1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh hậu giang

76 479 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 749,38 KB

Nội dung

Để làm rõ những yếu tố này thì đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang” đưa vào nghiên cứu để chính quyền địa phươn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tháng 5-2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của quý thầy cô, các ban ngành đoàn thể, các anh chị và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

Thầy Vương Quốc Duy đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn thầy, cô trường Đại học Cần Thơ và đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình dạy dỗ, truyền đạt từ kiến thức sách vở cho tới kinh nghiệm sống quý báu mà thầy cô góp nhặt được cho chúng tôi trong suốt 3 năm học vừa qua, đây là những bài học tôi không thể nào quên, là hành trang để tôi bước vào đời

Cảm ơn các ban ngành đoàn thể tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu nghiên cứu Đặt biệt các cô chú, anh chị chăn nuôi heo đã nhiệt tình trả lời bảng câu hỏi

Chân thành cảm ơn những người bạn thân thiết của tôi đã luôn bên cạnh tôi, ủng hộ tôi, nhiệt tình giúp đỡ cho tôi vượt qua những khó khăn trong suốt

3 năm học

Cuối cùng tôi xin gởi đến hai đấng sinh thành đã sinh ra tôi lời cảm ơn đáng kính nhất, người đã không quản khó khăn cực nhọc nuôi dưỡng tôi nên người Cảm ơn mọi người trong gia đình đã luôn ủng hộ, chia sẽ và động viên

để tôi hoàn thành luận văn này

Tuy đã nỗ lực rất nhiều trong suốt quá trình làm nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô

Kính chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, học tập và công tác thật tốt

Cần Thơ, ngày 09 tháng 05 năm 2014

Người thực hiện

Lê Thúy Hằng

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận

tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang” được hoàn

thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của Tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày 09 tháng 05 năm 2014

Người thực hiện

Lê Thúy Hằng

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Vương Quốc Duy

Học vị: Tiến sĩ

Chuyên ngành:

Cơ quan công tác: Đại học Cần Thơ

Họ và tên sinh viên: Lê Thúy Hằng

2 Về hình thức:

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy của số liệu và tính đại diện của luận văn:

5 Nội dung kết quả đạt được:

6 Nhận xét khác:

7 Kết luận:

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

Vương Quốc Duy

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Không gian nghiên cứu 2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Phương pháp luận 4

2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng 4

2.1.2 Một số vấn đề về hộ sản xuất nông nghiệp và vai trò tín dụng nông nghiệp 6

2.1.3 Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng ở nước ta 9

2.2 Lược khảo tài liệu 11

2.3 Phương pháp nghiên cứu 13

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 13

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 15

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19

3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang 19

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 20

3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 21

3.2 Thực trạng chăn nuôi heo tại tỉnh Hậu Giang 25

3.2.1 Tình hình chăn nuôi heo 25

Trang 8

3.2.2 Những tồn tại của ngành chăn nuôi heo 25

3.3 Tổng quan về hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 25

3.3.1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 25

3.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội 26

3.3.3 Các tổ chức tín dụng khác 27

Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO 28

4.1 Tổng quan về mẫu điều tra 28

4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát 28

4.1.2 Thông tin về mẫu khảo sát 28

4.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang 39

4.2.1 Các kiểm định cần thiết 39

4.2.2 Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình 40 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI TỈNH HẬU GIANG 43

5.1 Tồn tại và nguyên nhân 43

5.1.1 Từ phía chính quyền địa phương 43

5.1.2 Từ phía ngân hàng 43

5.1.3 Từ phía hộ chăn nuôi heo 44

5.2 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức hộ chăn nuôi heo tại tỉnh Hậu Giang .44

5.2.1 Giải pháp từ chính quyền địa phương 44

5.2.2 Giải pháp từ ngân hàng 45

5.2.3 Giải pháp từ hộ chăn nuôi heo 46

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

6.1 Kết luận .47

6.1.1 Kết quả của đề tài 47

6.1.2 Hạn chế của đề tài 48

Trang 9

6.2 Kiến nghị 48

6.2.1 Đối với chính phủ 48

6.2.2 Đối với ngân hàng 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 52

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit 17

Bảng 3.1: Cơ cấu GDP tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013 22

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động tỉnh Hậu Giang năm 2013 24

Bảng 4.1: Thống kê quy mô hộ gia đình được phỏng vấn 28

Bảng 4.2: Nhân khẩu và lao động tham gia nuôi heo 29

Bảng 4.3: Cơ cấu nam, nữ chủ hộ 30

Bảng 4.4: Giới tính chủ hộ và vay vốn 30

Bảng 4.5: Thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm và tuổi của chủ hộ 31

Bảng 4.6: Mối quan hệ xã hội của chủ hộ 32

Bảng 4.7: Thông tin về áp dụng tiến bộ kỹ thuật của chủ hộ 33

Bảng 4.8: Thông tin về khoảng cách đến tổ chức tín dụng gần nhất 33

Bảng 4.9: Thông tin về chi phí chăn nuôi heo 34

Bảng 4.10: Thông tin về việc tham gia hội đoàn thể của chủ hộ 34

Bảng 4.11: Diện tích đất hộ gia đình sở hữu 35

Bảng 4.12: Thông tin về tình hình vay chính thức và phi chính thức 35

Bảng 4.13: Tình hình lượng vốn vay, chi phí và lãi suất 36

Bảng 4.14: Lượng vốn vay và nhu cầu vay 37

Bảng 4.15: Nguồn cung cấp thông tin vay vốn 37

Bảng 4.16: Thống kê về nguồn vay .38

Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mô hình probit 39

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 4.1 Số lao động tham gia chăn nuôi heo 29 Hình 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ 31

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong hơn một thập niên qua, nền kinh tế Việt Nam đã liên tiếp trải qua những giai đoạn khó khăn Đầu tiên là tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính

