Đánh giá tác động của môi trường kinh doanh đến ý định mở rộng đầu tư của

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 81 - 118)

của khu vực doanh nghiệp dân doanh

3.3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến rác. Điều này liên quan đến 2 phép tính toán tương quan giữa bản thân các mục hỏi và tương quan giữa các điểm số của toàn bộ các mục hỏi với điểm số của toàn bộ mục hỏi cho chuỗi người trả lời. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, đạt tiêu chuẩn cho phép (Nunnally & Burnstein, 1994) và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,6 trở lên. Cronbach’s Alpha sẽ cho biết các đo lường của chúng ta có liên kết với nhau hay không.

Thang đo cơ sở hạ tầng

Thành phần thang đo gồm 4 biến quan sát. Với Cronbach’s Alpha là 0,7115> 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, khi loại bỏ biến HATNG3 sẽ làm Cronbach’s Alpha tăng lên do vậy biến HATNG3 bị loại. Sau khi loại biên này, thực hiện phân tích lại, kết quả thang đo đạt độ tin cậy và được thể hiện trong Bảng 3.18.

Bảng 3.18: Cronbach’s alpha thang đo “Thang đo cơ sở hạ tầng”

Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu loại biến

quan sát

Phương sai thang đo nếu loại biến

quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến HATNG1 7,8603 1,6558 0,4902 0,6732 HATNG2 7,6114 1,1509 0,5859 0,5579 HATNG4 7,9258 1,4638 0,5370 0,6140 Hệ số Cronbach's Alpha = 0,7115

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Thang đo dịch vụ công

Thành phần thang đo gồm 7 biến quan sát. Với Cronbach’s Alpha là 0,8185> 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3.

Tuy nhiên, khi loại bỏ biến DVUCONG1 sẽ làm Cronbach’s Alpha tăng lên do vậy biến DVUCONG1 bị loại. Sau khi loại biên này, thực hiện phân tích lại, kết quả thang đo đạt độ tin cậy và được thể hiện trong Bảng 3.19.

Bảng 3.19: Cronbach’s alpha thang đo “Dịch vụ công”

Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu loại biến quan

sát

Phương sai thang đo nếu loại biến

quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến DVUCONG2 17,5983 8,5835 0,6911 0,7649 DVUCONG3 17,5022 8,7950 0,6413 0,7765 DVUCONG4 17,7467 8,8917 0,6090 0,7839 DVUCONG5 18,0786 9,5289 0,5334 0,8000 DVUCONG6 17,9432 9,4748 0,5075 0,8059 DVUCONG7 17,9869 9,8639 0,5154 0,8034 Hệ số Cronbach's Alpha = 0,8185

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Thang đo lao động

Thành phần thang đo “lao động” gồm 3 biến quan sát. Với Cronbach’s Alpha là 0,9038 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, đồng thời nếu ta loại bỏ bất kỳ biến nào cũng sẽ làm Cronbach’s Alpha giảm đi nên không có biến nào bị loại. Vậy thang đo này đạt yêu cầu, các biến được tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố.

Bảng 3.20: Cronbach’s alpha thang đo “Lao động” Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu loại biến

quan sát

Phương sai thang đo nếu loại biến

quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến LADONG1 7,6900 3,3113 0,8067 0,8927 LADONG2 7,4891 4,7510 0,8092 0,8843 LADONG3 7,4847 3,8824 0,8713 0,8094 Hệ số Cronbach's Alpha = 0,9038

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thang đo tiếp cận thị trường

Thành phần thang đo “Tiếp cận thị trường” gồm 4 biến quan sát. Với Cronbach’s Alpha là 0,8130 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total

Correlation) đều lớn hơn 0,3, đồng thời nếu ta loại bỏ bất kỳ biến nào cũng sẽ làm Cronbach’s Alpha giảm đi nên không có biến nào bị loại. Vậy thang đo này đạt yêu cầu, các biến được tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố.

Bảng 3.21: Cronbach’s alpha thang đo “tiếp cận thị trường”

Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu loại biến

quan sát

Phương sai thang đo nếu loại biến

quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến TTRUONG1 11,8646 2,9684 0,5719 0,7923 TTRUONG 2 11,8952 2,8837 0,6344 0,7663 TTRUONG 3 11,5852 2,4982 0,7171 0,7224 TTRUONG 4 11,5939 2,5142 0,6213 0,7751 Hệ số Cronbach's Alpha = 0,8130

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Thang đo yếu tố xã hội

Thành phần thang đo này gồm 5 biến quan sát. Với Cronbach’s Alpha là 0,8547 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, khi loại bỏ biến XAHOI4 sẽ làm Cronbach’s Alpha tăng lên do vậy biến XAHOI4 bị loại. Sau khi loại biên này, thực hiện phân tích lại, kết quả thang đo đạt độ tin cậy và được thể hiện trong Bảng 3.22.

