Giải pháp từ hộ chăn nuôi heo

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh hậu giang (Trang 59)

Để có thể tiếp cận tín dụng bản thân hộ cần chủ động tìm kiếm những thông tin về nguồn tín dụng. Thường xuyên theo dõi các phương tiện truyền thông như tivi, đài phát thanh địa phương, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, hộ sẽ dễ dàng nắm bắt kịp thời những thông tin về việc cung cấp tín dụng và các thủ tục cho vay từ đó có thể vay với mức lãi suất thấp và giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ vay vốn.

Hơn nữa, để nâng cao khả năng tiếp cận tính dụng chính thức, bản thân các hộ chăn nuôi heo cần chủ động nâng cao trình độ học vấn bởi vì giáo dục góp phần xây dựng uy tín có thể thay thế cho các tài sản thế chấp và kỹ năng làm việc phản ánh khả năng trả nợ (Phan Đình Khôi, 2012, trang 163).

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy chi tiêu dùng có ảnh hưởng đến việc hộ có được vay hay không. Vì thế, các hộ cần cân đối chi tiêu hợp lý để có khoản dành dụm để trả nợ ngân hàng. Để tiết kiệm chi tiêu hộ có thể tự trồng và cung cấp thực phẩm cho bản thân mình. Bên cạnh đó, hộ cần thực hiện kế hoạch hóa gia đình tốt, không sinh con đông từ đó có thể giảm phần chi tiêu đáng kể.

Cuối cùng, sau khi được vay vốn hộ cần phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hồ sơ vay vốn, không dùng tiền vay cho các mục đích khác như trả nợ và tiêu dùng. Vì nếu sử dụng vốn vay không tốt và hiệu quả hộ sẽ không thể trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ không cho vay những lần sau.

Tóm lại, các giải pháp trên nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của hộ chăn nuôi. Để đạt được đều này, trước hết bản thân hộ chăn nuôi cần chủ động trao dồi học vấn, nắm bắt thông tin vay vốn từ phương tiện truyền thông, hội đoàn thể là chính. Đồng thời, chính quyền địa phương và NH cần phối hợp thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, tạo điều kiện để hộ chăn nuôi có thể vay vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống.

47

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

6.1.1 Kết quả của đề tài

Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang” ngoài việc tập trung nghiên cứu

các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức còn tiến hành phân tích những tồn tại và đề ra một số giải pháp cho thị trường tín dụng nông thôn ở địa bàn tỉnh Hậu Giang dựa trên tình hình thực tế từ số liệu điều tra và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2013.

Bằng mô hình hồi quy probit với 161 mẫu phỏng vấn được từ các hộ chăn nuôi heo có vay vốn và không vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức, đề tài đã cho thấy học vấn, địa vị xã hội, hội đoàn thể và bằng đỏ tác động thuận chiều với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Ngược lại chi tiêu dùng làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ. Các biến còn lại đưa vào mô hình như thành viên trong gia đình, khoảng cách từ nhà hộ vay vốn đến TCTD gần nhất và thu nhập của hộ không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Nói chung, các yếu tố học vấn của chủ hộ, địa vị xã hội, hội đoàn thể, bằng đỏ và chi tiêu dùng của hộ chính là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và là rào cản đối với những hộ chăn nuôi nghèo, ít đất, ít có quan hệ rộng và có thu nhập thấp sống ở vùng sâu, vùng xa.

Kết quả nghiên cứu này rất hữu ích về mặt kinh tế - xã hội, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để phát triển một ngành nghề, một lĩnh vực hay nói rộng hơn là phát triển kinh tế đất nước thì điều kiện tiên quyết là phải có nguồn tài chính thực sự lớn mạnh và mang lại lợi ích cho các đối tượng mà nó phục vụ. Đề tài ngoài mục đích tìm ra các giải pháp cho thị trường tín dụng nông thôn trên địa bàn mà còn khẳng định mối quan hệ khắn khít giữa Nhà nước và nông dân thông qua NH NNo&PTNT, NH CSXH trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Ngành chăn nuôi heo của nước ta nhìn chung còn lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, chi phí thức ăn và thú y cao, dịch bệnh thường xuyên. Chính phủ nước ta đã và đang không ngừng đề ra các chính sách và biện pháp để phòng chống dịch bệnh, gia tăng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi, mà cụ thể là ban hành các chính sách tín dụng với nhiều ưu đãi như nghị định số 41/2010/NĐ-CP về việc cấp tín dụng cho khu vực sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cho hộ chăn nuôi tiếp tục sản xuất và đủ nguồn lực tài chính mở rộng quy mô và áp dụng khoa học

48

kỹ thuật. Tuy nhiên, để nông nghiệp phát triển thực sự vững mạnh không chỉ có Chính phủ ban hành các chính sách hợp lý, nguồn vốn dồi dào là có thể phát triển nông nghiệp nông thôn mà phải là sự phối hợp đồng bộ của “Bốn nhà”: “Nhà nông - Nhà Khoa học - Nhà nước - Nhà Băng (Ngân hàng) thì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn mới thực sự có hiệu quả.

