Y tế
Công tác y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện. Đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, đi đôi với phòng ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm nên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp từ tỉnh xuống các tuyến y tế cơ sở, đội ngũ y bác sĩ được tăng cường, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư thêm, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Năm 2010, toàn tỉnh có 14 bệnh viện công lập; trong đó, có 02 bệnh viện tỉnh, 13 bệnh viện huyện và 146 phòng khám đa khoa khu vực và trạm xá đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Tổng số giường bệnh hiện có có 3.860giường, tăng 806 giường so năm 2005, bình quân đạt 22,6 giường bệnh/vạn dân. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 90%; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh; 92% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 83% ấp có tổ y tế hoặc nhân viên y tế tự nguyện.
Các cơ sở y tế tư nhân được củng cố, phát triển, toàn tỉnh hiện có 1.023 cơ sở cơ sở y tế tư nhân; 01 bệnh viện tư nhân Bình An có quy mô 200 giường với trang thiết bị hiện đại, còn lại đa số có quy mô nhỏ. Số lượng khám chữa bệnh ban đầu ở khu vực ngoài công lập chiếm gần 50%. Công tác y tế dự phòng cũng được tăng cường, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với thiết bị y tế kỹ thuật cao ngày càng nhiều.
Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, tổng số cán bộ y tế 5.795 người tăng 2.448 cán bộ so với năm 2005. Cán bộ y tế trên vạn dân tăng khá nhanh, bình quân có 33,9 cán bộ y tế/1vạn dân tăng 13,6 cán bộ y tế/1vạn so với năm 2005. Bình quân số bác sĩ/vạn dân năm 2010 đạt 4,88 bác sĩ/vạn dân tăng 1,1bác sĩ/vạn dân so với năm 2005.
Giáo dục – Đào tạo
Chất lượng giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực. Thiết bị dạy và học hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học ngày càng đáp ứng được yêu cầu. Phương pháp dạy và học được đổi mới, đi đầu trong đổi mới phương pháp giảng dạy là trường Cao đẳng sư phạm. Chính sách thu hút giáo viên về giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu giáo viên.
- Hệ thống trường học: Năm 2009-2010 toàn tỉnh có 63 trường mầm non, mẩu
trường THP; 21 trường trung học cấp 2 và 3; 12 Trung tâm giáo dục KT-TH-HN; 01 Trường trung học chuyên nghiệp; 04 trường cao đẳng; ; 01 trung tâm ngoại ngữ tin học; 12 trung tâm giáo dục thường xuyên và trên 30 cơ sở dạy nghề. Hiện nay, có trên 60 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 40 trường tiểu học, 16 trường THCS.
- Huy động học sinh: năm học 2009-2010 đã huy động 28.956 học sinh mầm
non, mẫu giáo; 161.167 học sinh tiểu học; 90.857học sinh THCS và 38.935 học sinh THPT đến trường. Tỷ lệ huy động học sinh vào nhà trẻ đạt 1,8%, mẫu giáo là 28,6%; bậc phổ thông từ 6-10 tuổi đạt 98% và từ 6-14 tuổi đạt 94,7%.
- Đội ngũ giáo viên: Năm học 2009-2010 số giáo viên tương ứng là: ở bậc mầm
non 1.206 giáo viên; ở bậc tiểu học 8.010 giáo viên; ở bậc THCS 5.387 giáo viên; ở bậc THPT 2.191giáo viên; Trung tâm giáo dục KT-TH-HN-DN 161 giáo viên và Trung tâm giáo dục thường xuyên 20 giáo viên. Tỷ lệ chuẩn hóa giáo viên các cấp đến năm học 2009- 2010 đạt 88,54% ở bậc mầm non; 98,89% giáo viên ở bậc tiểu học; 97,22% giáo viên ở bậc THCS và 96,9% giáo viên ở bậc THPT.
- Cơ sở vật chất trường lớp: Về kiên cố hóa trường học không ngừng được cải thiện. Chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn I đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 1.268 phòng vào cuối năm 2006, đã góp phần xóa phòng học cấy lá và lớp học ca 3 trên địa bàn tỉnh. Năm học 2009-2010 số phòng học đã tăng lên 8.939 phòng học, tăng 1.718 phòng so với năm học 2004-2005. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn 286 phòng học cây lá, chiếm tỷ lệ 3,2%. Chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn II tiếp tục được thực hiện, phấn đấu đến năm học 2010-2011 đạt mục tiêu quy hoạch.
Chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học thực hiện vào cuối năm 1999. Hiên nay tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Ngành giáo dục đang chuẩn bị điều kiện triển khai phổ cập THPT. Giáo dục cộng đồng được các cấp, các ngành chú trọng. Tính đến năm 2008 toàn tỉnh có 142/142 xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng.
Tuy nhiên, hệ thống đào tạo ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật và cán bộ quản lý cho tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh còn thấp; chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật và học sinh của tỉnh đi học đại học, cao đẳng và sau đại học về tỉnh Kiên Giang làm việc chưa thật sự hấp dẫn.