Định hướng chung

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm phước tích – phong điền – thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2023 (Trang 63 - 65)

- Chương trình 1: Huế Làng cổ Phước Tích (2 ngày)

3.1.1. Định hướng chung

Làng gốm Phước Tích là di tích cấp quốc gia, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có đường giao thông thuận tiện (cách trung tâm thành phố Huế 40 km). Làng gốm Phước Tích nằm giữa hai di sản thế giới: Kinh đô Huế và Phong Nha – Kẽ Bàng. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng để làng cổ Phước Tích trở thành điểm du lịch quốc gia là mục tiêu cần phải đạt được từ nay đến năm 2020.

Nhận thức rõ được những lợi ích, tiềm năng to lớn của làng cổ PhướcTích trong phát triển kinh tế, văn hóa, giao lưu hội nhập, trong thời gian tới huyện Phong Điền tiếp túc bảo tồn, tôn tạo và sử dụng di tích làng cổ Phước Tích. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện dự án “Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững

hóa, du lịch, tọa đàm… nhằm tìm ra các giải pháp để phát triển du lịch, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững làng gốm.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch bảo đảm hổ trợ tốt cho việc phát triển du lịch làng nghề, nhằm xây dựng làng gốm Phước Tích là làng nghề truyền thống chuyên phục vụ du lịch.

3.1.2. Định hướng cụ thể

a. Định hướng về công tác bảo tồn

* Về công tác bảo tồn văn hóa vật thể

Đầu tiên phải quy hoạch tổng thể đối với làng gốm Phước Tích, trên phần quy hoạch đó sẽ phân rõ ranh giới của khu vực bảo tồn nguyên trạng (hay hạn chế xây dựng), bao gồm: khu vực các nhà rường, khu vực có các di tích lịch sử văn hóa và khu vực điều chỉnh xây dựng mới – đây là khu vực có thể xây dựng các công trình mới (hoặc sửa chữa lớn) để phục vụ cho dự án phát triển kinh tế của làng, song dù có xây dựng mới hay sữa chữa lớn cũng phải đảm bảo cảnh quan chung của làng.

Thứ hai, đề ra quy chế về việc giữ gìn quỹ kiến trúc cũ và hướng dẫn xây dựng

mới, quy chế này sẽ giúp cho người dân có những hiểu biết chung, ý thức chung trong việc giữ gìn cảnh quan chung của làng, cũng như bảo lưu được những ngôi nhà rường, những di tích văn hóa tiêu biểu, đồng thời phải đảm bảo việc xây dựng mới sẽ hài hòa với cảnh quan chung của làng, như vậy mới đáp ứng được nguyên tắc bảo tồn trong sự phát triển.

Thứ ba, quy chế về khai thác du lịch: Du lịch chính là mục tiêu mà các nhà khoa

học làng di sản Phước Tích tháng 3 – 2004 đưa ra và là sự mong muốn của chính quyền, nhân dân địa phương trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại. Song để cho du lịch ở làng gốm Phước Tích thực sự phát triển thì phải đề ra một quy chế cho việc khai thác này như: bãi đổ xe, tuyến tham quan, hướng dẫn viên du lịch...

Thứ tư, nâng cao hiểu biết về lịch sử và giá trị làng di sản cho cộng đồng, đây là

việc làm hết sức cần thiết, vì có hiểu biết về các giá trị, cộng đồng dân làng Phước Tích mới có ý thức cao trong việc giữu gì và phát huy những giá trị đó để phát triển du lịch.

Cần giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng cổ Phước Tích như: Truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn, ý thức trách nhiệm, các lễ hội truyền thống.

b. Định hướng về công tác phát huy

Thứ nhất, Phát huy trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa vốn có, tạo ra cơ hội

mang lợi ích thiết thực cho chủ nhân và di sản trở thành nguồn sống, nguồn động lực cho sự phát triển, điều này chỉ được giải quyết thỏa đáng khi những giá trị văn hóa của làng gốm Phước Tích được bảo tồn và gắn liền với làm du lịch. Từ những điều kiện cụ thể ở Phước Tích, định hướng khai thác du lịch như sau: Tham quan kiến trúc, cảnh quan, nếp sống văn hóa, nghiên cứu văn hóa và kiến trúc Việt cổ, du lịch theo phương thức sống chung với dân làng, ẩm thực cây nhà lá vườn và những đặc sản của địa phương.

Thứ hai, Phục hồi nghề gốm cổ truyền trên cơ sở phục vụ du lịch (nhu cầu cho

khách tham quan phòng trưng bày sản phẩm ở các thời kì trước, tham gia vào một khâu sản xuất gốm, các sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu khách tham quan).

Thứ ba, để cho công tác du lịch thu hút được khách tham quan, thì công tác quảng

bá phải làm đầy đủ nhu cầu sách giới thiệu, làm tờ gấp, làm phim truyền hình, kết hợp với các điểm du lịch xung quanh như điểm du lịch nước khoáng Thanh Tân, bãi biển Mỹ Thủy, các điểm di tích lịch sử văn hóa khác.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở làng gốm phước tích – phong điền – thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2023 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w