Thực hiện liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 97 - 118)

Doanh nghiệp dân doanh hiện nay tại Kiên Giang đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít kỹ thuật sản xuất chưa cao. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp dân doanh phải tăng cường liên doanh liên kết với nhau, và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp để được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của mình như, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiệp hội các doanh nghiệp may mặc, thủ công mỹ nghệ, khách sạn du lịch,... Các doanh nghiệp tăng cường liên doanh để tận dụng được tối đa thế mạnh của nhau cùng phát triển. Liên kết với các doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất gia công sản phẩm chi tiết cho các

doanh nghiệp này, trở thành vệ tinh cho doanh nghiệp lớn, một mắt xích trong quá trình phân công và hợp tác lao động đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển. TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4

Trong chương 4, luận văn đã trình bày những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động đầu tư và môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tình Kiên Giang. Các giải pháp chủ yếu mà luận văn trình bày trong nội dung của chương được thiết kế trên 2 nhóm giải pháp cơ bản, đó là:

Thứ nhất, nhóm giải pháp từ góc độ thể chế chính sách. Các giải pháp được đề xuất từ nhóm giải pháp này nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn như: (i) cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công; (ii) tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; (iii) chính sách tín dụng; (iv) hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành ngành nghề kinh doanh trong đó cần ưu tiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản và (v) có chính sách phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai, nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp, bao gồm: (i) nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) mở rộng qui mô đầu tư và nghiên cứu thị trường kinh doanh; (iii) thực hiện liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng của mỗi địa phương, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc như hiện nay. Việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang góp phần có những giải pháp hữu hiệu nâng cao hiêu quả đầu tư của doanh nghiệp cũng như phát huy các nguồn lực xã hội, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp dân doanh sẽ là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của Kiên Giang. Từ nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu đã đạt được những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đầu tư, hiệu quả đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp dân doanh.

Thứ hai, đề tài đã khái quát bức tranh khá hoàn chỉnh về tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tổng nguồn vốn đầu tư của các DNDD trên địa bàn tỉnh đã tăng lên khá nhanh từ 5.086,1 năm 2006 đã tăng lên 21.612,9 tỷ đồng năm 2010, trong đó vốn của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) tăng 2.506 tỷ đồng; Công ty TNHH tăng 3.107,4 tỷ đồng; Công ty CP không có vốn Nhà nước tăng 10.477,2 tỷ đồng; Công ty CP có vốn Nhà nước tăng 241,8 tỷ đồng và Hợp tác xã (HTX) tăng 194,4 tỷ đồng so với năm 2006. Bên cạnh đó, doanh thu và lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp này cũng đã có sự gia tăng đáng kể. Tổng doanh thu thuần của khu vực doanh nghiệp này đạt 23.338 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 2,12 lần so với năm 2006, doanh thu bình quân một doanh nghiệp năm 2010 tăng 25% so với năm 2006; tổng lợi nhuận năm 2010 đạt 1.098,7 tỷ đồng, tăng 3,68 lần so năm 2006. Nếu so sánh với doanh nghiệp hoạt động có lãi và mức lãi bình quân của doanh nghiệp hoạt động trong vùng ĐBSCL là khá cao.

Thứ ba, từ kết quả phân tích cho thấy những yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh bao gồm: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, trình độ giám đốc doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, tín dụng, ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp. Mức độ giải thích của các yếu tố nghiên cứu tới hiệu quả đầu tư là 31,30%. Bên cạnh đó, những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh như: cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cũng là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng và có ý nghĩa thống kê tới ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai.

Cuối cùng, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm góp phần cải thiện hoạt động hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn bao gồm: cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành ngành nghề kinh doanh trong đó cần ưu tiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản và có chính sách phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, mở rộng qui mô đầu tư và nghiên cứu thị trường kinh doanh, thực hiện liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong phân phân tích và đánh giá về hoạt động đầu tư của khu vực doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung điều tra một số lượng mẫu chưa nhiều, hạn chế của phương pháp chọn mẫu thuận tiện để phân tích về thực trạng và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp vì nguồn kinh phí rất hạn hẹp mặc dù đã tận dụng lợi thế kế thừa từ các nghiên cứu trước đó. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mà trong nghiên cứu chưa có điều kiện phân tích sâu để làm rõ những đặc điểm này như đặc điểm về trình độ công nghệ, đặc điểm về quản lý,... Hơn nữa, những điều mà tác giả gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu chỉ xuất phát từ tiếp cận từ góc độ hiệu quả hoạt động đầu tư trong thời gian chưa dài và thiết nghĩ rằng còn những tiếp cận khác đáng giá và thuyết phục hơn. Nhìn chung việc tiếp cận định lượng để phân tích yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Kiên Giang là cần thiết, nhưng tiếp cận này vẫn chưa thể tổng quát toàn bộ bức tranh về hoạt động đầu tư của khu vực doanh nghiệp này. Muốn làm nghiên cứu lĩnh vực này trọn vẹn hơn thì vẫn rất cần thiết cho những nghiên cứu dài hơi khác của nhiều nhà nghiên cứu khác./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Tuệ Anh & cộng sự (2006), tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Hà nội.

