a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đến Phước Tích cảm nhận đầu tiên đối với du khách là vẻ đẹp hài hòa giữa sông nước hữu tình và thiên nhiên thơ mộng. Một ngôi làng cổ trầm mặc được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiện lên quyến rũ với những con đường lát gạch trải dài, những cây bàng, cây thị bên bến nước rũ những chùm rễ in bóng xuống mặt sông.
Sông Ô Lâu được khởi nguồn từ những khe suối của dãy Trường Sơn hùng vĩ,
nguồn sông cao hơn mặt nước biển ước khoảng 500 mét, chảy ngang qua địa phận Khe Trăng, Khe Trái, Huỳnh Trúc, Huỳnh Liên, thôn Hòa Mỹ, Phong Thu, Mè, Mỹ Xuyên (phía thượng nguồn) rồi chầm chậm chảy qua dãy đá giăng vào địa phận làng Phước Tích, nương theo đôi bờ, uốn lượn, bao quanh từ phía đầu làng nơi có miếu thờ ngài Khai Canh đến tận phía cuối làng nơi có chùa Phước Bửu. Dòng sông trong xanh đã tưới mát cho những vườn quả, hoa viên, nhờ vậy cây trái vườn vườn quanh năm tươi tốt. Những ngày trời quang mây lạnh, dòng sông Ô Lâu trôi chảy êm đềm, mặt sông trong vắt, in rõ hình mấy trắng, lũy tre làng, cây Bàng, lò gốm trông thật dịu dàng và thướt tha. Trước đây, dòng sông này được người dân khai thác phát triển giao thông nội thủy thì hiện nay nó đem lại cho Phước Tích một tiềm năng mới – tiềm năng phát triển du lịch. Khi các tour di lịch Phước Tích bằng đường thủy được lập ra du khách có thể nhìn ngắm dòng sông Ô Lâu, nghe thuyết minh về dòng sông và các dấu tích lịch sử mà nó mang trong mình, sau đó là ghé thăm làng gốm Phước Tích.
Đây chính là một tiềm năng góp phần thúc đẩy du lịch tại làng gốm Phước Tích phát triển.
Tài nguyên sinh vật dồi dào, hệ sinh thái của làng phong phú, nhiều cây cổ thụ có
hàng trăm năm tuổi, đặc biệt trong đó có cây Thị trên 700 năm. Nhiều cây ăn trái quí có tuổi đến vài trăm năm như cây Vải trạng, nhãn và nhiều loại cây ở nơi khác khó tìm thấy như cây Bồ quân, Dâu, Bồ kết...,các loại cây ăn trái như mít, vả, khế, cam, quýt, chuối, và các loại cây hoa màu, thực phẩm khác. Hầu như nhà vườn nào ở Phước Tích cũng giữ được một số loài hoa quí như: mai vàng, hoa mộc, hao ngọc lan, tường vi… có nhiều cây có tuổi đời gần cả 100 năm. Đặc biệt hàng rào, bờ giậu của các nhà đều sử dụng loại cây “chè tàu” tạo nên một vành đai xanh nối liền nhau bao bọc quanh vườn cây ăn trái quanh làng. Đến với Phước Tích du khách như đắm mình giữa một chốn cổ tích yên ả và thanh bình.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
* Hệ thống kiến trúc: dấu ấn của sự trù phú. - Kiến trúc dân sinh
Hệ thống nhà rường: Tiếp cận với hệ thống di sản kiến trúc ở Phước Tích,
trên mặt biểu hiện cấu trúc, cũng có nhiều nét tương đồng với các ngôi làng khác ở Huế. Điều đáng nói ở đây là sự phân bố với mật độ tập trung của những ngôi nhà rường, một loại hình kiến trúc tiêu biểu cho đặc trưng văn hóa Huế. Sự quy tụ ở đây không hẳn là sự ngẫu nhiên. Chính sản phẩm gốm một thời chiếm lĩnh hầu hết thị phần ở các chợ trên đất Huế và trải rộng khắp cả miền Trung, đã mang lại cho người dân nguồn thu đáng kể. Nguồn tích lũy đó đã giúp cho họ có điều kiện cải thiện cho nhu cầu sinh hoạt. Những ngôi nhà rường lần lượt được dựng lên, phần nào khẳng định được sự sung túc về đời sống vật chất của dân làng Phước Tích. Bên cạnh đó, bởi nhiểu yếu tố khách quan nên người dân ở đây có điều kiện xây cất những ngôi nhà rường khang trang. Ngoài việc sản xuất gốm, Phước Tích còn là nơi cung cấp các loại gạch, ngói làm nhà. Cùng lợi thế với nguồn tài nguyên tại chỗ, Phước Tích quy hoạch vùng phân bố, cùng nằm kề cận cư dân Mỹ Xuyên – ngôi làng nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ. Điều kiện này là một sự thuận lợi cho khâu chạm trỗ các ô hộc trên những ngôi nhà rường.
