Hơn nữa, khi mà thực tế Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mạithế giới WTO, nó đã thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển kết họp cùng nhiềuchính sách ưu đãi của nhà nước, đây là điều
Trang 1Giáo Viên Hướng Dần: Sinh Viên Thực hiện:
MSSV:4043696Lớp: KT0423A1
Cần Thơ, 2008
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của quý thầy, cô trường Đại họcCần Thơ nói chung và quý thầy, cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng
đã truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng trong suốt 4 năm học giúp em
có thêm kiến thức làm hành trang bước vào công việc Đặc biệt, em xin cảm ơnthầy Lưu Tiến Thuận, Giảng viên chính Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh đãtận tình hướng dẫn và giúp dở em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
Em xin cảm ơn quý lãnh đạo Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnhBến Tre đã tiếp nhận em về cơ quan thực tập Đặc biệt, em xin cảm ơn các chú,các anh phòng Chính sách đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thờigian thực tập
Chính nhờ sự giúp dở tận tình trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em kếthọp giữa lý thiết đã học trong trường với thực tiễn để em hoàn thành đề tài tốtnghiệp của mình
Cần thơ, ngày 13 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực tập
Đoàn Minh Tiến
Trang 3Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệuthu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày 13 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thưc hiền
• •
Đoàn Minh Tiến
Trang 4CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 M ỤC TIÊU NGHIÊN cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 C ÁC GIẢ THUYẾT KIÊM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN cứu 2
1.3.1 Các giả thuyết kiểm định 2
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN cứu 3
1.4.1 Ph ạm vi không gian 3
1.4.2 Ph ạm vi thời gian 3
1.4.3 Ph ạm vi nội dung 3
1.4.4 ĐỐĨ tượng nghiên cứu 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Ti êu chí thành lập trang trại 4
2.1.3 Đ ặc trưng và vai trò của trang trại đối với sự phát triển kinh tế 7
2.1.3.1 Đặc trưng của kinh tế trang trại 7 2.1.3.2 Vai trò của trang trại đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp
Trang 52.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 16
CHƯƠNG 3:KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN cứu VÀ THựC TRẠNG KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE 20
3.1 K HÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN cúu 20
3.2 ĐẶC ĐIỂM Tự NHIÊN 21
3.2.1 Vị trí địa lý 21
3.2.2 Địa hình 21
3.2.3 Đất đai 21
3.2.4 Nước 21
3.2.5 Khí hậu 21
3.2.6 Dân số và lao động 22
3.2.7 Đặc điểm phát triển xã hội 22
3.2.8 Cơ cấu nông nghiệp 22
3.3 THỰC TRẠNG KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE 23
3.3.1 Th ực trạng kinh tế trang trại chăn nuôi heo của tỉnh Bến Tre 23
3.3.2 Th ực trạng kinh tế trang trại chăn nuôi heo của huyện Mỏ Cày 24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA TRANG TRẠI 26
4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN MỎ CÀY 26 4.2 HI
Trang 6ẢI PHÁP VỀ THỨC ĂN 41
5.3 GI ẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 42
5.4 GIẢI PHÁP VỐN 42
5.5 GI ẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC KĨ THUẬT 42
5.6 GIẢI PHÁP VỀ MÔI TRƯỜNG 43
CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
6.1 KẾT LUẬN 44
Trang 7TRANG Bảng 1: THÔNG TIN TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI THEO TÙNG HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH BỂN TRE NĂM 2007 15
Bảng 2: THÔNG TIN MẪU THEO TÙNG XÃ 16
Bảng 3: TÌNH HÌNH TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO CỦA TỈNH BẾN TRE QUA CÁC NĂM 23
Bảng 4: THÔNG TIN VỀ GIỚI TÍNH CỦA CHỦ TRANG TRẠI 26
Bảng 5: THÔNG TIN VỀ TUỔI CỦA CHỦ TRANG TRẠI 26
Bảng 6: TRÌNH ĐỘ CỦA CHỦ TRANG TRẠI 27
Bảng 7: NĂM KINH NGHIỆM CỦA CHỦ TRANG TRẠI 28
Bảng 8: THÔNG TIN VỀ SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CHỦ TRANG TRẠI 29
Bảng 9:THÔNG TIN VỀ GIÔNG HEO NUÔI 29
Bảng 10: THÔNG TIN VỀ NGUỒN CUNG CẤP GIỐNG 30
Bảng 11: THÔNG TIN VỀ THỨC ĂN 30
Bảng 12: THÔNG TIN VỀ SỐ LƯONG HEO THỊT CỦA TRANG TRẠI 31
Bảng 13: THÔNG TIN DIỆN TÍCH CỦA TRANG TRẠI 32
Bảng 14: VỐN ĐẦU Tư CỦA CHỦ TRANG TRẠI 32
Bảng 15: NHU CẦU VỐN CỦA CHỦ TRANG TRẠI 33
Bảng 16: THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 33
Bảng 17: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG KHOA HỌC KĨ THUẬT 33
Bảng 18: co CẤU CHI PHÍ TRÊN 100KG HEO THỊT 35
Bảng 19: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRÊN 100KG HEO THỊT 36
Trang 8TRANGHình 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH HUYỆN MỎ CÀY 20Biểu đồ 1: BIÊU ĐỒ THÊ HIỆN TRÌNH ĐỘ CỦA CHỦ TRANG TRẠI 27Biểu đồ 2: KINH NGHIỆM CỦA CHỦ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO 28Biểu đồ 3: NGUỒN CUNG CẤP GIỐNG 30Biểu đồ 4: Cơ CẤU HEO THỊT PHÂN THEO NHÓM CỦA TRANG TRẠI 31Biểu đồ 5: Cơ CẤU CHI PHÍ TRÊN 100KG HEO THỊT 35
Trang 9mô nhỏ Hơn nữa, khi mà thực tế Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mạithế giới (WTO), nó đã thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển kết họp cùng nhiềuchính sách ưu đãi của nhà nước, đây là điều kiện cần và đủ cho kinh tế trang trạingày một mở rộng về quy mô, số lượng, và phát triển về trình độ.