ở khu vực châu Á, rồi đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu Còn ở trong nước, những bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành mối đe dọa thường trực Điều đáng quan tâm là giữa lúc các ngành công nghiệp và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, thì nông nghiệp vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định Sự vững vàng của ngành nông nghiệp, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế, cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này và đó có thể là “chìa khóa”

để kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài Với vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ngành Nông nghiệp Việt Nam còn tạo việc làm và thu nhập cho gần 70% dân cư và là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị xã hội Vì vậy việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững là vô cùng cần thiết Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng hết sức quan trọng Thế nhưng vài năm trở lại đây ngành chăn nuôi nước ta, đặt biệt là chăn nuôi heo gặp nhiều khó khăn, thường xuyên chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan như dịch heo tai xanh, lở mồm long móng làm sụt giảm đáng kể nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này Ngoài

ra, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, chi phí thú y cao nhưng giá bán giảm khiến nhiều hộ rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài, nhiều hộ không còn vốn tiếp tục sản xuất phải “bỏ trống chuồng” Theo tổng cục thống kê trong năm 2013, tổng đàn heo cả nước có 26,3 triệu con, giảm 0,9% so với năm 2012 Trước tình hình chăn nuôi của cả nước, đặc biệt là chăn nuôi heo ở các nông hộ thì việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện ngay như: Các biện pháp nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, kiểm soát dịch bệnh, quản lý giết mổ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi Yêu cầu đặt ra là phải có nguồn đầu tư đúng mức thì ngành chăn nuôi heo mới có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của nó Đồng thời, thực hiện nghị định số 41/2010/NĐ-CP thì việc cấp tín dụng cho khu vực sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cho hộ chăn nuôi tiếp tục sản xuất là điều rất cần thiết để tạo điều kiện cho họ có đủ nguồn lực tài chính mở rộng quy mô và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trang 15

Hậu Giang là một tỉnh thuần nông, chăn nuôi heo là một trong những hoạt động nông nghiệp phổ biến của vùng Tuy nhiên, trong những năm gần đây hộ chăn nuôi liên tục gặp nhiều khó khăn do những yếu tố khách quan và đặc biệt là những khó khăn trong vấn đề vốn Để làm rõ những yếu tố này thì

đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức

của hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang” đưa vào nghiên cứu để chính quyền

địa phương đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội của các hộ chăn nuôi heo

Từ đó đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của

hộ chăn nuôi heo tại địa bàn và kiến nghị các vấn đề nghiên cứu nhằm thực thi hiệu quả các chính sách ưu đãi của chính phủ đến được từng hộ chăn nuôi tại tỉnh Hậu Giang

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài điều tra số liệu tại tỉnh Hậu Giang bao gồm địa bàn huyện Long

Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp, Ngã Bảy và Châu Thành A là những địa bàn tập trung nhiều hộ chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến hết tháng 4 năm 2014

Trang 16

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2013 bao gồm các chỉ tiêu về kinh tế, chính trị và xã hội

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đến hộ chăn nuôi heo được thực hiện trong thời gian tháng 03 năm

2014 với những thông tin phỏng vấn được lấy trong cả năm 2013 như thông tin về nhu cầu vay của hộ chăn nuôi heo từ nguồn vay chính thức và các chỉ tiêu có liên quan

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là hộ chăn nuôi heo có vay vốn hoặc không vay vốn từ nguồn tài chính chính thức trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm

Tín dụng là một giao dịch giữ hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng, tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc

có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định [Bùi Diệu Anh và cộng

sự (2011), Tr05]

2.1.1.2 Chức năng của tín dụng

a) Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi

“thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế

Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích tập trung vốn nhàn rỗi bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng

b) Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán,…thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền Thông qua ngân hàng (NH) các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên

c) Kiểm soát các hoạt động kinh tế

Tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động, sản xuất của của khách hàng vay vốn Thông qua tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn qua mục đích vay vốn của hộ và giám sát việc sử dụng vốn Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn

và có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết

Trang 18

- Tín dụng phi chính thức: Là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản

lí của Nhà nước Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, người thân, bạn bè hay cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi, Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người vay quyết định Trong đó, cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm

Hai loại hình thức tín dụng này song song tồn tại trong nền kinh tế, tín dụng không chính thức được tồn tại phổ biến ở các vùng nông thôn và đặc biệt

là các vùng hẻo lánh, nơi mà hoạt động của tín dụng chính thức còn yếu

b) Phân loại theo kỳ hạn

Tín dụng nông thôn có thể phân thành ba loại cơ bản sau:

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn cho vay dưới 12 tháng

Đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các TCTD chính thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn là các khoản tiền gửi ngắn hạn Trong thị trường tín dụng nông thôn, các nông hộ vay nguồn này chủ yếu là sử dụng cho sản xuất như mua phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất đai,…Lãi suất của các khoản vay này thường thấp

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm

Các nông hộ vay vốn loại này thường dùng cho việc mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi cây trồng cho sản xuất nông nghiệp Loại tín dụng này ít phổ biến trong thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn

Tín dụng dài hạn: Hình thức tín dụng này chủ yếu dành cho các đối

tượng nông hộ đầu tư sản xuất có quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi Cho vay hình thức này rất ít ở thị trường nông thôn vì rủi ro cao Thời hạn của tín dụng dài hạn trên 5 năm

Trang 19

2.1.2 Một số vấn đề về hộ sản xuất nông nghiệp và vai trò tín dụng nông nghiệp

2.1.2.1 Hộ sản xuất nông nghiệp

Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp) có tính chất tự sản xuất, do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh

2.1.2.2 Nhu cầu vay vốn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

a) Nhu cầu vốn cho ngành trồng trọt

Hàng năm người nông dân phải bỏ ra một số vốn để trả phần chi phí làm ruộng, cải tạo vườn nhằm đáp ứng nhu cầu gieo trồng trong vụ mùa như: lúa, mía, hoa màu và các loại cây màu khác Những khoản chi phí đó là chi phí về hạt giống, cây giống, phân bón thuốc trừ sâu, cày cấy Bên cạnh đó, đòi hỏi phải có các máy móc phục vụ cho vụ mùa như: máy bơm, máy suốt lúa

Ngoài ra người nông dân gần đây còn phải chịu cảnh cháy rầy rủi ro trong trồng trọt đây là nguyên nhân chính trong nhu cầu vốn ngày càng tăng lên trong ngành nông nghiệp mà đặc biệt là trong trồng lúa

b) Nhu cầu vốn cho chăn nuôi

Bên cạnh trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi gần đây phát triển không kém, người dân ngày càng có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi tăng lên với sự kết hợp của mô hình “vườn – ao – chuồng” (VAC), biogas, mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học Chi phí đầu tư cho mô hình thường không nhỏ và chủ yếu là đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc men, chuồng trại

c) Nhu cầu vốn cho thuỷ sản

Cùng với việc phát triển lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt thì lĩnh vực thuỷ sản cũng bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây vì dịch cúm gia cầm làm cho nhu cầu về thực phẩm thủy sản tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu

về thực phẩm một phần cho người dân địa phương và một phần cung cấp cho thị trường lân cận như: thành phố Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu,… Nhưng đầu tư nuôi trồng thuỷ sản thì nguồn vốn là quan trọng nhất vì vậy NH đóng vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân

2.1.2.3 Đặc trưng cơ bản của tín dụng nông nghiệp

Nông dân đi vay thường là những hộ sản xuất nhỏ nên NH cũng không thể tách rời các đối tượng cho vay cụ thể Ví dụ như cho vay thả cá trong chi phí chăm sóc có chuyên mua máy bơm (để đảo nước) mà đây là nhu cầu trung

Trang 20

dài hạn nhưng vẫn tính vào nhu cầu vay lần này Bên cạnh đó, ngày nay đối với sự đổi mới về quản lý và áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào nông nghiệp, các hộ nông dân không còn độc canh vì vậy đối tượng cho vay là những nhu cầu vốn cho tất cả loại hình sản xuất mà người đi vay thực hiện Như một hộ nông dân vừa trồng lúa, vừa nuôi heo vừa trồng cây ăn trái Nhu cầu vay bị thay đổi theo mùa vụ, theo vùng và tập quán sản xuất kinh doanh Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu

kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp

Xét trên tổng thể, tín dụng đối với cá thể sản xuất nông nghiệp có quy

mô nhỏ, số lượng đông lại mang tính thời vụ Vì vậy, chi phí cho vay cao có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí phòng ngừa rủi ro Cụ thể là:

- Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ sản xuất thường chi phí nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ

- Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã,…)

- Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch bệnh) nên chi phí dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác Tín dụng nông nghiệp có rủi ro đặc thù cao vì đây là ngành chịu tác động trực tiếp của yếu tố thiên nhiên nhiều nhất

Tín dụng nông nghiệp là ngành có sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chính sách, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế Và để hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi

về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay cho nông dân

2.1.2.4 Hình thức tính dụng ngân hàng cho vay đối với hộ nông dân

Để có nguồn vốn đáp ứng cho mục đích sản xuất kinh doanh, hộ nông dân tiến hành vay vốn xuất phát từ hình thức vay trực tiếp, song để tăng hiệu quả và tiến độ của việc vay vốn thì hình thức cho vay gián tiếp đã ra đời

Hình thức cho vay trực tiếp: là hình thức mà ở đó chủ thể vay vốn chính

là các hộ nông dân, người vay vốn trực tiếp đến NH và được NH đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh Hình thức này được sử dụng phần lớn đầu tư vốn trung hạn, một phần vốn lưu động với hộ kinh doanh lớn

Hình thức cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức

trung gian sau:

Trang 21

Tổ vay vốn: do các thành viên là hộ nông dân, cá nhân trực tiếp tự nguyện thành lập, có nhu cầu vay vốn, cùng cư trú tại ấp, xã

Mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp: giữa Ngân hàng - Doanh nghiệp - Nông dân Trong mô hình liên kết này, doanh nghiệp sản xuất cung ứng giống, thức ăn, phân bón đến từng hộ nông dân thông qua sự bảo lãnh của

NH cùng chính quyền địa phương Nguồn thức ăn, phân bón, giống sẽ được doanh nghiệp sản xuất vận chuyển trực tiếp cho người dân Vốn vay được NH quản lý và chuyển trực tiếp đến doanh nghiệp cung ứng

Các tổ chức tín dụng ở nông thôn: Quỹ tín dụng nhân dân, hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh

2.1.2.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế nông thôn

Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp nước ta hiện nay, tín dụng nông nghiệp có các vai trò sau:

Tín dụng nông nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất, góp phần khai thác triệt để những tiềm năng có sẵn (lao động, đất đai, tiền vốn,…) thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển

Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất Từ việc sản xuất thủ công manh múng do thiếu vốn, chính sách tín dụng đã giúp cho người dân mạnh dạn đi vào sản xuất kinh doanh, cải tạo và nâng cao trang thiết bị, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các vùng Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp

Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, đang trong quá trình công nghiệp hóa và ngành chịu tác động nhiều nhất của điều kiện tự nhiên vì vậy Nhà nước luôn tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác

Tín dụng nông nghiệp có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế vì thông qua hợp đồng tín dụng, với giá trị pháp lí trên hợp đồng, nông hộ là người nhận tín dụng sẽ phải chỉ ra cụ thể kế hoạch sản xuất kinh doanh của bản thân, tăng cường hạch toán kinh doanh, nỗ lực sản xuất, tìm tòi, chủ động tiếp cận khoa học kỹ thuật sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và nâng cao thu nhập Tín dụng ngân hàng đầu tư cho hộ nông dân ngoài việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế còn góp phần nâng cao hiệu quả xã hội Tín dụng góp