2. Bộ Thủy sản, Ngân hàng Thế Giới (2005), Việt Nam: Nghiên cứu ngành Thủy sản, Hà nội.

3. Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch và UBND tỉnh Khánh Hoà (2006),

nghiên cứu chẩn đoán môi trường kinh doanh tỉnh Khánh Hoà, Nha Trang.

4. Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang (2010), Chuyên đề điều tra doanh nghiệp, Rạch Giá.

5. Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang (2010, 2011), Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, Rạch Giá.

6. Phan Đình Khôi và ctv (2008), Tổng quan về kinh tế tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Giáo Dục.

7. Nguyễn Thị Hiển (2008), Bài Giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư, Trường

Đại học Nha Trang.

8. Hoàng Tuấn Khanh (2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, http://voer.edu.vn/bai-viet/khoa-hoc-xa-hoi/cac-yeu-to-anh-huong-den-

hoat-dong-dau-tu-cua-doanh-nghiep.html.

9. Võ Thanh Khiêm (2007), Huy động vốn đầu tư cho phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh

Bình Thuận đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ

Chí Minh.

10. Mai Văn Nam (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Tháp, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí khoa học, số 12, tr. 324-335.

11. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố cần thơ,

Tạp chí khoa học, số 19b, tr. 122 - 129.

12. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, số 5(40).

13. Nguyễn Đức Thành (2008), Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản, Trung Tâm nghiên cứu

chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà nội.

14. Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ở Kiên Giang”, Tạp chí khoa học, số 09, tr.103 - 112.

15. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê.

16. Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiêng Giang (2009), Báo cáo Đánh giá môi trường tỉnh Kiên Giang, Rạch Giá.

17. Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Kiên Giang (2011), Đề án phát triển doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Rạch Giá

18. UBND tỉnh Kiên Giang (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Rạch Giá

Tiếng Anh

19. Ari Kokko and Fredrik Sjöholm (2004), “The Internationalization of Vietnamese SMEs, Stockholm School of Economics”, Asian Economic Papers, Vol.4, No.1.

20. Bollen, K. A. (1989), Structural equations with latent variables, New York: Wiley

21. Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), “Interactive Information Consulting System for South African Small Businesses”, South African Journal of Information Management, Vol.6, No.2.

22. Cooper AC (1985), “The role of incubator organizations in funding of growth oriented firms”, Journal of Business Venturing 1 (1).

23. Hair, J.F.J, Anderson, R. E, Tatham, R.L, Black, W.C. (1998), Multivariate Data Analysis, 5th Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.

24. Henrik Hansen, John Rand and Finn Tarp (2002), SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?, truy cập từ

25. Hisrich RD (1990), “Entrepreneurship/Intrapreneurship”, American Psychologist 45 (2), pp. 209 - 222.

26. Henry g. Aubrey (1955), Investment Decisions In Underdeveloied Countries,

http://www.nber.org/books/univ55-2

27. Indarti N, Langenberg M. (2008), Factors affecting business success among SMEs: Empirical evidences from Indonesia,

www.utwente.nl/nikos/archief/research/conferences/esu/papers/indartilangenber g.pdf.

28. Kallerberg AL, Leicht KT (1991), “Gender and organizational performance: Determinants of small business survival and success”, Academy of Management Journal 34 (1), pp. 136 - 161.

29. Kraut RW, Grambsch P (1987), “Home-based white collar employment: Lessons from the 1980 census”, Social Forces 66, pp. 410 - 426.

30. Krueger N (1993), The impact of prior entrepreneurial exposure on perceptions of new venture feasibility and desirability, Entrepreneurship: Theory and

practice 18 (1), pp. 5-21.

31. Lussiers RN, Pfeifer S (2001), “A crossnational prediction model for business success”, Journal of Small Business Management 30 (3), pp. 228 - 239.

32. Mambula CJ (2004), “Relating external support, business growth & creating strategies for survival: A comparative case study analyses of manufacturing firms and entrepreneurs”, Small Business Economics 22, pp. 83 - 109.

33. Masuo D, Fong G, Yanagida J, Cabal C (2001), “Factors associated with business and family success: A comparison of single manager and dual manager family business households”, Journal of Family and Economic Issues 22 (1), pp. 55 - 73.

34. Meng LA, Liang TW (1996), Entrepreneurs, entrepreneurship and enterprising culture, Addison-Wesley, Paris.

35. Muhammad Amjad Saleem (2012), “The impact of socio-economic factors on small business success”, Malaysia Journal of Society and Space 8 issue 1, pp. 24 - 29.

