Tình hình phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2000-2023 và một số định hướng đến 2030
Trang 1Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: ThS Trương Văn Cảnh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài này Em xin chân thành cảm ơn Thầy!
Trong quá trình thực hiện đề tài, em còn nhận đưuọc sự giúp đỡ của Phòng HC-TH, Thư viện trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, Chi cục thống kê tỉnh Quảng Trị, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013 Sinh viên: Nguyễn Thị Tân Mùi
Lớp 09SDL
Trang 2CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
TTNTTS : Trang trại nuôi trồng thủy sảnTTKDTH : Trang trại kinh doanh tổng hợp
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sự phát triển kinh tế trang trại ở Đài Loan 19Bảng 1.2: Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo vùng giai đoạn 2001-2006 20Bảng 1.3 Số lượng và cơ cấu loại hình trang trại năm 2006 21
Bảng 2.2 Hiện trạng diện tích đất tự nhiên phân theo địa phương năm 2010 27Bảng 2.3 Số lượng trang trại phân theo địa phương giai đoạn 2001-2010 36Bảng 2.4 Cơ cấu trang trại phân theo địa phương năm 2010 38Bảng 2.5 Quy mô sử dụng đất của trang trại giai đoạn 2004 – 2010 39Bảng 2.6 Diện tích đất bình quân/trang trại giai đoạn 2001-2010 40Bảng 2.7 Diện tích đất BQ/ trang trại theo địa phương năm 2010 41Bảng 2.8 Lao động trong từng loại hình trang trại năm 2010 42Bảng 2.9 Tổng vốn sản xuất của trang trại giai đoạn 2001-2010 43Bảng 2.10 Bình quân vốn sản xuất của trang trại phân theo địa phương và loại hình
Bảng 2.11 Thu nhập, thu nhập bình quân/ trang trại năm 2010 45Bảng 2.12 Thu nhập/ 1 đồng vốn đầu tư của các trang trại giai đoạn 2001-2010 46
Bảng 2.14 Trang trại trồng cây hàng năm phân theo quy mô 48Bảng 2.15 Trang trại trồng cây lâu năm phân theo quy mô 50Bảng 2.16 Tổng số gia súc, gia cầm của các trang trại giai đoạn 2004 -2009 51Bảng 2.17 Tổng vốn, thu nhập BQ của TTNTTS phân theo địa phương năm 2010 55Bảng 2.18 Tổng vốn và thu nhập của trang trạikinh doanh tổng hợp phân theo địa
Trang 4DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2010 26
Biểu đồ 2.5 Số lượng loại hình trang trại giai đoạn 2001-2010 37Biểu đồ 2.6 Cơ cấu loại hình trang trại giai đoạn 2001-2010 38Biểu đồ 2.7 Cơ cấu vốn vay của các trang trại giai đoạn năm 2010 45Biểu đồ 2.8 Số lượng trang trại lâm nghiệp giai đoạn 2004-2009 53
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là bước đi tất yếu, phổ biến của tất
cả các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới nhằm huy động mọi nguồn lực đểphát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh doanh trong lĩnh vực nôngnghiệp và khuyến khích đầu tư vào sản xuất nông nghiệp
Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại thực chất là một quá trìnhchuyển đổi từ kinh tế hộ gia đình tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa vớiquy mô ngày càng lớn, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, góp phần khaithác có hiệu quả nguồn vốn, kỷ thuật, đất đai và phát triển một nền nông nghiệpbền vững
Ở nước ta kinh tế trang trại được hình thành trước khi đất nước thốngnhất nhưng cho đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là từ khi Đảng
và Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, trong đó chủ trương đổi mới
cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướngXHCN thì việc phát triển kinh tế trang trại đã trở thành chủ trương lớn, đã vàđang được đẩy mạnh tại tất cả các địa phương Tuy nhiên, trong quá trình pháttriển loại hình kinh tế này vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, hạn chế về mặt líluận và thực tiễn, trong một thời gian dài không được coi trọng và phát triểnđúng mức Mặt khác, trên phương diện cả nước cũng đã có một số công trìnhnghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi khu vực cũng như vùng nhưng ở đơn vịcấp tỉnh, cụ thể là tỉnh Quảng Trị thì vẫn còn thiếu những công trình đánh giá,nghiên cứu cụ thể về kinh tế trang trại
Trong những năm gần đây, nhất là từ 2000-2010, kinh tế trang trại củaTỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển khá, đã và đang từng bước khẳngđịnh vai trò, vị trí của mình trong nền sản xuất nông nghiệp, song do việc pháttriển kinh tế trang trại của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn mang tính tự phát,
do vậy mà tính bền vững không cao, chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sảncòn thấp, đa số các trang trại gặp khó khăn trong liên kết sản xuất, kỷ thuật,vốn, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư và chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “ Tình
Trang 6hình phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2000-2010 và một
số định hướng đến 2020”
2 Lịch sử nghiên cứu
Là loại hình kinh tế mới, xuất hiện và phát triển trong những năm 90 củathế kỉ XX nhưng KTTT đã thu hút rất nhiều tác giả với các bài viết, báo cáokhoa học, đề tài, công trình nghiên cứu ở phạm vi cả nước, vùng, tỉnh cũng nhưđịa phương Tuy nhiên những đề tài viết về KTTT của tỉnh Quảng Trị vẫn cònhạn chế, phần lớn chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng, đánh giá những khó khănchung của việc phát triển KTTT, số ít thì đề xuất các giải pháp phát triển nhưngchỉ ở cấp huyện mà chưa đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá tình hình phát triểnKTTT của tỉnh và hiệu quả sản xuất của từng loại hình trang trại
Liên quan đến vấn đề mà tác giả tìm hiểu, có một số bài viết, đề tài, công trìnhnghiên cứu như:
Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ngãi, (2011), của Trần Đình
Trân, luận văn thạc sĩ kinh tế, đã đề cập đến những lí luận chung về kinh tếtrang trại, thực trạng phát triển và các giải pháp cụ thể để phát triển kinh tếtrang trại
Phát triển kinh tế trang trại trong ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,(2011) của Nguyễn Thị Tú Trinh, luận văn thạc sĩ kinh tế, trong
công trình này, tác giả cũng đã đề cập đến những vấn đề lí luận chung về kinh
tế trang trại, thực trạng phát triển và các giải pháp, tuy nhiên lại đi sâu vào mộtngành cụ thể là ngành thủy sản
Vai trò của trang trại gia đình trong quá trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững, của Đào Hữu Hòa, trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
đã có đề cập đến những ưu thế của trang trại gia đình quy mô nhỏ so với cáctrang trại quy mô lớn và đưa ra những gợi ý đối với việ phát triển kinh tế trangtrại vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác như “ Tìm hiểu tình hình và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh giai đoạn 2001-2007” của Võ Tuấn Sơn, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, khóa luận tốt nghiệp.“Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế trang trại gia đình huyện Thạch Thanh –Thanh Hóa từ năm 2003-2007 Định hướng phát triển đến năm 2010” của Nguyễn Đức Thanh, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, khóa luận tốt nghiệp “ Tình hình phát triển kinh tế trang trại gia đình ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004-2008 Một số giải pháp phát triển đến năm 2015”, của Nguyễn Thị Trang, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, luận văn
tốt nghiệp
Trang 7Riêng về Quảng Trị, có một số công trình nghiên cứu, bài viết sau:
Quảng Trị phát triển kinh tế trang trại có hiệu quả của Nguyễn Thanh
Nghị, Phó Cục trưởng cục thống kê Quảng Trị Trong bài viết này, tác giả đãtrình bày về tình hình phát triển KTTT của tỉnh, bên cạnh đó còn nêu lên nhữngthành tựu đạt được và một số khó khăn, hạn chế Tuy nhiên, những vấn đề màtác giả trình bày vẫn chưa cụ thể, còn khái quát
Phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Trị, của Nguyễn Văn Hai, báo điện
tử nhân dân đã đề cập đến hiệu quả và hướng phát triển bền vững KTTT củatỉnh, nêu lên một số mô hình trang trại điển hình
Kinh tế trang trại huyện Hướng Hóa – Hướng đột phá của miền tây Quảng Trị, (2005), của TS Võ Duy Chất, Ban kinh tế Trung ương đi sâu vào
tình hình phát triển KTTT của huyện, những kết quả đạt được và nêu lên một số
mô hình KTTT điển hình, hoạt động có hiệu quả của huyện
Trên đây là những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đó lànhững nguồn tài liệu quý báu giúp cho tác giả thực hiện và hoàn thành đề tàicủa mình
3 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại, đề tài tậptrung phân tích những nhân tố ảnh hưởng, tình hình phát triển KTTT tỉnhQuảng Trị Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triểnKTTT trong giai đoạn tới, góp phần khai thác tốt tiềm năng và mang lại hiệuquả về KT-XH
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về KTTT
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triền KTTT tỉnh Quảng Trị
- Đánh giá tình hình phát triển KTTT tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp phát triển KTTT của tỉnh QuảngTrị
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển KTTT tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2000-2010, từ đó đề xuất những giải pháp và định hướng pháttriển đến năm 2020
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Các trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Trang 8 Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2000-2010 và một số định hướngđến 2020
Phạm vi về thời gian: tập trung nghiên cứu từ giai đoạn 2000-2010, định
hướng đến 2020
6 Quan điểm nghiên cứu
6.1 Quan điểm hệ thống
Các yếu tố thành phần trong tự nhiên không yếu tố nào đứng riêng lẻ
và nông nghiệp cũng không ngoại lệ Nông nghiệp nằm trong hệ thống nềnkinh tế quốc dân và có mối quan hệ với hệ thống tự nhiên, dân cư, xã hội
Do vậy, khi nghiên cứu về KTTT cũng cần đặt nó mối quan hệ với các loạihình tổ chức sản xuất KT-XH khác vì kinh tế trang trại là một bộ phận của
hệ thống các ngành kinh tế quốc dân
6.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu là các trang trại phân bố trên một không giannhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng Vận dụng quan điểm tổng hợp lãnhthổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau, các nhân tố trội, nhân tố bổ trợ tác động đến sự phát triển của trangtrại
6.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Những tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội đến sự hình thành vàphát triển của trang trại là quá trình lâu dài Hiện trạng phát triển và xuhướng phát triển là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lí và phát triển cáctrang trại trong tương lai
6.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Sự phát triển của bất cứ lĩnh vực nào cũng cần hướng tới sự phát triểnbền vững, nghĩa là sự phát triển đòi hỏi sự cân bằng cả về ba mặt: kinh tế, xãhội và môi trường Chính vì thế, kinh tế trang trại- một trong những hìnhthức tổ chức sản xuất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, không chỉ chú ý đếnkhía cạnh kinh tế mà cũng cần phải chú ý đến yếu tố môi trường để đảm bảo
sự ổn định, lâu dài và bền vững
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu về lĩnh vực KT-XH.Việc thu thập, thống kê số liệu sẽ là những dẫn chứng minh họa xác thựcnhất cho vấn đề nghiên cứu Vì vây sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
Trang 9tích, so sánh số liệu thống kê để làm rõ thực trạng phát triển kinh tế trangtrại trên một lãnh thổ, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển về sau.
7.2 Phương pháp điều tra, thực địa
Đây là phương pháp cần thiết để có thể lấy được thông tin chính xác
và cập nhật, cũng là phương pháp quan trọng đặc biệt trong ngành địa lý
Sử dụng phương pháp này giúp tác giả tránh được những kết luận chủ quan,vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn khi tìm hiểu về tình hình kinh tế của cáctrang trại trên địa bàn tỉnh Giúp đánh giá, xác định lại một cách đầy đủ,chính xác tài liệu đã có, đồng thời bổ sung kịp thời những nội dung mớiđược phát hiện trong quá trình khảo sát
7.3. Phương pháp dự báo
Đây là một phương pháp được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu địa
lí, nhất là địa lí KT-XH Nghĩa là đưa ra các dự báo về tiềm năng, nguy cơtrong tương lai khi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề nguồn lực cũng như hiệntrạng của lãnh thổ từ đó có hướng điều chỉnh hay khắc phục
7.4. Phương pháp bản đồ-biểu đồ và GIS
Bản đồ- biểu đồ là một kênh thông tin quan trọng đặc biệt đối vớingành địa lý Các nghiên cứu địa lý KT-XH được khởi đầu bằng bản đồ vàkết thúc cũng bằng bản đồ, bản đồ là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, súctích, trực quan của đối tượng nghiên cứu Sử dụng phần mềm mapinfo đểthành lập các cơ sở dữ liệu xây dựng các bản đồ chuyên đề minh chứng cho
đề tài, chẳng hạn như bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị, bản đồ -biểu đồhiện trạng kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại
Chương 2: Tình hình phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị giai đoạn2000-2010
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trạitỉnh Quảng Trị đến 2020
Trang 10NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Quan niệm về kinh tế trang trại
Trong thời gian qua các lí luận về KTTT đã được các nhà khoa họctrao đổi trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng, song chođến nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau các nhà khoa học lại đưa racác quan niệm khác nhau về KTTT
Theo một số nhà khoa học trên thế giới thì khái về KTTT như sau:Lênin đã phân biệt KTTT “ Người chủ trang trại bán ra thị trường hầuhết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩmsản xuất được, mua bán càng ít càng tốt”
Mác khẳng định, điểm cơ bản của trang trại gia đình là sản xuất hànghóa, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc, nhưng có điểmgiống nhau là lấy gia đình làm cơ sở, làm nồng cốt
Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ởChâu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nơi khác trong khuvực, họ quan niệm “ Trang trại là loại hình sản xuất nông – lâm – ngưnghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tựtúc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hóa,tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”Quan điểm trên đã nêu được bản chất của KTTT là hộ nông dân, nhưngchưa đề cập đến vị trí của chủ trang trại trong toàn bộ quá trình tái sản xuấtsản phẩm của trang trại
Trang 11Trên đây là một số quan điểm của các nhà khoa học thế giới, còn cácnhà khoa học trong nước nhận xét về KTTT như thế nào ? Sau đây là cácquan điểm của một số nhà khoa học trong nước đã đưa ra:
Quan điểm thứ nhất, “ KTTT (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngưtrại…) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên
cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao độngnhất định được chủ trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và đượcnhà nước bảo hộ”
Quan điểm trên đã khẳng định KTTT là một đơn vị sản xuất hàng hóa,
cơ sở cho nền kinh tế thị trường và vai trò của người chủ trang trại trong quátrình sản xuất kinh doanh nhưng chưa thấy được vai trò của hộ gia đìnhtrong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt giữa người chủ với người laođộng khác
Quan điểm thứ hai, “ Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuấthàng hóa ở mức độ cao”
Quan điểm trên cho thấy cơ bản quyết định của KTTT là hình thức tổchức sản xuất hàng hóa lớn trong nông – lâm – ngư nghiệp của các thànhphần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lí trựctiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suấtsinh lợi cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựukhoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hóa tạo ra sức cạnh tranh caotrên thị trường, mang lại hiệu quả KT-XH cao”
Quan điểm trên đã khẳng định kinh tế thị trường là tiền đề chủ yếucho việc hình thành và phát triển KTTT Đồng thời khẳng định vai trò vị trícủa chủ trang trại trong quá trình quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinhdoanh của trang trại
Từ các quan điểm trên, có thể rút ra khái niệm chung về KTTT như
sau: “ KTTT là hình thức tổ chức sản xuất trong nông –lâm – ngư nghiệp,
có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động tự chủ
và luôn gắn với thị trường”.