Bến Tre là tỉnh được hình thành từ 3 cù lao lớn: Minh, Bảo và An Hoá, lànơi có nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, cũng là một trong số tỉnh có tìnhhình phát triển kinh tế trang trại mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cụ thể tổng
số trang trại toàn tỉnh năm 2005 là 3.308 trang trại (kể cả trang trại đạt tiêu chínhưng chưa cấp giấy chứng nhận) đến cuối năm 2007 là đạt 6.145 trang trại tăng
53,83% so với năm 2005 - (Cục thống kê tỉnh Bển Tre về kinh tế trang trại )
Trong các loại hình trang trại, bên cạnh việc phát triển trang trại trồng trọt thìtrang trại chăn nuôi có vị trí rất quan trọng chiếm 32.7% trong tổng số trang trạinông nghiệp của tỉnh
Mỏ Cày là huyện có tình hình phát triển trang trại chăn nuôi tương đốikhá, nổi bậc nhất là trang trại chăn nuôi heo Năm 2007, toàn huyện có 205 trangtrại chăn nuôi heo đạt tiêu chí (trong đó có 27 trang trại đã được cấp giấy chứngnhận), chiếm 54,37% tổng số trang trại chăn nuôi heo của tỉnh Như vậy, để đivào tìm hiểu, đánh giá được hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập củachủ trang trại chăn nuôi heo, nhằm có những giải pháp phát triển mô hình kinh tếtrang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày, nên em đã chọn đề tài:
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế trang trại
Trang 10chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre” làm luận văn tốt nghiệp của
mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1.2.1 Mục tiều chung
Đồ tài nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại chăn nuôi heo tại huyện
Mỏ Cày, phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập củachủ trang trại nhằm đưa ra những giải pháp phát triển mô hình kinh tế trang trạichăn nuôi heo tại địa bàn nghiên cứu
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT KIÊM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN cứu
1.3.1 Các giả thuyết kiểm định
Các trang trại chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày hoạt động có hiệu quả.Các nhân tố: giá bán, chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phíchuồng trại ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của chủ trang trại
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
Những nguồn lực nào tác động đến kinh tế trang trại chăn nuôi heo tạihuyện Mỏ Cày?
Hiệu quả sản xuất trang trại chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày ra sao?
Nhân tố nào tác động đến thu nhập của chủ trang trại chăn nuôi heo tạihuyện Mỏ Cày?
Trang 111.4 PHẠM VI NGHIÊN cứu
1.4.1 Phạm vỉ không gian
Luận văn được thực hiện trcn cơ sở điều tra số liệu tại ba xã An Thạnh,Hoà Lộc, Tân Thành Bình thuộc huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre Sau đó số liệuđược xử lý, phân tích, đánh giá và hoàn thành tại Khoa Kinh Tế - Quản Trị KinhDoanh Trường Đại Học cần Thơ
1.4.2 Phạm vỉ thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập qua các năm: 2005,2006,2007
Số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp các chủ trang trại chăn nuôi heo từngày 25/03/2008 đến ngày 10/4/2008
Luận văn được thực hiện từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/04/2008
1.4.3 Phạm vỉ nội dung
Luận văn phản ảnh những nội dung sau:
- Tìm hiểu thực trạng kinh tế trang trại chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày
- Phân tích hiệu quả của mô hình trang trại chăn nuôi heo
- Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của chủ trang trại
- Đưa ra giải pháp phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi heo tạihuyện Mỏ Cày
1.4.4 ĐỐỈ tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi heo trênđịa bàn huyện Mỏ Cày tỉnh Ben Tre
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đỗ Minh Đức (2000), phát triển kinh tế trang trại gắn với họp tác xã dịch
vụ sản xuất kinh doanh cây giống hoa kiểng ở Bến Tre, đề tài chứng minh vai tròcủa kinh tế trang trại đối với các lĩnh vực, dịch vụ khác trong hoạt động nôngnghiệp, kết luận những thuận lợi và khó khăn thực tế trên địa bàn Đồng thời, đưa
ra biện pháp và kiến nghị cụ thể đối với kinh tế trang trại trong phạm vi nghiêncứu
Mai Ái Liên (2006), đánh giá hiện trạng và giải pháp kinh tế trang trạitrên địa bàn thị xã, tác giả đưa ra được thực trạng kinh tế trang trại của tỉnh BếnTre, phân tích hiệu quả của hai loại hình kinh tế trang trại: trồng trọt và chăn nuôi
Trang 12trên đại bàn thị xã thông qua yếu tố chi phí và thu nhập Qua quá trình phân tíchtác giả kết luận được thuận lợi và khó khăn của từng loại hình nhưng hạn chế làchưa kiểm định sự khác nhau về chi phí hay thu nhập của từng loại hình, chưa đisâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế trangtrại.
