- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo hướng khai thác tiềm năng của tỉnh về nông - thuỷ sản và công nghiệp chế biến nông - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, từng bước khai thác phát triển du lịch. Kiên Giang đã phát huy được những tiềm năng tổng hợp, đa dạng và phong phú trên địa bàn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội theo hướng cân đối và bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 11,6%, vượt 1,6% so với quy hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông-lâm-thuỷ sản từ 46,6% xuống còn 42,7%, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ từ 28% lên 32,9%. GDP bình quân đầu người đạt 25,762 triệu đồng (tương đương 1.320 USD), vượt mục tiêu quy hoạch và kế hoạch 5 năm.
- Các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng thế mạnh được tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tốt hơn, trong đó khu vực nông-lâm-thuỷ sản tăng trưởng khá, bình quân
tăng 7,2% và giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh; công nghiệp-xây dựng tăng 13,1%; dịch vụ tăng 17,4%. Sản lượng lúa năm 2010 đạt 3,497 triệu tấn, sản lượng khai thác 375.737 tấn, chất lượng hàng hóa nông thủy sản được nâng lên.
- Kinh tế nông thôn có bước phát triển khá hơn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch có bước tích cực, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Kinh tế biển phát triển từng bước khai thác có hiệu quả tiền năng thế mạnh của biển. Kinh ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thu ngân sách năm 2010 đạt 2.835 tỷ đồng, tăng 106% so với quy hoạch và 23% so với kế hoạch.
- Tập trung đầu tư có trọng điểm các công trình đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, những công trình quan trọng đã góp phần thay đổi thúc đẩy chuyển đổi sản xuất trong khu vực nông nghiệp -thuỷ sản, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, định hình một số cây con chủ lực, cây con mũi nhọn; thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông-thuỷ sản, vật liệu xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế và túc đẩy tăng trưởng kinh tế cân đối giữa các ngành nông nghiệp-công nghiệp và dịch vụ. Huy động vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, 5 năm qua đã huy động được 55.192 tỷ đồng, gấp 2,9 lần so 5 năm trước, chiếm 36% GDP. Đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của tỉnh giai đoạn 2006-2010. Chú trọng phát triển kinh tế tập thể. Tạo điều kiện kinh tế tư nhân phát triển mạnh.
- Văn hoá - xã hội được quan tâm chỉ đạo, có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm tăng lên. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15,1% năm 2005 lên 27% năm 2010. Công tác giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được quan tâm thực hiện khá tốt. Đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,02% năm 2005 xuống còn 4,5% năm 2010; bình quân hằng năm giải quyết việc làm ổn định cho 27.000 lao động.
- Kết quả, thành tựu đạt được trong thời gian qua là quan trọng, là tiền để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và vững chắc trong kỳ quy hoạch tới trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng chuyển dịch nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Thực tế thực hiện quy hoạch trong thời gian qua đa chứng tỏ tăng trưởng nhanh
kinh tế và ổn định là dựa trên nền tốc độ cao và ổn định của các ngành công nghiệp. Các ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng thiếu tính ổn định so với công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, cần khắc phục những định hình những sản phẩm chủ lực và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông ngư nghiệp và thúc đẩy công nghiệp chế để tăng giá trị của sản phẩm.