1.1.2 Đặc trưng của kinh tế trang trại
Mục đích của KTTT là sản xuất hàng hóa nông, lâm, ngư nghiệp đápứng nhu cầu thị trường
Trang 12Hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hóa
rõ rệt, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có lợi nhuận cao
Kinh tế trang trại mang bản chất hai mặt của kinh tế hộ nông dân, vừa làđơn vị sản xuất mang tính chất gia đình, vừa mang dáng dấp của một loạihình doanh nghiệp tư nhân một chủ
Lao động chính trong các trang trại là chủ trang trại và những ngườitrong gia đình, ngoài ra có thuê mướn lao động theo hình thức công nhật haythời vụ
Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng lâu dàicủa chủ trang trại Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạtđộng sản xuất kinh doanh
Các yếu tố sản xuất của các trang trại, trước hết là đất đai và tiền vốnđược tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa.Các trang trại có cách tổ chức và quản lí tiến bộ dựa trên cơ sở chuyênmôn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, thực hiệnhạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cạnh thị trường.Chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổchức quản lí và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
1.1.3 Tiêu chí để xác định kinh tế trang trại
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày13/4/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấychứng nhận kinh tế trang trại thì:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1 Đối với cơ trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm
2 Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000triệu đồng/năm trở lên
3 Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha vàgiá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên
1.1.4 Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế trang trại
Việc phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa rất quan trọng, được thể hiện
ở ba khía cạnh sau :
Trang 13Về mặt kinh tế, phát triển KTTT góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về giá trị sảnphẩm hàng hóa, hình thành nên những vùng chuyên môn hóa cao và tậptrung Mặt khác, kinh tế trang trại còn thúc đẩy công nghiệp phát triển, đặcbiệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn Phát triển kinh
tế trang trại đi đôi với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và đầy đủ cácnguồn lực trong nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất manglại năng suất cao
Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần giải quyết lực lượnglao động dư thừa ở nông thôn, thu hút họ vào tham gia sản xuất làm tăng thunhập, của cải vật chất và tăng số hộ giàu ở nông thôn, thúc đẩy phát triển kếtcấu hạ tầng đồng thời giảm được sức ép của quá trình đô thị hóa tự phát
Về môi trường, phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sửdụng các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng có hiệu quả Trang trại còn gópphần tăng nhanh diện tích rừng che phủ, đa dạng hóa sinh học thông quatrồng và bảo vệ rừng Mặt khác, với quy mô lớn trang trại có lợi thế trongviệc ứng dụng nhanh các công nghệ sinh học, vừa nâng cao năng suất câytrồng vật nuôi ngay trên một đơn vị diện tích vừa gắn với sử dụng hợp lýcác lọai hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu dịch bệnh) mà không ảnhhưởng đến suy thoái tài nguyên đất và môi trường nước ở vùng nông thôn,góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
a Vị trí địa lí
Vị trí địa lí có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển KTTT Trước hếtđược thể hiện ở việc hình thành cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại phục vụ choviệc vận chuyển hàng hóa nông sản của các trang trại Vị trí địa lí còn là lợithế so sánh để thu hút vốn đầu tư cũng như điều kiện để đa dạng hóa cáchoạt động sản xuất của trang trại Ta có thể dễ dàng nhận thấy được khi mộttrang trại ra đời, ngoài các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội… thì điều màmột trang trại cũng cần quan tâm đến là vị trí địa lí, nơi có thể phát triển cácloại hình trang trại nào ? và phát triển ở mức độ như thế nào ?
b Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đất đai, khí hậu, nguồn nước, địa hình… với tư cách là tài nguyên nôngnghiệp sẽ quyết định các loại hình trang trại phù hợp với từng khu vực, từngvùng cụ thể và khả năng áp dụng các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra nôngphẩm đồng thời cũng quyết định hiệu quả sản xuất của các trang trại
Đất đai
Trang 14Đất đai có ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển của các trangtrại.
Quy mô đất đai lớn là điều kiện để hình thành cũng như mở rộng cáctrang trại với quy mô lớn Ngược lại, quy mô đất đai nhỏ thì quy mô cáctrang trại cũng bị hạn chế, thường thích hợp cho hình thức kinh tế hộ giađình
Các đặc tính lí hóa, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển
và phân bố của cây trồng Mỗi loài cây trồng thích hợp với một loại đất nhấtđịnh Những khu vực đất đai có đặc tính giống nhau sẽ có nhiều cây trồngvật nuôi giống nhau tạo điều kiện cho các trang trại sản xuất nông nghiệpchuyên môn hóa hình thành các vùng chuyên canh
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không có đất đai thì không thể sảnxuất nông nghiệp Vì vậy, số lượng và chất lượng đất đai quy định lợi thế sosánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng trang trại
mô lớn như trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp…
Nguồn nước
Nước có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển KTTT, bởi vì đối tượngsản xuất của các trang trại là các cơ thể sống nên nguồn nước là yếu tố cầnthiết cho sự tồn tại và phát triển của các trang trại
Trang 15Những khu vực có nguồn nước phong phú còn là điều kiện thuận lợi đểhình thành và phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản, đảm bảo tốt công tácthủy lợi, tưới tiêu cho cây trồng Trong khi đó những vùng hạn chế về nguồnnước sẽ gây khó khăn về thủy lợi, năng suất của cây trồng, vật nuôi
Sinh vật
Đối tượng sản xuất của các trang trại là cây trồng và vật nuôi Bất kỳmột hình thức sản xuất nông nghiệp nào cũng đều phải dựa vào hệ thống câycon Vì vậy, sự đa dạng của cây trồng vật nuôi tạo nên sự phong phú và đadạng trong từng loại hình trang trại
Việc sử dụng, khai thác hợp lí các điều kiện tự nhiên vốn có vào pháttriển KTTT sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất Trồng cây gì ? Nuôi con
gì ? Và nuôi trồng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất trên khu vực
đó ? Đó là vấn đề mà các trang trại cần hướng đến
c Điều kiện kinh tế-xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và tiêu thụnông sản của các trang trại
Chất lượng của lao động được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại Sự tập trung, phân
bố của dân cư có ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản củatrang trại và quá trình vận chuyển nông phẩm
Các phẩm chất, truyền thống sản xuất, tiêu dùng và truyền thống văn hóacủa dân cư cũng ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất của các trang trại
Cuộc cách mạng KHKT trong nông nghiệp
Dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT, nền nông nghiệp trải qua mộtbước ngoặt lịch sử, đã và đang trở thành một ngành sản xuất tiên tiến, mộtdạng sản xuất kiểu công nghiệp Kinh tế trang trại – một lĩnh vực sản xuấttrong nông nghiệp cũng đang có những tác động tương tự
KHKT có ảnh hưởng trực tiếp và có tính quyết định đến quá trình sảnxuất của các trang trại trước hết là thời gian, năng suất và chất lượng nôngsản KHKT đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng trongcác trang trại nói riêng và trong nông nghiệp nói chung
Thị trường
Thị trường là yếu tố rất quan trọng, có tác động lớn đối với sự hình thành
và phát triển của các trang trại
Thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giá cả nông sản củathị trường trong nước và ngoài nước sẽ có tác dụng điều tiết đối với sự hình
Trang 16thành và phát triển của các trang trại mà trước hết là hướng sản xuất của cáctrang trại, sao cho đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Yếu tố thị trường còn ảnh hưởng đến việc hình thành và chuyển dịch cơcấu cây trồng vật nuôi cũng như cơ cấu các loại hình trang trại bởi vì bảnchất của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa, hướng ra thị trường
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
CSHT gồm giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước ảnh hưởngđến việc hình thành và phát triển nông nghiệp nói chung và KTTT nói riêng
Để có thể phát triển KTTT theo hướng sản xuất hàng hóa thì một trongnhững điều kiện quan trọng đầu tiên là CSHT Thực tiễn cho thấy, nhữngvùng có CSHT tốt là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triểnKTTT, những vùng CSHT kém hầu như phổ biến kinh tế tự cấp tự túc,không có sự trao đổi hàng hóa, thường thấy ở kinh tế hộ gia đình
CSVCKT là nền tảng cho việc phát triển KTTT sản xuất hàng hóa Nơinào có CSVCKT tốt như thủy lợi, giống, thú y, các xí nghiệp chế biến… thì
ở đó phát triển KTTT sẽ mang lại hiệu quả cao Ngược lại sẽ khó khăn trongviệc hình thành và phát triển KTTT mà chưa tính đến hiệu quả sản xuất củatrang trại
d Môi trường pháp lí
Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn có tác động rấtlớn tới sự phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển KTTT nói riêng,nhất là trong xu thế phát triển nông nghiệp dựa trên nền tảng của kinh tếtrang trại
Hệ thống các chính sách như chính sách đất đai, thuế, vốn, công nghệ,môi trường… tác động trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển củacác trang trại Đồng thời các chính sách quản lí, điều hành của Nhà nướccũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các trang trại hoặc là kìm hãmhoặc là thúc đẩy Chẳng hạn như Chính sách Khoán 10 năm 1988 đã chủtrương giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân, coi kinh tế hộ nôngdân là đơn vị kinh tế tự chủ Hoặc trong kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa X
(1998) đã xác định “khuyến khích hình thức trang trại gia đình”, Nghị quyết
Trung Ương 4 khóa VIII (1997) cấp quyền sử dụng đất đai cho các trang trại
vùng đồi núi và đã chủ trương “ Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở nhiều nơi có nhiều đất, khuyến khích
Trang 17việc khai hoang đất hoang hóa vào sử dụng” Đó là động lực cho sự phát
Tóm lại, KTTT chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, trong các nhómnhân tố trên thì nhóm nhân tố KT-XH đóng vai trò quyết định đến sự pháttriển KTTT, còn nhóm nhân tố tự nhiên là cơ sở tiền đề quan trọng để pháttriển KTTT
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh tế trang trại của một số nước trên thế giới
Trên thế giới kinh tế trang trại đã xuất hiện từ cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉXVIII, tuy nhiên bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời.Qua quá trình tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại được khẳng định làphù hợp và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở mỗiquốc gia Tuy nhiên tùy vào điều kiện cụ thể mà việc hình thành và pháttriển kinh tế trang trại có sự khác nhau ở mỗi nước, có thể biểu hiện ở nhữngmức độ khác nhau, song có thể nói đến một số điểm chính sau:
Trang trại gia đình đang là mô hình sản xuất phổ biến nhất trong nềnnông nghiệp thế giới
Châu Âu là cái nôi của cuộc cách mạng công nghiệp lần một đã xuấthiện hình thức tổ chức trạng trại nông nghiệp sản xuất hàng hóa thay thế chocác hình thức sản xuất tiểu nông và hình thức điền trang của các thế lựcphong kiến quý tộc
Ở Anh, đầu thế kỉ XVII, sự tập trung ruộng đất đã hình thành những xínghiệp công nghiệp tư bản tập trung trên quy mô rộng lớn với việc sử dụnglao động làm thuê Đến đầu thế kỉ XX, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm,nhiều trang trại đã bắt đầu giảm lao động làm thuê, khi đó 70-80% trang trạigia đình không thuê lao động
Trang 18Sau nước Anh, các nước như Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển…cũng phát triển mạnh trang trại gia đình
Ở vùng Bắc Mỹ, sự có mặt của kinh tế trang trại gắn liền với dòng người
di cư từ châu Âu sang với quy mô lớn
Ở các nước châu Á, đến cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, sự xâm nhậpcủa tư bản phương Tây cùng việc du nhập phương thức kinh doanh tư bảnchủ nghĩa đã làm nảy sinh hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới đã có
sự biến động lớn về quy mô, số lượng và cơ cấu trang trại Quá trình pháttriển của công nghiệp làm số lượng các trang trại giảm, nhưng quy mô vềdiện tích và quy mô về doanh thu lại tăng lên
Theo số liệu đến năm 2009, Mỹ có 2,2 triệu trang trại, sản xuất mỗi năm50% sản lượng đậu tương và ngô trên thế giới, tạo ra một khối lượng nôngsản hàng hoá vào loại lớn nhất thế giới về dự trữ lương thực, thực phẩm,trước hết là hạt cốc với trữ lượng lớn Riêng ngô hạt, dự trữ của Mỹ là 128triệu tấn chiếm 87% khối lượng ngô dự trữ của thế giới
Các trang trại gia đình ngày càng ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩthuật và công nghệ, nhất là các trang trại lớn và giàu có sức cạnh tranh mạnhtrên thị trường Những trang trại vừa và nhỏ không đủ điều kiện cạnh tranhthì phá sản và sa thải khỏi ngành nông nghiệp Mỹ
Ở Malaysia, các trang trại sản xuất 4 triệu tấn cọ dầu (75% sản lượngquốc gia) Ở Pháp có 0,98 triệu trang trại, sản xuất một lượng nông sản gấp2,2 lần nhu cầu trong nước; 1.500 trang trại của Hà Lan mỗi năm sản xuất 7
tỷ bông hoa, 600 triệu chậu hoa; ở Nhật Bản với 4 triệu lao động trong cáctrang trại (chiếm 3,7% dân số cả nước) bảo đảm lương thực, thực phẩm chohơn 125 triệu người
Như vậy, ở Pháp và Mỹ, số lượng các trang trại đều có xu hướng giảmcòn quy mô của trang trại có xu hướng tăng lên
Ở các nước châu Á kinh tế trang trại chịu sự chi phối của điều kiện tựnhiên, dân số nên có những điểm khác so với trang trại ở các nước châu Âu
về quy mô và số lượng trang trại Ở các nước có nền kinh tế phát triển nhưNhật Bản, Đài loan, Hàn Quốc, kinh tế trang trại phát triển theo hướng sốlượng giảm, quy mô tăng
Ở Nhật Bản, số lượng trang trại có xu hướng tăng nhưng không nhiều,năm 2000 có 3.987.000 trang trại, đến 2007 số trang trại là 4.571.000 trangtrại, tăng 584 trang trại Trong những năm gần đây số lượng trang trại thuầnnông giảm, đến nay chỉ chiếm còn 15% tổng số trang trại, số lượng trang
Trang 19trại giảm bình quân hàng năm là 1,2 % Diện tích bình quân năm 2000 là0,7ha, năm 2007 tăng lên 1,26 ha.
