Từ kết quả nghiên cứu thấy rằng việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay đã ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn. Với đặc điểm của mình, khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh phần lớn đều thuộc các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn vay đã đem lại hiệu quả tích cực. Hiện nay khu vực doanh nghiệp này đang cần rất lớn một lượng vốn tín dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, chính sách tín dụng của chính phủ cần hướng tới và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các khoản vốn vay với lãi suất hợp lý.
Có thể dễ nhận ra, hoạt động tín dụng ngân hàng của Việt Nam nói chung và tại các địa phương nói riêng hiện nay còn rất nhiều bất cập. Ngoài các thủ tục vay rườm ra thì điều kiện vay cũng là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp hiện nay. Việc sử dụng các tài sản thế chấp thông qua đảm bảo tài sản hoặc quen biết cán bộ ngân hàng đã hạn chế rất nhiều tới khả năng tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông đồng của các cán bộ ngân hàng để hưởng hoa hồng đối với đối tượng vay đã đẩy chi phí sử dụng vốn mà doanh nghiệp phải chịu ở mức cao, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Để giải quyết được tình trạng này, nhà nước cần có những giải pháp đồng bộ hơn: (i) Có chính sách tín dụng ưu đãi cụ thể đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, (ii) Chính sách khoanh nợ, giãn nợ và tăng thời gian vay đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, (iii) Ổn định kinh tế vĩ mô để duy trì chính sách lãi suất hợp lý, ổn định trong thời gian dài, (iv) những chính sách liên quan tới việc chuyển đổi từ Đôla Mỹ sang đồng Việt Nam, khoản vay hợp vốn khó phân chia tài sản, chuyển dịch ngoại tệ, can thiệp phi kinh tế trong giao dịch thương mại cần được thông thoáng hơn....
Bên cạnh đó, bản thân các tổ chức tín dụng cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc cung cấp hàng hóa đặc thù như tiền tệ, cải cách các thủ tục vay, điều kiện vay...để các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi và yên tâm đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
4.1.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành ngành nghề kinh doanh trong đó cần ưu tiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản
Trong điều kiện kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao chi phí trung gian còn lớn, chất lượng sản phẩm chưa tốt nên hàng hoá kém sức cạnh tranh là điều dễ hiểu và việc nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách thuế quan ưu đãi để doanh nghiệp dân doanh phát triển là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề cần tập trung hỗ trợ: (i) Xúc tiến mở rộng thị trường khuyến
khích xuất khẩu đối với doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các giải pháp kích cầu của nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh giúp tháo gỡ những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho doanh nghiệp dân doanh. Ngoài ra nhà nước cần thành lập các quỹ tín dụng xuất khẩu, mở rộng các nghiệp vụ bảo hiểm xuât khẩu, (ii) Hỗ trợ các doanh nghiệp dân doanh thực hiện nhanh quá trình đổi mới như tiếp nhận thông tin kỹ thuật công nghệ mới hiện đại, hướng dẫn cải tiến công nghệ kỹ thuật truyền thống, hỗ trợ vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để có thể tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ. Ngoài ra trong điều kiện nước ta hiện nay, bên cạnh việc đầu tư kỹ thuật công nghệ mới để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần lưu ý khai thác các kỹ thuật công nghệ sử dụng nhiều lao động, kết hợp với việc cải tiến nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, (iii) Quan tâm hơn nữa cho hoạt động của các trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dân doanh về các lĩnh vực: sản phẩm, thị trường, chiến lược ngoại thương , hợp đồng, công nghệ và xu hướng tiêu dùng, kết quả nghiên cứu thị trường,... Thông thường trước đây các doanh nghiệp thu thập thông tin chủ yếu từ các nguồn: sách báo tạp chí, bạn bè, người thân, bạn hàng, trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc do có mối quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước. Các thông tin cung cấp còn quá nghèo nàn, ít giá trị, lạc hậu so với biến động của thị trường. Vì vậy việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dân doanh là hết sức cần thiết, (iv) Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn lực lao động có chất lượng cao của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh.
Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thủy sản hiện nay có hiệu quả đầu tư thấp. Điều này làm giảm sức hấp dẫn của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt, với lợi thế của mình, Kiên Giang lại là tỉnh có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng như nông sản, thuỷ hải sản,... với một số cơ sở sản xuất, chế biến hàng nông sản, thuỷ hải sản đưa ra thị trường những sản phẩm có uy tín, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, vấn đề sản xuất chế biến và tiêu thụ đối với những sản phẩm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn luôn gặp những khó khăn. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong và ngoài tỉnh không ổn định, giá bán thường biến động, lợi nhuận
thấp, việc thâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại còn hạn chế và việc cung ứng hàng hoá còn mang tính riêng lẻ giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, chi phí đầu vào cao làm tăng giá thành sản xuất. Vì vậy, để thu hút được nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này, chính quyền địa phương cần có những chính sách rất cụ thể để thu hút nhiều nhà đầu tư khu vực dân doanh tham gia, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất quan trọng này. 4.1.5. Phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả và yếu tố này đã tác động thuận chiều tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay việc phát triển loại hình doanh nghiệp này đang là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư khu vực ngoài quốc doanh tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Tuy vậy cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp này hầu hết tập trung hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại, chưa chú ý đến lĩnh vực sản xuất, tạo sản phẩm mới. Hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng, sức cạnh tranh thấp. Các mặt hàng xuất khẩu mới chỉ giới hạn ở các sản phẩm như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, chế biến, là những mặt hàng mang tính truyền thống, chi phí xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng nhỏ. Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giải quyết nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp lớn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Muốn vậy, chính sách cần được nhắm tới đó là: (i) Phải xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt đối xử với khu vực kinh tế tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác để làm thay đổi cách nhìn, quan niệm của toàn xã hội về kinh tế tư nhân,; (ii) Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; (iii) Định kỳ hàng năm lãnh đạo địa phương cần tiến hành gặp mặt, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, nắm bắt nguyện vọng, vướng mắc, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời; (iv) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, xoá bỏ phiền hà, minh bạch hoá các quyết định về chính sách, trợ giúp thông tin đối với doanh nghiệp; công khai quy hoạch phát triển, xây dựng, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ các cơ quan tỉnh; ban hành quy định về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết thủ tục đầu tư của doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thống nhất giữa các ngành tránh chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH 4.2.1. Nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp 4.2.1. Nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp
Kết quả phân tích đã cho thấy, trình độ giám đốc doanh nghiệp có tác động ngược chiều tới tỉ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý và điều hành của giám đốc doanh nghiệp. Có thể thấy rằng trình độ của giám đốc doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Kiên Giang hiện nay còn rất hạn chế, ít được đào tạo và bổ túc thường xuyên kỹ năng và trình độ quản lý, điều hành của một doanh nghiệp. Điều này đã gây nhiều khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của mình cũng như hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp được thành lập nhưng không có chiến lược kế hoạch lâu dài bền vững, các chiến lược kinh doanh thường được xây dựng theo kinh nghiệm cảm tính chưa đặt được sự lôgíc, khoa học. Nhiều doanh nghiệp thường chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi nhẹ sự phát triển liên tục và lâu dài của doanh nghiệp. Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng biến động phức tạp, một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp là phải có nhận thức sâu về chiến lược kinh doanh, áp dụng linh hoạt với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, ngoài ý thức tự nâng cao trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình, các cơ quan quản lý tại địa phương cũng cần có những biện pháp hỗ trợ để đội ngũ nhà quản lý doanh nghiệp khu vực này được đào tạo và đào tạo lại một cách bài bản, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập nhanh như hiện nay. Một số biện pháp có thể cần được triển khai thực hiện: (i) Thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn về công tác quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính... cho đội ngũ các nhà quản lý trong khu vực doanh nghiệp này, (ii) Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giữa các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh với những doanh nghiệp khác ở từng lĩnh vực hoạt động, (iii) Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương là cầu nối để tố chức tham quan, học học tại các doanh nghiệp của các địa phương và nước ngoài để thông qua đó họ nâng cao nhận thức thực tiễn để có những kinh nghiệm quí giúp họ điều hành doanh nghiệp mình.
4.2.2. Mở rộng qui mô đầu tư và nghiên cứu thị trường kinh doanh
Đây là khâu yếu của doanh nghiệp nước ta nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng. Các doanh nghiệp chưa đầu tư thích đáng cho hoạt động bao gồm đầu tư về
nguồn vốn, cơ sở vật chất và con người. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới sản phẩm của doanh nghiệp khó xâm nhập được vào thị trường mới. Nhiều doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm phải bắt trước các mẫu thiết kế và mượn nhãn mác sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh; chưa chú trọng vào đầu tư nghiên cứu triển khai, tiếp thị và đào tạo. Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài thường phải qua các công ty trung gian, gắn nhãn mác sản phẩm của họ do đó làm giảm giá trị gia tăng và điều quan trọng là không tạo được tiếng tăm và chỗ đứng thực sự cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Bảng 4.3. Đặc điểm thị trường của các doanh nghiệp
Thị trường N Mean Std Dev
Tiếp cận thông tin thị trường 229 2.9604 .8228
Thị trường tiêu thụ sản phẩm 229 2.7875 .9522
Tổ chức kênh phân phối sản phẩm 229 2.7938 .9634
Nguồn: Tính toán từ dư liệu điều tra
Để khắc phục hạn chế này, doanh nghiệp phải đầu tư thích đáng cho hoạt động Marketing bao gồm, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong nước và ngoài nước), nâng cao chất lượng các kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả này triển khai việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và khai thác được tối đa thế mạnh của công ty. Quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng báo chí, phát thanh, truyền hình, gửi hàng đi tham dự triển lãm ở trong nước và đặc biệt ở nước ngoài, ký gửi sản phẩm ở các siêu thị, cửa hàng ở các thị trường mà doanh nghiệp có kế hoạch xâm nhập - Đồng thời cần thực hiện tốt dịch vụ trước và sau bán hàng.
4.2.3. Thực hiện liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp
Doanh nghiệp dân doanh hiện nay tại Kiên Giang đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít kỹ thuật sản xuất chưa cao. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp dân doanh phải tăng cường liên doanh liên kết với nhau, và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp để được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của mình như, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiệp hội các doanh nghiệp may mặc, thủ công mỹ nghệ, khách sạn du lịch,... Các doanh nghiệp tăng cường liên doanh để tận dụng được tối đa thế mạnh của nhau cùng phát triển. Liên kết với các doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất gia công sản phẩm chi tiết cho các
doanh nghiệp này, trở thành vệ tinh cho doanh nghiệp lớn, một mắt xích trong quá trình phân công và hợp tác lao động đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển. TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4
Trong chương 4, luận văn đã trình bày những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động đầu tư và môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tình Kiên Giang. Các giải pháp chủ yếu mà luận văn trình bày trong nội dung của chương được thiết kế trên 2 nhóm giải pháp cơ bản, đó là:
Thứ nhất, nhóm giải pháp từ góc độ thể chế chính sách. Các giải pháp được đề xuất từ nhóm giải pháp này nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn như: (i) cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công; (ii) tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; (iii) chính sách tín dụng; (iv) hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành ngành nghề kinh doanh trong đó cần ưu tiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản và (v) có chính sách phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai, nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp, bao gồm: (i) nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) mở rộng qui mô đầu tư và nghiên cứu thị trường kinh doanh; (iii) thực hiện liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng