MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 42 - 118)

Việc chọn mẫu được tiến hành điều tra các đối tượng mang tính đại diện cho tổng thể. Sau khi có thông tin thu được từ mẫu nghiên cứu sẽ suy rộng cho các đặc tính của tổng thể nghiên cứu. Cụ thể, mẫu nghiên cứu trong đề tài được thực hiện như sau: 2.3.1. Kích thước mẫu thu thập cho nghiên cứu

Trong phân tích thống kê kích thước mẫu cần thu thập phải đủ lớn để đạt được mục tiêu của đề tài và cần phải đạt được độ tin cậy nhất định. Tuy nhiên, kích thước mẫu là bao nhiêu thì được gọi là lớn thì còn chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng. Theo Hair & ctv (1998) thì số mẫu tối thiểu cho 1 tham số cần ước lượng trong phân tích khám phá (EFA) là 5 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện của tổng thể và nâng cao độ tin cậy trong kết quả phân tích, nghiên cứu thực hiện khảo sát 250 doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn như đã được trình bày.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu là quá trình chọn lựa một bộ phận tương đối nhỏ từ một tổng thể, với tư cách là đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Chọn mẫu nghiên cứu là phương pháp ưu việt hơn phương pháp điều tra tổng thể. Do sự hạn hẹp về nguồn lực tài chính và thời gian nghiên cứu nên nghiên cứu này nên nghiên cứu chỉ tiến hành khảo sát các doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang trên cơ sở khảo sát mẫu thuận tiện để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

2.4. NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG

2.4.1. Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các cơ quan của tỉnh Kiên Giang như: Tổng Cục Thống Kê, UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Kế hoạch và Đầu Kiên Giang như: Tổng Cục Thống Kê, UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2.4.2. Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua quá trình điều tra tại các doanh nghiệp dân doanh giai đoạn từ tháng 6/2011 – 12/2011. tại các doanh nghiệp dân doanh giai đoạn từ tháng 6/2011 – 12/2011.

2.5. PHẦN MỀN SỬ DỤNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Các thông tin thu thập được kiểm tra và chỉnh lý nhờ quá trình đọc soát lại để Các thông tin thu thập được kiểm tra và chỉnh lý nhờ quá trình đọc soát lại để tránh sai sót, mâu thuẫn. Sau đó tất cả các thông tin thu thập được mã hóa các câu trả lời và tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Các phần mềm thống kê được sử dụng để mô tả hoặc phân tích, kiểm định giả thuyết đối với các biến số cần nghiên cứu.

Hai công cụ chính để tóm tắt và trình bày các kết quả nghiên cứu là việc xây dựng các bảng biểu thống kê và sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để sàng lọc các thang đo từ những khái niệm nghiên cứu. Công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn, phương pháp hồi qui bội để xác định mức độ ảnh hưởng của những yếu tố nghiên cứu. Tất cả các thủ tục trên đều được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 và Excel để hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.

2.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một trong những hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là thang đo do Rennis Likert giới thiệu.

Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Công thức của hệ số Cronbach α là:

α = Np/ [ 1+ p(N-1)] Trong đó:

- p: là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi

Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt nhất phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Hệ số α của Cronbach cho ta biết các đo lường có liên kết với nhau hay không.

2.5.2. Phân tích nhân tố (EFA)

Để đánh giá các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng như thế nào tới ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thang đo để đo lường các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của địa phương tới quyết định mở rộng đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn. Phương pháp phân tích EFA được sử dụng để nhận diện các yếu tố nghiên cứu và cuối cùng phương pháp phân tích hồi qui để phân tích mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp.

Phân tích nhân tố là các thủ tục được sử dụng chủ yếu là để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản.

Một số biến số thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này:

- Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

- Correlation Matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân tích

- Factor loadings (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố

- Kaiser – Meyer – Olin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

2.5.3. Phân tích hồi quy – Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mô hình từ dữ liệu nào cũng đều là chứng minh sự phù hợp của mô hình. Để biết mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng trên dữ liệu mẫu phù hợp đến mức độ nào với dữ liệu thì chúng ta cần dùng một thước đo về sự phù hợp của nó. Thước đo thường dùng là hệ số xác định R2. Công thức tính R2 như sau:

R2 =        2 1 ^ ) ( ) ( 1 Yi Yi Yi Yi N i 0 ≤ R2 ≤ 1

R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 thì mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu.