Theo hồi ức của ông Lê Trọng Sâm những năm 1945 về trước, trong làng có đến 92 ngôi nhà rường. Nhưng do chiến tranh tàn phá, nên hiện chỉ còn lại 30 cái. Trong đó, có 8 nhà thờ họ và 24 nhà ở, dưới dạng nhà 3 gian 2 chái, và 1 gian 2 chái, được thiết kế chủ yếu theo lối chữ Đinh. Hầu hết các ngôi nhà này được xây dựng và thế kỉ XIX. Trong tổng số 24 ngôi nhà rường đó, đã có 07 ngôi nhà tham gia vào dịch vụ tham quan và lưu trú. Đến tham quan những ngôi nhà rường, du khách có thể thấy được những nét đặc sắc thông qua những đường nét chạm trổ, các hoa văn trang trí, cách bài trí nội thất với những đồ gia dụng: bàn thờ, hoành phi, câu đối, ngựa, hòm rương, trường kỷ; đặc biệt là sự kết hợp bố cục của không gian nhà – vườn. Vẻ khiêm tốn, tỉnh lặng của nhà rường càng được tôn thêm khi du khác tọa lạc trong các khu vườn xinh xắn có lớp lang, tầng cấp, được bao bọc bởi một vòng rào bằng hàng chè tàu được xén thẳng tắp, công phu. Đi sâu hơn vào các khu vườn, du khách có cảm giác như đang đứng trước khung cảnh của kiểu vườn rừng, với đa chủng loại cây trồng chen chúc nhau, nó như vừa làm duyên vừa tạo cho du khách tìm về với cảm giác thư giản và yên bình sau những ngày dài mệt mỏi.
- Kiến trúc cộng đồng
Các ngôi nhà rường là một trong những nét văn hóa đặc trng của làng gốm Phước Tích. Tất nhiên khi nói đến di sản kiến trúc của làng quê, chúng ta không thể không lưu ý đến yếu tố cộng đồng. Trong bức tranh văn hóa làng xã người Việt và đặc biệt là ở miền Trung nói riêng, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi vùng, theo truyền thống của mỗi làng sẽ chứa những nét đặc thù. Về mặt kiến trúc này ở Phước Tích có: Đình Làng, chùa làng, hệ thống miếu.
Đình làng
Phước Tích vốn có hai ngôi đình, là đình Đại – ở tại xóm Hạ Hòa và đình Trung – ở xómTrung Hòa. Có ý kiến cho rằng, điểm khác biệt đáng lưu ý là trước đây, ngài khai Canh được thờ tại đình Đại; trong khi đó, đình Trung thờ Khai khẩn – thập nhị tôn phái. Các hoạt động tế tự, lễ nghi chủ yếu diễn ra ở đình Đại; còn đình Trung là nơi hội họp của làng. Gia phả họ Nguyễn Bá còn cho biết thêm cả hai đình này được xây dựng vào khoảng năm 1825. Về sau cùng với chùa và nhiều ngôi miếu khác trong làng, đình Đại, đình Trung đều bị thiêu rụi trong chiến tranh kháng chiến chống Pháp. Từ đó, đình Đại không còn nữa. Năm 1929, đình Trung được tái thiết, dù không được
ngôi nhà ba gian hai chái bề thế như cũ, nhưng đã trở thành nơi trang nghiêm, phối thờ Hoàn Thành, Khai canh cùng với Thập nhị tôn phái. Năm 1999, đình đã được tôn tạo khá bề thế.
Dù khác nhau trên mặt qui mô, cách thức bài trí, nhưng tất cả cùng gặp nhau ở tinh thần tôn kính, chuẩn mực. Nội thất đình làng Phước Tích không lộng lẫy với nghệ thuật chạm lọng và sơn son thiếp vàng, nhưng trang trọng trong khâu lễ nghi ở ba gian thờ với hoành phi, câu đối, án thờ, bát hương…Bàn thượng cũng có cách thiết trí quen thuộc quả bồng, bình lư, lư hương với bộ tam sự hay ngũ sự… Đáng chú ý hiện nay, tại đình làng vẫn còn lưu giữ ba tấm bia có hoa văn ở trán bia theo mô típ lưỡng long triều nguyệt, lưỡng long triều thái cực; diềm bia có hoa văn dây lá cách điệu.
Chùa làng
Nếu như mái đình là ngôi nhà chung của cộng đồng, biểu lộ nhiều khía cạnh trong sắc thái ứng xử của người nông dân với thiên nhiên và xã hội, thì trong văn hóa tâm linh, ngôi chùa là nơi trú ngụ an lạc của tâm hồn nhiều lớp người Huế trong sự ngỡ ngàng buổi đầu khi tiếp xúc với những cơ sở tín ngưỡng xa lạ, mang đậm chất Ấn giáo.
Đối với người dân Phước Tích mà nói, ngôi chùa làng “ dù chỉ là mái tranh đơn
sơ, yếu ớt, nhưng lại là cơ sở tinh thần kiên cố,bền vững, che chở tâm hồn họ”.
Chùa Phước Tích có tến chữ là Phước Bửu tự. Về mặt kiến trúc, ngôi làng chùa không có điểm nhấn gì đặc biệt, cũng theo mô hình chữ Công thương thấy, phía trước là Tam quan, tượng quán Thế Âm, bên trong là tượng Phật…
Hệ thống miếu
Miếu đôi: miếu đôi vốn tọa lạc ở ấp Hạ Hòa. Đến năm 1849, miếu được dời đến
phía đầu làng, gần giáp giới Mỹ Xuyên, và được tái thiết đợt gần đây nhất vào năm 1971. Hai miếu này có hình dạng giống nhau, bên tả là miếu Đào Nghệ, bên hữu là miếu Khai canh. Sau khi cung nghinh các ngài Bồn nghệ và Khai canh về thờ ở vị trí Miếu Đôi hiện tại, nền cũ bỏ trống, làng thiết bàn thờ các ngài họ Phan và họ Lương Thành.
Miếu Quảng Tế: còn có tên gọi khác là miếu Bà Dàng/Giàng, bà Dương, tên chữ
là miếu Dương phu nhân, tọa lạc tại xóm Lò, trên khuôn viên của một gia đình họ Lê Trọng. Được xây dựng trên nền gạch, miếu có cầu trúc vòm cuốn, 2 tầng mái, phía
trước có bình phong. Ngay trước đó có bệ đá Yoni gồm nhiều tầng, trên cùng có ba quả cầu đá, có thể là một dạng Linga. Nội thất miếu gồm hai bệ thờ theo hai cấp, và chỉ đơn giản gồm: lư hương, bình hoa, bát nước, đèn.
Miếu Liễu Hạnh: cũng là mộ miếu thờ nữ thần, miếu Liễu Hạnh tọa lạc trên địa
phận xóm Hạ Hòa, quay về hướng hợp lưu của hai dòng sông Ô Lâu – Thác Ma. Miếu được xây dựng kiên cố, với mái đúc, cao khoảng 3.5m, mỗi bề chừng 3m, cửa vòng cung, xung quanh được bao bọc bởi cây cối um tùm, rậm rạp, dáng vẻ rất cổ kính.
Miếu Ngũ hành: mặt hướng ra Hà Sen, miếu Ngũ hành là nơi thờ tự các nữ thần
không gian: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trong đó, bà Hỏa được người Phước Tích đặc biệt quan tâm. Đây có lẽ xuất phát từ đặc trưng của nghề gốm vốn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
Miếu Cây Thị: miếu nằm ở xóm Trung Hòa, bên cạnh cây thị cổ hàng trăm năm
tuổi, có bờ tường bao bọc xung quanh, phía trước là bức bình phong, được trang trí hình chim phụng, khảm sành sứ. Ngay chính giữa miếu là bức hoành: Linh hiển miếu.
Miếu Cô hồn: đúng như tên gọi, miếu Cô hồn là nơi thờ tự các vong linh không có
người thờ tự. Thực chất, đó chính là Cô đàn, có nghĩa chỉ là một cái đàn dùng để bày bát hương và các vật phẩm để cúng tế. Ban đầu, miếu được xây dựng trong xóm Thượng Hòa. Về sau, để thuận tiện cho việc hung khói, miếu được chuyển về trong khuôn viên chùa Phước Bửu.
Miếu Văn thánh: Văn thánh miếu là nơi thờ đức Khổng Tử và các bậc tiên Nho.
Nhìn chung, hiện nay, miếu Khổng Tử khá khang trang so với hệ thống miếu khác. Tinh thần hiếu học của người Phước Tích cũng phần nào thể hiện qua cách họ tái thiết, coi sóc ngôi miếu này.
