Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 32 - 34)

Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nói chung, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh

nói riêng. Kết quả của một số công trình nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng.

Nghiên cứu của Kraut và Grambsch (1987); Kallerberg và Leicht (1991) cho thấy qui mô đầu tư và khả năng tiếp cận nguồn vốn (Cooper, 1985; Hisrich, 1990; Krueger (1993); Lussiers và Pfeifer (2001); Raman (2004); Panda (2008) của nhà đầu tư là yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh. Trong khi đó Meng & Liang (1996) cho rằng không có tác động của kinh nghiệm về thành công trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Hisrich (1990); Kallerberg và Leicht (1991); Krueger (1993); Rowe et al (1993); Lussiers Pfeifer (2001); Masuo et al, (2001); Thapa, (2007); Indarti và Langenverg (2008) có bằng chứng cho thấy rằng giáo dục có tác dụng tích cực đến sự thành công trong kinh doanh của nhà đầu tư. Hisrich Kraut và Grambsch (1987; 1990); Kallerberg và Leicht,(1991), Krueger (1993), Rowe et al (1993), Masuo et al, (2001) thì cho rằng tuổi tác và mạng lưới hỗ trợ sẽ có đóng góp tích cực trong hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Trong khi đó, Zimmerrer và Scarborough (1998) chỉ ra rằng hầu hết của các doanh nghiệp dân doanh thành công ở Hoa Kỳ đều trong độ tuổi 30 và 40. Staw (1991) thì cho rằng vào thời điểm bắt đầu của hoạt động đầu tư kinh doanh không phải là một yếu tố quan trọng, nhưng với ai được đào tạo và chuẩn bị đủ thì sẽ bắt đầu với hoạt động đầu tư kinh doanh tốt hơn. Staw (1991) cũng lưu ý tuổi có liên quan đến sự thành công kinh doanh nếu nó bao gồm cả hai tuổi đời và thâm niên trong kinh doanh. Điều này có nghĩa là một doanh nhân lớn tuổi, kinh nghiệm hơn trong kinh doanh anh ta có thể thực hiện cho hoạt động đầu tư tốt hơn.

Kallerberg và Leicht (1991), Rowe et al (1993); Masuo et al (2001); Rose., et al (2006) cho rằng sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào kỹ năng và đào tạo. Bên cạnh đó, Cooper (1985), Green và Pryde (1989), Raman (2004) đã đưa ra các yếu tố như: sáng kiến, hỗ trợ của bên thứ ba, khuyến khích gia đình và bạn bè, kỹ năng và điều kiện kinh tế dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp dân doanh.

Kết quả nghiên cứu của Rogoff et al. (2004) cũng cho thấy các yếu tố nội tại như: qui mô đầu tư và khả năng tự chủ về tài chính, tiếp thị và nguồn nhân lực và các yếu tố cũng như các yếu tố bên ngoài như: mức thuế thu nhập, cơ sở hạ tầng, đặc điểm thị trường, cơ hội kinh doanh, và sự sẵn có của các nguồn lực, điều kiện kinh tế, môi trường cạnh tranh, và các quy định của chính phủ là những yếu tố quyết định thành

công trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tầm quan trọng về sự hỗ trợ của chính phủ sẽ là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp thành công. Nghiên cứu của Yusuf (1995), Sarder., et al (1997) cũng cho thấy các công ty nhận được các dịch vụ hỗ trợ như tài chính, đào tạo, mở rộng, kỹ thuật và tư vấn, v.v… thông tin từ các cơ quan công quyền thì doanh số bán hàng tăng đáng kể.

Nghiên cứu của Muhammad Amjad Saleem (2012) đã sử dụng mô hình hồi qui đa biến để phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến số nghiên cứu đến hiệu quả đầu tư kinh doanh. Các biến số mà nghiên cứu này sử dụng bao gồm: tuổi của chủ doanh nghiệp, trình độ giáo dục, kinh nghiệm, loại hình doanh nghiệp, kỹ năng trong kinh doanh, các yếu tố về văn hóa – xã hội, các yếu tố về môi trường kinh doanh và thể chế chính sách cũng như qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng qui mô đầu tư, văn hóa, loại hình doanh nghiệp và kinh nghiệm trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi đó, nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999), Henrik Hansen và ctv (2002) thì cho rằng tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 32 - 34)