Nhật Bản hiện có khoảng 4 triệu lao động ở trang trại, bình quân mộttrang trại có 3 lao động, trong đó chỉ có 1,3 lao động làm nông nghiệp Thunhập từ các trang trại phi nông nghiệp chiếm khoảng 65% tổng thu nhập củatrang trại
Ở Trung Quốc, kinh tế trang trại phát triển mạnh từ sau cải cách kinh
tế 1978 Số lượng trang trại ngày càng tăng lên, từ năm 1978 là 21 triệutrang trại, đến năm 1994 tăng lên 24,9 triệu trang trại, năm 2001 là 33,1 triệutrang trại và 42,5 triệu trang trại năm 2005
Ở Hàn Quốc và Đài Loan trang trại cũng phát triển theo xu hướngchung: khi bước vào công nghiệp hóa thì trang trại phát triển nhanh, khicông nghiệp đã phát triển thì trang trại giảm về số lượng, tăng về quy mô.Nhờ việc quan tâm và chú trọng phát triển trang trại, Hàn Quốc đã tự túcđược vấn đề lương thực Bình quân một trang trại ở Hàn Quốc có khoảng3,5 lao động, thu nhập bình quân một trang trại từ 173-296 triệu đồng(2004) Các trang trại ở Đài Loan cũng đạt được những kết quả tương tự,không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu Đến năm
2005, có 1.627.000 trang trại lớn nhỏ, bình quân một trang trại năm 2005 có4,7 lao động
Bảng 1.1: Sự phát triển trang trại ở Đài loan
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển trang trại ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều khẳng định trang trại ở
nước ta xuất hiện từ thời nhà Trần với tên gọi chung là các “thái ấp”
Cách đây hàng ngàn năm, có những trang trại với quy mô về diện tíchhàng trăm ha được cấp cho các quan chức của các triều đại phong kiến như
Lí, Trần, Lê, Nguyễn…cho đến thời Pháp thuộc các điền trang này chủ yếu
là để sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở các vùng Trung du Bắc Bộ
và Đông Nam Bộ, sau đó cùng với phong trào hợp tác hóa thì các trang trại
đã hình thành từng bước được tập thể hóa Đến năm 1980, những thay đổitrong sản xuất nông nghiệp cũng như trong cách thức tổ chức quản lí các
Trang 20hình thức nông, lâm trường quốc doanh đã có tác động tích cực đến sự hoạtđộng của các trang trại song hiệu quả sản xuất vẫn còn thấp.
Trước sự yếu kém của sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước đã banhành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng có tác động mạnh mẽ đến sựphát triển nông nghiệp nước nhà Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung Ương(khóa IV, ngày 31/10/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người laođộng đã mở đầu cho quá trình đổi mới trong nông nghiệp Cho phép giađình chủ động sử dụng một phần lao động và thu nhập song vẫn chưa cóthay đổi gì về quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, vẫn giữ chế độ phân phốitheo ngày công Tiếp theo là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa IV, ngày05/04/1988) đã chủ trương giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân,coi kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ
Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành các chính sách, các chương trình dự ánnhằm hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân làm giàu và phát triển như: Chỉ thị số
202 về cho vay vốn sản xuất nông – lâm nghiệp đến hộ sản xuất, Nghị quyếtTrung Ương 5 khóa VII (tháng 06/1993) về các chính sách hạn điền, cấpquyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, Nghị quyết Trung Ương 4khóa VIII (tháng 12/1997) cấp quyền sử dụng đất đai cho các trang trại vùngđồi núi và đã chủ trương “ Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khácnhau ( Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng cây dàingày, chăn nuôi đại gia súc ở nhiều nơi có nhiều đất, khuyến khích việc khaihoang đất hoang hóa vào sử dụng”
Ngày 02/12/1998 kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa X đã xác định
“khuyến khích hình thức trang trại gia đình”, trang trại quy mô lớn để khaithác có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa
Đến nay, trang trại đã được hình thành và phát triển trên khắp các vùng
cả nước, đặc biệt phát triển mạnh ở miền Nam, vùng trung du và miền núi,vùng ven biển với các loại hình trang trại khác nhau như trang trại nôngnghiệp, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại kinhdoanh tổng hợp…
Trang 21Bảng 1.2 Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo vùng giai đoạn
113699
13844470752167561062287301407754442
100,0
3,05,20,24,97,89,917,851,1
100,0
12,24,10,55,99,37,712,447,9
Nguồn: [4]
Trong vòng 5 năm số lượng trang trại tăng 52.682 TT, chiếm 86,3% TâyNguyên, ĐNB và ĐBSCL là các vùng tập trung nhiều trang trại do có nhiềuthuận lợi về đất đai, mặt nước để mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi vànuôi trồng thủy sản, chỉ riêng 3 khu vực này đã chiếm đến 68% trang trại cảnước, trong đó ĐBSCL chiếm gần 50%
Một điều dễ nhận thấy là ở các tỉnh phía Bắc nơi có phong trào hợp táchóa mạnh trước đây và nay tập trung nhiều hợp tác xã nông nghiệp thìKTTT chậm phát triển hơn các tỉnh phía Nam
Bảng 1.3 Số lượng và cơ cấu loại hình trang trại năm 2006
Trang 22Trong cơ cấu loại hình trang trại năm 2006, TT nông nghiệp chiếm tỉtrọng lớn nhất trong cơ cấu loại hình trang trại chiếm 53,3%, tiếp đến là TTNTTS 29,6%, TT chăn nuôi 14,7%, TT lâm nghiệp 13,8% TT kinh doanhtổng hợp chỉ chiếm 8,2% Đến năm 2009 cơ cấu trang trại có sự thay đổi, có47,2% TT nông nghiệp, 26,1% TT nuôi trồng thủy sản, 13,3% TT chănnuôi, 0,7% TT lâm nghiệp và 9,7% TT sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Về quy mô sản xuất của trang trại, các trang trại nước ta phần lớn có quy
mô từ 5-10 ha, chiếm hơn 40%, từ 20 – 50 ha và > 50 ha vẫn còn ít, cụ thểnhư sau:
Bảng 1.4 Quy mô trang trại năm 2006
Về nguồn lao động của trang trại, năm 2007 có 488.277 lao động, đầu
2009 là trên 510.000 lao động Lao động của chủ trang trại chiếm khoảng40%, còn lại là lao động thuê ngoài, bình quân từ 2-5 lao động/ trang trại
Về thu nhập của trang trại, tổng thu nhập bình quân chung của một TT là
107, 053 triệu đồng/năm Tỉnh có thu nhập bình quân cao nhất là Đồng Naivới 241 triệu đồng/năm, tỉnh có thu nhập bình quân thấp nhất là Quảng Ninh24,7 triệu đồng/năm (2007)
Có thể nói KTTT ở nước ta còn là hình thức tổ chức mới mẽ và đang cònnhiều lúng túng Song các trang trại đã tạo được một khối lượng nông - lâm
- thủy sản hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trongnước và phục vụ xuất khẩu Phát triển KTTT đã góp phần tích cực trong quátrình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp nông thôn và góp phần đưa nông nghiệp nước ta đi nhanh vàocông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 23CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2000-2010 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Quảng Trị
2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trên tọa độ địa lý
từ 16018 đến 17010 Bắc, 106032 đến 107034 Đông Phía Bắc giáp huyện LệThủy tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới tỉnhThừa Thiên Huế, phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nướcCHDCND Lào, phía Đông giáp biển Đông
Bảng 2.1 Dân số, diện tích các huyện, thị năm 2010
TP, TX, Huyện Dân số (người) Diện tích (km2)
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
a Địa hình
Quảng Trị nằm phía Đông dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Tâysang Đông, Đông Nam Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên,
Trang 24đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối Có 4 dạng địahình chính sau:
Địa hình núi cao
Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện
tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000m, độ dốc 20-300 Địa hình phân cắtmạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh nên đi lại khó khăn,làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lướiđiện cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất Tuy nhiên, vùng lại cótiềm năng phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc
Địa hình gò đồi, núi thấp
Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạydài dọc theo tỉnh Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500m.Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng,
độ phân cắt từ sâu đến trung bình Địa hình này thích hợp để phát triển cáctrang trại trồng cây lâu năm như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm; trangtrại chăn nuôi
Địa hình đồng bằng
Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hìnhtương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30m Bao gồm đồng bằngTriệu Phong, đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phìnhiêu Đây là vùng dân cư đông đúc, sản xuất chủ yếu là lúa và các loạilương thực như lạc, khoai lang, sắn, ngô…, chăn nuôi gia súc, gia cầm Đó
là điều kiện tốt để hình thành các trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi
Địa hình ven biển
Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển Địa hình tương đốibằng phẳng thuận lợi cho việc phân bố dân cư, những bãi cát rộng còn làđiều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản Một số khu vực có địa hình phânhóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một sốkhu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đờisống dân cư thiếu ổn định
b Khí hậu
Quảng Trị nằm trong khu vực khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc vàmiền Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và mộtmùa đông lạnh của miền Bắc Với vị trí đặc biệt đó đã làm cho khí hậu củatỉnh trở nên khắc nghiệt hơn so với các tỉnh khác trong vùng Nhiệt độ trungbình năm từ 24- 250C ở vùng đồng bằng, 22 -230C ở độ cao trên 500m Độ
ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88%
24
6 0 0
7 0 0
3 0
m
m Lượng 0C
mưa Nhiệt độ
Trang 25Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả cácnăm Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.200-2.500mm, số ngày mưatrong năm dao động từ 154-190 ngày Trên 70% lượng mưa tập trung vàocác tháng 9, 10, 11, mưa thường kèm theo bão Tính biến động của chế độmưa ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong năm tỉnh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa TâyNam thổi từ tháng V đến tháng VIII và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng IXđến tháng II năm sau, đặc biệt gió Tây Nam khô nóng là hiện tượng rất điểnhình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta, trung bình mỗi năm có khoảng
45 ngày Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400
-420C Gió mùa Đông Bắc thường kèm theo mưa nên gây lụt lội
Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, tổng số giờ nắng trung bình năm daođộng từ 1700-1800 giờ, số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ) Cáctháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ Nắngnhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất sinh học câytrồng Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán ảnhhưởng tới sản xuất và đời sống dân cư
Những đặc trưng trên của khí hậu đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriển của ngành nông nghiệp, gián tiếp đến hoạt động sản xuất của các trangtrại
Quảng Trị có 474.699,11ha diện tích đất tự nhiên, chiếm 1,43% tổngdiện tích đất tự nhiên toàn quốc Diện tích đưa vào sử dụng đạt 83% tổngdiện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp đạt 19%, đất lâmnghiệp có rừng chiếm 55%, đất nuôi trồng thủy sản gần 1%, đất phi nôngnghiệp (đất ở, chuyên dùng, tôn giáo, nghĩa địa, mặt nước…) chiếm 8%(năm 2010) Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người đạt 133người/km2 (của toàn quốc là 260 người/km2)
0
1 0 0
2 0 0
3 0 0
4 0 0
5 0 0
6 0 0
7 0 0
1 0
2 0
3 0
0
1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa Nhiệt độ
Biểu đồ 2.1 Nhiệt độ
và lượng mưa tỉnh Quảng Trị
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Trang 26Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh đang diễn ra theo hướng tíchcực, hướng đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa Mặc dù diện tích đấtsản xuất nông nghiệp tăng lên nhưng tỉ trọng có xu hướng giảm nhường chỗcho đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản
Đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất nôngnghiệp toàn tỉnh, chiếm 70,4% (2010), tập trung chủ yếu ở các huyện miềnnúi và gò đồi như Đakrông, Hướng Hóa, Cam Lộ
Đối với đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây lâu năm đangtăng lên, giảm một phần diện tích đất trồng lúa để phát triển nuôi trồng thủysản, hoặc chuyển sang trồng hoặc chăn nuôi những cây con cho giá trị kinh
Trang 27Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng phần lớn là đất cồn cát, đấtchua mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, có tầng dày mỏng, nhiều diện tích bịkết von đá ong, phân bố rải rác và có những vùng còn bom mìn chưa được
rà phá Đây cũng là nhóm đất có ý nghĩa lớn đối với các trang trại, do đó đểcải tạo, khai thác và đưa vào sử dụng cần có vốn đầu tư lớn và kỹ thuật, thuỷlợi, rà phá bom mìn
d Thủy văn
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1km/km2 Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sôngchính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh) với trên
60 phụ lưu đổ vào sông
Tổng lượng dòng chảy năm trung bình của sông suối trong tỉnh là 8,14
km3, trong đó có 1,34 km3 đổ sang Lào (chiếm 16,4%) Mô đun dòng chảynăm trung bình toàn tỉnh là 55,6 l/s.km2, tương ứng với độ sâu dòng chảy
1750 mm
Các sông chủ yếu bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nên ngắn, lòng hẹp, dốc,nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết về mùa lũ, vì vậy mùa mưa ở thượngnguồn nước tập trung về đồng bằng nhanh và dễ gây ngập lụt Modul dòngchảy mùa lũ trung bình 100-140 l/s.km2
Quảng Trị cũng có một số hồ tự nhiên có diện tích tương đối lớn, có thểphục vụ, cung cấp nước tưới cho trồng trọt nhất là vào mùa khô hạn như hồBàu Thuỷ Ứ (Vĩnh Linh), Mai Xá (Gio Linh), Bàu Đá, Mai Lộc (CamLộ)
Mạng lưới sông suối này đã mang lại cho tỉnh nguồn nước khá phongphú, tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp cũng như đảm bảo cho sựtồn tại và phát triển của các trang trại, các vùng chuyên canh sản xuất tậptrung theo quy mô lớn
e Sinh vật
Năm 2009, toàn tỉnh có 220.797 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữlượng gỗ khoảng 11 triệu m3 Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vậtthuộc 528 chi, 130 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ Động vật rừng cókhoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3bộ) đang sinh sống
Đặc biệt, tỉnh có khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, đây là nơi giao lưucủa các luồng động thực vật Bắc Nam và khu vực Đông Dương, chính đặctrưng này đã mang lại cho tỉnh hệ động thực vật phong phú và đa dạng
Trang 28Nhiều loài động thực vật ở đây có tên trong sách đỏ Việt Nam như Sao la,Mang Trường Sơn, Chà vá chân nâu, Voọc, Lim xanh
Rừng trồng các loại có diện tích 85.820 ha, nhìn chung rừng trồng chấtlượng tốt, tăng trưởng ở mức độ trung bình Rừng trồng sản xuất chủ yếubao gồm các loại keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai… được trồng tập trung
và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả kinh tế khá cao, tỉnh đã chú trọng dunhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sản xuất, một số cây bảnđịa như sến, muồng đen, sao đen đã được đưa vào trồng rừng phòng hộ