2.5.4. Kiểm định các giả thuyết

Xây dựng xong một mô hình hồi quy tuyến tính, vấn đề quan tâm đầu tiên là xem xét sự phù hợp của mô hình đối với tập dữ liệu thông qua giá trị R2. Sự phù hợp đó mới chỉ thể hiện giữa mô hình xây dựng và thu thập dữ liệu. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể chúng ta đặt giả thuyết R2 = 0. Nếu sau khi tiến hành bài toán kiểm định, chúng ta có đủ bằng chứng bác bỏ giả thuyết R2 = 0 thì đây là thành công bước đầu của mô hình hồi quy tuyến tính. Đại lượng F được sử dụng cho kiểm

định này. Nếu xác suất F nhỏ thì giả thuyết R2 = 0 bị bác bỏ. F được tính theo công thức sau: F = 1 ) ( ) ( 1 2 1 ^          p N Yi Yi p Yi Yi N i

Các số liệu F được lấy từ bảng phân tích phương sai ANOVA

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2:

Trong chương 2, luận văn đã trình bày chi tiết về qui trình nghiên cứu của luận văn. Về cơ bản, luận văn được tổ chức 2 bước bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan nhằm hình thành khung phân tích cho đề tài. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc điều tra các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nội dung của chương còn trình bày các mô hình nghiên cứu. Đối với mô hình về yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui đa biến. Đối với những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới ý định đầu tư nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích EFA để khám phá những yếu tố bên ngoài thuộc về thể chế chính sách ảnh hưởng tới ý định đầu tư

Ngoài ra, luận văn đã trình bày cơ sở khoa học về mẫu nghiên cứu, như nội dung của phiếu điều tra, qui mô mẫu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu cũng được trình bày chi tiết trong nội dung của chương 2 này.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH KIÊN GIANG

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 3.1.1. Điều kiện tự nhiên: 3.1.1. Điều kiện tự nhiên:

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Kiên Giang nằm trong khoảng tọa độ địa lý: từ 101030' đến 105032' kinh độ Đông và từ 9023' đến 100 32' vĩ độ Bắc. Phía Đông Bắc giáp các tỉnh: An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang, Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển và các đảo và Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km. Vùng biển ở Kiên Giang giáp với biển của các nước Thái Lan, Campuchia và Malaysia (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2009).

Kiên Giang có đầy đủ các điều kiện phát triển tổng hợp: vừa có đồng bằng, có rừng núi, có biển và có đảo. Tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,9% diện tích cả nước và 15,78% diện tích vùng ĐBSCL. Chiều dài lớn nhất theo hướng Đông Nam - Tây Bắc khoảng 120 km; chiều rộng lớn nhất theo hướng Đông - Đông Tây khoảng 60 km (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2009).

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải; Giang Thành trong đó, có 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải với 140 hòn đảo lớn nhỏ rải rác.

3.1.1.2. Địa hình

Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi không lớn lắm, từ 0,8 m - 1,2 m, được phân chia thành 4 tiểu vùng địa hình (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2009):

+ Tiểu vùng thuộc Vùng Tứ giác Long Xuyên: địa hình có hướng dốc từ Tây Bắc

sang Đông Nam, với các vùng trũng cục bộ, cao trình biến đổi từ 0,2 - 1,2 m; nơi cao nhất là vùng đất giáp Campuchia: 0,8 m - 1,2 m; nơi thấp nhất là vùng phía Tây kênh Rạch Giá - Hà Tiên: 0,2 - 0,7 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi núi thấp cặp với quốc lộ 80 tạo nên 1 bờ viền ngăn nước.

+ Tiểu vùng thuộc Vùng Tây Sông Hậu: có địa hình hướng dốc chính từ Đông

Bắc sang Tây Nam, là vùng cửa mở tiếp giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên, thoát lũ sông Hậu ra sông Cái Lớn. Cao độ biến đổi từ 0,2 - 0,8 m; nơi cao nhất là vùng Tân Hiệp 0,7 - 0,9 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Bé: 0,1 - 0,2 m.

