Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là NHTM lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước được thành lập vào ngày 26/03/1988. Ngân hàng luôn giữ vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị
26
trường, đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ và NHNN Việt Nam, đặc biệt là các chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng luôn chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay, NH NNo&PTNT có 2300 chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp toàn quốc, số lượng khách hàng đông đảo với trên hàng triệu hộ sản xuất và hàng chục nghìn doanh nghiệp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của NH trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh hiện nay.
Xuất phát từ việc chia tách tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương của Chính phủ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang là một NHTM trực thuộc NH NNo&PTNT Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 64/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 01 tháng 03 năm 2004 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Ngân hàng hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ của NH NNo&PTNT Việt Nam, hoạt động kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và cho vay, trong đó phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn là chủ yếu. Ngân hàng còn thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước mang ý nghĩa chính trị xã hội.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hậu Giang đã đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tam nông, chiếm trên 52,7% tổng dư nợ nông nghiệp, nông thôn. Sau 3 năm thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ và Thông tư 14 của NHNN, tổng nguồn vốn tăng 1.277 tỷ đồng tăng 1,27 lần, tổng dư nợ tăng 1.776 tỷ đồng, tăng 92,3%, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 1.827 tỷ đồng, tăng 1,25 lần, tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn bình quân là 83% so tổng dư nợ; doanh số cho vay lũy kế đạt 14.082 tỷ đồng tăng 10,33 lần so trước khi có nghị định 41 ra đời. Bình quân có 48.500 hộ vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với dư nợ bình quân 48 triệu đồng/khách hàng, đến nay là 67 triệu đồng/khách hàng. Dư nợ trên chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân, chủ yếu cho chi phí sản xuất nông nghiệp.
3.3.2 Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng quốc doanh được thành lập năm 2002, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2003, tiền thân là ngân hàng Phục vụ Người nghèo thuộc NH NNo&PTNT. Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động với chức năng
27
chuyển tải vốn ưu đãi đến hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm mục đích phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.
Sau 10 năm hoạt động, ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hậu Giang đã triển khai 12 chương trình cho vay vốn, với hơn 297.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng doanh số cho vay là 1.998 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 938 tỷ đồng, góp phần giúp trên 34.000 hộ thoát nghèo, thu hút 70.000 lao động có việc làm, trên 21.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, gần 35.000 công trình hố xí hợp vệ sinh và nước sách được xây dựng, hơn 7.000 căn nhà được xây dựng hỗ trợ cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Hiện chi nhánh có 74 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn với trên 350 cán bộ hội từ cấp tỉnh đến xã tham gia vào hoạt động ủy thác và 2.264 tổ tiết kiệm và vay vốn.
3.3.3 Các tổ chức tín dụng khác
Tham gia thị trường tín dụng chính thức trên địa bàn còn có sự góp mặt của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Kiên Long,… cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm phục vụ nhu cầu vốn cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên các NHTM thường chú trọng đối tượng đi vay là các doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp và dịch vụ vì tài sản thế chấp có giá trị và tính thanh khoản cao. Các NH thường không mặn mà cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi heo với lý do tài sản thế chấp thường là đất nông nghiệp mà đây là tài sản có tính thanh khoản thấp, rủi ro trong hoạt động chăn nuôi heo là rất lớn vì dịch tai xanh, lở mồm long móng xảy ra thường xuyên.
28
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO
4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU ĐIỀU TRA 4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát 4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 161 hộ nuôi heo ở tỉnh Hậu Giang. Trong 161 hộ được điều tra, có 103 mẫu hộ có vay từ nguồn tín dụng chính thức, chiếm tỷ trọng 63,98% và 58 hộ không vay từ nguồn tín dụng chính thức chiếm 36,02%. Số liệu được thu thập chủ yếu từ những người trực tiếp tham gia chăn nuôi heo của gia đình, phần lớn là các chủ hộ với những thông tin như thông tin cá nhân chủ hộ, thông tin chung, đặc điểm sản xuất của hộ.
4.1.2 Thông tin về mẫu khảo sát
4.1.2.1 Thành viên trong gia đình và lao động tham gia chăn nuôi heo
Bảng 4.1: Thống kê quy mô hộ gia đình được phỏng vấn Số thành viên trong gia đình Số gia đình Tỷ trọng trên tổng quan sát (%) Cộng dồn 1 1 0,62 0,62 2 4 2,48 3,11 3 18 11,18 14,29 4 59 36,65 50,93 5 37 22,98 73,91 6 19 11,80 85,71 7 9 5,59 91,30 8 6 3,73 95,03 9 3 1,86 96,89 10 1 0,62 97,52 11 2 1,24 98,76 12 1 0,62 99,38 13 1 0,62 100,00 Tổng cộng 161 100,00 -
29 121 38 2 0 20 40 60 80 100 120 140 N gư ờ i 1 2 3 Lao động
Trong 161 hộ gia đình được phỏng vấn thì số lượng gia đình có 4 thành viên là cao nhất, chiếm 36,65%. Đa phần số nhân khẩu là những hộ gia đình có hai thế hệ gồm có cha mẹ và con cái. Nhìn chung các gia đình ở nông thôn đã có ý thức trong việc sinh đẻ có kế hoạch, dừng lại số con thứ hai. Còn đối với hộ gia đình có 5 người trở lên thường là những hộ gia đình có 3 thế hệ: ông bà - cha mẹ - con cái.