Trang 22

phần chống nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và thành thị, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo, xây dựng cuộc sống văn minh giàu mạnh

Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển như nước ta tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện góp phần nối liền các nền kinh tế các nước với nhau, mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đang là thế mạnh của nước ta

2.1.3 Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng ở nước ta

2.1.3.1 Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế a) Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống mình là lương thực Vai trò đặc biệt quan trọng nữa của nông nghiệp là nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước Từ đó, chúng ta có thể khẳng định ý nghĩa

to lớn của vấn đề lương thực trong chiến lược phát triển nông nghiệp và phân công lại lao động xã hội Cho đến nay, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu,

có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp

b) Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư

Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; công nghiệp dệt, da và đồ dùng bằng da, đều sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp

c) Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cơ cấu ngành nghề của dân

cư Đời sống dân cư nông thôn càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởng cao thì nông nghiệp và nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân

Trang 23

d) Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước

Nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến là bộ phận hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước đang phát triển Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nông sản xuất khẩu - nhất là dưới dạng thô, có xu hướng giảm

đi, nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng lên Vì vậy, trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước, nông nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ yếu, tạo ra tích luỹ để tái sản xuất và phát triển nền kinh tế quốc dân

e) Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội

Đây là xu hướng có tính qui luật trong phân công lại lao động xã hội Tuy vậy, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác còn phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, vào việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cả việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn

2.1.3.2 Vai trò của chăn nuôi heo trong nền kinh tế

Chăn nuôi heo đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam Có thể nói thịt heo là sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu đối với người Việt Nam, nó đã trở thành loại thức ăn phổ biến nhất so với những loại thịt khác trên thị trường như thịt bò, thịt trâu, thịt gà, tôm, cua, Do đó, ngành chăn nuôi heo trong những năm gần đây đã góp phần chủ đạo vào việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho người dân đặc biệt là người dân ở nông thôn Việt Nam

Đối với gia đình sản xuất nhỏ, chăn nuôi heo là hoạt động chính để tiết kiệm thức ăn thừa, lao động nhàn rỗi và tăng một phần thu nhập cho gia đình Đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo Đồng thời thông qua chăn nuôi heo, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám

Chăn nuôi heo còn tạo nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt và cải tạo đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp

Chăn nuôi heo cung cấp cho công nghiệp chế biến Hiện nay thịt heo là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp,…

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi heo với quy

mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện thắp sáng nhờ sử dụng khí biogas từ chăn nuôi heo

Trang 24

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Có nhiều nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn Sau thời gian tìm hiểu, tác giả đã chọn được một số nghiên cứu làm tài liệu lược khảo để hoàn thiện đề tài của mình hơn

Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Nguyễn Đinh Yến Oanh và Võ Văn Phong (2013) nghiên cứu về vấn đề xây dựng mô hình liên kết giảm thiểu rủi

ro trong sản xuất của hộ Chăn nuôi heo ở Thành phố Cần Thơ Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu tần số, số trung bình, tỷ lệ Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm (PRA) và tham vấn chuyên gia để xác định các cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình liên kết Nghiên cứu cho thấy bên cạnh rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường, các yếu tố thuộc nhóm rủi ro tài chính cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi của hộ gia đình Đối với nhóm rủi ro tài chính các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu thường gặp rủi ro do thiếu vốn đầu tư (chiếm 70,3% hộ) và rủi ro do lãi suất tăng (Chiếm 30,5% hộ) Nghiên cứu đã xây dựng mô hình liên kết giữa hộ chăn nuôi heo với các tác nhân trong ngành nhằm giúp hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ

Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (2012) nghiên cứu về vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng Bằng sông Cửu Long Mục tiêu của bài viết được thực hiện thông qua phương pháp phân tích hai bước logic Thứ nhất, hàm Probit được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ Giá trị dự báo của từng hộ sẽ là điểm số của hộ Thứ hai, sự khác biệt của nông hộ vay vốn và không vay vốn dựa trên các tiêu chí sẽ được thực hiện thông qua phương pháp so sánh cặp Tác giả đã chỉ ra các biến: giới tính, độ tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, dân tộc của hộ, số người trong gia đình, tỷ lệ số người phụ thuộc trong hộ, tổng diện tích đất, tổng tài sản của hộ mỗi biến có sự ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của

hộ khác nhau Kết quả cho thấy rằng, nông hộ có vay vốn sẽ có điều kiện tốt hơn để gia tăng thu nhập, tăng giá trị tài sản, tăng chi tiêu cho giáo dục và chi tiêu cho thực phẩm hơn là hộ không vay vốn Điều này ngụ ý rằng việc tiếp cận tín dụng có thể giảm tỷ lệ nghèo đói ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long – Việt Nam

Thomas và cộng sự (2012) điều tra tiếp cận nguồn lực gia đình nông thôn Việt Nam: kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh Cuộc điều tra thu thập các thông tin kinh tế - xã hội, thông tin về tiết kiệm, thu nhập, lao động, về trồng trọt, chăn nuôi, đất đai, di cư,…Kết quả điều tra “Phần rủi

ro và đối phó rủi ro” chỉ ra phần lớn các hộ gia đình ở nông thôn vẫn tiếp tục

Trang 25

sử dụng các cơ chế tự dựa vào bản thân hoặc các cơ chế phi chính thức để đối phó với rủi ro Xem xét ba công cụ tài chính quan trọng gồm tiết kiệm, bảo hiểm và tín dụng cho thấy các hộ vẫn chủ yếu dựa vào các khoản tiết kiệm và tín dụng phi chính thức Đi kèm với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ là nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội khác nhau Do vậy, việc thực thi các chính sách phù hợp hỗ trợ tăng cường khả năng đối phó với rủi ro của các hộ gia đình ở nông thôn để giúp các hộ này không bị rơi sâu vào bẫy nghèo đói do ảnh hưởng của các cú sốc bất lợi, và trên hết là cung cấp một mạng lưới an ninh xã hội hiệu quả để đạt được tăng trưởng bền vững và công bằng là hết sức cần thiết