+ Tiểu vùng thuộc Vùng U Minh Thượng: có địa hình nghiêng dần ra biển Tây, có nhiều vùng trũng, là trung tâm ngập nước vào mùa mưa. Cao độ biến động từ - 0,1 đến - 1,1 m; nơi cao nhất của tiểu vùng là trung tâm Hồ Rừng: 0,8 - 1,2 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Lớn: - 0,1 đến - 0,4 m.

+ Vùng đảo và hải đảo: địa hình thường cao nhất ở phần giữa đảo và thoải đều

dần 4 phía. Riêng đảo Phú Quốc có địa hình có phức tạp hơn và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.

Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân từ 27,5 - 27,7oC, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản cho năng suất cao.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa, từ tháng 05 đến tháng 11, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 88,1 mm đến 544,5 mm/tháng. Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngoài đảo phân bố nhiều hơn so với đất liền (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2009).

Độ ẩm phân hóa rõ rệt theo mùa, thấp nhất là mùa khô và cao hơn vào mùa mưa, trung bình khoảng 81% - 82%. Nhìn chung, thời tiết khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tuy nhiên cũng có những hạn chế như thiếu nước vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, khí hậu phân hóa 2 mùa cũng có những hạn chế: mùa khô thiếu nước; mùa mưa gây úng cục bộ ở một số nơi. Mùa khô thuận lợi cho sản xuất công nghiệp và du lịch; nhưng mùa mùa mưa lại khó khăn hơn cho những lĩnh vực này.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 634.627 ha, chiếm 15,63% diện tích tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Tài nguyên đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, trong đó nhóm đất nông nghiệp là 573.240 ha, chiếm 90,33% tổng diện tích tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93ha, chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38ha, chiếm 8,39% diện tích đất tự nhiên (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2009).

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt chủ yếu ở Kiên Giang là do nước mưa và nước của sông Hậu

cung cấp, thông qua các kênh Rạch Giá; Kênh Vĩnh Tế, Kênh Cái Sắn, kênh xáng Thốt Nốt, Chưng Bầu, Thác Lác - Ô Môn, KH3, KH6, KH7, KH8, KH9,... Qua khảo sát đo đạc cho thấy nguồn nước sông Hậu tương đối dồi dào và có chất lượng tốt. Lưu lượng ở đầu nguồn tại Châu Đốc vào mùa lũ là 5.400 m3/s; vào mùa kiệt là 300 m3/s. Lưu lượng ở cuối nguồn tại Cần Thơ trung bình là 835 m3/s tháng lớn nhất là 13.680 m3/s (Sở Tài Nguyên & Môi trường Kiên Giang, 2009).

- Nguồn nước ngầm ở Kiên Giang có nhiều loại, có thể phân ra loại chất lượng

tốt, không tốt, bị mặn và nhiễm mặn.

+ Khu vực nước ngầm có chất lượng và trữ lượng tốt: Hàm lượng clo khoảng

400 mg/l, độ sâu khai thác 80 - 430 m gồm các huyện An Biên, Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Gò Quao; một phần của huyện Giồng Riềng giáp với Châu Thành và một phần nhỏ ở huyện Tân Hiệp.

+ Vùng nước ngầm có chất lượng không tốt: Hàm lượng clo từ 400 - 1.000 mg/l.

Độ sâu khai thác từ 40 - 60 m thuộc khu vực Hòn Đất, dọc Kiên Lương; theo kinh T3 Hà Tiên. Khu vực Rạch Giá; một phần An Minh dọc khu vực từ kênh ấp Năm Tỷ giáp Cà Mau chạy tới Rạch thứ 8 Biển và một phần nhỏ ở phía Tây của An Biên. Độ sâu khai thác từ 80 - 110 m.

+ Vùng nước ngầm bị mặn: Có hàm lượng clo trên 1.000 mg/l tập trung chủ yếu

ở các xã Hòa Điền, Phú Mỹ, Tân Khánh Hòa, Mỹ Đức thị xã Hà Tiên; phía Nam lộ 80 từ kênh Luỳnh Huỳnh tới kênh Ba Hòn thuộc huyện Kiên Lương, thị xã Hà Tiên, khu vực kênh Tám Ngàn của huyện Hòn Đất, một phần xã Nam Thái của huyện An Biên và

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 42 - 118)