Hệ thống nhà thờ họ
Hầu hết các nhà thờ họ ở Phước Tích được tôn tạo hoặc xây mới trong những năm gần đây, trong đó có 13 ngôi từ đường theo lối kiến trúc nhà rường. Tất cả, có thể nhận thấy đây chính là nơi mọi người thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
( Có thể nói rằng, Phước Tích có một quỹ kiến trúc dôi dào. Tài sản ấy cũng cho thấy, từ qua khứ, người dân nơi đây đã có cuộc sống khá trù phú, cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ không chỉ chú ý đến nơi cư trú của mình mà còn đặc biệt quan tâm đến kiến thiết các cơ sở thờ tự, nơi diễn ra cã lễ hộ, chiêm bái. Tất cả được phân bố theo
đan xen dọc con đường làng ven sông Ô Lâu vòng qua hà sen và các đường xóm quanh co mà điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều gặp trục đường chính. Hơn thế nữa, các công trình này luôn có sự ăn ý với nền cảnh thiên nhiên xanh mướt, liên hoàn.
* Lễ hội
Để tô thêm nét đặc sắc, cũng như tạo nên những nét chấm phá trong lòng của du khách khi đến với làng cổ Phước Tích thì hằng năm ở làng cổ Phước Tích có rất nhiều lễ hội được diễn ra.
Trước hết là lễ hội “Hương xưa làng cổ” là một trong lễ hội vừa mang tính cộng đồng, vừa tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của Phước Tích. Bên thềm các lễ hội chính Festival thì hằng năm cứ đến ngày 14 – 15/4 thì lễ hội này được diễn ra.
Mở đầu chương trình lễ hội “Hương xưa làng cổ” là phần Lễ Kỳ Phước cầu cho quốc thái – dân an của nhân dân Làng Phước Tích. Sau phần Lễ Kỳ Phước là phần hội với các trò chơi dân gian, các hoạt động tham quan du lịch và chương trình văn hóa nghệ thuật đến từ các đoàn trong nước và quốc tế. Đến với lễ hội, du khách sẽ được hòa mình trong các hội thi thể hiện tinh thần đoàn kết, tình nghĩa xóm làng, sống trong trang nghiêm của lễ hội truyền thống và hoạt động văn hóa nghệ thuật, quý khách sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian như: Đổ nước vô lu, bịt mắt nấu cơm niêu, cờ chòi,…
Cũng tại lễ hội “Hương xưa làng cổ” du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây làm ra, thông qua trưng bày các sản phẩm thủ công như: gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên,tương măng Phong Mỹ, đệm Bàng Phò Trạch, Rượu Okay Phong Bình, Rượu Cườm Phong Chương, đan lưới Phong Bình, nước mắm Phong Hải...
Đến với lễ hội du khách không chỉ tham quan các ngôi nhà rường cổ, các lò gốm bằng các tuyến tham quan trên bộ, trên sông mà còn có thể tham gia vào chế tác các sản phẩm gốm, mua sắm các sản phẩm truyền thống của Phong Điền tại các gian hàng triển lãm. Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn dân dã của địa phương như bánh gạo, vả trộn bánh tráng, cơm om,… thưởng thức những món ngon đặc sản của quê hương Phước Tích và tham quan mua sắm những sản phẩm làng nghề truyền thống của huyện Phong Điền.
Chương trình “Lễ hội tháng 8” được diễn ra từ ngày 16 – 28/8 với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như tour tham quan làng cổ Phước Tích; workshop ẩm thực; lễ hội đêm làng cổ; giới thiệu thiết kế bản đồ và sách làng cổ Phước Tích; các buổi tọa đàm: “Tiềm năng du lịch làng cổ Phước Tích”, xây dựng quy chế bảo tồn và phát huy làng cổ Phước Tích, kết quả khảo sát bảo tồn làng cổ Phước Tích. Chương trình “Lễ
hội tháng 8” nhằm nối kết các hoạt động du lịch cộng đồng tại làng Đông Hòa Hiệp
(huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) với hoạt động Study tour tại làng cổ Phước Tích và khôi phục, phát triển những nét văn hóa truyền thống nơi đây.Chuỗi hoạt động trong Chương trình “Lễ hội tháng 8” là việc làm mang đầy ý nghĩa nhằm khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch thông qua khai thác các giá trị di sản văn hóa truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị tại làng cổ Phước Tích theo hướng phát triển bền vững, mục tiêu mà Dự án “Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững
thông qua du lịch di sản” do tổ chức JICA (Nhật Bản) đã đề ra.
(Tiểu kết: Có thể nói rằng, tài nguyên du lịch ở làng cổ Phước Tích đa dạng và phong phú. Với tài nguyên du lịch sẵn có, cùng với không gian môi trường xanh – sạch – đẹp, hệ thống nhà rường mang nét độc đáo, có hệ thống sông Ô Lâu bao quanh, du khách có thể đi thuyền trên sông ngắm cảnh. Trong làng có hồ nước rộng, có thể cải