Bảng 3.22: Cronbach’s alpha thang đo “Yếu tố xã hội”

Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu loại biến

quan sát

Phương sai thang đo nếu loại biến

quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến XAHOI1 11,4760 3,2154 0,5977 0,8576 XAHOI2 11,4454 2,8446 0,8025 0,7682 XAHOI3 11,4105 2,9448 0,7771 0,7805 XAHOI5 11,5066 3,3914 0,6230 0,8445 Hệ số Cronbach's Alpha = 0,8547

Thang đo ý định mở rộng đầu tư

Thành phần thang đo “lao động” gồm 3 biến quan sát. Với Cronbach’s Alpha là 0,7202 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, nếu loại bỏ bất kỳ biến DTU1 sẽ làm Cronbach’s Alpha tăng lên. Tuy nhiên, các hệ số trong thang đo đều cao, biến số nghiên cứu chỉ có 3 quan sát nên nghiên cứu đề nghị giữ lại để tiếp tục kiểm định và phân tích nhân tố.

Bảng 3.23: Cronbach’s alpha thang đo “Đầu tư”

Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu loại biến

quan sát

Phương sai thang đo nếu loại biến

quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến DTU1 8,5415 1,7231 0,5249 0,7471 DTU2 7,1659 2,4987 0,6021 0,5715 DTU3 7,2183 2,8907 0,6080 0,6151 Hệ số Cronbach's Alpha = 0,7202

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 3.3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng tiếp theo để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần, loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu và đảm bảo cho thang đo có tính thống nhất. Thực hiện việc kiểm định thang đo EFA, phân tích nhân tố cho các thang đo được sử dụng với phương pháp rút trích là phương pháp Principle axis factoring với phép quay Promax và điểm dừng eigenvalue bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%, các biến có hệ số tải nhân tố <0.5 sẽ tiếp tục bị loại (Othman & Omen, 2002).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy hệ số tải nhân tố của biến HATNG1 < 0.5. Tuy nhiên giá trị của biến này rất gần 0.5 nên nghiên cứu đề nghị giữ lại. Giá trị KMO trong phân tích nhân tố khá cao (0.782 > 0.5) và mức ý nghĩa bằng 0 (sig = 0), thể hiện nhân tố là phù hợp.

Tại giá trị Engenvalue lớn hơn 1 với phương pháp rút trích Principle axis factoring và phép quay Promax, phân tích nhân tố EFA đã trích được 5 nhân tố từ 20 biến quan sát với phương sai trích được là 56.577% > 50%. Có nghĩa là 5 nhân tố này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sẽ giải thích được 56.577% biến thiên của dữ liệu. Kết quả phân tích nhân tố phù hợp đã rút ra được 5 nhân tố, được thể hiện trong Bảng 3.24 sau:

Bảng 3.24: Phân tích nhân tố (EFA) Nhân tố 1 2 3 4 5 DVUCONG2 0,802 DVUCONG3 0,742 DVUCONG4 0,652 DVUCONG5 0,613 DVUCONG6 0,579 DVUCONG7 0,549 XAHOI3 0,943 XAHOI2 0,886 XAHOI5 0,675 XAHOI1 0,529 LADONG3 0,958 LADONG2 0,860 LADONG1 0,845 TTRUONG2 0,772 TTRUONG3 0,758 TTRUONG1 0,730 TTRUONG4 0,666 HATNG2 0,868 HATNG4 0,575 HATNG1 0,470

Phương sai trích tích lũy 56,577

Giá trị KMO 0,782

Kiểm định Bartlett's (Sig,) 0,000

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến đầu tư “DTU” với phương pháp rút trích Principle component và phép quay Varimax, phân tích nhân tố EFA đã trích được 1 nhân tố, phương sai trích được là 67,887% >50%. Giá trị KMO bằng 0,678 >0,5 và mức ý nghĩa bằng 0,000 (sig =0,000), thể hiện nhân tố là phù hợp (Phụ Lục 4).

3.3.3.3. Phân tích hồi qui đa biến về tác động của môi trường kinh doanh đến ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp

Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích được 35,50% sự biến thiên của biến thuộc về môi trường kinh doanh đối với ý định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó hầu hết các biến giải thích đều có dấu như dự đoán và hai biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả phân tích các phần dư đều thỏa mãn các giả thuyết hồi qui cổ điển.

Bảng 3.25a: Kết quả thống kê phần dư trong phân tích hồi qui

Minimum Maximum Mean Std.

Deviation N Predicted Value -1.4608819 1.6515145 .0000000 .58020867 229

Std. Predicted Value -2.518 2.846 .000 1.000 229

Standard Error of

Predicted Value .05777678 .30239576 .11921793 .03469106 229 Adjusted Predicted Value -1.6477038 1.6324925 -.0030906 .58454646 229 Residual -2.8130653 2.1896281 .0000000 .75848035 229

Std. Residual -3.668 2.855 .000 .989 229

Stud. Residual -3.718 2.892 .002 1.003 229

Stud. Deleted Residual -3.830 2.941 .001 1.010 229

Mahal. Distance .298 34.450 4.978 4.091 229

Cook's Distance .000 .123 .005 .013 229

Centered Leverage Value .001 .151 .022 .018 229

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra

Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh này bao gồm: dịch vụ công và cơ sở hạ tầng. Trong đó, yếu tố cơ sở hạ tầng của địa phương ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định đầu tư.

