Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm phước tích – phong điền – thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2023 là đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế năm 2010 – 2023 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm phước tích – phong điền – thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2023”
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, du lịch dường như được “thức tỉnh” cùng với sự tiến bộ về
kinh tế và sự nhận thức của con người Đặc biệt, khi nhu cầu đời sống ngày càng cao,trong nhịp sống ngày càng gấp gáp, con người càng có nhu cầu tìm về những néttruyền thống Chính vì vậy mà, du lịch đồng quê, du lịch về nguồn, du lịch các làngnghề cũng có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển
Đi dọc theo dòng sông Ô Lâu, xuôi về xứ Cồn Dương thì du khách sẽ thấy ẩn hiệntrước mắt mình là một ngôi làng cổ dần dần ẩn hiện Đó là làng nghề thủ công truyền
thống – làng gốm Phước Tích Ngôi làng cổ thứ hai của Việt Nam Cách trung tâm thành phố Huế chừng 40km về phía Bắc, chỉ với diện tích chừng 1km2, nhưng ngôilàng này có nhiều nét rất đặc biệt Làng cổ Phước Tích nổi danh khắp kinh thành Huế
về nghề gốm vào khoảng thế kỉ XVIII - XIX Làng có vị trí đẹp, ba mặt được bao bọcbởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng; có hệ thống nhà rường cổ đạt đến trình độ
mỹ thuật cao Kết hợp với cảnh sắc thanh bình, hài hòa Đây chính là lợi thế mà làng
cổ có lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng Đến với làng cổ Phước Tích du kháchnhư lọt mình vào một miền cổ tích thơ mộng, hiền hòa giữa lòng cuộc sống hiện đại
Sở hữu một lợi thế rất riêng để phát triển du lịch cộng đồng Tuy nhiên, hiện naylàng cổ Phước Tích chưa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến Chính
vì vậy mà việc phát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích còn gặp nhiều khó khăn
Trong khuôn khổ vấn đề này, chúng tôi xin chọn đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012.” để nghiên cứu và làm rõ, bởi làng gốm đã mang trong mình nhiều
nét đẹp bí ẩn của nghệ thuật tạo hình và văn hóa độc đáo rất riêng của người dânPhước Tích Từ đó có thể giới thiệu với mọi người tiềm năng để phát triển du lịch ởvùng đất này
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đối với gốm Phước Tích, là một trung tâm sản xuất gốm đã từng nổi tiếng trong lịch
sử Chính vì vậy mà có khá nhiều đầu sách và bài báo viết về làng gốm Phước Tích
Từ buổi đầu thành lập, Phước Tích đã nổi tiếng với nghề làm gốm Trong sách Ô
Châu cận lục viết vào năm 1553 đã từng ghi nhận: “Đồ đất nung ở Dõng Cảm, Dõng
Trang 2Quyết mối lợi không ngờ” Dõng Cảm là tên gọi của làng Mỹ Xuyên, Dõng Quyết là
tên gọi của làng Phước Tích Hai làng đều nằm bên bờ sông Ô Lâu và có chung ranhgiới là đường Thiên Lý, tuyến đường thông thương giữa Đại Việt và Chiêm Thành.Nghiên cứu về làng gốm Phước Tích đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu về làng nghề truyền thống như bản chép tay “Nghề gốm Phước Tích”
của cụ Lê Trọng Ngữ (Người làng Phước Tích) Cuốn sách đã ghi lại lịch sử hìnhthành nghề gốm, vùng đất chọn làm gốm, cách thức cũng như quy trình sản xuất gốm.Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc viết về nghề gốm truyền thống của làng mà chưa
đi sâu vào các giá trị văn hóa như: Nhà rường, đền miếu … Nhưng có thể nói, Bản
chép tay “Nghề gốm Phước Tích” của Lê Trọng Ngữ đã làm tiền đề cho các nghiên
cứu đi sau tìm hiểu về làng cổ này nhà nghiên cứu đi sau tìm hiểu về làng cổ này.Dựa vào các tài liệu của người đi trước, tác giả Nguyễn Hữu Thông đã công bố
công trình “Huế- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống”, (NxbThuận Hóa, 1994).
Cũng giống như Lê Trọng Ngữ, tác giả cũng mới đề cập đến các phương diên nghềgốm truyền thống của làng mà chưa đề cập đến các giá trị văn hóa cũng như là việcphát huy các thế mạnh của làm gốm cổ để phát triển du lịch
Năm 2004, hội Kiến trúc sư Việt Nam – sở văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế đãxuất bản công trình Làng di sản Phước Tích Điều đáng ghi nhận là công trình đã đềcập khá toàn diện về những giá trị truyền thống của làng
Gần đây nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) đã công bố
công trình “Từ kẻ Đôộc đến Phước Tích-chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô Lâu” do Nxb Thuận Hóa ấn hành năm 2011 Trong cuốn sách này, ông đã chỉ ra cho
chúng ta thấy bức tranh văn hóa khá toàn vẹn về làng Phước Tích Tuy nhiên, cũngchỉ mới dừng lại ở những nét văn hóa tiêu biểu của làng nghề gốm như truyền thống,kiến trúc, tín ngưỡng tâm linh, mà chư đề ra biện pháp, cũng như định hướng để bảotồn và phát huy giá trị văn hóa của làng
Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, cũng có khá nhiều bài viết tìm hiểu vềvăn hóa làng nghề và bước đầu đề cập đến phát huy nét văn hóa độc đáo của làng gốm
để phát triển du lịch như “ Phước Tích – Màu xanh hi vọng”.
Như vậy, đến bây giờ chưa có một công trình nào đi sâu đánh giá tiềm năng củalàng cổ Phước Tích để phát triển du lịch địa phương Trên cơ sở kế thừa những thành
Trang 3tựu của các nhà nghiên cứu đã đi trước, cùng quá trình điều tra tại làng, chúng tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012” làm đề tài cho khóa
luận tốt nghiệp của mình Hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn các giátrị văn hóa độc đáo của dân tộc và phát huy các thế mạnh của làng để phát triển dulịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Phong Điền nói chung và lànggốm Phước Tích nói riêng
3 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
Thứ ba, đưa ra định hướng và một vài giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả từ
hoạt động du lịch ở làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế đến năm2020
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
Thời gian: Khai thác phát triển du lịch chủ yếu trong giai đoạn 2008 - 2012 Định hướng
và giải pháp phát triển đến 2020
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các tiềm năng của làng nghề để phát
triển du lịch dựa trên cơ sở làng nghề truyền thống – làng gốm Phước Tích – huyệnPhong Điền – Thừa Thiên Huế
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Trang 4Khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó, phải đặt nó trong vị trí tương quan vớicác vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn Khinghiên cứu du lịch ở làng gốm Phước Tích phải đặt nó trong mối quan hệ với sự pháttriển chung của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Trong mối quan hệ này làng Phước Tíchchỉ là một đơn vị phân cấp rất nhỏ, nhưng có đặc điểm, qui luật vận động, phát triểnriêng và luôn có mối quan hệ qua lại, chặt chẽ với các hệ thống khác, phải vận dộngtheo qui luật của toàn hệ thống.
4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tựnhiên, văn hoá, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhaumột cách hoàn chỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thườngđược nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạtđược những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường
4.1.3 Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Chú ý khía cạnh nguồn gốc phát sinh, lịch sử khai thác làng gốm Phước Tích –Phong Điền – Thừa Thiên Huế
Phân tích được tiềm năng phát triển du lịch trong xu thế hội nhập nền kinh tế thếgiới và hoàn cảnh thực tế của làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế
4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường,điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành du lịch nơi môi trường được xem là yếu tốsống còn, quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch Quan điểm phát triển du lịchbền vững được vận dụng khi nghiên cứu lãnh thổ du lịch Thừa Thiên Huế nói chung
và làng gốm Phước Tích nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, có triển vọng phát triển lâu dài.