Đồ tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tếtrang trại chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre ” có sự khác biệt so vớicác nghiên cứu trước đây là đề tài này đi vào phân tích các nhân tố (nguồn lực)ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi heo trên địa bàn nghiên cứu Phân tích hiệuquả để có những giải pháp phát triển cụ thể mang lại hiệu quả chăn nuôi cao chochủ trang trại
Trang 13CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Theo tổng cục thống kê năm 2000, một trang trại phải hội đủ 4 đặc điểm+ Có qui mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộtại địa phương Đối với trang trại chăn nuôi lợn 100 con trở lên (không kể lợnsữa dưới 2 tháng)
+ Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên từ 2 lao động/năm Nếulao động thời vụ phải quy đổi ra lao động thường xuyên
+ Chủ trang trại phải người có kiến thức, kinh nghiệm và trực tiếp điềuhành sản xuất tại trang trại
+ Lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so vớimức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương
* Kỉnh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế hàng hoá trong nông,lâm, ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ gia đình có tích tụ nhấtđịnh về quy mô đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học kĩ thuật và công nghệ nhằmtạo ra được một khối lượng sản phẩm hàng hoá càng lớn và thu lại lợi nhuận cao
* Các khái niệm liên quan đến kinh tế.
Chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá
trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thànhhoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản
Trang 14xuất của trang trại nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợinhuận.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
Doanh thu: là giá trị được đo bằng tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn
giá sản phẩm đỏ.
Doanh thu = số lượng * Đơn giá Thụ nhập: là khoảng chênh lệch giữa doanh thụ và chi phí bỏ ra.
Thu nhập = Doanh thu - Tổng chi phí
Trong đó, có hai loại thu nhập: thu nhập chưa tính lao động nhà và thunhập có tính lao động nhà
Sản xuất; Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn
lực cần thiết khác để tạo ra sản phẩm hàng hoá một cách có hiệu quả nhất
Hiệu quả sản xuất; Tiêu chí về hiệu quả thực ra là giá trị Có nghĩa là,
khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị và ngược lại thì sẽkhông có hiệu quả Hay nói cách khác hiệu quả sản xuất là sự biểu hiện của mốiquan hệ giữa kết quả lượng sản phẩm tiêu thụ được với lượng vốn bỏ ra
2.1.2 Tiêu chí thành lập trang trại.
* Theo thông tư liên tịch 69 (2000) của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển
Nông Thôn:
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xácđinh là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí đinh lượng sau đây:
Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm:
+ Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trởlên
+ Đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên từ 50 triệu đồng trở lên
Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộtương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế
+ Đối với trang trại chăn nuôi lợn
Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên
Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa)
Trang 15* Đến thông tư 74 (2003) của Bộ Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thônthì trang trại chỉ cần đạt được 01 trong 02 tiêu chí: là giá trị sản xuất hàng hoádịch vụ hoặc là quy mô sản xuất trang trại.
2.1.3 Đặc trưng và vai trò của trang trại đối vói sự phát triển kỉnh tế 2.1.3.1 Đặc trưng của kỉnh tế trang trại.
Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá với qui mô lớn.Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sảnxuất cao hon hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở qui mô sảnxuất như: đất đai, đầu con gia súc
Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất,biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mớivào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệuquả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ
2.1.3.2 Vai trò của trang trại đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoáđược vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, ngoài ra nócòn có vai trò lịch sử là thực hiện phân công lao động xã hội mới, tạo sự họp tácsâu rộng hơn, cùng với các thành phần lĩnh vực, kinh tế khác trong phát triển sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông sản, mở mang ngành nghề dịch vụ ởnông thôn theo cơ chế họp lý, từ đó đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp nông thôn
Trang trại mang lại các lợi ích như sau:
Tập họp được khối lượng hàng hoá lớn ở nông thôn đáp ứng nhu cầucàng cao của xã hội
Tận dụng được nguồn tài nguyên sẳn như: đất, vốn, lao động, trình độ kĩ
thuật
Tăng thu nhập cho người dân
Thay thế dần kinh tế nông hộ nhỏ lẻ
Trang 162.1.4 Một số chính sách của nhà nước và địa phương đối với kinh tế trang trại.
