Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 58 - 63)

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế theo ngành: Trong những năm gần đây, nền kinh tế liên

tục tăng trưởng với tốc độ cao. Thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,1%; Trong đó, các ngành nông nghiệp – thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 khoảng 7,6%/năm; các ngành công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng 15,6%/năm và ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 14,3%/năm.

Thời kỳ 2006 - 2010 tăng trưởng kinh tế đạt 11,6%/năm. Trong đó nông – lâm thủy sản có tốc độ tăng bình quân 7,2%/năm; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 13,1%/năm và du lịch – dịch vụ tăng 17,4%/năm. Nếu so với thực hiện thời kỳ 2001 - 2005 cho thấy tốc độ tăng trưởng của khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,4%, công nghiệp – xây dựng giảm 2,5% và du lịch – dịch vụ tăng 3,1%.

Kết quả tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chủ yếu là do tăng trưởng cao và ổn định của các ngành công nghiệp - xây dựng quyết định đến tăng trưởng kinh tế ổn định của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh; trong khi tốc độ tăng trưởng của khu vực nông- lâm-thủy sản tuy có cao nhưng không ổn định.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang (2011)

Hình 3.1. Tăng trưởng kinh tế theo các khu vực kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế theo thành phần kinh tế:

Các thành phần kinh tế nói chung đều có mức tăng trưởng cao, khu vực kinh tế nhà nước tăng 13,0%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 11,3% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,6%. Xét khu vực kinh tế nhà nước cho thấy: kinh tế quốc doanh địa phương tăng 18,0%, quốc doanh Trung ương tăng 6,0%; Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế tập thể tăng rất cao: 22,0%, kinh tế tư nhân tăng cao: 15%; trong khi đó kinh tế cá thể tăng chậm hơn, đạt 10%. So với thời kỳ 2001 - 2005 khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm lại, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh hơn thể hiện sự năng động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong cơ chế thị trường.

 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Chuyển dịch cơ cấu theo ngành: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong

những năm qua theo xu hướng giảm nhanh tỷ trọng của các ngành nông- lâm-thủy sản;

các ngành công nghiệp-xây dựng giảm nhẹ; các ngành khu vực dịch vụ tăng nhanh.

Các ngành khu vực nông lâm thủy sản giảm từ 48,3%GDP năm 2000, xuống còn 46,7% GDP năm 2005 và năm 2010 còn 42,7%GDP. Trong vòng 10 năm, từ 2001- 2010, tỷ của ngành này giảm đi 5,6%; Các ngành công nghiệp - xây dựng trong cùng thời gian giảm 3,1%, nhưng quy mô GDP của khu vực này vẫn tăng cao và ổn định, từ 1.993 tỷ đồng năm 2000, lên 4.118,6 tỷ đồng năm 2005 và đạt 10.716 tỷ đồng vào năm

2010 (theo giá hiện hành); tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đạt 15,6%/năm thời kỳ 2001-2005 và đạt 13,1%/năm thời kỳ 2006-2010. Mức tăng giá trị tuyệt đối của GDP trong 10 năm (2000-1010) ở ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn lớn nhất so với hai khu vực còn lại, lần lượt là: ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 15.291 tỷ đồng; du lịch - dịch vụ tăng 12.745 tỷ đồng và ngành công nghiệp - xây dựng tăng ít nhất với 8.723 tỷ đồng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong 10 năm qua phù hợp với xu thế của sự phát triển và phù hợp tiềm năng kinh tế của tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững cân đối giữa các khu vực nông nghiệp-công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế năm 2000-2005 và năm 2010

ĐVT: %

2000 2005 2006 2007 2010

1. Nông lâm thủy sản 48,3 46,7 43,7 43,6 42,7

2. Công nghiệp - Xây dựng 27,5 25,4 25,8 26,3 23,9

3. Dịch vụ 24,2 27,9 30,5 30,1 33,4

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: (Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2010) - Chuyển dịch của ngành nông-lâm-thủy sản: trong nội bộ ngành nông - lâm

nghiệp và thủy sản đã có sự chuyển dịch khá mạnh giữa nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 sản lượng lương thực đạt 3,45 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 105.865 tấn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tích cực và mang lại hiệu quả cao, cụ thể là:

Chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản; nhiều mô hình tôm lúa, nuôi tôm công nghiệp có bước phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là về giống mới đã nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, trong đó, tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm 75% tổng sản lượng lúa năm 2010;

Xây dựng được nhiều mô hình sản xuất luân canh, đa canh, tổng hợp có hiệu quả và các mô hình kinh tế trang trại thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên, kinh tế nông hộ

vùng đệm U Minh Thượng, các mô hình nuôi tôm ven biển,... đồng thời tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp-xây dựng: thể hiện sự chuyển

dịch có hiệu quả trong nội bộ các ngành ngành công nghiệp - xây dựng, cụ thể là: Năng lực chế biến thủy sản, sản xuất xi măng tăng mạnh. Năm 2010, sản lượng xi măng ước đạt 5,475 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2005.