Thứ hai, không gây lãng phí tài nguyên và bảo vệ được sự đa dạng tự nhiên, văn
hoá, xã hội; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch
Thứ ba, phát triển du lịch được thống nhất trong qui hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ tư, thường xuyên nghiên cứu tình hình và có điều chỉnh kịp thời.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 54.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu được giúp cho người nghiên cứu cócách nhìn tổng quan về vấn đề và đây là phương pháp sử dụng nhiều, đóng vai trò cơ
sở, điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học Cũng chính vìđóng vai trò cơ sở nên phương pháp này ảnh hưởng tới các kết quả nghiên cứu, tínhchính xác, mức độ khoa học
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong phòng dựatrên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế Tổng quantài liệu có được cho phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đãđược kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước Việc phân loại, phânnhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm vànhững yếu tố khác cần được tiếp cận của vấn đề nghiên cứu
4.2.2 Phương pháp thực địa
Khảo sát và xử lí số liệu ngoài thực địa là một trong những phương pháp truyềnthống, đặc trưng quan trọng nhất của Địa lí học Sử dụng phương pháp này giúp cho tatránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn.Phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa được sử dụng để thu thập, bổ sung tư liệu vềhiện trạng tài nguyên du lịch và nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu cácvấn đề kinh tế - xã hội có liên quan tới hoạt động phát triển du lịch
Đối với luận văn phương pháp thực nghiệm nhằm bổ sung thêm nguồn tư liệuvàphương pháp này như sau:
Thứ nhất , tiến hành khảo sát, điều tra thực địa tại làng gốm Phước Tích Tại đây,
tác giả tiến hành quan sát, mô tả, chụp ảnh và tiếp xúc với các nghệ nhân của nghề gốm,với khách du lịch đến làng gốm
Thứ hai, tiến hành gặp gỡ, trao đổi với một số khách du lịch ở nơi khác để nhằm mục
đích điều tra mức độ quan tâm của khách du lịch đến gốm Phước Tích
Thứ tư, tiến hành gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, cơ quan quản lí và
phát triển du lịch
4.2.3 Phương pháp lấy ý kiến nghệ nhân
Phương pháp này được vận dụng vào luận văn nhằm làm tăng tính chân thực chonhững khảo sát của luận văn Đồng thời, việc trao đổi, tiếp xúc với các nghệ nhân sẽ
Trang 6giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự hồi sinh của dòng gốm cổPhước Tích
4.2.4 Phương pháp bản đồ
Việc thành lập bản đồ nhằm gắn các số liệu, tài liệu đã được thu thập và xử lí vớikhông gian lãnh thổ cụ thể Để xây dựng bản đồ tác giả sử dụng kĩ thuật GIS với phầnmềm Mapinfo 11.0
Trên cơ sở bản đồ nền là bản các bản đồ đã được quét dạng ảnh: bản đồ hànhchính, giao thông, thuỷ văn thiết kế các lớp dữ liệu mới dựa vào các số liệu, tài liệu
đã tổng hợp được, biên tập, kiểm tra và bổ sung các dữ liệu
5 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở làng nghề truyền
thống
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm Phước Tích – Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2012
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở làng gốm Phước Tích – Thừa
Thiên Huế đến năm 2020
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở làng nghề truyền thống
1.1.1 Các khái niệm có liên quan
a Khái niệm du lịch
Hiện nay đã có rất nhiều tổ chức đưa ra các khái niệm khác nhau về du lịch như:Theo các tổ chức lữ hành chính thức của Liên hợp quốc (International Union ofOfficial Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đếnmột nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống
Hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma – Italia (từ ngày 21/8 đến 05/09/1963),
các chuyên ra đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo I.I.Pirogionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Nhìn theo góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong nhữnghình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ một nước này sangnước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc
Nhìn theo góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt độngchữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác
Như vậy, tuy các khái niệm có khác nhau nhưng đều nhấn mạnh rằng du lịch làhiện tượng những người rời khỏi nơi thường xuyên cư trú của mình đến một nơi kháctrong tời gian rỗi theo nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là để tiếp cận với những
Trang 8giá trị văn hóa và tinh thần độc đáo, đặc sắc, khác lạ và không nhằm mục đích kiếmtiền.
b Khái niệm khách du lịch
Luật Du lịch Việt Nam đã quy định “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp với đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến” Khách du lịch được chia ra hai loại là: Khách du lịch nội địa và khách du lịch
c Tài nguyên du lịch
* Khái niệm tài nguyên du lịch
Ngành du lịch là một trong những ngành định hướng tài nguyên rõ rệt Tài nguyên
du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đếntổ chức lãnh thổn du lịch, đến việc hình thànhchuyên môn hóa các vùng du lịch, hiệu quả kinh té của hoạt động du lịch cũng như sựtồn tại và phát triển của ngành du lịch Mặc dù, những ảnh hưởng này chịu sự chi phốicủa các nhân tố kinh tế - xã hội nhưng tài nguyên du lịch vẫn đóng vai trò cơ bảntrong sự phát triển của ngành du lịch Do đó, tài nguyên du lịch được tách ra thànhmột phân hệ riêng trong hệ thống lãnh thổ du lịch Rõ ràng việc đưa ra khái niệm thếnào là tài nguyên du lịch có một ý nghĩa quan trọng, góp phần định hướng cho sự pháttriển của ngành du lịch
Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa,lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khảnăng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch
Theo quy định tại điểm 3, điều 10 Luật Pháp Du lịch năm 2005, tài nguyê du lịchđược hiểu: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, du tích cáchmạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể sử dụngnhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu
du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” (Luật du lịch – 2005).
Trang 9Như vậy, tài nguyên du lịch có thể coi là tiền đề để phát triển du lịch Thực tế đãchứng minh, tài nguyên du lịch càng đặc sắc, càng phong phú thì sức hấp dẫn và hiệuquả du lịch càng cao.
Trên cơ sở đó, có thể hiểu: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần và phát triển thể lực và trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.
* Các loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được chia thành 2 nhóm: Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên vàtài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần, các thể tổng hợp tự nhiên,được khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp, được sử dụng để tại ra sản phẩm du lịch phục
vụ cho mục đích phát triển du lịch, như địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc nghệthuật, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, các thành tựu chính trị và kinh tế có ýnghĩa đặc trưng cho phát triển du lịch ở một điểm, một vùng, một quốc gia
Trong các loại tài nguyên du lịch nói trên thì du lịch làng nghề thuộc tài nguyên dulịch nhân văn, chúng được hình thành và phát triển từ lâu, có sức lôi cuốn một lượnglớn khách du lịch Ngoài ra, tài nguyên du lịch nhân văn còn có: Các di tích lịch sử -văn hóa, lễ hội, văn hóa ẩm thực,
d Khái niệm làng nghề thủ công truyền thống
Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp,càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ vớinhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo kiểu nghề nghiệp,tạo thành các phường hội như phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải, Từ
đó, các làng nghề được lan truyền và phát triển thành các làng nghề
Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra các nghề thủ công truyền thống vàcác sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc Quá trình pháttriển làng nghề là quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Lúc đầu sựphát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả dòng họ và sau đó lan ra cả làng.Thôngqua điều lệ của làng, mà làng nghề đã đặt ra quy định như: không truyền nghề cho
Trang 10người làng khác, không truyền nghề cho con gái, hoặc uống rượu ăn thề để không lộ
ra bí quyết Trải qua một thời gian dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những làngnghề còn lưu giữ, có những làng nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những làng nghềmới ra đời Vì vậy, quan niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống có nhiều ý kiếnkhác nhau:
* Quan niệm về làng nghề
- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng hoạt
động cho nghề ấy và lấy đó là nghề sinh sống chủ yếu Với quan niệm như vậy thì sốlàng nghề hiện nay ở Việt Nam còn không nhiều
Ví dụ như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng mộc Kim Bồng (Hội An), Thậmchí ngay cả trong những làng nghề kiểu này, vẫn có một bộ phận dân cư, một số hộdân cư không làm nghề này mà làm những nghề khác như buôn bán
- Quan niệm thứ hai: Làng nghề là những làng cổ truyền làm nghề thủ công từ lâu
đời, ở đây không nhất thiết tất cả dân trong dân trong làng đều hoạt động nghề đó.Người thợ thủ công, nhiều khi cũng làm nghề nông hoặc những nghề khác Nhưng donhu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất một số mặthàng thủ công có tính truyền thống Quan niệm này về làng nghề như vậy vẫn chưa
đủ Bởi vì, không phải bất cứ làng nào có vài ba lò rèn hay dăm ba gia đình làm nghềmộc, nghề thêu đều là làng nghề Để xác định làng đó có phải làng nghề hay không,cần xem xét tỷ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với tổng thu nhập của thôn(làng)
- Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các
nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề thủ công truyền thống lâu đời, có sựliên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thốngdoang nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề Song quan niệm này vẫn chưa phản ánhđầy đủ tính chất, đặc điểm của làng nghề, nó như là một thực thể sản xuất kinh doanhtồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp cótác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội một cách tích cực
Từ những cách tiếp cận trên, chúng ta có thể thấy khái niệm về làng nghề liên quanđến các nghề thủ công cụ thể Vào thời gian trước đây, khái niệm làng nghề chỉ baohàm các nghề thủ công nghiệp; còn ngày nay với xu hướng trên thế giới, khu vực kinh
Trang 11tế thứ ba đóng vai trò quan trọng và trở thành chiếm ưu thế và trở thành chiếm ưu thế
về mặt tỷ trọng thì các nghề buôn bán dịch vụ trong nông thôn cũng được xếp vào cáclàng nghề Như vậy, trong làng nghề sẽ có loại làng chỉ có một nghề và làng nhiềunghề, tùy theo số lượng ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế có tronglàng Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có mộtnghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ có lác đác ở một vài hộ không đáng
kể Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỷ trọng các nghềchiếm ưu thế gần tương đương nhau Trong nông thôn Việt Nam trước đây loại làngmột nghề xuất hiện và tồn tại là chủ yếu, loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất hiện
và có xu hướng phát triển mạnh
Vậy, làng nghề là gì?
Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một sốnghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập Thu nhập từ cácnghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng
* Quan niệm về làng nghề truyền thống
- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, cư trú
trong một phạm vi địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nong nghiệp,cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống lâu đời, để sản xuất ra một hoặcnhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi Quan niệm này mới thể hiện đượcyếu tố truyền thống lâu đời của làng nghề, còn những làng nghề mới, những tuân thủyếu tố truyền thống của vùng hay của khu vực chưa đề cập đến
- Quan niệm thứ hai:Làng nghề truyền thống là những làng nghề thủ công có
truyền thống lâu năm, thường qua nhiều thế hệ Song quan niệm này cũng chưa đầy đủbởi vì khi nói đến làng nghề truyền thống ta không thể chú ý đến các mặt đơn lẻ, màphải chú trọng đến nhiều mặt không gian và thời gia, nghĩa là quan tâm đến tính hệthống, toàn diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm,
kỹ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật
- Quan niệm thú ba:Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại đa số bộ
phận dân cư làm nghề cổ truyền Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đờitrong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác theo kiểu cha truyền connối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm Trong làng Trong làng nghề sản xuất
Trang 12mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay nghề giỏilàm hạt nhân để phát triển nghề Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độcđáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc Giá trị sản xuất và thu nhập, tiểuthủ công nghiệp ở làng chiếm tỷ lệ 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập củalàng trong năm
Đây là khái niệm được xem là tương đối đầy đủ bởi vì những làng nghề được gọi
là làng nghề truyền thống hay cổ truyền phải là những làng nghề, có các nghề thủcông truyền thống; được hình thành, tồn tại và phát triển từ lâu đời, được truyền từ đờinày sang đời khác, sản xuất tập trung, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũthợ lành nghề, sản phẩm mang tính tiêu biểu và độc đáo
Để xác định một làng nghề là làng nghề truyền thống thì cần có những tiêu thứcsau:
Thứ nhất, số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng đạt từ 50% trở lên so
với số tổng số hộ và lao động của làng
Thứ hai, giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống của làng đạt trên
50% giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm
Thứ ba, sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hóa vă bản sắc
dân tộc Việt Nam
Thứ tư, sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác
Như vậy, từ những cách tiếp cận trên, có thể định nghĩa làng nghề truyền thống
là những thôn (làng) có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống, đươc tách khỏisản xuất nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm chủyếu trong năm Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này sang đời khác,thường là nhiều thế hệ Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này
đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ côngchuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệnhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trởthành hàng hóa trên thị trường
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
a Khái niệm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Trang 13Từ khái niệm làng nghề truyền thống như đã đề cập ở trên, có thể hiểu làng nghềtruyền thống phục vụ du lịch là có một khoảng không gian lãnh thổ nông thôn mangđậm nét văn hóa, lịch sử, có các nghệ nhân tiêu biểu thực hiện tổ chức sản xuất mộthoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời các làng nghề này còn cungcấp các dịch vụ và thu hút khách du lịch.
Cần phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa làng nghề truyền thống thông thườnghay làng nghề thương mại và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở chỗ làng nghềtruyền thống phục vụ du lịch có lợ thế thu hút khách du lịch (có giá trị văn hóa lịch sử,thuận tiện về mặt vị trí địa lý ) và các dịch phục vụ du lịch (trưng bày, bán hàng, biểudiễn quy trình sản xuất, hướng dẫn tham quan )
b Đặc điểm của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trước tiên phải có đầy đủ các đặc điểmlàng nghề truyền thống thông thường Làng nghề truyền thống nước ta có truyền thốnglâu đời, phát triển phong phú và đa dạng, được thể hiện bởi một số đặc điểm cơ bảnsau đây:
Thứ nhất, làng nghề truyền thống phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề
và gắn chặt với sản xuất nông nghiệp
Các làng nghề truyền thống ở nước ta đều ra đời và tách dần dần từ nông nghiệp.Ban đầu, người lao động ở nông thôn do nhu cầu việc làm và thu nhập đã làm nghềthủ công bên cạnh làm ruộng, nghề chính là làm ruộng, nghề phụ là nghề thủ công.Khi lực lượng sản xuất đã phát triển thì thủ công nghiệp tách thành một ngành độc lập,vươn lên thành sản xuất chính ở một số làng; song để đảm bảo cuộc sống, người dânbao giờ cũng làm thêm nghề nông hay nghề buôn bán hoặc làm thêm các nghề khác
Sự kết hợp đa nghề này thường thể hiện trong một làng hay trong từng gia đình bởi vìngười thợ thủ công vốn là người nông dân tách ra làm nghề thủ công, từ đó nghề thủcông truyền thống ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nông dân, nông nghiệp
và thúc đẩy nhau cùng phát triển
Về cơ cấu ngành nghề đã có sự thích ứng với cơ chế thị trường, một số ngành nghềphát triển mạnh như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản – thực phẩm Cóthể nói cơ cấu ngành nghề của các nghề truyền thống trong vùng rất đa dạng và phong
Trang 14phú Ở các địa phương khác nhau thì tỷ lệ các ngành nghề cũng khác nhau do nhu cầutiêu thụ cũng khác nhau.
Về quy mô, đại bộ phận các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề truyềnthống có quy mô nhỏ, vốn ít, bình quân mỗi gia đình có ba chục triệu đồng Tính đặcthù của làng nghề truyền thống là phát triển với nhiều loại mô hình sản xuất, hình thức
tổ chức của các đơn vị sản xuất cũng mang đậm sắc thái nông nghiệp nông thôn nhưcác hộ, hợp tác xã Trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định ấy, các hìnhthức tổ chức sản xuất làng nghề truyền thống cũng bắt đầu mang dáng vẻ của hìnhthức sản xuất công nghiệp đô thị hoặc khu công nghiệp tập trung Đó là là các công ty,các doanh nghiệp ở nông thôn Đặc biệt là trong những năm gần đây, do nhu cầu củathị trường còn xuất hiện những nghề mới như chế biến nông sản, thục phẩm, sản xuấtvật liệu xây dựng
Về trình độ kỹ thuật – công nghệ: đã có sự đan xen kết hợp yếu tố truyền thống vớiyếu tố hiện đại, trên cơ sở tận dụng tiến và và lợi thế tại mỗi địa phương, đồng thời kếthợp tay nghề cao, công cụ cơ giới hóa, hiện đại hóa và áp dụng công nghệ tiên tiến vàsản xuất như thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm, công nghệ sinh học
Thứ hai,sản phẩm của các làng nghề mang tính độc đáo và tính mỹ thuật cao.
Mỗi một sản phẩm lầ một tác phẩm văn hóa nghệ thuật và văn hóa tinh thần kếttinh trong văn hóa vật thể Quá trình sản xuất tuân theo công nghệ truyền thống vàthường nhạy bén với thị trường trong việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và có điều kiệnlinh hoạt thay đổi hướng sản xuất Nhờ bám sát thị trường, am hiểu thị hiếu nên cácmặt hàng của các làng nghề truyền thống được cải thiện nhanh chóng và đáp ứng nhucầu của người tiêu dùng, sản phẩm của họ ngày càng chiếm ưu thế trên thị trườngtrong nước và quốc tế Đây là nét nổi trội mang tính cách tân của làng nghề truyềnthống Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện rất rõ trên những bức tranhchạm khảm bằng vàng bạc, thêu ren và những bộ sứ cao cấp Hơn nữa, các làng nghềtruyền thống không chỉ đơn giản cung cấp tư liệu tiêu dùng mà còn là nơi trao đổi tưliệu sản xuất vơi nhau
Các sản phẩm của các làng nghề truyền thống đều là sự giao kết giữa phương phápthủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân, chính điều này đã tạo ranhững nét đặc thù khác nhau của hàng thủ công truyền thống như tính riêng lẻ, tính
Trang 15đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt; chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, gia tộc giữ bíquyết hơn là sự phổ cập; đầy chất trí tuệ trí thức lâu đời Ngoài ra, việc sử dụng cácsản phẩm này đồng thời phải thường thức tính nghệ thuật của nó.