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang Bằng việc sử dụng mô hình Probit, nghiên cứu đã xác định được một

số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang cụ thể là các biến: thu nhập sau khi vay, số thành viên trong gia đình có thu nhập, lãi suất của khoản vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập và trình độ học vấn của chủ hộ Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng thực

tế có giá trị nhằm giúp các Ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến việc trả nợ đúng hạn

và không đúng hạn của nông hộ Trên cơ sở những nguyên nhân này, ngân hàng sẽ chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng mình và nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho nông hộ, qua đó cải thiện thu nhập cho hộ

Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2010) nghiên cứu các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang Phương pháp sử dụng: Thống kê mô tả để mô tả mẫu khảo sát, mô hình Tobit để xác định các yếu tố quyết định lượng vốn vay của nông hộ ở Hậu Giang thông qua các biến như trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, dân tộc của hộ, thu nhập của hộ, quan hệ gia đình của hộ, khoảng cách đến chợ huyện hay thị trấn, điện thoại của hộ, diện tích đất của hộ, tài sản khác, mục đích sử dụng vốn vay, chi phí vay, số Tổ chức tín dụng trên địa bàn, số lần vay Nghiên cứu từ

mô hình Tobit cho thấy lượng vốn vay tín dụng chính thức của các nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, thu nhập của hộ, khoảng cách đến chợ huyện hay thị trấn, số tổ chức tín dụng, tài sản thế chấp, số lần vay Nói chung, các yếu tố này chính là các rào cản đối với những hộ nghèo Các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động của mình bằng cách tăng số chi nhánh hay phòng giao dịch ở khu vực nông thôn thì các nông

Trang 26

hộ sẽ được vay nhiều hơn với lãi suất thấp, qua đó giúp hạn chế sự lệ thuộc của họ vào tín dụng phi chính thức

Nguyễn Quốc Nghi (2010) nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: số trung bình, tỷ lệ, tần suất, được sử dụng để phân tích thực trạng tiếp cận các nguồn tín dụng của hộ nghèo ở tỉnh Đồng Tháp Phương pháp phân tích hồi qui logistic được sử dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo Cụ thể các nhân tố được phân tích như: Tuổi chủ hộ, số lao động trong hộ, học vấn của chủ hộ, học vấn cao nhất của lao động trong hộ, hội đoàn thể, bằng khoáng đỏ, tổng tài sản Nghiên cứu cho thấy, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo vẫn còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nguồn tín dụng chính thức không đúng mục đích vẫn còn khá cao Ứng dụng mô hình hồi quy logistics cho thấy, tuổi của chủ hộ, số lao động trong hộ, trình độ học vấn (trình độ học vấn chủ hộ và trình độ học vấn cao nhất của lao động trong hộ), tham gia hội đoàn thể và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng tài sản của hộ tương quan thuận với khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo Chỉ

có biến tổng thu nhập của hộ tác động nghịch chiều với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo Hai biến có tác động mạnh đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

và tham gia hội đoàn thể địa phương

Mỗi nghiên cứu có những biện pháp cũng như những cách tiếp cận riêng, nhưng tất cả đều cho thấy rằng tác động của nguồn vốn đến việc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân là rất quan trọng Tuy nhiên vì thời gian nghiên cứu cũng như trình độ có hạn mà việc xem xét để chọn lựa biến nào đưa vào mô hình phải thực hiện một cách cân nhắc và thực sự phản ánh được tình hình thực tế ở địa bàn nghiên cứu, để kết quả thu được của mô hình

là thực sự có ý nghĩa và được ứng dụng trong thị trường tín dụng nông thôn tại địa bàn nghiên cứu

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng các báo cáo kinh tế - xã hội, niên giám thống kê Hậu Giang, các báo cáo có liên quan của các ngân hàng ở địa phương, các bài nghiên cứu khoa học, tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tế, tài liệu số trong trung tâm học liệu và qua các bài báo trên internet

Trang 27

2.3.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu phục vụ trong bài nghiên cứu được thu thập dựa trên bảng câu hỏi và tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang bao gồm câu hỏi về đặc điểm chủ hộ như tuổi, trình độ học vấn, địa

vị xã hội, số thành viên trong gia đình; đặc điểm của hộ gia đình như diện tích đất canh tác, thu nhập, chi tiêu, cách tiếp cận vốn vay; đặc điểm của khoản vay bao gồm lãi suất, điều kiện vay vốn, lượng vốn vay, chi phí vay; tìm hiểu nguyện vọng và đề xuất của hộ chăn nuôi heo trong quá trình vay vốn

- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:

Chăn nuôi heo là một trong những hoạt động sản xuất nông nghiệp phổ biến tại địa bàn tỉnh Hậu Giang cùng với trồng lúa và làm vườn Những năm gần đây hộ chăn nuôi có được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Với thế mạnh là vựa lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, có thể tận dụng tối đa phụ phẩm trồng trọt cho phát triển chăn nuôi Nhưng thực tế việc chăn nuôi chiếm

tỷ trọng 13,36% trong tổng cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi phát triển vẫn chưa xứng tầm với lợi thế của vùng Năm 2014 tỉnh Hậu Giang sẽ triển khai mô hình chăn nuôi heo đệm lót sinh học/hầm ủ khí sinh học do đó được chọn để điều tra phục vụ nghiên cứu đề tài

- Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện

- Phương pháp xác định số mẫu cần thiết:

Dựa vào lý thuyết thống kê cơ bản ta có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định cỡ mẫu cần chọn là: (*) Độ biến động của dữ liệu, (**) Độ tin cậy trong nghiên cứu, (***) khoảng sai số cho phép

