những yêu cầu dịch vụ tiêu dùng hàng hóa theo xu hướng cá nhân hóa thị trường. - Trong hoạt động Marketing, chính sách phân phối sản phẩm của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, nó là chìa khóa thiết lập Marketing chiến lược và Marketing hỗn hợp. Tạo nên sự nhất quán, đồng bộ và hiệu quả giữa chính sách sản phẩm- chính sách giá- chính sách cổ động. - Việc Marketing trực tiếp có thể đòi hỏi nhiều nhà sản xuất trở thành người trung gian bán các sản phẩm bổ sung cho những nhà sản xuất khác để đạt được việc tiết kiệm nhờ phân phối đại trà. Ngay cả khi người sản xuất có đủ điều kiện để thiết lập riêng kênh phân phối của mình (nhưng có khả năng đạt nhiều lợi ích hơn bằng cách tăng thêm vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của chính mình) thì họ vẫn lựa chọn cách phân phối sản phẩm thông qua các trung gian. - Trên quan điểm hệ thống kinh tế, vai trò cơ bản của các trung gian phân phối là biến những nguồn cung ứng khác nhau trong thực tế thành những loại sản phẩm mà người mua muốn mua. Sở dỉ có sự khác biệt như vậy là do những người sản xuất SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư thường tạo ra một chủng loại sản phẩm nhất định với số lượng lớn, trong khi đó người tiêu dùng chỉ mong muốn có một số lượng nhất định sản phẩm với chủng loại thật phong phú. - Chính sách phân phối và phương thức phân phối hàng hóa luôn là một nội dung cơ bản và chủ yếu nhất của chính sách thương mại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.1.1.3. Chức năng của phân phối Phân phối làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng sau cùng. Họ lấp được khoảng cách về thời gian, không gian, quyền sở hữu giữa người tiêu dùng với các loại hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, phân phối phải đảm nhận các chức năng sau: - Điều tra nghiên cứu: Cung cấp những thông tin cần thiết cho việc hoạch định chiến lược, chính sách và thúc đẩy sự trao đổi. - Đẩy mạnh tiêu thụ: Triển khai và tuyên truyền những thông tin có sức thuyết phục về những sản phẩm cần bán để khích lệ người tiêu dùng mua hàng. - Tiếp xúc: Thiết lập mối quan hệ với khách hàng. - Cân đối: Điều tiết hàng hóa cung ứng theo yêu cầu của khách hàng bao gồm các hoạt động như phân đẳng cấp, phân chủng loại và đóng gói,… - Thương lượng: Đại diện cho bên mua hoặc bên bán tham gia vào việc đàm phán về giá cả và các điều kiện giao dịch khác để đi đến thống nhất ký hợp đồng cuối cùng, thực hiện việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa. - Phân phối vật phẩm: Cung ứng, chuyên chở, dự trữ và tồn kho hàng hóa. - Tài trợ: Thu thập và phân tán vốn để gánh vác một phần hoặc toàn bộ chi phí cần thiết cho công tác phân phối tiêu thụ. - Chia sẽ rủi ro: Cùng chấp nhận rủi ro liên quan đến việc điều hành phân phối. Hầu hết các nhà sản xuất điều phối hợp với các trung gian phân phối để chuyển đưa hàng hóa hoặc dịch vụ của họ tới các khu vực thị trường khác nhau. Xu hướng mở rộng phạm vi và tăng cường các chức năng hoạt động của hệ thống trung SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư gian phân phối. Đây là nhân tố quyết định và nét nổi bật nhất của sự biến chuyển hệ thống phân phối hiện đại ngày nay. 1.1.2. Những nội dung cơ bản liên quan đến kênh phân phối 1.1.2.1. Thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu là tập hợp những khách hàng mà doanh nghiệp dồn mọi nỗ lực Marketing tác động đến họ để tìm các đáp ứng mong muốn. Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu: - Đánh giá: Doanh nghiệp phải xem xét ba yếu tố qui mô và mức tăng trưởng của từng phân đoạn thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu, những mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. - Lựa chọn thị trường mục tiêu: Dựa trên kết quả đánh giá phân đoạn thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu. Có năm cách để lựa chọn thị trường mục tiêu như sau: + Tập trung vào một phân đoạn thị trường: Công ty lựa chọn một đoạn thị trường và tập trung khai thác đoạn thị trường đó. + Chuyên môn hóa có chọn lọc: Doanh nghiệp lựa chọn một số phân đoạn thị trường khác nhau, mỗi phân đoạn có sức hấp dẫn và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. + Chuyên môn hóa thị trường: Doanh nghiệp tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu cầu của một thị trường. + Chuyên môn hóa sản phẩm: Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm nhất định để bán cho một số phân đoạn thị trường. + Phục vụ cho toàn bộ thị trường: Doanh nghiệp chủ trương phục vụ tất cả các nhóm khách hàng những sản phẩm mà họ cần đến. 1.1.2.2. Các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh phân phối a. Đặc điểm thị trường Bốn biến số cơ bản của thị trường ảnh hưởng đặt biệt đến cấu trúc kênh đó là: SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư - Địa lý thị trường: Địa lý thị trường thể hiện ở vị trí của thị trường và khoản cách từ người sản xuất đến thị trường. Địa lý thị trường là cơ sở phát triển một cấu trúc kênh bao phủ hoàn toàn thị trường “Khoảng cách giữa nhà sản xuất và thị trường của nó càng lớn thì càng có khả năng sử dụng các trung gian và sẽ có chi phí thấp hơn phân phối trực tiếp”. - Quy mô thị trường: Số lượng khách hàng của thị trường xác định quy mô của thị trường. Nếu thị trường có số lượng khách hàng càng lớn thì việc sử dụng trung gian lại càng cần thiết. Ngược lại, nếu thị trường có số lượng nhỏ nhưng quy mô của mỗi khách hàng lớn, công ty nên bán trực tiếp tránh sử dụng trung gian. - Mật độ thị trường: Là số lượng các đơn vị mua ( người tiêu dùng hoặc khách hàng công ngiệp) trên một đơn vị diện tích. Nhìn chung thị trường càng phân tán ( mật độ thị trường càng thấp) thì phân phối khó khăn. Thị trường càng phân tán thì càng cần sử dụng các trung gian, ngược lại thì trường càng tập trung càng nên tránh sử dụng trung gian. - Hành vi thị trường: Người tiêu dùng mua như thế nào? Mua khi nào? Mua ở đâu? Ai mua? b. Đặc điểm sản phẩm - Thể tích và trọng lượng: Các sản phẩm nặng và cồng kềnh có chi phí vận chuyển lớn nên cấu trúc kênh cho các sản phẩm này càng ngắn càng tốt. Trừ trường hợp khách hàng mua các khối lượng nhỏ và cung cấp nhanh có thể cần phải sử dụng đến các trung gian. - Tính dễ bị hưng hỏng: Các sản phẩm tươi sống và các sản phẩm dễ bị lỗi thời gọi là sản phẩm dễ bị hưng hỏng. Khi người sản xuất và người tiêu dùng ở gần, cấu trúc kênh thường là ngắn. Khi khoảng cách xa hơn có thể sử dụng một vài trung gian. SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư - Giá trị đơn vị sản phẩm: Giá trị đơn vị sản phẩm càng thấp thì các kênh càng nên dài. - Tính mới lạ: Nhiều sản phẩm mới cả thị trường tiêu dùng và thị trường công nghiệp do đó yêu cầu xúc tiến mạnh mẽ ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm, kênh ngắn hơn được xem là lợi thế để đạt được sự chấp nhận sản phẩm. c. Đặc điểm của công ty Các nhân tố quan trọng của công ty ảnh hưởng đến cấu trúc kênh. - Quy mô công ty: Sẽ quyết định đến khả năng của công ty tìm được các thành viên kênh thích hợp. Các công ty lớn có khả năng linh hoạt cao hơn trong việc lựa chọn cấu trúc kênh so với các công ty nhỏ. - Khả năng tài chính: Khả