Chính sự giao kết này đã tạo nên sự khác biệt và sắc thái riêng của mỗi làng nghề,
nó giải thích tại sao làng nghề cụ thể này không có sản phẩm của làng nghề kia, nghệnhân ở làng nghề này không thể thay thế bằng nghệ nhân ở làng nghề này không thểthay thế bằng nghệ nhân ở làng nghề khác Mặc dù, ở các làng nghề ấy đều cùng làmmột nghề và sản xuất ra cùng một loại sản phẩm
Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam bao giờ cũng phản ánh sâu sắc tìnhcảm và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam, bản săc văn hóa Việt Nam Từnhững con rồng, phượng, lân, rùa chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trốngđồng, cửu đỉnh, mà men các họa tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên cácbức thêu tất cả đều mang dáng vóc dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về vănhóa tinh thần, quan niệm về nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt chúng ta
Thứ ba, làng nghề truyền thống có khả năng giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động
Do đặc điểm của làng nghề truyền thống lao động thủ công vẫ là chủ yếu, nên laođộng trong các làng nghề truyền thống là những người thợ có trình độ tay nghề tinhxảo, khéo léo, có óc thẩm mỹ và đầy tính sáng tạo
Một đặc điểm nổi bật là lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu làtrong hộ gia đình (chiếm khoảng 90%), chỉ khoảng 10% nằm ở các doang nghiệp.Chính vì vậy, đã giải quyết được phần lớn việc làm cho lao động nông thôn vào nhữnglúc nông nhàn
Thứ tư, về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống ở nước ta bên cạnh nghề làm ruộng còn có những ngànhnghề tiểu thủ công nghiệp tồn tại lâu đời Thời kì mới hình thành, quy mô sản xuấttrong các làng nghề truyền thống chủ yếu là hộ gia đình gắn với các phường, hội nghề:phường gốm, phường mộc, phường đúc đồng
Trong thời kì tập trung quan liêu bao cấp, làng nghề truyền thống được gọi là “Độingành nghề” của hợp tác xã như: đội gốm, đội mộc, đội nề, đội làm sơn mài Nơi có
Trang 16đông thợ thủ công thì thành lập thợ thủ công nghiệp Nhưng dần “Đội ngành nghề”hay “Hợp tác xã thủ công nghiệp” hoạt động kém hiệu quả không tồn tại được nữa.
Từ khi bước vào cơ chế mới,quy mô sản xuất trở về với mô hình truyền thống là
hộ gia đình, đồng thời xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, các hìnhthức hợp tác xã kiểu mới Trên cơ sở các hình thức sỡ hữu này, các doanh nghiệp,các hợp tác xã có bước phát triển và được pháp luật thừa nhận Chính cơ chế đổi mới
đã tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuấtkinh doanh trong các làng nghề truyền thống Tuy nhiên, trong những năm qua, hìnhthức sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình vẫn con chiếm ưu thế ở các làng nghềtruyền thống, có nơi lên tới 90%
Hiện nay, trong quá trình phát triển đi lên sản xuất cơ giới hóa, kế thừa và phát huykinh nghiệm chuyển từ hợp tác xã thủ công nghiệp lên trình độ hợp tác xã tiểu côngnghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề truyền thống vẫn tiếp tục đẩymạnh, đẩy nhanh trang bị cơ sở vật chất cho sản xuất như: làng dệt lụa Vạn Phúc (HàTây), làng rèn Đa Hội, làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh), làng gốmBát Tràng (Hà Nội)
Thứ năm, làng nghề truyền thống là một sự kết tinh giá trị văn hóa văn minh lâu
đời của dân tộc
Từ xa xưa, người nước ngoài hiểu biết về đất nước Việt Nam, quan hệ mật thiếtvới Việt Nam, trước hết là yếu tố văn hóa Nói như vậy không có nghĩa là chúng taxem nhẹ các yếu tố khác Một đặc điểm nổi bật là những làng thủ công truyền thốngmang đậm chất văn hóa dân tộc và là những bảo vật vô giá Ví dụ như: tượng Phậtnhìn tay, tranh sơn mài, tranh lụa, đồ gốm Đó là những minh chứng cho đời sốngsinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc ta qua từng giaiđoạn lịch sử
Các phố cổ ở Hà Nội như: Hàng Lược, Hàng Mắm, Hàng Da, Hàng Bạc, HàngTrống, Hàng Sắt là nơi mà những người thợ thủ công vùng ven đô vào làm ăn sinhsống
Các sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam vừa phản ánh những nét văn hóachung của dân tộc, vừa có những nét riêng của làng nghề Ngay cả người Việt Namsống ở nước ngoài khi nhớ về quê hương là nhớ ngay đến dấu ấn đậm nét của mỗi
Trang 17làng nghề với những sản phẩm độc đáo Như vậy làng nghề truyền thống không chỉ làđơn vị kinh tế, thực hiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu mà cònmang nét đặc sắc, biểu trưng của nền văn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng làng xã ViệtNam nói chung và vùng ven đô Hà Nội nói riêng.
Ngoài những đặc điểm cơ bản truyền thống cơ bản trên thì làng nghề truyền thốngphục vụ cho du lịch còn có những đặc thù sau:
Thứ nhất, có lợi thế về văn hóa lịch sử hay về mặt vị trí địa lý để thu hút khách du
lịch
Thứ hai, sản phẩm của các làng nghề này có tính độc đáo riêng mà không làng
nghề nào có được và đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam, mang tính mỹthuật cao do những nghệ nhân tài hoa làm ra
Thứ ba, các dịch vụ phục vụ du lịch như trưng bày, bán hàng, biểu diễn quy trình
sản xuất, hướng dẫn tham quan, hướng dẫn du khách làm những sản phẩm của làngnghề là phát triển hợp lý phù hợp với nhu cầu cũng như thị hiếu của du khách trong
và ngoài nước
Thứ tư, nơi sản xuất cũng là điểm làm du lịch (tham quan trưng bày, mua bán sản
phẩm )
c Vai trò của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Tiểu thủ công nghệp nói chung và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nóiriêng có rất nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung và từng địa phương nóiriêng, biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch đã tạo ra một khối lượng hàng
hóa đa dạng, phong phú nhắm phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu tại chỗ thôngqua hoạt động du lịch
Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch luôn huy động được các nguồn lực sẵn có
ở nông thôn như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, phế phẩm của nôngnghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh và khai thác một cách hiệu quả nguồn vốntrong nhân dân, cơ sở vật chất kỹ thuật và những kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.Trên cở đó đẩy mạnh được hoạt động sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa
có chất lượng tốt, phục vụ đặc lực cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tạichỗ thông qua hoạt động du lịch
Trang 18Ngày nay, sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển theo hướng chuyên mônhóa, đa dạng hóa sản phẩm đãlàm cho làng nghề năng động hơn Trong khi chưa cóđiều kiện để phát triển kinh tế trang trại thì các làng nghề truyền thống đã đẩy mạnhsản xuất những mặc hàng may mặc, gốm sứ, đồ gốm mỹ nghệ phục vụ nhu cầu tiêudùng trong nước và xuất khẩu
Chính việc phát triển sản xuất trong các làng nghề truyền thống đã góp phần quantrọng trong việc đa dạng sản phẩm thủ công truyền thống, kích thích nhu cầu tiêudùng, nhất là trong lĩnh vực du lịch Từ đó có tác động trở lại là ngày càng làm chocác làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phát triển mạnh mẽ hơn, hợp lí hơn theo
xu thế của thời đại
Thứ hai, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch giúp giải quyết việc làm một cách
hữu hiệu cho người lao động ở nông thôn
Việc phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có vai trò rất quan trọngnhằm khai thác các nguồn lực ở nông thôn, mặc khác còn tạo điều kiện cho nhữngngười không có khả năng sản xuất nông nghiệp hoặc trong thời gian nông nhànchuyển sang làm ngành nghề có ưu thế hơn, tận dụng được tối đa tời gian rãnh rỗi.Chính điều này đã kéo theo sự phát triển nhiều nghề dịch vụ có liên quan như bánhàng cho khách du lịch, làm du lịch góp phần tạo công ăn và thu nhập cho ngườidân ở địa phương
Thứ ba, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch góp phần tăng thu nhập, cải thiện
đời sống dân cư ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại
Việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân chỉ có thể được thực hiện trên cơ
sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập Ở những vùng nông thôn có nghề và làngnghề truyền thống phát triển đều thể hiện sự giàu có hơn hẳn vùng thuần nông Thunhập từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập đãđem lại cho người dân ở đây có cuộc sống đầy đủ hơn về cả vật chất lẫn tinh thần
Do vậy, sự phát triển của các làng nghề truyền thống trong nông thôn không những
tự bản thân nó yêu cầu phải có cở hạ tầng phát triển mà còn có kích thích phát triển cở
kỹ thuật và nâng cao dân trí ở nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng ở nông thônmơi văn minh, hiện đại và thu dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
Trang 19Thứ tư, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch góp phần đẩy mạnh đa dạng hóa
kinh tế nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung chủ yếu của côngcuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa ở nông thôn; là biện pháp thúc đẩy kinh tế hànghóa nông thôn phát triển; tạo ra chuyển biến mới và góp phần quan trọng phát triểnkinh tế - xã hội nông thôn Vì vậy, việc phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ
du lịch trong nông thôn góp phần quan trọng để thực hiện quá trình công nghiệp, hóahiện đại hóa ở nông thôn và kích thích sự ra đời phát triển các ngành dịch vụ, thươngmại, vận tải, thông tin liên lạc
Ở những vùng có nhiều làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phát triển sẽ hìnhthành các trung tâm buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa Những trung tâm nàyngày càng được mở rộng và phát triển tạo nên sự đổi mới ở nông thôn Hơn nữa,nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng Từ đó, ở đây dần dần hình thành một cụm dân cư với lối sống đôthị ngày một rõ nét Xu hướng đô thị hóa ở nông thôn là một xu hướng tất yếu, nó thểhiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, là một yêu cầu khách quan trongphát triển các làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề truyền thống phục vụ dulịch nói riêng
Thứ năm, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch góp phần gìn giữ, bảo tồn giá
trị, bản sắc văn hóa dân tộc
Lịch sử làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của các dântộc Việt Nam, nó vừa là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy, vừa là sự biểu hiệntập trung nhất bản sắc Việt Nam
Những phong tục tập quán, đền thờ, miếu của mỗi làng xã vừa có nét chung củavăn hóa dân tộc, vừa có nét riêng của mỗi làng nghề Các sản phẩm của làng nghềtruyền thống làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hóa, vănminh lâu đời của dân tộc Người nước ngoài biết đến Việt Nam cũng chính là thôngqua các mặt hàng thủ công truyền thống Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậmchất văn hóa dân tộc Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu không
có ý thức bảo tồn nghề thủ công và các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc vănhóa dân tộc thì những nét văn hóa độc đáo đó sẽ dần bị mai một và mất dần Do đó,
Trang 20việc duy trì các ngành nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống là việc làmhết sức cần thiết vì bản thân của nó mang trong mình những giá trị văn hóa dân tộc mànhững dân tộc khác không có được, nó được xem là những bức thông điệp bền vữngcủa một dân tộc được lưu truyền lại cho thế hệ sau.
Tóm lại, việc phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở nông thôn
có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa củadân tộc trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của địaphương và dân tộc
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở làng nghề
1.2.1 Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam
Những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam đangđược chú trọng phát triển nhằm tạo ra sản phẩm hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là
du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủcông đặc trưng ở mỗi làng nghề Tuy nhiên, để cho làng nghề phát triển tương xứngvới tiềm năng còn là một quá trình lâu dài
Theo thống kê của Hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng hơn
2000 làng nghề thủ công, thuộc 12 nhóm nghề chính: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mâytre đan, cói, dệt, giây, tranh dân gian, gỗ, đá hàng năm thu hút khoảng 13 triệu laođộng, kim ngạch xuất khẩu trên 600 triệu USD Mỗi một làng nghề đều có nguồn gốc,xuất sứ khác nhau, và tương ứng với mỗi làng nghề đều tạo ra một sản phẩm đặc trưng
và mang nhiều giá trị truyền thống cũng như văn hóa của dân tộc đó, của làng nghề
đó Nhìn một cách tổng thể thì các làng nghề hiện nay đều phát triển theo xu thế sảnxuất hàng hóa, gắn bó mật thiết với thị trường trong nước, phục vụ cho du lịch Điểm chung của các làng nghề ở nước ta là thường nằm trên trục giao thông, cảđường bộ lẫn đường sông, đặc điểm này được hình thành từ xa xưa, giúp cho các làngnghề có thể vận chuyển hàng hóa đi đến các nơi tiêu thụ Đây cũng là điều kiện thuậnlợi cho việc cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch Hiện nay, ở các tỉnh như HàTây, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đang triển khai mạnh mẽ loạihình du lịch này Mặc dù, các làng nghề có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch,nhưng khách đến làng nghề vẫn rất ít, mặc dù đã có khá nhiều chương trình tuor giớithiệu Ở nhiều địa phương, mặc dù đã có chủ trương từ cấp quản lý gắn làng nghề với
Trang 21phát triển du lịch các làng nghề cũng đã có định hướng phát triển du lịch, thậm chí cótên trong sản phẩm tuor của các hãng lữ hành, song vẫn chưa có biến chuyển tích cực.Trước thực trạng đáng buồn như trên, ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làngnghề Việt Nam cho rằng, sở dĩ khách du lịch đến với các làng nghề chưa nhiều là tạicác làng nghề này chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách thamquan nghèo nàn Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chưacao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại Một làng nghề được coi làphát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng Bêncạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môitrường còn nhiều bất cập.
Một thực trạng cũng cần được đánh giá đến, đó là các làng nghề ở nước ta, nhiều
về số lượng, phong phú về loại hình sản xuất, nhưng hàng nghìn “mỏ tài nguyên du lịch” ấy không cho ra nổi một sản phẩm đồ lưu niệm đặc trưng của du lịch Việt Nam.
Các làng nghề ở Hà Nội như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, gỗ Vân Hà, sơn mài HạThái, thêu Quất Động… có thể nói đã “ăn nên làm ra” nhờ xuất khẩu các đồ mỹ nghệ,nhưng việc “xuất khẩu tại chỗ” cho khách du lịch lại không được lưu tâm tới Đối vớiviệc phát triển du lịch làng nghề thì đây thực sự là một thiếu sót lớn, bởi các làng nghềquá chú trọng vào thị trường tiêu dùng đồ mỹ nghệ cao cấp mà không quan tâm tới thịtrường đồ lưu niệm bình dân khi mà thị trường này đang rất sôi động và mang lạinguồn thu lớn Đó là chưa kể đến việc các sản phẩm còn quá đơn điệu và không hợpvới nhu cầu của thị trường Người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thíchbản thân hoặc rập khuôn theo truyền thống mà chưa có sự sáng tạo và tìm hiểu thịhiếu của khách du lịch
Không những thế, hiện nay do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã làm chonét văn hóa cũng như cơ cấu làng nghề bị biến đổi mạnh bởi Nhiều bất cập làm hạnchế sự phát triển du lịch làng nghề như hạ tầng giao thông đến điểm làng nghề cònthiếu, trong khi đó chất lượng phục vụ du khách còn yếu, đời sống của nghệ nhân cònnhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và ít đầu tư nên sản phẩm du lịchcòn sơ sài, thậm chí nhiều người không giữ được nghề Mặt khác, trong công tácquản lý, các ban, ngành tại địa phương thiếu sự phối hợp trong xây dựng, quy hoạchphát triển du lịch làng nghề
Trang 22Như vậy, để cho các làng nghề có thể tồn tại và gắn với phát triển du lịch Trướctiên, các nhà làm du lịch cần đánh giá đúng tiềm năng, đầu tư đúng hướng, bởi vì cónhư vậy hoạt động du lịch ở các làng nghề mới thật sự được phát triển Từ đó, sẽ tạocông ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần gìn giữ nhữnggiá trị vật thể và phi vật thể tại các làng nghề truyền thống.