2.1.4.1 Chính sách chung của nhà nước.
Nhà nước ban hành một số chính sách về trang trại (Nguồn 3 tài liệu tham
khảo) như sau:
* Chính sách đất đai
Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trạiđất hoặc cho thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thẩm quyềngiao đất, cho thuê đất được áp dụng theo quy định tại nghị định số 83/1999/NĐ -
CP, ngày 28 tháng 8 năm 1999 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quyđịnh về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vàNghị định số 163/1999/NĐ - CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999 của chính phủ vềgiao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổnđịnh, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản sống tại địa phưomg có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuấtthì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được uỷ bannhân dân xã xét cho thuê đất để làm kinh tế trang trại
Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơnghiệp lâu dài từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được
uỷ ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại
Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệplâu dài, có vốn đầu tư để phát triển trang trại, được uỷ ban nhân dân xã sở tại chothuê đất
Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương
và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại
Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuêhoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đểphát triển trang trại theo quy định của pháp luật Người nhận quyền chuyểnnhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo
Trang 17quy địng của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất.
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao và nhận chuyển nhượng, quyền sửdụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 đểphát triển trang trại, thì được tiếp tục sử dụng chuyển sang thuê phần diện tíchđất vượt hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê,hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấychứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết này, nếu không có tranh chấp, sửdụng đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng có tráchnhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất
* Chính sách thuế
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triểnkinh tế trang trại, nhất ở vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá quen biển,thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị định số51/1999/NĐ - CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc Quy định chitiết thi hành luật khuyến khích thu hút đầu tư trong nước (sửa đổi) số03/1998/QH10
Theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cánhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp thuếthu nhập doanh nghiệp Giao Bộ Tài Chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ - CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Chínhphủ về Quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướngquy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinhdoanh ổn định, có giá trị hàng hoá và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằmkhuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân đồng tình và có khảnăng thực hiện
Trang 18Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật
về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất,trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tưcải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
* Chính sách đầu tư tín dụng
Căn cứ vò quy định phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên các địabàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhà nước cóchính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện,nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích hộ gia đình, cá nhânphát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Trang trại sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc đối tượng quyđịnh tại điều 8 mục I Chương II của Nghị định số 43/1999/NĐ - CP ngày 29tháng 6 năm 1999 của Chính phủ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triểncủa Nhà nước và việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiệntheo quy định của Nghị định này
Trang trại phát triển sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng thươngmại của Ngân hàng thương mại quốc doanh Việc vay vốn được thực hiện theoquy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ - TTg, ngày 30 tháng 03 năm 1999 củaThủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nôngnghiệp nông thôn”, chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảođảm tiền vay theo quy định tại Nghị đinh số 178/1999/NĐ - CP, ngày 29 tháng
12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
* Chính sách lao động
Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện hỗ trợ các chủ trang trại mở rộngquy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưutiên sử dụng lao động của hộ gia đình nông dân không đất, thiếu đất sản xuấtnông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm Chủ trang trại được thuê lao động khônghạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao độngtheo quy định của pháp luật về lao động Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo
hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người
Trang 19lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo họp đồnglao động.
Đối với địa bàn có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được
ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đểtạo việc làm cho lao động tại chỗ, thu hút lao động ở những vùng đông dân cư đểphát triển sản xuất
* Chính sách khoa học, công nghệ và môi trường.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các địa phương có quyhoạch, kế hoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho pháttriển sản xuất Chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước để xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ cho sản xuất vàsinh hoạt trong trang trại Các chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sửdụng nước mặt, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy hoạch không phảinộp thuế tài nguyên nước
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các tỉnh thành phố trựcthuộc Trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nôngnghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ sản)hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để đảm bảo đủ giốngtốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và cho hộ nông dân trongvùng
Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vầo quỹ hỗ trợ phát triển khoa học,liên kết với các cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật ápdụng vào trang trại và làm dịch vụ kĩ thuật cho nông dân trong vùng
* Chính sách thị trường
Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, uỷ ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thôngtin thị trường, khuyến cáo khoa học kĩ thuật, giúp trang trại định hướng phát triểnkinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước
Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ
sở công nghiệp chế biến ở vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc kí kếthọp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản Khuyến khích các thành phần
Trang 20kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sảnhàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.
Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dichmua bán nông sản và vật tư nông nghiệp Tạo điều kiện cho các chủ trang trạiđược tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãmtrong và ngoài nước
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sảnthuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa doanh nghiệp Nhà nước với họp tác
xã, chủ trang trại, hộ nông dân
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếpsản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nôngdân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp
2.1.4.2 Chính sách của tỉnh Bến Tre.
Theo quyết định 943/UBND tỉnh Bến tre, Sở Nông Nghiệp ban hànhhướng dẫn số 536/HD/SNNPTNT về hướng dẫn các định mức chuyên ngànhnông ngiệp của kinh tế trang trại Các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnhđược hưởng một số chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể như sau:
- Chính sách hỗ trợ giống:
+ Trang trại nuôi heo sinh sản bằng giống F1 hoặc lai nhiều máu (lai kinhtế) có quy mô từ 30 con nái trở lên được hỗ trợ 50% giá trị 01 heo đực giốngtrưởng thành đạt tiêu chuẩn chất lượng, hoặc được hỗ trợ gieo tinh nhân tạokhông thu tiền tinh trong 02 năm hoặc được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay Ngânhàng trong 02 năm đối với phần chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại đúng quytrình kĩ thuật của ngành nông nghiệp
+ Trang trại nuôi theo thịt, được miễm 100% chi phí chi phí tiêm phòngđịnh kì các loại Vaccine phòng dịch trong 01 năm đầu
- Chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường: trang trại có sản phẩmhàng hoá chất lượng cao, có uy tín được hỗ trợ kinh phí đăng kí thương hiệu, chiphí lập website, hỗ trợ tạo điều kiện để tham dự các hội chợ triển lãm trong nước
- Chính sách khuyết khích chăn nuôi: chủ trang trại được ưu tiên hưởngcác chính sách khuyến khích chăn nuôi chung của nhà nước và của tỉnh, được
Trang 21cán bộ kĩ thuật trực tiếp đến trang trại hướng dẫn, tư vấn về kĩ thuật chăn nuôi;được tham gia hội thảo trao đổi kinh nghiệm và đi tham quan các mô hình kinh tếtrang trại làm ăn có hiệu quả; được hỗ trợ xúc tiến thưong mại tìm đầu ra cho sảnphẩm.
2.1.4.3 Chính sách của huyện Mỏ cày.
Huyện Mỏ Cày thực hiện theo chủ trương chính sách của nhà nước và sựchỉ đạo của tỉnh về kinh tế trang trại, trong đó huyện ưu tiên chú trọng công táckhuyến nông, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, mở các lớptập huấn về kĩ thuật cho bà con chăn nuôi trên địa bàn huyện Với mục tiêu: pháttriển đàn heo theo hướng tăng nhanh số lượng, năng suất và chất lượng Khuyếnkhích phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô công nghiệp Đẩymạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằm cung ứng giống tốt cho người chănnuôi; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệmôi trường
2.1.2 Một số vấn đề cơ bản trong nuôi heo.
- Heo là động vật được thuần hóa lâu đời và được nuôi thành đàn cách đâykhoảng 3.468 năm trước công nguyên tại Trung Quốc
- Heo là loài gia súc thuần tính, dễ huấn luyện nên rất dễ nuôi, nếu biếtcách tập huấn cho heo ăn uống đúng theo quy định, biết bài tiết phân và nướctiểu đúng chổ thì việc chăn nuôi heo không mấy khó khăn Vì vậy, chủ trang trạichăn nuôi heo cần biết lợi dụng đặc tính để nâng cao năng suất hiệu quả công tácquản lý giống, quản lý chuồng trại và nâng cao năng suất vật nuôi
* Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đến sinh trưởng và phát triển của heo.
