0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Về tự nhiên

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG GỐM PHƯỚC TÍCH – PHONG ĐIỀN – THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2010 – 2023 (Trang 30 -32 )

a. Vị trí địa lý

Hình 3. Bản đồ hành chính huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế.

- Hệ tọa độ: Phong Điền là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thừa

Thiên Huế, có tọa độ địa lí (chỉ tính đất liền) từ 16020’55’’B – 16044’30’’B và từ 10703’00’’Đ – 107030’22’’Đ.

- Vị trí tiếp giáp: Phong Điền Phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Phía

Tây, Tây Nam và Phía Nam, Phong Điền giáp hai huyện là Đakrông và A Lưới. Phía Đông và Đông Nam, giáp với hai huyện là Quảng Điền và Hương Trà. Phía Đông Bắc giáp với biển Đông với bờ thẳng tắp chạy theo hường Tây Bắc – Đông Nam trên chiều dài gần 16km.

- Đơn vị hành chính: Huyện có 1 thị trấn là Phong Điền và 15 xã (Điền Hương,

Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Hiền, Phong An, Phong Xuân, Phong Sơn), có diện tích là 953,751km2, gần 1/5 diện tích của tỉnh.

Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ dãy Trường Sơn ra tận biển với chiều dài gần 46km. Đi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam lãnh thổ thu hẹp. Nơi hẹp nhất chỉ chừng 10km (cửa sông Ô Lâu đến Hải Lăng). Sự phân bố lãnh thổ huyện như trên khiến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Tây – Đông đa dạng hơn so với chiều Bắc – Nam.

b. Các nguồn lực tự nhiên

- Địa hình: Địa hình Phong Điền trên nét chung là hình ảnh thu gọn của địa hình

tỉnh Thừa Thiên Huế, có đầy đủ cả núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển.Đó là kết quả của một quá trình biến đổi không ngừng của bộ phận lãnh thổ thuộc sườn đông của dãy Trường Sơn từ hàng trăm triệu năm về trước đến nay. Có tầm quan trọng lớn lao và để lại những dấu vết rõ ràng hơn cả là những biến đổi gần đây trong các kỹ địa chất Đệ Tam, Đệ Tứ. Đi từ tây sang đông gồm các dạng địa hình sau: Núi đồi (chiếm gần 70% diện tích), đồng bằng và vùng ven biển.

- Khí hậu: Khí hậu Phong Điền mang đặc điểm khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế,

có nền tảng chung với khí hậu của cả nước. Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa mạnh mẽ à diễn biến thất thường. Nhưng lại khác khí hậu ở phía Bắc và phía Nam, do huyện thuộc khí hậu vùng duyên hải Trung Bộ hay khí hậu Đông Trường Sơn nên có những nét độc đáo, phản ánh tác dụng quan trọng của địa hình Trường Sơn, đồng thời thể hiện tính chất chuyển tiếp giữa hai miềm khí hậu nói trên do vị trí địa lý nằm ở khu vực trung gian.

Nét độc đáo đó được thể hiện ở chỗ: thư nhất sự sai lệch của mùa mưa ẩm lớn sang các tháng Thu Đông so Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên thì ở đây, do tác dụng cản trở của dãy Trường Sơn đối với luồng gió ẩm từ phía tây thổ tới, đã xuất hiện một thời kì khô nóng kéo dài. Trong thời kì đầu của gió mùa mùa Đông (thường là gió mùa Đông Bắc), cũng do tác dụng chắn gió từ phía đông của dãy Trường Sơn, mùa mưa lớn bắt đầu chậm (thàng 8, tháng 9) và kết thúc cũng chậm (tháng 1), lệch hẳn so với tình hình chung của cả nước.

Nét độc đáo thư hai là tính chất chuyển tiếp về chế độ nhiệt giữa hai miền Bắc – Nam, tính chất chuyển tiếp đố thể hiện rõ nhất ở Thừa Thiên Huế. Từ đây trở ra đến các tỉnh biên giới phía Bắc là khí hậu nội chí tuyến gió mùa có mùa Đông lạnh, càng trở ra mùa Đông càng kéo dài.Từ đây trở vào là khí hậu á xích đạo không có mùa Đông lạnh.

Những nét dộc đáo nói trên cũng thể hiện rõ khí hậu của Phong Điền. Ngoài ra, do địa hình Phong Điền trải rộng từ tây sang đông, lại có sự khác biệt rõ rệt về độ cao nên có sự phân hóa khí hậu trong huyện theo chiều đông – tây và theo độ cao.

- Thủy văn

Sông Ô Lâu: là con sông quan trọng nhất trong huyện. Sông có hai nhánh lớn

đều bắt nguồn trên vùng núi địa phận Phong Điền. Nhánh thứ nhất chảy qua địa phận tỉnh Quảng Trị trên vùng đồi núi tây nam huyện Hải Lăng, nhánh này tên gọi cũ là Thu Lơi cùng với nhánh sông Mỹ Chánh chảy hoàn toàn trên đất Hải Lăng ở phía Bắc. Hai nhánh hợp lưu thành sông Thác Mã sau khi chảy qua khỏi cầu Mỹ Chánh thì nhập với sông Ô Lâu ở ngã ba Phước Tích. Nhánh thứ hai là nhánh Ô Lâu chảy về phía Đông và Đông Bắc qua vùng núi đồi Phong Mỹ, Phong Thu về thị trấn Phong Điền. Sau khi chảy qua cầu Phò Trạch, chuyển hướng tây bắc men theo phía đông quốc lộ 1A. Sau đó sông lượn thành một khúc uốn bao quanh ba phía làng Phước Tích. Đoạn hạ lưu tính từ cầu Phò Trạch đến cửa sông ở địa đầu phía Bắc Phá Tam Giang.

Sông Bồ: Là một nhánh lớn của sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi phía nam

huyện A Lưới ở độ cao 800 – 900m chảy về phía bắc rồi đông bắc qua vùng rừng núi A Lưới, Hương Trà, Phong Điền. Qua khỏi cầu An Lỗ vào địa phận Quảng Điền đổi hướng đông nam uốn khuc quanh co trên ruộng Quảng Điền, Hương Trà rồi nhập vào sông Hương. Sông có chiều dài 94km, diện tích lưu vực 938km2. Tuy nhiên, thuộc địa phận Phong Điền chỉ có 237,3km2 với hai sông nhánh, đó là rào Tràng và sông Ô Hồ.

Phá Tam Giang:Thuộc địa phận Phong Điền chỉ có một dải hẹp ven bờ thuộc

địa phận Điền Hải, Điền Hòa.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG GỐM PHƯỚC TÍCH – PHONG ĐIỀN – THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2010 – 2023 (Trang 30 -32 )

×