1.2.2 Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Mức độ hoạt động sản xuất của các làng nghề
hoạt động
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo bảng số liệu, ta thấy từ năm 2000 – 2009, tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế có sự thay đổi từ chỗ có 77 làng nghề lên 88 làng nghề, nguyên nhân
là do những năm gần đây có xuất hiện một số làng nghề mới du nhập
Để thấy được mức độ hoạt động của các làng nghề qua các năm, dựa vào bảng 1.1,
ta có biểu đồ dưới đây:
Trang 23Hình 1 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2009.
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy mức độ hoạt động của các làng nghề có sự thay đổi quacác năm nhưng không đáng kể
Cụ thể, là số làng nghề hoạt động ở mức độ tốt năm 2000 chiếm 6.49% lên13.64% năm 2009 Nguyên nhân là do vừa có sự tăng lên về số làng nghề vừa có sựđầu tư khôi phục và các làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch
Các làng nghề hoạt động ở mức độ trung bình chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khá
ổn định qua các năm, cụ thể năm 2000 chiếm 67.53% lên 77.27% năm 2009 Nguyênnhân chủ yếu là do các làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa thục sự đầu tư tương xứng vớitiềm năng của nó và các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển củacác làng nghề trên địa bàn tỉnh trong các năm vừa qua
Còn lại là các làng nghề hoạt động yếu hoặc ngưng sản xuất, số này chiếm tỷtrọng năm 2000 là 25.97% nhưng đến năm 2009 chỉ 9.09%, cho thấy xu hướng cáclàng nghề hoạt động yếu hoặc ngừng sản xuất càng ngày có xu hướng giảm dần.Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ, cơ sở sản xuất ở các làng nghề này lên mức độđếnviệc khôi phục, phát triển các làng nghề
Trang 24Qua đó, ta thấy rằng có 69 làng nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế, trong đó có làng nghề bước đầu được xây dựng và phát triển theo hướngnhằm phục vụ cho du lịch là chính.
Tính đến tháng 1 năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 làng nghề phục vụ cho dulịch gồm: làng đúc đồng ở phường Đúc, làng mộc Mỹ Xuyên, làng mộc mỹ nghệDương Nỗ, làng tranh giấy Sình, làng gốm Phước Tích, làng nón Đông Đỗ, làng thêu
vụ cho du lịch
Mức độ hoạt động phục vụ du lịch
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
Số làng nghề
Tỷ trọng (%)
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua bảng số liệu 1.2, ta thấy số lượng làng nghề phục vụ cho du lịch có tăng lênnhưng không đáng kể qua giai đoạn 2000 – 2009, tuy nhiên mức độ hoạt động của nónhìn chung không hiệu quả, số lượng làng nghề hoạt động không hiệu quả có xuhướng tăng nhẹ
Như vậy, từ năm 2000 Huế đã được chọn là thành phố Festival của Việt Nam thìviệc xây dựng các làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch như trên là chưa tươngxứng với tiềm năng Đây là thực trạng mà các cấp chính quyền cuả tỉnh Thừa ThiênHuế nói riêng và Nhà Nước nói chung phải thực sự quan tâm, đầu tư đẩy mạnh quá
Trang 25trình xây dựng các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụcho du lịch, có như vậy mới vừa khôi phục và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộcViệt Nam vừa có thể quảng bá nước Việt Nam tới các nước trong khu vực và trên thếgiới.
Với số lượng làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch trên địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế là rất ít và mức độ hoạt động của nó trong việc phát triển du lịch cũng rấtkém
Hình 2 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng hoạt động phục vụ du lịch của các làng nghề
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2009.
Qua biểu đồ trên, ta thấy các làng nghề phục vụ cho du lịch hoạt động không hiệuquả qua các năm chiếm một tỷ trọng khá cao Cụ thể, năm 2000 và 2001 là 100% vàđến năm 2009 giảm xuống còn 57.1% Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi về sốlượng làng nghề phục vụ cho du lịch trên địa bàn tỉnh, do các cấp chính quyền đã có
sự quan tâm bước đầu đúng mức trong việc xây dựng và phát triển các làng nghềthành các làng nghề phục vụ cho du lịch phù hợp với tiềm năng vốn có của tỉnh ThừaThiên Huế
Còn đối với các làng nghề phục vụ du lịch hoạt động có hiệu quả có xu hướng tăngdần qua các năm Cụ thể năm 2000 không có làng nghề nào hoạt dộng có hiệu quả thì
Trang 26đến năm 2009 có đến 42.9 % số làng nghề truyền thống phục vụ du lịch hoạt động cóhiệu quả.
b Thực trạng hoạt động sản xuất và dịch vụ ở các làng nghề phục vụ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Về sản phẩm của các làng nghề
Hầu hết sản phẩm của các làng nghề là sản phẩm thủ công nghiệp vừa có giá trịkinh tế vừa có giá trị văn hóa truyền thống riêng Các làng nghề trên địa bàn tỉnh hiệntập trung 11 nhóm sản phẩm chủ yếu, vừa phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụcho nhu cầu của du khách
- Nhóm sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ
Thứ nhất, nhóm sản phẩm đúc đồng: phát triển ở thành phố Huế với khoảng trên
40 hộ lao động thường xuyên và trên 20 hộ làm theo thời vụ kết hợp với kinh doanhdịch vụ du lịch tập trung ở xã Thủy Xuân và Phường Đúc Sản phẩm đúc đồng khá đadạng như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ thờ tự, sản phẩm đúc công nghiệp… Đặc biệt, cómột sản phẩm đúc phục vụ tôn tạo, phục vụ các di tích văn hóa như tượng danh nhân,đại hồng chung…, các sản phẩm này thể hiện nét độc đáo về trình độ tay nghề của cácngười thợ đúc ở Huế và kỹ thuật đúc những sản phẩm có khối lượng lớn
Thư hai, nhóm sản phẩm gạch ngói và gốm nung: các sản phẩm gạch ngói ở hai
làng nghề Nam Thanh và Thủy Phú có nhu cầu khá lớn, đặc biệt là thị trường nôngthôn trong tỉnh và tỉnh Quảng Trị phục vụ các công trình xây dựng thấp tầng Tuynhiên, do điều kiện sản xuất đang xen lẫn trong khu dân cư nên không thể phát triểnđược Đây là ngành có triển vọng phát triển tốt trong tương lai vì vậy phải di dời đếnnơi sản xuất tập trung Riêng sản phẩm gốm của làng nghề Phước Tích còn nhiều hạnchế về mẫ mã, chất lượng sản phẩm… nên thị trường tiêu thụ còn khó khăn, khó kếthợp phục vụ du lịch ở làng cổ Phước Tích
Thứ ba, nhóm sản phẩm tre đan, nón lá, đệm bàng, chổ đót: đây là nhóm sản phẩm
khá đa dạng với nhiều chủng loại với nhiều quy cách khác nhau tùy theo đặc thù củacác làng nghề Tuy nhiên, mẫu mã và chất lượng sản phẩm hạn chế chỉ phục vụ nhucầu nội địa và trong tỉnh, một số sản phẩm tre đan bước đầu đang làm gia công sảnxuất cho công ty lớn nhưng chất lượng sản phẩm không ổn định Tuy vậy, nhóm làngnghề này đã góp phần đáng kể trong giải quyết lao động nông nhà ở nông thôn và làm
Trang 27tăng thu nhập cho người dân ở các làng nghề Nhóm sản phẩm thuộc các làng nghềnày có nhiều tiềm năng phát triển để phục vụ du lịch và sản xuất nhất là các sản phẩmđan lát từ tre, mây, lát… đang có thị trường khá lớn cả trong và ngoài nước.
