Bài học kinh nghiệm cho Kiên Giang trong việc khuyến khích đầu tư đối vớ

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 31 - 118)

với khu vực doanh nghiệp dân doanh

Từ bài học kinh nghiệm của các nước NICS và Trung Quốc, có thể rút ra được những bài học bổ ích cho quá trình khuyến khích đầu tư đối với khu vực dân doanh ở Kiên Giang trong thời gian tới như sau:

- Các nước này đều khích lệ tối đa truyền thống tiết kiệm của người dân Á Đông để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm trong cộng đồng dân cư. Chính phủ các nước đều cố gắng tiết kiệm các khoản chi không cần thiết để ưu tiên tích tụ và tập trung vốn cho phát

triển kinh tế; đã tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế được những ưu đãi về vay vốn để thực hiện các chiến lược phát triển công nghiệp.

Đặc biệt là việc hình thành các khu chế xuất ở một số nước NICS và các vùng ven biển Trung Quốc đã có tác dụng như những đầu tàu kéo các vùng khác phát triển.

- Các nước này đều ưu tiên phát triển giáo dục để từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đều coi việc khai thác hiệu quả nguồn nhân lực là chìa khóa để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Điều đặc biệt là các nước coi tài nguyên trí tuệ của con người là vô hạn, nhằm khắc phục sự hữu hạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Đề cao vai trò của Chính phủ trong việc tạo ra môi trường pháp lý và những công cụ cần thiết để điều chỉnh, dẫn dắt các doanh nghiệp đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước. Khích lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư, và coi sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như là động lực thôi thúc nền kinh tế tăng trưởng; ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp trong những lĩnh vực công nghệ mới, và tìm mọi cách khích lệ các doanh nghiệp giành lấy đỉnh cao trong lĩnh vực mới mẻ đó.

- Cân đối một cách hữu hiệu giữa luồng vốn đầu tư trong nước với luồng vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động của hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính khá nhanh nhạy và hữu hiệu trong quá trình huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Từ phân tích trên cho thấy các giải pháp để khuyến khích đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh là rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Tùy theo tình hình kinh tế – xã hội mà các nước sử dụng linh hoạt các giải pháp để tạo lập chính sách khuyến khích đầu tư có hiệu quả. Từ đó, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng trong quá trình khuyến khích đầu tư đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.6. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

1.6.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan

1.6.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nói chung, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh

nói riêng. Kết quả của một số công trình nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dân doanh nói riêng.

Nghiên cứu của Kraut và Grambsch (1987); Kallerberg và Leicht (1991) cho thấy qui mô đầu tư và khả năng tiếp cận nguồn vốn (Cooper, 1985; Hisrich, 1990; Krueger (1993); Lussiers và Pfeifer (2001); Raman (2004); Panda (2008) của nhà đầu tư là yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh. Trong khi đó Meng & Liang (1996) cho rằng không có tác động của kinh nghiệm về thành công trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Hisrich (1990); Kallerberg và Leicht (1991); Krueger (1993); Rowe et al (1993); Lussiers Pfeifer (2001); Masuo et al, (2001); Thapa, (2007); Indarti và Langenverg (2008) có bằng chứng cho thấy rằng giáo dục có tác dụng tích cực đến sự thành công trong kinh doanh của nhà đầu tư. Hisrich Kraut và Grambsch (1987; 1990); Kallerberg và Leicht,(1991), Krueger (1993), Rowe et al (1993), Masuo et al, (2001) thì cho rằng tuổi tác và mạng lưới hỗ trợ sẽ có đóng góp tích cực trong hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Trong khi đó, Zimmerrer và Scarborough (1998) chỉ ra rằng hầu hết của các doanh nghiệp dân doanh thành công ở Hoa Kỳ đều trong độ tuổi 30 và 40. Staw (1991) thì cho rằng vào thời điểm bắt đầu của hoạt động đầu tư kinh doanh không phải là một yếu tố quan trọng, nhưng với ai được đào tạo và chuẩn bị đủ thì sẽ bắt đầu với hoạt động đầu tư kinh doanh tốt hơn. Staw (1991) cũng lưu ý tuổi có liên quan đến sự thành công kinh doanh nếu nó bao gồm cả hai tuổi đời và thâm niên trong kinh doanh. Điều này có nghĩa là một doanh nhân lớn tuổi, kinh nghiệm hơn trong kinh doanh anh ta có thể thực hiện cho hoạt động đầu tư tốt hơn.