6.1.2 Hạn chế của đề tài

Hạn chế về phạm vi nghiên cứu: Do khả năng có hạn cũng như giới hạn về mặt thời gian nên đề tài nghiên cứu còn nhiều hạn chế về cỡ mẫu cũng như địa bàn nghiên cứu. Đề tài chỉ khảo sát đối với 161 hộ chăn nuôi trên địa bàn nên khả năng tổng quát chưa cao.

Hạn chế về kiến thức cũng như kỹ năng của người nghiên cứu dẫn đến một số khó khăn: khó khăn trong việc kết nối giữa lý thuyết, thực tế và nội dung nghiên cứu trong đề tài. Có thể có những yếu tố thật sự có ảnh hưởng đến nhưng chưa đề cập trong đề tài.

Đối tượng điều tra thường tập trung những nơi tiện đường di chuyển, vì vậy còn bỏ sót nhiều khu vực trên địa bàn nghiên cứu.

Người tiến hành nghiên cứu tuy đã chuẩn bị trước nhưng vẫn gặp phải một vài vấn đề khó xử như: Đáp viên có việc bận hay gặp người quen, bị từ chối trực tiếp khi đưa ra lời đề nghị được phỏng vấn.

Mặc dù có những khó khăn nhưng đề tài vẫn đạt được mục tiêu đề ra. 6.2 KIẾN NGHỊ

Như đã phân tích, nhiều hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang có nhu cầu tín dụng chính thức nhưng vì bị ràng buộc bởi một số yếu tố như học vấn, địa vị xã hội, tham gia hội đoàn thể, bằng đỏ và chi tiêu dùng nên phải sử dụng vốn tự có, vay phi chính thức, do đó không đủ vốn để tái đàn, sản xuất và khó cải thiện cuộc sống sau những lần thua lỗ do dịch bệnh hay “rớt giá”. Vì vậy, để giúp tăng cường vốn cho các hộ chăn nuôi heo có nhu cầu cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ từ cấp độ vĩ mô (Chính phủ) cho đến vi mô (các TCTD và bản thân các hộ chăn nuôi heo).

6.2.1 Đối với Chính Phủ

Giải quyết vấn đề vốn cho nông nghiệp nông thôn và nông dân chính là tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực nông thôn. Vì thế Chính phủ cần tiếp tục xây dựng các chương trình tín dụng phù hợp dành cho khu vực nông nghiệp nông thôn, không chỉ cho vay các hoạt động nông nghiệp mà nên

49

mở rộng chương trình cho vay hướng tới đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng của hộ chăn nuôi. Chính phủ cũng cần hoàn thiện các văn bản pháp lý để hướng dẫn các NH đơn giản hóa các thủ tục cho vay.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng chính sách lãi suất tín dụng nông nghiệp nông thôn theo hướng nới lỏng hơn, vì lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp ở nước ta chưa cao so với các ngành nghề khác nên cần tính lại mức lãi suất đối với nông nghiệp tương xứng hơn nữa.

Ngoài ra, cần duy trì và phát triển bảo hiểm nông nghiệp trong đó có bảo hiểm cho heo giúp các hộ chăn nuôi heo giảm được thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra, tạo được niềm tin cho các TCTD khi cho vay trong lĩnh vực này.

Cuối cùng, Chính phủ cần hỗ trợ các đoàn thể như hội Nông dân, hội Phụ nữ, thường xuyên tổ chức hội thảo, lập nên các điểm trình diễn, mô hình làm giàu, sản xuất hiệu quả cho bà con nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm; áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả.

6.2.2 Đối với ngân hàng

Các TCTD đặc biệt là NH NNo&PTNN và NH CSXH cần làm tốt các chủ trương, chính sách tín dụng của Chính phủ dành cho khu vực nông thôn. Các TCTD cần phối hợp với địa phương cung cấp thông tin về tín dụng cũng như có cán bộ tư vấn, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thủ tục cho vay cho bà con nông dân. Hơn nữa, các TCTD cần phải khách quan trong quá trình xét duyện hồ sơ vay vốn để tránh các sai lầm trong quyết định cho vay.