Thứ tư, nhóm sản phẩm rèn và hàn ngũ kim đồ gia dụng: sản phẩm truyền thống
của các làng nghề là các loại công cụ, dụng cụ sản xuất và gia dụng không còn phùhợp với xã hội hiện đại Do vậy, nhiều hộ rèn đã chuyển đổi nghề kết hợp với hàngngũ kim phục vụ cho sữa chữa máy móc phục vụ nông ngư nghiệp Hiện chỉ có một số
ít hộ còn duy trì sản xuất các loại nông cụ nông nghiệp theo đơn đặt hàng của kháchàng
Thứ năm, nhóm sản phẩm chẻ đá: đây là sản phẩm đặc thù của các làng nghề ở
Phú Lộc, chủ yếu phục vụ xây dựng các công trình dân dụng, công cộng và đang cónhu cầu lớn cả trong và ngoài nước
Thứ sáu, nhóm chế biến lương thực thục phẩm: các mặt hàng của nhóm phẩm này
chủ yếu là sản xuất bún, bánh đa, bún mắm, tôm chua…phát triển khá mạnh phục vụnhu cầu trong tỉnh và khác du lịch
Thứ bảy, nhóm sản phẩm dệt dèn và dệt lưới ngư cụ: sản phẩm còn hạn chế về
mẫu mã và tính đa dạng, chủ yếu tự sản xuất tự tiêu thụ trên địa bàn và các vùn phụcận
Thứ tám, nhóm sản phẩm dầu lạc và dầu tràm hầu như ít phát triển vì nhu cầu của
thị trường là quá thấp do có nhiểu sản phẩm công nghiệp có chất lượng tố hơn và mẫ
mã đa dạng hơn thay thế
Thứ chín, nhóm sản phẩm hoa giấy và tranh giấy: sản phẩm thuộc nhóm này mang
tính thời vụ chủ yếu phục vụ tín ngưỡng và các ngày lễ hội dân gian trong địa bàntỉnh Vì vậy, mẫu mã và chất lượng chậm thay đổi nhưng vì nhu cầu tín ngưỡng làkhông phải để trang trí nên người mua ít chú ý đến thẩm mỹ Đây là nhóm sản phẩm
có tiề năng đưa vào phục vụ du lịch rất lớn như cho du khách trực tiếp làm các sảnphẩm hoa giấy, tranh giấy…
- Nhóm sản phẩm phục vụ nhu cầu của du khách
Thứ nhất, nhóm sản phẩm mộc mỹ nghệ và mộc cao cấp: sản phẩm của các làng
nghề này tuy đã được nhiều thị trường trong và ngoài nước biết đến nhưng do khảnăng sản xuất còn nhỏ nên chỉ phục vụ nội địa hoặc tham gia xuất khẩu tại chỗ thông
Trang 28qua việc mua bán với khách du lịch nước ngoài hoặc xuất khẩu gián tiếp thông quamột số công ty lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thứ hai, nhóm sản phẩm thêu: sản phẩm thêu khá phong phú, đa dạng với nhiều
trường phái khác nhau như thêu nghệ thuật, thêu phục vụ nghi lễ, tôn giáo…nhìnchcung các sản phẩm thêu ở tỉnh Thừa Thiên Huế có chất lượng và thẩm mỹ cao,được thị trường trong nước và ngoài nước ưa chuộng vì vậy dễ phát triển thành cáclàng nghề phục vụ nhu cầu du lịch nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu
Thứ ba, nhóm sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm: các mặt hàng của
nhóm sản phẩm này chủ yếu là sản xuất bún, bánh đa, nước mắm, tôm chua… pháttriển khá mạnh chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh và khách du lịch Đây là nhóm sảnphẩm có nhiều lợi thế để phát triển phục vụ cho du lịch do nhu cầu của thị trườngtrong tỉnh và khách du lịch ngày càng tăng
* Về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, chưa có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp mà chỉ gia công xuất khẩu cho cáccông ty lớn như thêu, tre đan; một số sản phẩm chủ yếu tiêu thụ thông qua xuất khẩutại chỗ bằng việc mua bán của khác du lịch quốc tế và trung gian trong và ngoài tỉnhnhư nón lá, tre đan, mộc mỹ nghệ…
Có thể nói do thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề còn nhiều hạn chế
Vì vậy, cần phải có biện pháp để phát triển và mở rộng thêm được thị trường tiêutrong nước và thị trường ngoài nước nhằm xuất khẩu các sản phẩm có tiềm năng nhưthêu, mộc mỹ nghệ, tre đan,… có như vậy mới xây dựng và phát triển các làng nghềthành các làng nghề phục vụ cho du lịch, góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn trong tỉnh
* Về làng nghề phục vụ cho du du lịch
Đến nay trên toàn tỉnh chưa có một làng nghề truyền thống nào thực sự được xem
là làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, mới chỉ dừng lại ở mức độ
du khách tham quan một số ít làng nghề, còn việc mua bán sản phẩm thì chủ yếu muabán ở chợ, các trung tâm thương mại, …còn tại các làng nghề truyền thống chưa cókhông gian và địa điểm thực sự phục vụ cho du lịch, cư dân làng nghề chưa biết đếnviệc làm du lịch tại các làng nghề của mình
Trang 29Tóm lại, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có vị trí địa lý cũng như tài nguyên du lịchphong phú và đa dạng với nhiều ngành nghề có truyền thống lâu đời, hệ thống cáclàng nghề truyền thống phân bố khá đều trên địa bàn toàn tỉnh Đây được xem là ưuthế để khôi phục, xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống thành làng nghềtruyền thống phục vụ du lịch Như vậy, để làng nghề truyền thống nói chung và làngnghề truyền thống phục vụ cho du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, ổnđịnh và vững chắc, cần phải có những quan điểm, định hướng và giải pháp đúng đắnphù hợp với thực tiễn của từng làng nghề truyền thống.
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
LÀNG GỐM PHƯỚC TÍCH - PHONG ĐIỀN - THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2008 -2012.
2.1 Khái quát về huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 302.1.1 Về tự nhiên
a Vị trí địa lý
Hình 3 Bản đồ hành chính huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
- Hệ tọa độ: Phong Điền là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thừa
Thiên Huế, có tọa độ địa lí (chỉ tính đất liền) từ 16020’55’’B – 16044’30’’B và từ
10703’00’’Đ – 107030’22’’Đ
- Vị trí tiếp giáp: Phong Điền Phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị Phía
Tây, Tây Nam và Phía Nam, Phong Điền giáp hai huyện là Đakrông và A Lưới PhíaĐông và Đông Nam, giáp với hai huyện là Quảng Điền và Hương Trà Phía Đông Bắcgiáp với biển Đông với bờ thẳng tắp chạy theo hường Tây Bắc – Đông Nam trên chiềudài gần 16km
Trang 31- Đơn vị hành chính: Huyện có 1 thị trấn là Phong Điền và 15 xã (Điền Hương,
Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Hòa, Phong Bình,Phong Chương, Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Hiền, Phong An, Phong Xuân, PhongSơn), có diện tích là 953,751km2, gần 1/5 diện tích của tỉnh
Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ dãy TrườngSơn ra tận biển với chiều dài gần 46km Đi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam lãnh thổthu hẹp Nơi hẹp nhất chỉ chừng 10km (cửa sông Ô Lâu đến Hải Lăng) Sự phân bốlãnh thổ huyện như trên khiến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Tây – Đông đa dạnghơn so với chiều Bắc – Nam
b Các nguồn lực tự nhiên
- Địa hình: Địa hình Phong Điền trên nét chung là hình ảnh thu gọn của địa hình
tỉnh Thừa Thiên Huế, có đầy đủ cả núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển.Đó là kếtquả của một quá trình biến đổi không ngừng của bộ phận lãnh thổ thuộc sườn đôngcủa dãy Trường Sơn từ hàng trăm triệu năm về trước đến nay Có tầm quan trọng lớnlao và để lại những dấu vết rõ ràng hơn cả là những biến đổi gần đây trong các kỹ địachất Đệ Tam, Đệ Tứ Đi từ tây sang đông gồm các dạng địa hình sau: Núi đồi (chiếmgần 70% diện tích), đồng bằng và vùng ven biển
- Khí hậu: Khí hậu Phong Điền mang đặc điểm khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế,
có nền tảng chung với khí hậu của cả nước Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm giómùa, phân hóa mạnh mẽ à diễn biến thất thường Nhưng lại khác khí hậu ở phía Bắc
