Trong hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam luôn phải đối đầu với nguy cơ xâm chiếm của các thế lực phong kiến phương Bắc, thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng: Muốn vững mặt Bắc phải yên mặt Nam, ý thức được điều đó, nhiều thế hệ tiếp theo đã coi mãnh đất phía Nam như là điểm tựa. Thế kỷ XIII, trong cuộc kháng chiến Nguyên Mông, nhiều lúc tưởng chừng như hết chỗ đứng chân, trước thước ép
này, năm 1360 Vua Trần Anh Tông đã cho em gái là Huyền Trân Công Chúa về làm dâu nước bạn, đổi lấy món quà sính lễ là Châu Ô, Châu Lý, năm 1370 quan hành khiển Đoàn Nhữ Hài đã tổ chức vùng đất mới này sát nhập vào Đại Việt, chính vì vậy mà cái tên Thuận Hóa đã ra đời từ đó, đây là thời điểm các cuộc di dân của người Việt với số lượng lớn. Đến thời Lê Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh, nhà vua đã đẩy mạnh chính sách khai hoang lập ấp, nhằm củng cố lại vùng đất phía Nam, từ đây nhiều làng quê ở vùng đất Thừa Thiên Huế được thành lập, trong đó có những làng dọc theo sông Ô Lâu, đó cũng chính là thời điểm làng Phước Tích, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay được hình thành.
Gia phả họ Hoàng làng Phước Tích ghi: “… Đến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất, thứ hai (1470 - 1471) ngài thủy tổ họ Hoàng bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An đã đích thân đi đánh đuổi Chiêm Thành. Sau khi chiến thắng trở về, ngài đi xem xét, đếnbờ sông Ô Lâu, bao chiếm địa phủ từ khe Tràn, khe Trác đến xứ Cồn Dương. Sau khi xem bói đoán biết chỗ đất tươi tốt, ngài liền chiêu tập dân để lập xã…”
Như vậy, Hoàng Minh Hùng đã hưởng ứng chủ trương của triều đình, chiêu dân vào Nam để dựng làng, vốn có nghề gốm, nên khi xem xét địa hình, thấy mãnh đất Cồn Dương, một gò đất cao cạnh sông Ô Lâu, nhưng lại không bị ngập úng tiện lợi cho dụ tính lâu dài là nghê làm gốm, Hoàng Minh Hùng đã dừng chân và chọn đát Cồn Dương để làm quê hương mới cho mình, sau đó ngài trở lại cố hương là làng Cẩm Quyết ( Dũng Quyết, Quỳnh Lưu, Nghệ An) chiêu tập thêm 11 họ nữa vào vào vùng đất Cồn Dương để khai khẩn lập làng. Vì quyết dân an và thịnh vượng bằng nghề gốm, nên dù ở cạnh sông, nơi có nhiều mảnh đất phù sa màu mỡ, thích hợp với nghề nông, song Hoàng Minh Hùng vẫn chỉ chọn mãnh đất cao, nhỏ nhắn, diện tích chưa đầy 1 km2 để xây dựng làng mới.
Nhớ đến cố hương, Hoàng Minh Hùng đã cùng dân làng gọi tên làng cũ là Cảm Quyết để gọ vùng đất mới chọn, đến thết kỷ XVII – XVIII (Lê – Nguyễn) đổi tên là Phước Giang, thời Tây Sơn đổi tên là Hoàng Giang, thời Nguyễn đổi tên là Phước Tích (với ý nghĩa tích tụ Phước cho con cháu), từ năm 1935 làng thuộc tổng Phò Trạch, huyện Phong Điền, đến cách mạng tháng 8 – 1945 thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tình Thừa Thiên Huế.
Hiện nay, làng Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, bao gồm hai làng là Phước Tích và Phú Xuân nhập lại, nguyên làng Phú Xuân thuộc kinh thành Huế, năm 1803 vua Gia Long lấy đất Phú Xuân để xây dựng kinh đô Huế, làng phải giải tỏa, được vua Gia Long cấp chiếu chỉ cho phép được chọn vùng đất mới để định cư, một bộ phận đã chọn đất Cồn Dương thuộc làng Phước Tích để xây dựng quê hương mới và được mang tên cũ là Phú Xuân.
Từ khi thành lập làng cho đén những năm 50 – 60 của thế kỉ XX, Phước Tích có một nghề chủ đạo là đó là nghề gốm, một nghề giúp cho dân làng có cuộc sống ankhang thịnh vượng, bên cạnh đó với tinh thần lao động cần cù, người dân Phước Tích còn có các nghề phụ như: bổ cau, ép dầu chuồn, làm nước tương, nước chấm, trồng cây, trồng vườn, thu nhập từ nhiều ngành nghề, lại chi tiêu căn bản, nên cuộc sống người dân Phước Tích luôn ấm no, hạnh phúc.
Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Chi Bộ Đảng ở Phước Tích đã sớm được hình thành, nhanh chóng trở thành lực lượng nòng cốt cho các phong trào đấu tranh cách mạng ở Phước Tích, cũng như xã Phong Hòa. Trải qua hai cuộc kháng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân làng Phước Tích đã có nhiều đóng góp sức người, sức của, 41 người là liệt sĩ, hai mẹ vinh dự đón nhận danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng.
Trong suốt 500 năm tồn tại và phát triển, làng Phước Tích đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử, xong người dân Phước Tích đã chung lòng, đồng sức, xây dựng nên nhiều nét truyền thống văn hóa tốt đẹp, như tình làng nghĩa xóm, tình cộng đồng, truyền thống hiếu học…, bên cạnh đó người dân Phước Tích đã xây dựng cho mình một làng quê trù phú, bảo lưu được nhiều di tích lịch sử, văn hóa cùng hàng chục ngôi nhà rường khang trang, tất cả những cái đó lưu giữ được quá trình lịch sử rất đổi tự hào của người dân Phước Tích, phát huy những giá trị đó sẽ là hành trang, là động lực để người dân Phước Tích bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cuộc sống ngày càng giàu đẹp.