Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lí

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm phước tích – phong điền – thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2023 (Trang 68 - 70)

- Chương trình 1: Huế Làng cổ Phước Tích (2 ngày)

3.2.7. Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lí

Nhà nước có cơ chế, chính sách hợp lí, ưu đãi để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, nhằm huy động tốt các nguồn lực, kinh doanh hiệu quả, từ đó sẽ tác động tích cực đến việc phát triển làng nghề gắn vơi các hoạt động du lịch.

Có chính sách ưu đãi với các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao, có quy định về sự phân chia lợi nhuận thu từ hoạt động du lịch nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các doanh nghiệp và địa phương nhằm bảo tồn những giá trị độc đáo của làng nghề, một phần trả lương cho các nghệ nhân, thợ thủ công ở các cơ sở sản xuất để họ thấy yên tâm theo đuổi nghề.

Để khai thác hiệu quả những tiềm năng các làng nghể để phục vụ cho triển du lịch, trước hết cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng thuận giữa các ngành trong việc xây dựng, quy hoạch, quản lí phát triển làng nghề. Hỗ trợ trong công tác kỹ thuật, quảng bá, xúc tiến thương mại, tổ chức các tuor tuyến tham quan làng nghề.

Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng làng nghề về chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển làng nghề để các hộ sản xuất kịp thời nắm bắt tình hình để chủ động tìm kiếm phương án sản phẩm phù hợp tay nghề và mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất.

Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi các cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách đúng đắn, thiết thực và mang tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó là chú trọng công tác quảng bá, thu hút khách du lịch đến với làng gốm, nâng cao chất lượng sản phẩm và đội ngủ những người làm công tác du lịch tại làng gốm Phước Tích.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm phước tích – phong điền – thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2023 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w