2.3.1.1 Số liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng các báo cáo kinh tế - xã hội, niên giám thống kê Hậu Giang, các báo cáo có liên quan của các ngân hàng ở địa phương, các bài nghiên cứu khoa học, tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tế, tài liệu số trong trung tâm học liệu và qua các bài báo trên internet.
14
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu phục vụ trong bài nghiên cứu được thu thập dựa trên bảng câu hỏi và tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang bao gồm câu hỏi về đặc điểm chủ hộ như tuổi, trình độ học vấn, địa vị xã hội, số thành viên trong gia đình; đặc điểm của hộ gia đình như diện tích đất canh tác, thu nhập, chi tiêu, cách tiếp cận vốn vay; đặc điểm của khoản vay bao gồm lãi suất, điều kiện vay vốn, lượng vốn vay, chi phí vay; tìm hiểu nguyện vọng và đề xuất của hộ chăn nuôi heo trong quá trình vay vốn.
- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Chăn nuôi heo là một trong những hoạt động sản xuất nông nghiệp phổ biến tại địa bàn tỉnh Hậu Giang cùng với trồng lúa và làm vườn. Những năm gần đây hộ chăn nuôi có được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Với thế mạnh là vựa lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, có thể tận dụng tối đa phụ phẩm trồng trọt cho phát triển chăn nuôi. Nhưng thực tế việc chăn nuôi chiếm tỷ trọng 13,36% trong tổng cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi phát triển vẫn chưa xứng tầm với lợi thế của vùng. Năm 2014 tỉnh Hậu Giang sẽ triển khai mô hình chăn nuôi heo đệm lót sinh học/hầm ủ khí sinh học do đó được chọn để điều tra phục vụ nghiên cứu đề tài.
- Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. - Phương pháp xác định số mẫu cần thiết:
Dựa vào lý thuyết thống kê cơ bản ta có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định cỡ mẫu cần chọn là: (*) Độ biến động của dữ liệu, (**) Độ tin cậy trong nghiên cứu, (***) khoảng sai số cho phép.
Cỡ mẫu được xác định theo công thức:
n= p(1-p)(Z/2/ )2 (2.1)
Trong đó:
n: cỡ mẫu
p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu. (0 p 1).
Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy. : Sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể.
+ Độ biến động của dữ liệu V = p(1-p).
Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì: V= p(1-p) max V’ =1-2p =0 p =0,5 (*)
15
+ Độ tin cậy trong nghiên cứu. Do thời gian và chi phí có hạn nên đề tài chọn độ tin cậy ở mức 90% nên sai lầm tối đa là=10%. Ta có giá trị tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là Z/2= 1,645 (**)
+ Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 12%. (***) Kết hợp (*), (**) và (***) ta có cỡ mẫu n = 47 quan sát
Đề tài này sử dụng bộ số liệu bao gồm 161 quan sát. Trong đó, có 103 hộ vay từ nguồn tín dụng chính thức và 58 hộ không vay từ nguồn tín dụng chính thức. Như vậy với những yêu cầu đặt ra đối với cỡ mẫu thì số quan sát là 161 đã đủ lớn để tiến hành nghiên cứu.