Đối với tất cả các loài động vật nói chung, sự ảnh hưởng khí hậu có tác dụngrất rõ rệt nó tác động đến khả năng sinh trưởng, sinh sản và chống bệnh củađộng vật, và tùy theo từng lứa tuổi mà có yêu cầu riêng về nhiệt độ, khí hậu, ánhsáng Heo chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là trong giaiđoạn đầu và cuối mùa mưa, khí hậu khắc nghiệt làm cho heo dễ nhiễm bệnh Mặt
khác, thời tiết kho lạnh cũng làm giảm sức đề kháng của heo.(nguồn 4 tài liệu
tham khảo)
Trang 222.1.3 Những nhân tố tác động đến trọng lượng heo
* Thức ăn
Heo là loại động vật ăn tạp có thể tiêu hóa tất cả các loại thức ăn cónguồn gốc từ động vật và thực vật Nói như thế không có nghĩa là cho heo ăntoàn chất bột, đường, rau xanh mà heo tănh trưởng nhanh được Thức ăn cần cóđầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất bột đường, dầu mở chấtkhoáng thì heo mới tăng trọng nhanh
Với phương pháp nuôi truyền thông chỉ dùng tấm, cám trộn với thânchuối, rau xanh cho heo ăn thì khối lượng thức ăn lớn, thời gian chăn nuôi dài và
không hiệu quả kinh tế Trong chăn nuôi ngày nay, bình quân 3 - 3,5 kg thức ăn
hỗn hợp có thể cho 1 kg tăng trọng trong thời gian nuôi thịt; thức ăn hỗn họpgiúp thỏa mãn cao nhất nhu cầu dinh dưỡng của heo để sản xuất ra một khốilượng sản phẩm nhiều nhất mà giá thành được lại phù họp
* Gống
Con giống ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của heo, có rất nhiều loại:giống heo ngoại, giống heo lai và giống heo địa phương Người chăn nuôi phảibiết nhiều loại giống để có thể lựa chọn con giống tốt, phù họp với đặc điểm chănnuôi của mình Bên cạnh đó là điều kiện khí hậu nơi chăn nuôi, nhu cầu củangười tiêu dùng để nâng cao năng suất vật nuôi cũng như nhu cầu thõa mãn vềkinh tế
Hiện nay giống heo phổ biến đang được nuôi ở các trang trại của huyện
Mỏ Cày tỉnh Bến Tre
+ Giống heo ngoại: Clandrace, Yorkshừe
+ Giống heo lai còn rất ít, trong cơ thể chiếm 80% máu ngoại, nhóm heonày được nuôi ở các trang trại nhỏ
* Thuốc thú y
Đối với các trang trại đều có tủ thuốc thú y riêng nhằm để tim phòng cácloại bệnh (chủ yếu là bệnh tiêu chảy của heo) giúp heo đề kháng tốt, hạn chếbệnh
Trang 23(Cục thống kê tỉnh Ben Tre về kinh tể trang trại)
2.2.1 Phưong pháp thu thập số liệu
* Sổ liệu thứ cấp:
Thu từ tài liệu tại Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh BếnTre; các báo cáo của Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Ben Trenăm 2005, 2006 và 2007; cục thống kê về kinh tế trang trại tỉnh năm, 2005, 2006,2007; phòng kinh tế của huyện Mỏ Cày; thông tin qua internet
* Số liệu sơ cấp: Đề tài được phỏng vấn trực tiếp 30 chủ trang trại chăn
Trang 24Nội dung phỏng vẩn bao gồm:
Thông tin về qui mô trang trại: vốn, diện tích, số lượng giống, lao độngThông tin về áp dụng kĩ thuật, trình độ của chủ trang trại
Thị trường đầu vào, đầu ra trong quá trình sản xuất
Thông tin về thu nhập, chi phí của chủ trang trại đối với mô hình trangtrại chăn nuôi heo
Yêu cầu và nguyện vọng của chủ trang trại
2.2.2 Phưoug pháp phân tích số liệu.
Số liệu thu từ bảng phỏng vấn được ghi nhận, mã hoá, nhập liệu vào máy
để kiểm tra và tính toán trước khi thực hiện xử lý và phân tích Các phương pháp
sử dụng để phân tích trong đề tài này bao gồm:
Phương pháp phân tích mô tả: mô tả thực trạng các trang trại chăn nuôiliên quan đến các nguồn lực trong quá trình chăn nuôi
Phương pháp thong kê:
- Thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu,tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổngquát đối tượng nghiên cứu Phương pháp này dùng để thống kê lại số liệu sơ cấpđược thể hiện trong bảng, nguồn lực, hiệu quả, bảng khoản mục chi phí
Các công cụ thống kê dùng để phân tích số liệu:
Trang 25- Phưoug pháp phân tích hồi qui tưoug quan để phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả các chủ trang trại chăn nuôi heo.
- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đãthu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, đây cũng chính là bảng trình bày kếtquả đã nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kinh tế tác giả Lê Xuân Sinh (2005), Giáo trình kinh tếthuỷ sản, trang 38, dùng các chỉ tiêu Thu nhập/diện tích, Thu nhập/Ngày công,Lợi nhuận/diện tích Trong đề tài khi phân tích hiệu quả sản xuất tác giả sử dụngcác chỉ tiêu để đánh giá một cách cụ thể các mô hình như sau:
Thu nhậpTN/CP = -
Chi phíThu nhập / chi phí : cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì chủ đầu tư thuđược bao nhiêu đồng thu nhập
Tổng doanh thuDT/CP = -
Tổng chi phíDoanh thu /chi phí: cho biết rằng một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ rađầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu
Thu nhậpTN/DT = -
Doanh thuThu nhập / doanh thu : cho biết trong một đồng doanh thu mà chủ trangtrại có được thì sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập trong đó
- Phương pháp phân tích hồi qui tuyển tỉnh:
Phương trình hồi quy tuyến tính: mục đích của việc thiết lập phương trìnhhồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó, chọnnhững nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắcphục nhân tố ảnh hưởng xấu
Trang 26Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó tác giả VõThị Thanh Lộc (2006), Thống kê ứng dụng kinh tế đã dùng phương trình hồi quituyến tính nhiều chiều có dạng:
LnY = po +Pi lnXi+p2 lnX2+p3 lnX3+p4 lnX4+p5 lnX5
x5: Chi phí chuồng trại (ngàn đồng)
* Các dấu trong mô hình
- Nếu dấu “ +” chứng tỏ biến độc lập tác động cùng chiều (tương quanthuận) với biến phụ thuộc, khi biến độc lập tăng 1% thì biến phụ thuộc cũng tăngtheo Pi% đơn vị
- Ngược lại, nếu dấu thì giữa biến độc lập và biến phụ thuộc tác độngngược nhiều nhau (tương quan nghịch), tức là khi biến độc lập tăng 1% đơn vị thìbiến phụ thuộc giảm đi Pi % đơn vị
+ Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữabiến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xị Hệ số tương quan bội R càng lớn thểhiện mối liên hệ càng chặt chẽ
+ Hệ số xác định R2 (R square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích
Trang 27tố khác mà chưa đưa vào mô hình để nghiên cứu R2 càng lớn càng tốt Hệ số xácđịnh R2 đã điều chỉnh dùng để xác định xem có nên thêm vào một biến độc lậpnữa không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêmbiến đó vào phương trình hồi quy
- Số thống kê F:
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy Fcàng lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig F càng nhỏ
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa a
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giã thuyết H0
H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (Pi= p2 = = Pk = 0)
(Hay các Xị không liên quan tuyến tính với Y)
Hi: PiỶ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y
+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao Bác bỏ khi F >Ftrabàng
- Signiíìcance F: mức ý nghĩa F
Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt,
độ tin cậy càng cao Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả ngay mô hình hồiquy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa a nào đó
Giá trị xác suất p: là mức ý nghĩa a nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bácbỏ
Phương pháp kiểm định
Dùng kiểm định Reset của Ramsey xem có hiện tượng bỏ sót biến khôngDùng kiểm định Breush-Pagan xem mô hình có hiện tượng phưomg saisai số thay đổi không
Kiểm đinh VIF xem mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến không
Trang 28CHƯƠNG3KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾTRANG TRẠI CHẴN NUÔI HEO TẠI HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BÉN
TRE3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BẢN NGHIÊN cúu.
1 PiK
: ruD*e
Trang 293.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Mỏ Cày có hình chữ nhật thuộc cù lao Minh
- Phía bắc giáp thị xã Bến Tre và huyện Châu Thành, ngăn cách bởi dòngsông Hàm Luông
- Phía tây và tây nam giáp tỉnh Trà Vinh ranh giới chung sông cổ Chiên
- Phía tây bắc giáp huyện Chợ Lách
- Phía đông và nam giáp huyện Thạnh Phú
3.2.2 Đỉa hình
Được hình thành từ nguồn phù sa của hai con sông lớn Hàm Luông và cổPhiên bồi đắp qua nhiều thế kỷ, Mỏ Cày có địa hình tương đối bằng phẳng, gồmnhững cánh đồng lúa, những ruộng mía và vườn cây ăn trái, xen kẽ một số cồncát Ngoài hai con sông lớn cặp hai bên bờ cù lao, Mỏ Cày còn có nhiều sôngnhỏ và vừa (có sông rộng từ 100 đến 200m như sông Cái cấm, sông Mỏ Cày,sông Thom) và những con rạch chia cắt dọc ngang, rất thuận lợi về mặt giaothông thủy
3.2.3 Đất đai
Diện tích: 352 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện
là 26.000 ha so với số dân, bình quân diện tích tính theo đầu người thấp 770,4người/km2
3.2.4 Nước
Do nằm trong khu vực cù lao Minh nên nguồn nước rất phong phú, hệthống kênh rạch chằn chịt, các kênh rạch được nạo vét thường xuyên Đặc biệt,những công trình ngăn mặn ở Vàm Đồn, Cái Lức, Rạch Đập, Vàm Tân Hưng trữ nước ngọt phục vụ trên 40.000 ha diện tích canh tác
3.2.5 Khí hậu
Khí hậu nơi đây thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cácyếu tố khí hậu được phân bổ hai mùa trong năm khá rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từtháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11 Mùa khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4
năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 26,8°c - 27,2°c, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4 (khoảng 28°C) thấp nhất vào tháng 12 (khoảng 25,7°C).