Cỡ mẫu được xác định theo công thức:

Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy

: Sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể

+ Độ biến động của dữ liệu V = p(1-p)

Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì: V= p(1-p)  max  V’ =1-2p =0  p =0,5 (*)

Trang 28

+ Độ tin cậy trong nghiên cứu Do thời gian và chi phí có hạn nên đề tài chọn độ tin cậy ở mức 90% nên sai lầm tối đa là =10% Ta có giá trị tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là Z/2= 1,645 (**) + Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 12% (***) Kết hợp (*), (**) và (***) ta có cỡ mẫu n = 47 quan sát

Đề tài này sử dụng bộ số liệu bao gồm 161 quan sát Trong đó, có 103 hộ vay từ nguồn tín dụng chính thức và 58 hộ không vay từ nguồn tín dụng chính thức Như vậy với những yêu cầu đặt ra đối với cỡ mẫu thì số quan sát là 161

đã đủ lớn để tiến hành nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.3.2.1 Phân tích định tính

Dùng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tại tỉnh Hậu Giang

2.3.2.2 Phân tích định lượng

a) Phân tích thống kê mô tả

Mô tả và phân tích một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo và trình bày khái quát

về thị trường tín dụng nông thôn tỉnh Hậu Giang, bên cạnh đó bài viết còn sử dụng bảng và hình để mô tả lại kết quả thống kê

b) Phương pháp so sánh

Đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động của các

số liệu kinh tế xã hội

* So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động của các số liệu kinh tế xã hội

0 1

Trong đó:

- T1: số liệu năm trước

- T2: số liệu năm sau

- T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)

Trang 29

* So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biếu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế

c) Đề xuất mô hình phân tích

* Mô hình lý thuyết

Mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ có nhu cầu vay hay không Ta có mô hình Probit tổng quát sau:

i ij k

j j

Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng

từ các tổ chức tài chính chính thức của hộ chăn nuôi heo

KHANANGVAY i

*

= 0 + 1 HOCVAN i + 2 THANHVIENGD i + 3 DIAVI i

+ 4 HOIDOANTHE i + 5 KHOANGCACH i + 6 CHITIEUDUNG i

+ 7 BANGDO i + 8 THUNHAP i + U i

Trong mô hình trên, KHANANGVAY là biến phụ thuộc thể hiện hộ chăn nuôi heo có tiếp cận được tín dụng chính thức hay không

Ui là phần sai số của mô hình

0: là hộ chăn nuôi heo không có vay; nếu Yi * 0

Yi =

1: là hộ chăn nuôi heo có vay; nếu Yi* 0

Trang 30

Bảng 2.1: Tổng hợp biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit

HOCVAN Trình độ học vấn của chủ hộ, biến này

nhận giá trị là số lớp của chủ hộ

+

THANHVIENGD Số người sống chung trong một hộ,

không tính người làm thuê (người)

-

DIAVI Địa vị xã hội, là biến giả, nhận giá trị là

1 nếu chủ hộ vừa làm cán bộ vừa chăn nuôi heo, nhận giá trị là 0 nếu chỉ chăn nuôi heo

+

HOIDOANTHE Tham gia hội đoàn thể, là biến giả, nhận

giá trị 1 nếu hộ có tham gia hội đoàn thể địa phương và nhận giá trị 0 nếu không tham gia

+

KHOANGCACH Khoảng cách từ hộ gia đình đến tổ chức

tín dụng gần nhất (km)

-

CHITIEUDUNG Chi tiêu dùng trung bình của hộ gia đình

trong một năm (triệu đồng)

-

BANGDO Diện tích đất thuộc quyền sở hữu của

chủ hộ có bằng khoán đỏ Đất thuộc quyền sở hữu trong bài này bao gồm đất trồng lúa, đất vườn và diện tích ao nuôi

cá (m2)

+

THUNHAP Tổng thu nhập của hộ là tổng số tiền thu

được hàng năm của hộ (triệu đồng)

+

Ghi chú: dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận và dấu “-” thể hiện mối quan hệ

tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc

* Giải thích các biến trong mô hình

HOCVAN: Chủ hộ có trình độ giáo dục cao sẽ dễ dàng tiếp cận với khoa học – kỹ thuật, biết hạch toán hoạt động kinh doanh, quản lí nguồn tiền vay để sản xuất đạt hiệu quả hơn các hộ còn lại Đồng thời, trình độ học vấn cao cũng

sẽ giúp các chủ hộ dễ nắm bắt và thỏa mãn yêu cầu của TCTD nên việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn

THANHVIENGD: Số thành viên trong hộ càng đông thì chi tiêu của hộ càng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn của hộ cũng cao Tuy nhiên, những hộ có đông thành viên cuộc sống thường khó khăn hơn những hộ có ít thành viên, do

đó tuy họ có nhu cầu vay vốn nhưng do cuộc sống khó khăn nên họ có thể khó

có khả năng tiếp cận được với nguồn tín dụng

Trang 31

DIAVI: Nếu chủ hộ là cán bộ trong cơ quan nhà nước sẽ có nguồn thông tin về tình hình vay vốn ở các tổ chức tài chính chính thức nhanh hơn so với những hộ khác và quá trình xét duyệt hồ sơ để xin vay vốn đối với các hộ này cũng dễ dàng hơn Mặc khác, cán bộ có khả năng trả nợ tốt hơn nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ lương và nhằm giữ uy tín để tiếp tục công việc.