Sự phong phú, đa dạng của sinh vật đã mang lại cho tỉnh cơ cấu câytrồng, vật nuôi đa dạng, rừng cùng với đất lâm nghiệp còn là điều kiện cầnthiết để phát triển các trang trại lâm nghiệp
2.1.3 Điều kiện kinh tế -xã hội
a Tình hình kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi đáng kể
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với xu thế chung của
cả nước, theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng vàdịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông - lâm – ngư nghiệp
Tuy tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫnđóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và đang phát triển theohướng sản xuất hàng hóa, hướng ra thị trường, điển hình là việc phát triểncác mô hình kinh tế trang trại
Ngành công nghiệp tăng nhanh tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế và ngàycàng đóng vai trò quan trọng, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng
từ 15,1% năm 2000 lên 35% năm 2009 Khu vực nông – lâm - ngư nghiệpgiảm từ 44,9% năm 2000 còn 29,4% năm 2010 Khu vực dịch vụ giảm từ40% năm 2000 xuống còn 35,7% năm 2010
Mặc dù kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực song so với mứcbình quân chung cả nước GDP/người vẫn thấp (GDP/người năm 2010 chỉbằng 60% mức bình quân cả nước), chuyển dịch cơ cấu chậm, kim ngạchxuất khẩu thấp (năm 2010 đạt 38,7 triệu USD), chủ yếu vẫn phát triển cáccông nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động và chất lượng hạn chế, khả năngcạnh tranh kém Đặc điểm này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu GDP giai đoạn 2000 – 2010 (%)
Trang 29đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, xuất khẩu hàng hóa… nói chung màcòn ảnh hưởng đến việc thu hút vốn, đầu tư, thị trường tiêu thụ, hoạt độngsản xuất, kinh doanh của các trang trại nông nghiệp nói riêng trên địa bàntỉnh
b Dân số và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động là một nhân tố quan trọng hàng đầu của sựphát triển KTTT
Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số trung bình của tỉnh là 601.672người Mật độ dân số toàn tỉnh là 132 người/km2, xếp vào loại trung bìnhtrên toàn quốc
Dân số thành thị có 170.073 người, chiếm 28,3%; dân nông thôn vẫn còncao chiếm 72,7% Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,12% , dân số cơ học tăngkhông đáng kể Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêmkhoảng 5.000-6.000 người
Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50,3%, nam chiếm49,7%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, chỉ tiêu nàycho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%,đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh
Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở cácthành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như TP Đông Hà: 1.157 người/km2,thị xã Quảng Trị: 308 người/km2, trong khi đó huyện Đakrông chỉ có 29người/km2, Hướng Hoá 64 người/km2 Sự phân bố dân cư không đồng đềulàm hạn chế khả năng khai thác tài nguyên đất đai vùng gò đồi và miền núi,ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, sự phân bố
và hoạt động của các trang trại
Điều tra đến 2010, toàn tỉnh có 346.287 người trong độ tuổi lao động,chiếm khoảng 57,5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bìnhquân mỗi năm khoảng 3.000 - 4.000 người Phần lớn lao động trên địa bàntỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ55%) Đây là nguồn lực rất lớn cung cấp đủ lao động cho các trang trại nôngnghiệp
Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng còn thấp Số lao động đạttrình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên chiếm 26% (trong đó cao đẳng,đại học trở lên chiếm 4,4%, trung học chuyên nghiệp 5,9%, công nhân kỹthuật có bằng 1,5%, công nhân kỹ thuật không bằng 8,3%, sơ cấp/chứng chỉnghề 2,9%) còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuậtchiếm 74%
Trang 30Như vậy, nguồn lao động dồi dào là điều kiện để phát triển các hình thức
tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần nhiều lao động trong đó có trang trại, tuynhiên chất lượng lao động chưa cao đã hạn chế khả năng tiếp thu, áp dụngKHKT vào sản xuất do vậy không tạo ra được hiệu quả kinh tế cao
c Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỉ thuật
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng, cóthể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất của mộtvùng hay địa phương cụ thể
Về CSHT, trong những năm qua CSHT đã được tỉnh đầu tư phát triển,đây là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế xã hội cũng như ngành nôngnghiệp và các trang trại trên địa bàn tỉnh nói riêng
Quảng Trị đạt tỉ lệ 100% xã phường có điện, cùng với hệ thống điện lướiquốc gia, hệ thống đường giao thông được xây dựng và nâng cấp tạo điềukiện cho việc phát triển KT-XH nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêngtrong đó có kinh tế trang trại
Hệ thống giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đáng kể,góp phần đáp ứng cơ bản cho sự phát triển KT-XH Các tuyến đường giaothông về trung tâm xã và các cụm dân cư miền núi, các tuyến đường venbiển, các tuyến đường đến khu dịch vụ hậu cần nghề cá được hình thành vàphát triển góp phần tích cực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn Đặc biệt là tuyến Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh, đườngQuốc lộ 1A được xây dựng, nâng cấp cùng với tuyến đường sắt Bắc - Namnối kết với nhau liên hoàn, nâng cao năng lực vận tải trên đường bộ, đườngsông và đường biển, đảm bảo cho việc giao lưu thông suốt giữa hai miềnBắc - Nam của đất nước cũng như kết nối với nước bạn Lào
Về CSVCKT, tỉnh đẩy mạnh công tác thủy lợi hóa, cơ giới hóa trongnông nghiệp Đến nay toàn tỉnh có hơn 130 công trình đầu mối với hệ thốngkênh mương các loại hơn 1000 km, trong đó có 553 km đã được kiên cốhóa Nhiều đập nước, kênh mương, hồ…được xây dựng và mở rộng nhằmđảm bảo việc tưới tiêu cho cây trồng vật nuôi trong các vụ sản xuất
Tỉnh cũng đã lai tạo được nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới và đưavào sản xuất, chăn nuôi cho năng suất cao như các giống lúa HT6, HT9,PC6 đều sản xuất được hai vụ/năm, sắn cao sản… điều này có tác dụng hỗtrợ rất lớn cho sản xuất nông nghiệp Nhiều mô hình mới được áp dụngtrong sản xuất và chăn nuôi trang trại
Nhìn chung, CSHT và CSVCKT của tỉnh được chú trọng đầu tư, nângcấp không chỉ về chiều rộng mà cả chiều sâu điều này có tác động rất lớn
Trang 31đối với sự phát triển nông nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất của các trangtrại.
d Đường lối, chính sách
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang có những chính sách hết sức tíchcực để tạo điều kiện cho việc phát triển các trang trại nông nghiệp Đây làđiều kiện thuận lợi đối với các trang trại hoạt động trên địa bàn tỉnh
Trước hết cần phải kể đến Luật đất đai và các chính sách đất đai của Nhànước về giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định,lâu dài vào mục đích nông - lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuân lợi để nôngdân thực hiện đầy đủ các quyền về đất đai và khuyến khích “dồn điền, đổithửa” trên cơ sở tự nguyện Đến nay tỉnh đã tiến hành giao đất nông nghiệpcho hơn 70 nghìn hộ gia đình, đạt 97% số hộ cần thiết cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất
Tỉnh còn thực hiện chuyển giao KHKT thông qua kênh Khuyến Khuyến lâm và một số chương trình dự án, tập trung chủ yếu vào chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.Các hoạt động này được các chủ trang trại kịp thời nắm bắt, đầu tư vào sảnxuất hiệu quả và tạo ra được khối lượng nông sản hàng hoá cao, đáp ứngđược nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