năng tài chính của công ty càng lớn thì càng ít phụ thuộc vào các trung gian. Nguồn lực của công ty quyết định nó có thể thục hiện chức năng phân phối nào và nhường cho các thành viên khác những chức năng nào. - Các mục tiêu và chiến lược: Mục tiêu và chiến lược Marketing của công ty khác nhau thì kiểu kênh sử dụng cũng khác nhau. 1.1.2.3. Xác định hình thức phân phối Bảng 1.1: Bảng các hình thức phân phối Đặc trưng Phân phối độc quyền Phân phối chọn lọc Phân phối rộng rãi Mục tiêu Tạo ra uy tín, biểu tượng riêng của công ty, kiểm soát kênh phân phối và bảo đảm môi trường ổn định, lợi nhuận ở mức cao. Hoạt động trong quy mô thị trường vừa phải, xây dựng hình tượng vững mạnh, kiểm soát một số kênh phân phối, đạt được lượng bán vừa phải và lợi nhuận cao. Hoạt động trong khu vực thị trường rộng lớn, tranh thủ sự ủng hộ của các kênh phân phối, tạo ra lượng bán và lợi nhuận cao. Các kênh thành viên Số lượng ít, cửa hàng có danh tiếng, có thâm niên kinh doanh Số lượng vừa phải, các cửa hàng có thâm niên kinh doanh tốt. Số lượng rất nhiều, mọi loại cửa hàng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư tốt. Khách hàng Số lượng ít, những người đi đầu về mốt, sẵn sang tới các cửa hiệu, trung thành với nhãn mác. Số lượng vừa phải, quan tâm đến nhãn mác, có phần sẵn sàng tới các cửa hiệu. Số lượng nhiều, thích sự thuận tiện. Các đặc trưng marketing Bán hàng theo kiểu riêng lẻ cho từng khách hàng, điều kiện mua hàng thỏa mái, chất lượng phục vụ tốt. Quảng cáo, xúc tiến hỗn hợp, điều kiện mua hàng thỏa mái, các dịch vụ tốt. Quảng cáo nhiều, địa điểm gần, hàng hóa đầy đủ trong kho. Nhược điểm chính Lượng bán tiềm năng, có giới hạn. Khó có thể nhận thấy các điểm có lợi trên thị trường. Bị hạn chế trong việc kiểm soát kênh phân phối. (Nguồn: Marketing căn bản) 1.1.2.4. Phân loại kênh phân phối - Kênh cấp 0 + Đặc điểm Phân phối trực tiếp là hình thức phân phối mà ở đó người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua các trung gian phân phối. Hình thức phân phối này được sử dụng trong trường hợp các nhóm tiêu dùng có đơn đặt hàng hoặc tiêu dùng có tính chất nội bộ, phạm vi mua hàng nhỏ hẹp. SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 10 Nhà sản xuất Người tiêu dùng [...]... chiến lược của công ty trong thời gian tới và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối từ đó rút ra được giải pháp để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty - Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội trên thị trường Miền Bắc” của tác giả Quách Ách Phương Đề tài đã trình bày một số nội dung sau:Dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến công ty, đặc... Nguyễn Dự Thư CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GẠCH MEN CỦA CÔNG TY BẠCH ĐẰNG 2.1 Tổng quan về công ty Bạch Đằng 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Tên công ty : Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Bạch Đằng Địa chỉ văn phòng : 431 Hoàng Diệu- TP Đà Nẵng Nhà máy : Lô C5 đường số 4 khu công nghiệp Hòa KhánhTP Đà Nẵng Điện thoại : 0511.3736959 Kho : 112 Bắc Sơn- Đà Nẵng Điện thoại : 0511.3719636... Đề tài đã trình bày một số nội dung sau: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 200 2- 2004, phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty từ đó rút ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân - Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm máy động lực Honda tại Công ty TNHH Một thành viên Hồng Hải Bình” của tác giả Đỗ Nguyên Khang Đề tài đã trình... và phát triển nếu như sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường Một doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình nhất thiết họ phải có một hệ thống kênh phân phối được xây dựng và quản trị có hiệu quả Chính vì vậy có nhiều đề tài nghiên cứu trước đây, cụ thể: - Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty công nghiệp hóa chất Đà Nẵng” của tác giả Đào Thị Tâm... về nguồn lực của công ty từ đó rút ra được những yếu tố ảnh hưởng đến công ty Trên cơ sở tham khảo những đề tài trên, tôi đã tiến hành vận dụng cơ sở lý luận để phân tích thực trạng hoạt động kênh phân phối của Công ty Bạch Đằng và đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cho Công ty nhằm nâng cao kết quả hoạt động kênh phân phối trong thời gian tới SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 20 Khóa luận tốt nghiệp... 21 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư Năm 2000, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bạch Đằng đầu tư xây dựng thêm dây chuyền công nghệ sản xuất bồn chứa nước nhựa- Inox cao cấp tại Lô C5 đường số 4 khu công nghiệp Hòa Khánh- Đà Nẵng Năm 2003, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bạch Đằng quyết định đầu tư thêm dây chuyền công nghệ sản xuất nước và bột trét tường cao cấp Năm 2007, Công ty. .. phức tạp hơn khi những kênh phân phối mới mang tính độc lập hơn Vì thế các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng những vấn đề lợi hại nảy sinh để thiết kế và vận hành có hiệu quả hệ thống phân phối với cấu trúc đa kênh 1.1.2.6 Hoạt động của kênh phân phối a Các loại mâu thuẫn trong kênh phân phối - Mâu thuẫn chiều dọc tồn tại khi có mâu thuẫn giữa các cấp khác nhau trong kênh phân phối - Mâu thuẫn chiều ngang... Tổ chức kênh phân phối - Kênh truyền thống Một kênh Marketing truyền thống bao gồm nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà bán lẻ độc lập, trong đó mỗi người là một thực thể kinh doanh riêng biệt luôn tìm cách tăng tối đa lợi nhuận của mình, cho dù có làm giảm lợi nhuận của cả hệ thống Không có thành viên nào của kênh phân phối có quyền kiểm soát hoàn toàn hay đáng kể đối với thành viên khác Những kênh Marketing... Chính sách giá Mục tiêu của Công ty là tồn tại lâu dài, Công ty theo đuổi chiến lược “Định giá thấp” và xem đây là vũ khí cạnh tranh chính của Công ty Giá sản phẩm của Công ty có thể được phân ra nhiều mức và có nhiều tuyến sản phẩm chất lượng khác nhau áp dụng cho các phân đoạn thị trường khác nhau Hằng ngày phòng thị trường cập nhật giá thị trường và báo giá lại cho lãnh đạo Công ty để có quyết định.. .Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư + Ưu điểm Ưu điểm của mạng lưới phân phối này là đẩy nhanh tốc độ thông sản phẩm nâng cao được sự chủ động của các doanh nghiệp trong quyết định phân phối và thu được lợi nhuận cao + Nhược điểm Nhưng nó bị hạn chế vì quy trình quản lý khá phức tạp, nguồn vốn và nguồn nhân lực của công ty bị phân tán - Kênh cấp 1 + Đặc điểm Với hình thức phân phối . của công ty trong thời gian tới và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối từ đó rút ra được giải pháp để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty. - Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống. thống kênh phân phối sản phẩm của công ty Bạch Đằng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của công ty Bạch Đằng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:. Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Dự Thư 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty Bạch Đằng dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về kênh phân phối