Công suất nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh năm 2010 ước đạt 114.764 tấn/năm, tăng 67.864 tấn so với năm 2005. Sản lượng năm 2010 ước đạt 36.500 tấn, tăng 12.217 tấn so với 2005.

Đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng khá, đã xây dựng nhiều khu đô thị mới, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở huyện thị, thành phố từng bước được hoàn thiện.Ngoài ra, đang triển khai xây dựng nhà máy nung Clinker 450.000tấn/năm; xi măng Hà Tiên 2,…

Ngành công nghiệp - xây dựng chuyển dịch có xu hướng chậm lại chủ yếu do năng lực sản xuất tăng không nhiều, nhiều dự án công nghiệp thực hiện chậm tiến độ, công suất chế biến thủy sản tăng nhanh nhưng do thị trường và khả năng tiếp thị nên công suất sử dụng còn thấp, nhiều dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ nên giá trị ngành xây dựng tăng không đạt yêu cầu.

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành phi nông nghiệp (ngành công nghiệp - xây dựng và du lịch - dịch vụ) vẫn có chiều hướng tăng, từ 51,7% GDP năm 2000, tăng lên 53,3% GDP năm 2005 và đến năm 2010: 57,3% GDP; điều này cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế các ngành phi nông nghiệp sẽ dần dần chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch còn chậm.

Bảng 3.4: Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2000-2005 và năm 2010 ĐVT: %

2000 2005 2006 2007 2010

+ Nông lâm thủy sản 48,3 46,7 43,7 43,7 42,7

+ Phi nông nghiệp 51,7 53,3 56,3 56,3 57,3

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Chuyển dịch kinh tế khu vực dịch vụ đúng hướng: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong

cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng ổn định từ 24,2% năm 2000 lên 27,9% năm 2005 lên 33,4% năm 2010.

Các ngành sản xuất vật chất vẫn giữ vai trò chủ đạo cho đến năm 2010, vẫn chiếm khoảng gần 66,6%. Trong vòng 10 năm, từ 2000-2010, khu vực dịch vụ tăng gần 9%; bình quân 1 năm tăng được gần 1,0%; trong khi cùng thời gian, khu vực sản xuất vật chất (ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản và ngành công nghiệp - xây dựng) cùng giảm, trong đó, ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm 5,6%; ngành công nghiệp - xây dựng giảm 3,1%, cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngành công nghiệp - xây dựng chậm tương đối so với du lịch - dịch vụ, là chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; chưa tạo ra đột phá theo hướng công nghiệp hóa rút ngắn. Trong thời gian tới, cần có biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa nhanh hơn. Bảng 3.5: Cơ cấu kinh tế phân theo lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất năm

2000 - 2010 ĐVT: % 2000 2005 2006 2007 2010 + Sản xuất vật chất 75,8 72,1 69,5 70,0 66,6 + Dịch vụ 24,2 27,9 30,5 30,0 33,4 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: (Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2010) + Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo thành phần có sự thay đổi không lớn lắm trong những năm qua và cho đến năm 2010. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất; sau đến là khu vực kinh tế Nhà nước; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng vẫn còn nhỏ bé so với tiềm năng của tỉnh.

Bảng 3.6: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế năm 2000-2005 và năm 2010 ĐVT: % 2000 2005 2006 2007 2010

+ Nhà nước 22,7 22,5 23,2 23,2 21,0

+ Ngoài Nhà nước 70,8 71,7 71,4 71,4 73,0

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6,5 5,8 5,3 5,3 6,0

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 70,8% năm 2000, lên 71,7% năm 2005 và ước đạt 73,0% vào năm 2010; Cùng theo đó, hai khu vực: Nhà nước và có vốn đầu tư từ nước ngoài có sự giảm nhẹ. Khu vực kinh tế Nhà nước giảm từ 22,7% năm 2000, xuống còn 22,5% năm 2005 và ước còn 21,0% vào năm 2010. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 6,5% năm 2000, xuống còn 5,8% năm 2005 và ước tăng lên 6,0% vào năm 2010. Sự tăng nhẹ của khu vực này đến năm 2010 và sau đó có khả năng tăng nhanh hơn; đó là do có nhiều chiều hướng nước ngoài sẽ đầu tư vào Phú Quốc và nhiều nơi khác trong tỉnh khi vùng kinh tế trọng điểm ở ĐBSCL được xây dựng, trong đó Kiên Giang là một trong 4 địa phương cấu thành vùng Kinh tế trọng điểm. Đây cũng là những dấu hiệu bắt đầu cho một thời kỳ mới của thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào tỉnh.

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)