nông-Chính sách vay vốn đang hoạt động với nhiều hình thức đa dạng ở nôngthôn như Chương trình vay vốn tạo việc làm (Chương trình 120), Ngân hàngChính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, các Ngân hàng Thương mại, các dự án đầu tư bằng hìnhthức vay vốn của các tổ chức quốc tế (Dự án đa dạng hoá nông nghiệp,trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn, các chương trình thực hiệnnguồn vốn ADB, ODA ) với lãi suất thoả thuận đã tạo ra cơ hội cho các hộnông dân, các chủ trang trại tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để pháttriển sản xuất kinh doanh
Những chủ trương, chính sách này đã có tác động tích cực trong việc mởrộng quy mô trang trại, thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa phát triển
e Vốn đầu tư
Một trang trại muốn phát triển với qui mô lớn thì trước tiên điều kiệntiên quyết là vấn đề vốn đầu tư của trang trại Nguồn vốn đầu tư để hìnhthành kinh tế trang trại ở Quảng Trị, ngoài nguồn đầu tư giúp đỡ của nhànước và các chương trình, dự án các trang trại phát triển còn dựa vào việckhai thác nội lực về vốn của bản thân các chủ trang trại
Trang 32Mụ hỡnh kinh tế trang trang trại đó thu hỳt được khỏ lớn tiền vốn trongnhõn dõn Giai đoạn 2001- 2007, nguồn vốn đầu tư cho phỏt triển kinh tếtrang trại khụng ngừng tăng lờn, năm 2001 tổng vốn đầu tư vào sản xuấtkinh tế trang trại của tỉnh là 31207 triệu đồng và tăng lờn đạt 153.790 triệuđồng năm 2007, như vậy tăng gần 5 lần so với năm 2001 (tăng 122.583 triệuđồng) Nguồn vốn này cú tỏc dụng rất lớn đối với cỏc trang trại của tỉnhtrong việc mở rộng quy mụ sản xuất, đầu tư trang bị KHKT, chuyển đổi cơcấu cõy trồng, vật nuụi, nuụi trồng thủy sản theo hướng thõm canh, tăng vụ
để tăng thờm khối lượng sản phẩm hàng húa cho nhu cầu của thị trườngđồng thời thu hỳt nhiều lao động
2.1.4 Đỏnh giỏ chung
a Thuận lợi
Quảng Trị cú vị trớ địa lý thuận lợi, là nơi giao thoa cỏc đặc thự lónh thổmiền Bắc và miền Nam, nằm trong vựng phỏt triển kinh tế trọng điểm miềnTrung Vị trớ này cựng với tuyến đường xuyờn ỏ là quốc lộ 9 nối từ cảngCửa Việt – Quốc lộ 1 đến Lao Bảo, La Lay qua Lào và Thỏi Lan, Mianma
đó tạo cho tỉnh nhiều thuận lợi và cơ hội để mở rộng giao lu kinh tế, đúnnhận đầu tư trong khu vực, cả nớc và quốc tế cũng như ứng dụng KHKT và
cú thị trường tiờu thụ rộng lớn Điều này cú tỏc động tớch cực đến sự phỏttriển KT-XH núi chung cũng như nụng nghiệp và sự phỏt triển của cỏc trangtrại trờn địa bàn tỉnh núi riờng
Sự phõn húa của địa hỡnh từ Tõy sang Đụng với 4 dạng địa hỡnh chớnhnối tiếp nhau là nỳi cao, gũ đồi, đồng bằng, ven biển tạo điều kiện thuận lợicho sự phỏt triển liờn hoàn cỏc thế mạnh nụng, lõm, ngư nghiệp dưới hỡnhthức cỏc trang trại một cỏch cú hiệu quả Khu vực nỳi cao phớa Tõy cú lợithế để phỏt triển cỏc trang trại lõm nghiệp, trang trại chăn nuụi và trang trạitrồng cõy lõu năm Khu vực gũ đồi, nỳi thấp cú thể phỏt triển cỏc trang trạitrồng cõy lõu năm như cao su, hồ tiờu, cõy ăn quả… cú hiệu quả kinh tế caocựng với cỏc trang trại chăn nuụi Vựng đồng bằng phỏt triển cỏc trang trạitrồng cõy hàng năm với tập đoàn cõy con đa dạng gồm cõy lương thực, hoamàu, cõy cụng nghiệp ngắn ngày, cõy ăn quả…và cỏc trang trại chăn nuụi(gia sỳc nhỏ, gia cầm) Khu vực ven biển cú nhiều nguồn lợi cho đỏnh bắt
và tiềm năng cho nuụi trồng thủy sản, đõy là điều kiện thuận lợi để phỏttriển cỏc trang trại nuụi trồng thủy sản
Mặc dự cú diện tớch khụng rộng lớn nhưng Quảng Trị cú quỹ đất tươngđối lớn và khớ hậu chuyển tiếp vừa mang đặc trưng của khớ hậu nhiệt đới ẩmđiển hỡnh của miền Nam và một mựa đụng lạnh miền Bắc cho phộp phỏt
Trang 33triển một tập đoàn sinh vật phong phú, đa dạng Đặc biệt Quảng Trị có quỹđất bazan phân bố rãi rác dọc theo Quốc lộ 9 và Quốc lộ 1 nên rất thuận lợi
để phát triển ổn định các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm như cao
su, hồ tiêu, cà phê
Điều kiện địa hình cùng với khí hậu, đất, nước đã tạo cho Quảng Trị lợithế nhất định trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp mà hơnnữa là việc phát triển các mô hình trang trại nông lâm ngư kết hợp
Dân cư tuy không đông nhưng số dân gia tăng hàng năm khá cao cùngvới cơ cấu dân số trẻ đã mang lại cho tỉnh nguồn lao động dồi dào Ngườidân Quảng Trị sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bom đạn, chiến tranh nênmang trong mình đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có chí vươn lêncùng với tập quán canh tác sản xuất lâu đời, đây là nguồn lực đồng thời làlợi thế của tỉnh trong việc phát triển KT-XH nói chung cũng như đối với cáctrang trại nói riêng trong việc đảm bảo cung cấp đủ lao động cho sản xuất Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đất đai, vốn, khoahọc công nghệ, nông nghiệp nông thôn… ở tỉnh đã được thực thi và pháthuy có hiệu quả góp phần tích cực trong việc mở rộng quy mô, nâng caohiệu quả sản xuất của các trang trại, thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa pháttriển
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật được tỉnh chú trọng đầu tư vàxây dựng cũng góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế trang trại
và đời sống
Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh
mẽ là hạn chế lớn, gây khó khăn trong việc khai thác trang trại trên quy môlớn, khai hoang, cải tạo đất và xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạnglưới điện cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất
Diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp dần do sự phát triểnmạnh mẽ các khu công nghiệp, khu đô thị và các công trình giao thông, diệntích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của địahình làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh mẽ và bị thoái hóa nhanh, đây là
Trang 34những khó khăn lớn đối với việc phát triển nông nghiệp cũng như kinh tếtrang trại.
Diện tích rừng trong những năm qua đã được tăng lên đáng kể, tuy nhiênchất lượng các loại rừng bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến môitrường như suy thoái và ô nhiễm nguồn nước, đất đai…ở nhiều nơi trongtỉnh Việc tiếp tục phủ xanh đất trống đồi núi trọc kết hợp đẩy mạnh tăngcường công tác chăm sóc bảo vệ để nâng cao chất lượng rừng là một việclàm hết sức cấp thiết trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh trong giaiđoạn tới
Mặc dù có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp,người nông dân chưa bắt kịp và đáp ứng được với nhu cầu của nền kinh tếthị trường, tư tưởng sản xuất còn lạc hậu, trình độ chuyên môn của các chủtrang trại còn thấp đây cũng là một khó khăn lớn đối với các trang trại
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tuy được Nhà nước quan tâmnhưng vẫn còn thiếu những công trình lớn để đảm bảo việc tưới tiêu cho cáctrang trại vào mùa khô từ đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Thị trường tiêu thụ hạn chế cũng đang là một vấn đề khó khăn cho cáctrang trại, ảnh hưởng đến thu nhập của các chủ trang trại cũng như việc hìnhthành các hình thức tổ chức sản xuất khác như vùng chuyên canh, doanhnghiệp nông nghiệp…
2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh giai đoạn 2000-2010
2.2.1 Tình hình kinh tế trang trại
a Số lượng và cơ cấu trang trại
Sau gần 10 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuấthàng hóa, KTTT của tỉnh ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trongsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Theo điều tra đến năm 2010, toàn tỉnh có 902 trang trại lớn nhỏ với tổngdiện tích 5.656,3 ha, bình quân mỗi trang trại là 6,27 ha, giải quyết việc làmcho 2.385 lao động trên toàn tỉnh
Giai đoạn 2001-2010, số lượng trang trại của tỉnh tăng từ 525 trang trại
Biểu đồ 2.4 Số lượng trang trại giai đoạn 2010