36. Panda TK (2008), Entrepreneurial success key indicator analysis in Indian context, Available from:

37. Panco, R., and Korn, H (1999), “Understanding Factors of Organizational Mortality: Considering Alternatives to Firm Failure”, có thể xem tại http://www.eaom.org. 38. Narang Somil (2007), Investigating The Factors Affecting The Investment

Decision In Residential Development,

edissertations.nottingham.ac.uk/.../Investigating_the_factors_affectin.

39. Yan Huahong (2009), Affecting Factors on Quality of Investment Policy Decision and Analysis of Its Function Relations of Investment Effect, www.seiofbluemountain.com/search/detail.php?id=66.

40. Yu-Je Lee. el al (2010), “The Investment Behavior, Decision Factors and Their Effects Toward Investment Performance in the Taiwan Stock Market”, www.jgbm.org/page/22%20Yu-Je%20Lee%20.pdf

41. Thapa A (2007), “Micro-enterprises and household income”, The Journal of Nepalese Business Studies 4 (1), pp. 110 - 118.

42. Robert Eisner (1978), “Factors in Business Investment”, Published for the

NATIONAL BUREAU OF ECONOMIC RESEARCH, INC.,

http://www.nber.org/books/eisn78-1

43. Raman R (2004), Motivating factor of educated self employed in Kerala: A case study of Mulanthuruthy.

44. Zimmerer TW, Scarborough NM (1998), Essentials of entrepreneurship and small business management (2nd ed), Prentice Hall, New York.

45. Yusuf A (1995), “Critical success factors for small business: Perceptions of South Pacific Entrepreneurs”, Journal of Small Business Management 33 (2), pp. 68 - 73.

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Địa chỉ: ……… ……….Tỉnh ……….……..

2. Tên doanh nghiệp: ….……….; 2. Loại hình …. ………

3. Ngành nghề kinh doanh: 4. Lĩnh vực:

4. Họ tên đáp viên: ………;

5. Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp (giám đốc):

II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

6. Vốn đầu tư kinh doanh (hoạt động):

7. Vốn chủ sở hữu: Vốn huy động: Khác:

8. Nguồn vốn huy động từ:

a) Họ hàng, gia đình b) Đối tác kinh doanh c) Ngân hàng d) Khác

9. Sản phẩm sản xuất chính:

10. Sản phẩm sản xuất phụ:

11. Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp

(a) Nội địa (b) Xuất khâủ (c) Cả (a) và (b)

12. Số lượng lao động của doanh nghiệp sử dụng trong năm: Trong đó:

(a) Sau đại học: (b) Đại học, Cao đẳng: (c) Trung cấp: (d) Hết cấp 3: (e) Hết cấp 2 (f) Học nghề ngắn hạn: (g) Trình độ khác:

13. Doanh thu trung bình trong năm qua:

14. Lợi nhuận bình quân trong năm qua:

15. Ông/bà đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong tình trạng nào

(a) Rất xấu (b) Xấu (c) Bình thường (d) Tốt (e) Rất tốt

16. Doanh nghiệp của Ông/bà có định mở rộng đầu tư không?

(a) Có (b) Không

Nếu có thì những nguyên nhân nào làm cho doanh nghiệp dự định mở rộng đầu tư (kể ra 10 nguyên nhân tiêu biểu nhất):

... ... ...

Nếu không thì vấn đề nào mà doanh nghiệp không quyết định mở rộng đầu tư (kể ra 10 nguyên nhân tiêu biểu nhất):

...

...

...

...

...

17. Theo Ông/bà, những yếu tố nào đang gây trở ngại tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình hiện nay: ...

...

...

... III. ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG

18. Ông/ bà vui lòng trả lời về các vấn đề về môi trường kinh doanh tại địa phương. Ông bà chọn 1 số trả lời duy nhất cho mỗi câu hỏi.

1- Hoàn toàn không thuận lợi; 2 – Tương đối thuận lợi; 3 – Không ý kiến; 4 – Thuận lợi; 5 – Hoàn toàn thuận lợi

Chọn một số trả lời duy nhất Các tiêu chí đánh giá

1 2 3 4 5

Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông đường bộ Hệ thống giao thông đường thủy Hệ thống phục vụ kho, cảng, bến bãi Đất đai và mặt bằng kinh doanh Các dịch vụ công:

Quản lý thuế

Hệ thống cung cấp điện Hệ thống cấp thoát nước Hệ thống xử lý chất thải Hệ thống thông tin liên lạc An ninh trật tự

Chọn một số trả lời duy nhất Các tiêu chí đánh giá

1 2 3 4 5

Lao động

Hệ thống giáo dục, đào tạo nghề Số lựơng lao động tuyển dụng

Tuyển dụng lao động đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp

Thị trường

Tiếp cận thông tin thị trường

Thị trường các yếu tố đầu vào tại địa phương Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tổ chức kênh phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 97 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)