HOIDOANTHE: Những hộ có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh thường được sự giúp đỡ của các

tổ chức này trong việc cung cấp nguồn tín dụng chính thức từ hội cũng như từ phía ngân hàng Các thành viên trong hội thường chia sẽ nhau kinh nghiệm sản xuất cũng như hỗ trợ vốn để sản xuất thông qua nguồn cung từ các thành viên trong hội đóng góp hoặc từ phía các NH thường là NH CSXH và ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NH NNo&PTNT)

KHOANGCACH: Khoảng cách càng xa sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ CHITIEUDUNG: Chi cho tiêu dùng mang ý nghĩa là khi chi tiêu dùng của hộ tăng thì khả năng có được vay từ các tổ chức tài chính chính thức sẽ giảm Xét theo nguồn cung, khi xem xét đối tượng để cho vay TCTD cũng xem xét về mức sinh hoạt của hộ vay như thế nào so với thu nhập mà họ có được để đảm bảo rằng con nợ là ít rủi ro và có khả năng trả nợ

BANGDO: Chủ hộ muốn vay vốn từ nguồn chính thức trong trường hợp

có tài sản thế chấp thì diện tích đất có bằng khoán đỏ được xem như là yếu tố tiên quyết để ngân hàng làm căn cứ quyết định xem có nên cho vay hay không.THUNHAP: Thu nhập hiện tại của hộ được xem là căn cứ quan trọng của các tổ chức tài chính chính thức trong việc quyết định cho hộ chăn nuôi vay hay không Thu nhập của hộ bao gồm các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu như lương hay công việc theo mùa Tuy nhiên thu nhập mang tính chất thường xuyên của nông hộ xem xét như là cơ sở tài chính của hộ trong việc trả nợ vay

Trang 32

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ

- Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng

- Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long

- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu

Thành phố Vị Thanh cách thành phố Cần Thơ khoảng 60 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ - trung tâm của vùng Tây Nam Bộ Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang, mà trực tiếp là các địa phương nằm giáp thành phố

Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên trong lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá Điều đó đòi hỏi tỉnh phải nổ lực hết sức trong việc khai thác nội lực để phát triển

3.1.1.2 Địa hình – Khí hậu

a) Địa hình

Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 – 0,5 mét so với mực nước biển

Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo Việc đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các vùng có địa hình cao tương đối hàng mét Sự chênh lệch về độ cao giữa các nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trang 33

3.1.1.3 Thủy văn

Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km, không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất; mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nước, bắt đầu từ tháng 7, kéo dài khoảng 2 - 3 tháng Độ sâu và thời gian ngập nước tùy thuộc vào lượng nước mưa; độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng cường do

lũ sông Hậu Các vùng cao ven sông Hậu và những vùng phía Tây trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập ngắn Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kém nên thời gian ngập lụt dài hơn 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Xét về lý tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dưới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét Do đó, khả năng chịu lực rất kém Xét về hoá tính, đất Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao, nhất là SO42 - vượt quá sức chịu đựng của cây trồng, nên cần phải tháo chua rửa mặn trước khi canh tác

* Về cơ bản, đất Hậu Giang có thể chia thành 4 nhóm chính sau đây:

- Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể

Trang 34

- Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng

- Đất mặn diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào Tỉnh phải xây dựng các hệ thống đê và cống đập

để điều phối nước

3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản

Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tương đối hạn chế: chỉ

có đất sét, cát xây dựng, than bùn

- Đất sét có chất lượng tốt có thể sản xuất gạch ngói và phân bố tập trung

ở vùng ven sông Hậu, thuộc huyện Châu Thành với trữ lượng hàng triệu tấn

- Cát tập trung trong lòng sông Hậu thuộc khu vực Cái Lân, huyện Châu Thành có thể khai thác cung cấp cho xây dựng

- Than bùn có trữ lượng hàng triệu tấn, nằm ở độ sâu 0,5 - 1 m ở một số vùng thuộc Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp nhưng ít có giá trị về kinh tế

3.1.2.3 Tiềm năng du lịch

Tỉnh Hậu Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Xu hướng của khách du lịch trong nước lẫn quốc tế là tìm về với thiên nhiên, với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút, chính vì lẽ

đó Hậu Giang đang có nhiều dự án phát triển du lịch hướng vào xây dựng du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với khu vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi 3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1 Tình hình kinh tế

Năm 2013 là năm tình hình kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến thất thường, tác động bất lợi đối với nền kinh tế mở như nền kinh tế Việt Nam Đây là năm kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng, giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém

Trang 35

hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại Thêm vào đó sản xuất nông nghiệp đầu ra bấp bênh, giá cả một số hàng nông sản giảm mạnh, đồng thời dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tục đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang năm 2013, kết quả đạt được là khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ và đạt kết quả cao so với kế hoạch, nổi bật là tổng vốn đầu tư toàn xã hội, xuất nhập khẩu, giá trị sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phòng chống tội phạm Cụ thể, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh năm 2013 đạt 21.223.665 tỷ đồng (theo giá thực tế) tăng 16,05% so với năm 2012 là 18.287.847; trong đó chỉ có giá trị khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 6,69%, còn khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 18,40% và dịch vụ tăng trưởng đến 21,52%

Bảng 3.1: Cơ cấu GDP tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013

Năm Giá trị tính theo giá

thực tế (triệu đồng)

Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế (%)

100,00 31,73 31,32 36,95 Năm 2012

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

18.287.847 5.504.701 5.885.103 6.898.043

100,00 30,10 32,18 37,72 Năm 2013

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

21.223.665 5.873.215 6.967.981 8.382.469

100,00 27,67 32,83 39,50

Nguồn: Niên giám thống kê Hậu Giang năm 2013 Chú thích: Khu vực I là Nông, lâm và ngư nghiệp; khu vực II là Công nghiệp và xây dựng;

khu vực III Thương mại dịch vụ

Bảng 3.1 cho thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang đang dần chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm và ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ tuy nhiên sự chuyển dịch trên phần

Trang 36

lớn do giá cả hàng nông sản giảm mạnh trong năm và giá hàng hóa khu vực thương mại dịch vụ biến động mạnh