Kallerberg và Leicht (1991), Rowe et al (1993); Masuo et al (2001); Rose., et al (2006) cho rằng sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào kỹ năng và đào tạo. Bên cạnh đó, Cooper (1985), Green và Pryde (1989), Raman (2004) đã đưa ra các yếu tố như: sáng kiến, hỗ trợ của bên thứ ba, khuyến khích gia đình và bạn bè, kỹ năng và điều kiện kinh tế dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp dân doanh.

Kết quả nghiên cứu của Rogoff et al. (2004) cũng cho thấy các yếu tố nội tại như: qui mô đầu tư và khả năng tự chủ về tài chính, tiếp thị và nguồn nhân lực và các yếu tố cũng như các yếu tố bên ngoài như: mức thuế thu nhập, cơ sở hạ tầng, đặc điểm thị trường, cơ hội kinh doanh, và sự sẵn có của các nguồn lực, điều kiện kinh tế, môi trường cạnh tranh, và các quy định của chính phủ là những yếu tố quyết định thành

công trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tầm quan trọng về sự hỗ trợ của chính phủ sẽ là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp thành công. Nghiên cứu của Yusuf (1995), Sarder., et al (1997) cũng cho thấy các công ty nhận được các dịch vụ hỗ trợ như tài chính, đào tạo, mở rộng, kỹ thuật và tư vấn, v.v… thông tin từ các cơ quan công quyền thì doanh số bán hàng tăng đáng kể.

Nghiên cứu của Muhammad Amjad Saleem (2012) đã sử dụng mô hình hồi qui đa biến để phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến số nghiên cứu đến hiệu quả đầu tư kinh doanh. Các biến số mà nghiên cứu này sử dụng bao gồm: tuổi của chủ doanh nghiệp, trình độ giáo dục, kinh nghiệm, loại hình doanh nghiệp, kỹ năng trong kinh doanh, các yếu tố về văn hóa – xã hội, các yếu tố về môi trường kinh doanh và thể chế chính sách cũng như qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng qui mô đầu tư, văn hóa, loại hình doanh nghiệp và kinh nghiệm trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi đó, nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999), Henrik Hansen và ctv (2002) thì cho rằng tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

1.6.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở nước trong nước cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Henrik Hansen và ctv (2002), Phan Đình Khôi và ctv (2008) đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, Phạm Lê Thông và đồng nghiệp (2008) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Dựa trên số liệu thu thập được từ 294 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) ở Kiên Giang, cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp (DN) phụ thuộc vào vốn tự có, Quy mô của doanh nghiệp, tăng trưởng của doanh thu trong quá khứ và môi trường kinh doanh.

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) về các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Cần Thơ đã cho thấy các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tp. Cần Thơ.

Kết của nghiên cứu của nghiên cứu Nguyễn Đức Thành (2009) cũng cho thấy, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thủy sản thường gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng hoạt động đầu tư và nâng cao hiệu quả từ hoạt động đầu tư kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Toàn (2010) về các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của việt nam thông qua điều tra 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh thông qua mô hình nghiên cứu với bốn nhóm nhân tố bao gồm: kinh tế, tài nguyên, cơ sở hạ tầng và chính sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp này bao gồm: cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chi phí hoạt động thấp là những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định khi nhà đầu tư nước ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam.

Nghiên cứu của cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch và UBND tỉnh Khánh Hòa (2006) về chẩn đoán môi trường kinh doanh của địa phương này. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy một số yếu tố môi trường kinh doanh có mối liên hệ tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bao gồm: chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công, yếu tố lao động và thị trường. Tuy vậy, nghiên cứu này chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố phân tích tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.