Bảng 3.25b: Kết quả phân tích hồi qui về ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp dân doanh

Giá trị thống kê Biến Kí hiệu Hệ số hồi qui

t Sig,

Biến phụ thuộc DTU

(Constant) 0 7,165E-17 0,000 1,000 Thị trường TTRUONG -0,071 -1,264 0,207 Lao động LADONG 0,053 0,990 0,323 Dịch vụ công DVUCONG 0,337 5,714 0,000 Hạ tầng HATNG 0,435 7,042 0,000 Xã hội XAHOI 0,004 0,071 0,943 Số quan sát 229 R2 0,36 R2 Adjust 0,35 Chỉ số F(sig,) 26,09 (0,000)

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra

- Thị trường: yếu tố này tác động ngược chiều với ý định đầu tư của doanh nghiệp, không có dấu như kỳ vọng nghiên cứu. Thị trường là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào tổ chức sản xuất và thực hiện giá trị sản phẩm đầu ra. Trong điều kiện các doanh nghiệp dân doanh, phần lớn có qui mô nhỏ, việc tổ chức thị trường gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp dân doanh chưa đủ sức để thực hiện nghiên cứu và phân tích thị trường nên không quan tâm nhiều trong đánh giá biến số này. Tuy nhiên, yếu tố này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.

- Lao động: Yếu tố này có tác động tích cực tới việc quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp và có dấu như dự đoán (dấu dương). Nguồn lao động là một trong những nguồn lực quan trọng đối với đầu vào của sản xuất, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng đầu tư, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đối với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy biến số này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dịch vụ công: Yếu tố này có tác động thuận chiều tới việc quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp và có dấu như dự đoán (dấu dương) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Một điều dễ nhận ra rằng, dịch vụ công là một trong những yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh của địa phương. Với những thủ tục hành chính gọn nhẹ từ việc thành lập doanh nghiệp đến việc kê khai nộp thuế sẽ là đòn bẩy tích cực giúp cho các doanh nghiệp có động lực để tiếp tục mở rộng kinh doanh của mình. Vì vậy tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong các cơ quan công quyền của Kiên Giang sẽ tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dân doanh nói riêng thuận lợi trong việc làm các thủ tục pháp lý cần thiết để doanh nghiệp yên tâm vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.

- Cơ sở hạ tầng: Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ sở hạ tầng có tác động thuận chiều tới việc quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp và có dấu như dự đoán (dấu dương) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Cơ sở hạ tầng xã hội như đường, điện,…được đầu tư đồng bộ sẽ giúp rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian sản xuất

- Các yếu tố xã hôi khác: Yếu tố này có tác động thuận chiều tới việc quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp và có dấu như dự đoán (dấu dương) và không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Các đặc điểm của yếu tố xã hội là điều kiện cần để phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

3.3.4. Đánh giá chung về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Kiên Giang nghiệp dân doanh trên địa bàn Kiên Giang

Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

Thứ nhất, các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả phân tích đã cho thấy các yếu tố thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp như: thời gian hoạt động, trình độ của giám đốc doanh nghiệp, đặc điểm về qui mô doanh nghiệp, khả năng tiếp cận tín dụng, đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, đặc điểm qui mô của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất và thời gian hoạt động của doanh nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất tới hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa

bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay.

Thứ hai, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới ý định mở rộng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ công và cơ sở hạ tầng tại địa phương. Trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng nhất giúp cho các doanh nghiệp dân doanh có ý định mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh trong thời gian tới.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3:

Trong chương 3 này, luận văn tập trung phân tích yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nội dung của chương 3 luận văn đã trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, khái quát về thực trạng các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó đánh giá về tình hình đầu tư, cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, luận văn đã sử dụng kỹ thuật hồi qui đa biến để phân tích sâu hơn về yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư và kỹ thuật EFA về ảnh hưởng tới ý định đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn. Kết quả cho thấy trong các yếu tố phân tích bao gồm: Thời gian hoạt động, Trình độ giám đốc, Qui mô doanh nghiệp, Tín dụng, Ngành nghề kinh doanh (nông nghiệp, thủy sản), Doanh nghiệp tư nhân có ảnh hưởng tới tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của các doanh nghiệp này và yếu tố dịch vụ công, hạ tầng ảnh hưởng tới ý định đầu tư của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH KIÊN GIANG

4.1. CÁC GIẢI PHÁP THUỘC VỀ THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH 4.1.1. Cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công 4.1.1. Cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các thủ tục hành chính và dịch vụ công của các

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 81 - 118)