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.441,4 ram - 1.911,1 mm Tập trung cao
Trang 30nhất từ tháng 6 - tháng 10(Dưcmg Lịch) Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm
từ 82,3% - 86,6%
3.2.6 Dân số và lao động.
Tổng dân số huyện là 274.265 người, là huyện có dân số đông nhất tỉnh,
có nguồn lao động dồi dào Nhân dân trong huyện có truyền thống cần cù, hamhọc hỏi
3.2.7 Đặc điểm phát triển xã hội
Lưới điện quốc gia đã được kéo về phủ khắp 26/26 xã và 1 thị trấn, số hộdân sử dụng điện đạt 60% trong tổng số hộ của toàn huyện Mạng lưới điện thoại
đã được nối kết 26/26 xã và 1 thị trấn Toàn huyện có một trạm bưu điện, 8 bưucục và 9 điểm bưu điện văn hóa xã Bình quân 1,6 máy/100 dân
Hệ thống giao thông trong huyện, cả đường thủy và đường bộ được nốiliền thông suốt đến tận vùng sâu, vùng xa Không kể hệ thống quốc lộ 60, 57,tỉnh lộ 888, 882, các tuyến đường trong huyện dài 61 km, đường liên xã dài 180
km và đường liên ấp dài 494 km đã được nâng cấp, tạo sự đi lại, vận chuyểnthuận lợi cho người dân cầu khỉ, về cơ bản đã được xóa, thay thế bằng cầu bê-tông Xe 4 bánh có thể đến được trung tâm 26/26 xã và 1 thị trấn trong huyện
Văn hóa, giáo dục đã có bước phát triển vượt bậc Toàn huyện hiện có 13trường mẫu giáo độc lập, 16 đơn vị còn gắn với trường phổ thông, 27 trường tiểuhọc, 15 trường trung học cơ sở, 5 trường phổ thông trung học số trẻ 6 tuổi ra lớpđạt gần 100%, 27/27 xã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học số học sinhthi đỗ vào cao đẳng và đại học ngày một đông Việc chăm lo giáo dục đã trởthành mối quan tâm của toàn dân Mức hưởng thụ văn hóa của người dân tronghuyện ngày càng được nâng cao số hộ có phương tiện nghe nhìn chiếm 86,15%.Đài truyền thanh huyện, thư viện huyện cùng với 26 đài xã và trên 30 trạm truyềnthanh ấp đã góp phần không nhỏ “xóa đói” thông tin trong nhân dân
3.2.8 Cơ cấu nông
nghiệp,
a Trồng trọt
Tổng diện tích là 26.000 ha, tổng diện tích gieo trồng ước vào khoảng25.000 ha, hệ số sử dụng vào khoảng 1,9, trong đó lúa chiếm 18.442 ha, sản
Trang 32Nhìn chung, tình hình kinh tế trang trại chăn nuôi heo của tỉnh Ben Trephát triển nhanh về số lượng trang trại Cụ thể năm 2005 chỉ có 75 trang trại chănnuôi heo đến năm 2007 là 377 trang trại Trong đó thì Mỏ Cày có số trang trạilớn nhất tỉnh năm 2007 là 205 trang trại Kế đến là huyện Châu Thành năm 2007
là 80 trang trại Các huyện có số trang trại chăn nuôi heo thấp là Ba Tri có 3 trangtrại và Bình Đại 5 trang trại
Năm 2007, toàn tỉnh chỉ có một trung tâm cung cấp giống gia súc gia cầmcủa Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn nên khó khăn cho việc cung cấpgiống cho các trang trại trong tỉnh Tình hình sử dụng vốn trung bình trên mộttrang trại chăn nuôi heo là 557 triệu đồng Lực lượng lao động có kĩ thuật củatrang trại chăn nuôi heo thấp chỉ chiếm 6.6% trong tổng số lao động của trangtrại chăn nuôi heo số lượng lao động tham gia vào trang trại cũng ở mức thấpdưới 5 lao động trên một trang trại chiếm 95.3 % Điều này chứng tỏ rằng cáctrang trại chăn nuôi heo không cần nhiều
về hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi heo năm 2007như sau:
- Lợi nhuận trên vốn đầu tư (%): 28.2%
- Lợi nhuận trên tổng thu (%) 19.9%
- Lợi nhuận trên 1 ha đất (%): 69%
Trang trại chăn nuôi heo có khả năng quay vòng vốn nhanh nên hiệu quảđầu tư cao 28.2%, lợi nhuận trcn tổng thu lớn 19.9% Đặc biệt, trang trại chănnuôi heo sử dụng đất ít nhưng hiệu quả rất cao 69%/l ha
3.3.1 Thực trạng kỉnh tế trang trại chăn nuôi heo của huyện Mỏ Cày
Trang trại chăn nuôi heo của huyện Mỏ Cày phát triển mạnh về số lượngchiếm 54.37% trang trại chăn nuôi heo của tỉnh Ben Tre số trang trại chăn nuôiheo của huyện Mỏ Cày năm 2005 chỉ có 38 trang trại đến năm 2007 là 205 trangtrại tăng 167 trang trại so với năm 2005 Trang trại chăn nuôi heo huyện Mỏ Càychiếm 89.1% tổng số các loại hình trang trại của huyện Trong đó tập trung nhiềunhất tại các xã An Thanh, Hòa Lộc, Tân Thành Bình
Năm 2007 diện tích trung bình sử dụng trong trang trại chăn nuôi là7000m2, vốn đầu tư trung bình là 685 triệu đồng trên một trang trại, số lao động