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2011. Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Cổng thông tin điện tử Hậu Giang.

<http://www.haugiang.gov.vn/Portal/Default.aspx?pageindex=1&pageid=331 6&siteid=1>. [Ngày truy cập: 20 tháng 02 năm 2014].

3. Cục Thống kê Hậu Giang, 2013. Niên giám Thống kê Hậu Giang 2013.

Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2011. Các yếu tố quyết định lượng

vốn vay chính thức của nông hộ ở Hậu Giang. Tạp chí Ngân hàng, số 9, trang

42-48.

5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản Văn hóa

thông tin.

6. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2013. Xây dựng mô hình liên kết giảm

thiểu rủi ro trong sản xuất của hộ chăn nuôi heo ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 25, trang 52-60.

7. Nguyễn Quốc Nghi, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các dân tộc thiểu số: nghiên cứu trường hợp người khmer ở Trà

Vinh và người Chăm ở An Giang. Tạp chí khoa học, số 3, trang 80-84.

8. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng

chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 50-53.

9. Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại

thành Hà Nội. Tạp chí khoa học và Phát triển 2010,số 1, trang 170-177.

10. Phan Đình Khôi, 2012. Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng

bằng sông Cửu Long: hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Kỷ yếu khoa học 2012, trang 144-165.

11. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng

đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 64, trang 3-7

12. Tổng cục Thống kê, 2014. Niên giám Thống kê tóm tắt 2013. Hà Nội:

51

13. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lý thuyết Tài chính – Tiền tệ.

Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục.

14. VNEP (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương), 2012. Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: kết quả điều tra hộ gia đình năm 2012 tại 12 tỉnh.

[pdf] Available <http://www.vnep.org.vn/Upload/Chuong%201.pdf>. [Accessed 12 February 2014].

15. Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu, 2012. Vai trò của tín dụng chính thức

trong đời sống nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu khoa học 2012,

52

PHỤ LỤC 1 - Kết quả mô hình hồi quy Probit

. probit khanangvay hocvan thanhviengd diavi hoidoanthe khoangcach chitieudung thunhap bangdo

Iteration 0: log likelihood = -105.22332 Iteration 1: log likelihood = -80.107203 Iteration 2: log likelihood = -79.848855 Iteration 3: log likelihood = -79.848733 Iteration 4: log likelihood = -79.848733

Probit regression Number of obs = 161 LR chi2(8) = 50.75 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -79.848733 Pseudo R2 = 0.2411

--- Khanangvay | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] ---+--- hocvan | .1196614 .0357979 3.34 0.001 .0494987 .1898241 thanhviengd | -.0238367 .0624779 -0.38 0.703 -.1462912 .0986178 diavi | .8390895 .3727969 2.25 0.024 .1084211 1.569758 hoidoanthe | .6724141 .2463654 2.73 0.006 .1895468 1.155281 khoangcach | .0041993 .0319738 0.13 0.896 -.0584682 .0668668 chitieudung | -.0235974 .0064458 -3.66 0.000 -.0362309 -.010964 thunhap | -.0005927 .0008137 -0.73 0.466 -.0021876 .0010021 bangdo | .0000328 .0000159 2.06 0.039 1.61e-06 .000064 _cons | .3928225 .4787912 0.82 0.412 -.545591 1.331236 --- . mfx

Marginal effects after probit y = Pr(khanangvay) (predict) = .68520871

--- variable | dy/dx Std. Err. z P>|z| [ 95% C.I. ] X ---+--- hocvan | .0424962 .01249 3.40 0.001 .018023 .066969 5.34161 thanhv~n | -.0084653 .02218 -0.38 0.703 -.051943 .035012 4.92547 diavi*| .2502274 .08716 2.87 0.004 .079399 .421056 .186335 hoidoa~e*| .2313989 .0804 2.88 0.004 .073809 .388989 .447205 khoang~h | .0014913 .01135 0.13 0.895 -.020762 .023745 7.01553 chitie~g | -.0083803 .0023 -3.65 0.000 -.012886 -.003875 48.472 thunhap | -.0002105 .00029 -0.73 0.467 -.000777 .000356 284.783 bangdo | .0000117 .00001 2.07 0.039 6.1e-07 .000023 11998.8 --- (*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh hậu giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)