1.6.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Xuất phát từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đã cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có được thực hiện và phát triển hay không phụ thuộc lớn vào hiệu quả đầu tư kinh doanh cũng như đặc điểm về môi trường kinh doanh.

nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tác giả sử dụng hai mô hình kinh tế lượng để đánh giá và phân tích vấn đề này.

1.6.2.1. Yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp

Trong mô hình thứ nhất, tác giả sử dụng mô hình hồi qui đa biến để đánh giá và phân tích yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn. Các nhân tố trên được tác giả đưa vào mô hình phân tích để xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh bao gồm: Số năm hoạt động, trình độ học vấn chủ doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh, loại hình doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn vay. Mô hình kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

0 1 2 3 4 5

6

TUOIDN HOCVAN QUYMO NGANGHE LOAIDN

TINDUNG Y                 Trong đó:

TUOIDN: Là số năm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ vọng mang dấu (+). Là thời gian kể từ khi doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, tính bằng năm. Theo các nhiều công trình nghiên cứu cho thấy số năm hoạt động của doanh nghiệp càng nhiều thì doanh nghiệp càng có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các phương án kinh doanh đầu tư hiệu quả. Kết quả này cũng phù hợp với một số công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2011), Phạm Lê Thông & đồng nghiệp (2008). Vì vậy, trong nghiên cứu giả định yếu tố này có tác động cùng chiều với hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn.

- QUYMO: Là biến thể hiện qui mô của doanh nghiệp (Biến dummy), nhận giá trị bằng 1 nếu là doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa; bằng 0 nếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, kỳ vọng mang dấu dương (+). Từ kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Thông và đồng nghiệp (2008); Nguyễn Quốc Nghi & Mai Văn Nam (2011) cho thấy rằng qui mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả đầu tư kinh doanh. Do vậy, nghiên cứu giả định rằng qui mô của doanh nghiệp càng lớn sẽ ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả đầu tư.

- NGANGHE: Là biến dummy, thể hiện lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông nghiệp, 2 nếu doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và nhận giá trị 3 nếu hoạt

động trong khu vực dịch vụ du lịch. Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh luôn là yếu tố rất quan trọng trong các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường lựa chọn những sản phẩm thuộc về những ngành nghề ít rủi ro, khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh. Kết của nghiên cứu của nghiên cứu Nguyễn Đức Thành (2009) và thực tế tại địa phương tỉnh Kiên Giang cho thấy, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thủy sản thường gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng hoạt động đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh doanh do đặc điểm của loại sản phẩm này. Do vậy, đặc điểm ngành nghề kinh doanh rất cần được kiểm định trong nghiên cứu.

- LOAIDN: Là biến giả (dummy), nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp được thành lập theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, bằng 0 trong trường hợp còn lại. Trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp dân doanh chủ yếu hoạt động dưới hình thức công ty tư nhân do những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này như sự linh hoạt, tập quán của dân doanh,... Tuy vậy, doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp dân doanh khác nói chung đều có qui mô nhỏ và siêu nhỏ. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm của Phạm Lê Thông (2008) và các nghiên cứu khác cũng đã khám phá ra những đặc điểm này. Vì thế, nghiên cứu giả định rằng loại hình doanh nghiệp tư nhân có ảnh hưởng dương tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Kiên Giang.

- TINDUNG: Là biến giả (dummy), nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp có vay từ các tổ chức tín dụng chính thức và nhận giá trị 0 đối với các hình thức khác. Kết quả của các công trình nghiên cứu (Nguyễn Quốc Nghi & Mai Văn Nam, 2011; Phạm Lê Thông, 2008) cho thấy việc tiếp cận được nguồn tín dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức của Chính phủ đã ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu giả định rằng những doanh nghiệp tiếp cận được với những nguồn tín dụng chính thức sẽ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn.

- Y: là hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dân doanh, được xác định thông qua tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

1.6.2.2. Yếu tố ảnh hưởng tới ý định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 31 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)