và phía Nam, do huyện thuộc khí hậu vùng duyên hải Trung Bộ hay khí hậu ĐôngTrường Sơn nên có những nét độc đáo, phản ánh tác dụng quan trọng của địa hìnhTrường Sơn, đồng thời thể hiện tính chất chuyển tiếp giữa hai miềm khí hậu nói trên
do vị trí địa lý nằm ở khu vực trung gian
Nét độc đáo đó được thể hiện ở chỗ: thư nhất sự sai lệch của mùa mưa ẩm lớn sangcác tháng Thu Đông so Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên thì ở đây, do tác dụng cảntrở của dãy Trường Sơn đối với luồng gió ẩm từ phía tây thổ tới, đã xuất hiện một thời
kì khô nóng kéo dài Trong thời kì đầu của gió mùa mùa Đông (thường là gió mùaĐông Bắc), cũng do tác dụng chắn gió từ phía đông của dãy Trường Sơn, mùa mưalớn bắt đầu chậm (thàng 8, tháng 9) và kết thúc cũng chậm (tháng 1), lệch hẳn so vớitình hình chung của cả nước
Trang 32Nét độc đáo thư hai là tính chất chuyển tiếp về chế độ nhiệt giữa hai miền Bắc –Nam, tính chất chuyển tiếp đố thể hiện rõ nhất ở Thừa Thiên Huế Từ đây trở ra đếncác tỉnh biên giới phía Bắc là khí hậu nội chí tuyến gió mùa có mùa Đông lạnh, càngtrở ra mùa Đông càng kéo dài.Từ đây trở vào là khí hậu á xích đạo không có mùaĐông lạnh
Những nét dộc đáo nói trên cũng thể hiện rõ khí hậu của Phong Điền Ngoài ra, dođịa hình Phong Điền trải rộng từ tây sang đông, lại có sự khác biệt rõ rệt về độ cao nên
có sự phân hóa khí hậu trong huyện theo chiều đông – tây và theo độ cao
- Thủy văn
Sông Ô Lâu: là con sông quan trọng nhất trong huyện Sông có hai nhánh lớn
đều bắt nguồn trên vùng núi địa phận Phong Điền Nhánh thứ nhất chảy qua địa phậntỉnh Quảng Trị trên vùng đồi núi tây nam huyện Hải Lăng, nhánh này tên gọi cũ làThu Lơi cùng với nhánh sông Mỹ Chánh chảy hoàn toàn trên đất Hải Lăng ở phíaBắc Hai nhánh hợp lưu thành sông Thác Mã sau khi chảy qua khỏi cầu Mỹ Chánh thìnhập với sông Ô Lâu ở ngã ba Phước Tích Nhánh thứ hai là nhánh Ô Lâu chảy vềphía Đông và Đông Bắc qua vùng núi đồi Phong Mỹ, Phong Thu về thị trấn PhongĐiền Sau khi chảy qua cầu Phò Trạch, chuyển hướng tây bắc men theo phía đôngquốc lộ 1A Sau đó sông lượn thành một khúc uốn bao quanh ba phía làng PhướcTích Đoạn hạ lưu tính từ cầu Phò Trạch đến cửa sông ở địa đầu phía Bắc Phá TamGiang
Sông Bồ: Là một nhánh lớn của sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi phía nam
huyện A Lưới ở độ cao 800 – 900m chảy về phía bắc rồi đông bắc qua vùng rừng núi
A Lưới, Hương Trà, Phong Điền Qua khỏi cầu An Lỗ vào địa phận Quảng Điền đổihướng đông nam uốn khuc quanh co trên ruộng Quảng Điền, Hương Trà rồi nhập vàosông Hương Sông có chiều dài 94km, diện tích lưu vực 938km2 Tuy nhiên, thuộc địaphận Phong Điền chỉ có 237,3km2 với hai sông nhánh, đó là rào Tràng và sông Ô Hồ
Phá Tam Giang:Thuộc địa phận Phong Điền chỉ có một dải hẹp ven bờ thuộc
địa phận Điền Hải, Điền Hòa
2.1.2 Về kinh tế - xã hội
a Dân cư và nguồn lao động
Trang 33Tính đến năm 2012 là 91.769 người Trong đó, nữ chiếm 47.261 người và namchiếm 44.508 người, với mật độ dân số là 97 người/km2.
Nhìn chung, dân số của toàn huyện là cao, tăng theo từng năm Tuy nhiên, tỉ lệ giatăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm qua các năm, năm 2007 là 1,11%, năm 2010 là1% và đến năm 2012 giảm xuống còn 0,96% Với tỉ lệ sinh ngày càng giảm xuống, tỉ
lệ người trong độ tuổi lao động và tuổi già tăng lên, thể hiện cơ cấu dân số của huyện
là cơ cấu dân số già Chính vì vậy, trong hiện tại lực lượng lao động phục vụ cho pháttriển kinh tế của huyện là dồi dào Nhưng về lâu dài sẽ thiếu lực lượng lao động trẻ bổsung
Phong Điền có nguồn lao động dồi dào Tổng số lao động đang làm việc là 42.461người, chiếm 46,3% dân số Số lao động trong nông – lâm – ngư nghiệp là 33.850người chiếm 79.7%, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là 3.340 ngườichiếm 7.8% và trong thương mại và dịch vụ là 5.271 người chiếm 12.5% Như vậy,lao động của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực 1, còn khu vực 2 và khu vực 3 chiếm
tỷ trọng thấp
Nâng cao chất lượng nguồn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2010đạt 40%; phấn đấu đến năm 2020 đạt 70% Hàng năm, huyện tạo cơ hội giải quyếtviệc làm mới cho trên 1.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 20%
b Tiềm năng phát triển du lịch
Ưu tiên đầu tư khai thác tài nguyên du lịch sinh thái biển và đầm phá Gắn pháttriển du lịch của Huyện với các tuyến du lịch của Tỉnh và du lịch trên tuyến hành langkinh tế Đông – Tây
Xây dựng khu du lịch Thanh Tân thành trung tâm du lịch cấp vùng của cả khu vựcBắc Thừa Thiên Huế và Quảng Trị
Xây dựng Làng cổ Phước Tích - di tích cấp Quốc gia gắn với làng nghề MỹXuyên, vùng ngập mặn cửa sông Ô Lâu và du lịch đầm phá trở thành một trọng điểm
du lịch của tỉnh
* Cơ cấu kinh tế
Mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16-17%/năm thời kỳ 2006-2014 Tốc độtăng thu ngân sách đạt trên 20%; đến 2010 đạt trên 55 tỷ đồng.Tổng giá trị kim ngạchxuất khẩu đạt 23 triệu USD năm 2010
Trang 34Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế của huyện Phong Điền đã
có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Năm 2010, tỷ trọng các ngành công nghiệp –nông nghiệp – dịch vụ của huyện là 28,16% - 43,50% - 28,25%; đến 2011 các con sốnày lần lượt là 30,6 - 40,6 - 28,8%
2.2 Giới thiệu khái quát về làng gốm Phước Tích – Phong Điền – Thừa Thiên Huế
2.2.1 Vị trí địa lý
Cách trung tâm thành phố Huế chừng hơn 40km về phía Bắc, Phước Tích là mộtngôi làng nhỏ nằm bên cạnh sông Ô Lâu, có tọa độ địa lý 16o38’ Bắc và 107019’ kinhĐông, nay thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nằm tọa lạc trên xứ cồn Dương, ngay tên gọi cũng đủ hình dung về một vùng đất
cao ráo và những lớp văn hóa dày thẳm, có thể nói điều kiện tự nhiên của lang PhướcTích thật đắc địa, đặc biệt là ở địa thế hữu tình bằng khúc quanh mềm mại của dòngsông Ô Lâu trước khi hợp lưu dòng Thác Ma Do vậy mà địa giới của làng Phước Tíchmang nhiều nét rất đặc biệt: chỉ giáp làng Phú Xuân ở Phía Bắc – Đông Bắc, các mặtcòn lại của làng đều được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa, đồng thời đó cũng
là ranh giới tự nhiên với các làng Hội Kỳ (phía Nam – Tây Nam), Mỹ Chánh (phíaNam – Tây Nam), Mỹ Cang, Mỹ Xuyên (phía Đông – Đông Bắc), Lương Điền (phíaBắc)
Trang 35Hình 4 Bản đồ các điểm du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về mặt cảnh quan, nhờ đó mà xưa nay dân gian truyền tụng, Phước Tích tựa nhưchiếc túi rút đựng tiền hay như một chiếc quạt nan xèo rộng nhờ vào sự gắn kết chặtchẽ của dòng sông Ô Lâu Theo quan niệm phong thủy, người ta cũng tin rằng dòngsông Ô Lâu chính là yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại vượng khí cho làng Quả thật
không cần biết đến những khái niệm minh đường, long mạch… sâu xa, hàng thế kỷ
qua, sông Ô Lâu đã chứng minh vai trò của mình trong muôn mặt đời sống của ngườiPhước Tích; hay cũng có thể nói rằng, người PhướcTích đã nương tụa với dòng sông
để dựng ấp dựng làng, để sản xuất, giao thương…
Dẫu không cuồn cuộn như phù sa nhưng cái ăm ắp, mát lành của Ô Lâu cũng đủ
để cho cây trái, hoa viên xứ cồn Dương này quanh năm xanh mướt; để cho những gốcthị, gốc bàng tỏa bóng hàng trăm năm Và không biết từ bao giờ, trên khúc quanh ấycủa dòng sông Ô Lâu, đã hình thành nên bến Cừa, bến Cạn, bến Vạn, bến Đình, bếnLau, bến Lò, bến Chùa, bến Hội, rồi đến bến Bàng, bến Cây Thị, bến Miếu Vua, bến