Xét về giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá năm 1994 thì tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2013 đạt 357,4 tỷ đồng, giảm 1,73% so với cùng kỳ năm 2012;

tỷ trọng ngành trồng trọt đạt 3.537,5 tỷ đồng, tăng 2,41% so với cùng kỳ thể hiện vai trò của ngành trồng trọt trong việc phát huy tiềm năng thế mạnh để đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng làm lực kéo cho nền kinh tế Tăng trưởng chủ yếu ở sản lượng cây trồng còn lại chăn nuôi chưa có điểm phát triển vượt bậc Nguyên nhân do ngành chăn nuôi vẫn còn mang nặng phương thức sản xuất truyền thống manh mún, nhỏ lẻ, hình thức chăn nuôi này khó kiểm soát dịch bệnh, nhưng giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp đã gây ra tâm lý e ngại cho các hộ dân đầu tư phát triển sản xuất Khu vực công nghiệp, xây dựng trong 12 tháng (theo giá so sánh 1994) đạt 6.118,7 tỷ đồng tăng 11,08%, phần lớn là đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, trong đó chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,9% Phân theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, với 97,03%, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ với 2,97% Dịch vụ tăng trưởng 7%, với những ngành có tỷ trọng cao như thương mại, khách sạn nhà hàng

3.1.3.2 Văn hóa - xã hội

a) Giáo dục

Hệ thống giáo dục tỉnh Hậu Giang bao gồm đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học Tiêu biểu như trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), trường Đại học Võ Trường Toản, trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, trường trung cấp Luật Vị Thanh, trường trung cấp nghề Hậu Giang, trường cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa và các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non Giáo dục mầm non hiện nay đã có các cơ sở ở tất cả các huyện thị, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh Hậu Giang có 256 trường học ở các cấp phổ thông

b) Y tế

Tại Hậu Giang có 92 cơ sở y tế trong đó có 8 bệnh viện như Bệnh viện

đa khoa Hậu Giang, bệnh viện Sản - Nhi Hậu Giang, bệnh viện Tâm thần tỉnh Hậu Giang, và nhiều cơ sở y tế tại các xã phuờng, thị trấn thuộc tỉnh Hậu Giang Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực, ngành y tế tỉnh Hậu Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân Qua đó, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân

Trang 37

c) Du lịch

Hậu Giang còn có các làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú, thể

hiện những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người Đặc sản về cây ăn

trái của Hậu Giang cũng được nhiều người ưa chuộng Tỉnh có 15 di tích văn

hoá lịch sử như Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, đền Bác Hồ, di tích Chiến thắng 75

Tiểu Đoàn, di tích Tầm Vu,… Đây là những thế mạnh để Hậu Giang phát triển

2 Dân số trong độ tuổi lao động

3 Lao động làm việc trong ngành kinh tế

Nông lâm ngư nghiệp

Nông nghiệp, Lâm nghiệp

187.640 590.204 511.331 431.339 287.935 282.562 5.373 46.387 28.553 17.834 97.017

100,00

50,29 49,71

24,12 75,88 65,74 55,45 37,02 36,33

0,69 5,96

3,67 2,29 12,47

Nguồn: Niên giám thống kê Hậu Giang năm 2013

Dân cư của tỉnh Hậu Giang sống bằng nghề nông khá cao, dân sống ở

nông thôn chiếm 75,88% dân số của tỉnh, tỷ lệ dân cư sống ở thành thị là

Trang 38

24,12% Diện tích đất nông nghiệp tính đến hết năm 2013 là 140.271 ha, chiếm 87,54% diện tích của tỉnh Nguồn lao động dồi dào, cụ thể có 511.331 người đang trong độ tuổi lao động chiếm 65,74% trong tổng dân số Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ổn định đời sống của dân cư

3.2 THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO TẠI TỈNH HẬU GIANG

3.2.1 Tình hình chăn nuôi heo

Năm 2013, tổng đàn heo toàn tỉnh có khoảng 119.462 con, tăng 3,47% so với năm 2012, tập trung nhiều nhất ở huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy Do tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp và giá thức ăn liên tục tăng trong năm 2012 đã làm hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ buộc phải bỏ trống chuồng trại, những hộ chăn nuôi lớn rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản Sang những tháng cuối năm 2013, giá heo hơi liên tục tăng, có lúc đạt 50.000đồng/kg, cùng với việc ứng dụng kỹ thuật mới, đệm lót sinh học đã và đang được nhà nước hỗ trợ trong thời gian tới điều này dự báo nhiều hứa hẹn cho hộ chăn nuôi heo trên địa bàn trong năm 2014 Trong quá trình phỏng vấn trực tiếp hộ chăn nuôi heo trên địa bàn, đa số hộ chăn nuôi “bỏ trống chuồng” rất muốn tái đàn nhưng gặp phải vấn đề về tài chính, hơn lúc nào hết họ rất cần được vay vốn để duy trì, tái đàn và tiếp tục sản xuất ổn định cuộc sống 3.2.2 Những tồn tại của ngành chăn nuôi heo

Hiện ngành chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn Trước hết là đầu vào thức ăn phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu, dẫn tới chi phí sản xuất cao Trong khi khảo sát trên địa bàn, tác giả nhận thấy giá thành thức ăn đã chiếm tới 65 - 70% chi phí Tiếp đó là vấn đề kiểm soát dịch bệnh chưa thực sự hiệu quả như

lở mồm long móng, heo tai xanh vẫn hoành hành, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi Một điểm yếu nữa của ngành chăn nuôi tại địa bàn khảo sát

là con giống Chất lượng con giống chưa đảm bảo do đa số những hộ nuôi heo

tự tạo giống bằng cách nuôi heo nái cho sinh sản ra heo con Chăn nuôi thì còn manh mún, thiếu tính liên kết giữa khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ nên hiệu quả kinh tế không cao

3.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

3.3.1 Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là NHTM lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước được thành lập vào ngày 26/03/1988 Ngân hàng luôn giữ vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị

Ngày đăng: 13/10/2015, 23:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w