Bảng 4.2: Nhân khẩu và lao động tham gia nuôi heo Đơn vị tính: người Thông tin Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch
Nhân khẩu 4,93 1 13 1,85
Số lao động tham
gia chăn nuôi heo 1,261 1 3 0,468
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Số thành viên trong gia đình của hộ chăn nuôi heo lớn nhất là 13 người, nhỏ nhất là 1 người và trung bình là 4,93 người/hộ. Cho thấy ở nông thôn phần lớn các gia đình chung sống nhiều thế hệ và đa phần số người phụ thuộc nhiều, dẫn đến chi tiêu càng nhiều, nhu cầu vốn càng nhiều. Tuy nhiên, do số người trong độ tuổi lao động ít lại có đông thành viên, cuộc sống thường khó khăn hơn những hộ có ít thành viên, do đó tuy họ có nhu cầu vay vốn nhưng do cuộc sống khó khăn nên họ có thể khó có khả năng tiếp cận được với nguồn tín dụng.
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
30
Nhìn chung, theo khảo sát địa bàn nghiên cứu cho thấy việc chăn nuôi của hộ chỉ dựa vào sức lao động của thành viên trong hộ là chính. Đa số hộ chỉ có phụ nữ (là người vợ) vừa lo việc nội trợ vừa tham gia chăn nuôi, còn đại đa số hộ gia đình người chồng tham gia vào việc đồng án hay làm cán bộ, công
nhân viên chức nhà nước.
Kết quả điều tra cho thấy trung bình mỗi hộ có trung bình số lao động là 1,261. Trong đó nhiều nhất là 3 người và ít nhất là 1 người. Điều đó cho thấy chăn nuôi heo góp phần giải quyết một lực lượng lao động nhàn rỗi, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống của hộ nông dân trong tỉnh.
4.1.2.2 Cơ cấu nam, nữ và việc vay vốn của chủ hộ
Bảng 4.3: Cơ cấu nam, nữ chủ hộ
Giới tính chủ hộ Số người Tỷ trọng (%)
Nam 133 82,61
Nữ 28 17,39
Tổng 161 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Giới tính của chủ hộ là một đặc điểm không thể thiếu khi mô tả về hộ gia đình. Trong số 161 mẫu điều tra thì có 133 hộ gia đình có chủ hộ là nam tương đương tỷ lệ là 82,61% và 28 hộ gia đình có chủ hộ là nữ với tỷ lệ là 17,39%. Điều này cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu nam giới luôn là trụ cột, là người có ảnh hưởng đến quyết định trong gia đình.
Bảng 4.4: Giới tính chủ hộ và vay vốn Đơn vị tính: người Giới tính chủ hộ
Có vay hay không
Nữ Nam
Tổng
Không vay 15 43 58
Có vay 13 90 103
Tổng 28 133 161
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Cũng từ nguồn điều tra, trong tổng số 161 hộ được phỏng vấn thì 43 chủ hộ là nam (chiếm 32,33%) và 15 chủ hộ là nữ (chiếm 53,57%) không vay vốn, có 13 chủ hộ là nữ (chiếm 46,43%) có vay vốn, 90 chủ hộ là nam (chiếm 67,67%) có vay vốn. Theo thống kê ta thấy chủ hộ là nam sẽ có quyết định vay vốn, đầu tư sản xuất “mạnh dạn” hơn chủ hộ là nữ.
31 23 65 47 23 1 2 0 10 20 30 40 50 60 70 Số quan sát Mù chữ Tiểu học THCS THPT Trung cấp CĐ - ĐH
4.1.2.3 Trình độ học vấn, kinh nghiệm và tuổi của chủ hộ
Bảng 4.5: Thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm và tuổi của chủ hộ Thông tin Đơn vị Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch Trình độ học vấn của chủ hộ Số lớp 5,342 0 Cao đẳng – Đại học 3,755 Kinh nghiệm chăn nuôi Năm 9,640 1 23 2,953
Tuổi của chủ hộ Năm 52,68 27 88 12,88
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đối với việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là 5,342 lớp, trình độ học vấn cao nhất là Cao đẳng – Đại học và thấp nhất là mù chữ. Tuy nhiên trình độ học vấn này không đồng đều nhau. Cụ thể trong 161 hộ phỏng vấn có 88 chủ hộ có trình độ học vấn chưa đến hết lớp 5, trong đó có 23 chủ hộ mù chữ. Số chủ hộ học trên lớp 5 là 73 người, có 11 chủ hộ học hết lớp 12, 1 chủ hộ có trình độ trung cấp, 2 chủ hộ có trình độ cao đẳng - đại học. Điều này cho thấy trình độ dân trí của vùng còn thấp. Trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy nhiều chủ hộ lớn tuổi có trình độ học vấn rất thấp do ảnh hưởng của chiến tranh ngược lại trình độ học vấn cao thường là các chủ hộ nhỏ tuổi do có điều kiện học tập. Trình độ học vấn thấp là một trở ngại đáng kể trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những hiểu biết về chính sách, pháp luật Nhà nước. Nhu cầu tín dụng từ nguồn chính thức cũng vậy, phải có cách nhìn đúng đắn và nghiêm túc về nó thì mới thật sự mang lại hiệu quả, cải thiện đời sống.
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
32
Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm là một yếu tố rất quan trọng. Những nông dân nhiều kinh nghiệm sẽ dễ dàng khắc phục khó khăn, có nhiều kinh nghiệm trong thú y, biện pháp phòng bệnh tốt hơn góp phần hạn chế được tổn thất. Ở Hậu Giang, nghề chăn nuôi heo đã có từ rất lâu đời, là nguồn thu nhập chính cho nông dân sau trồng lúa, làm vườn. Khảo sát cho thấy, nhiều hộ có kinh nghiệm chăn nuôi heo rất lâu đến 23 năm chủ yếu là các chủ hộ lớn tuổi, các chủ hộ nhỏ tuổi hơn thì kinh nghiệm nuôi ít hơn, có hộ chỉ mới nuôi được 1 năm. Tuy nhiên, với số năm kinh nghiệm trung bình khoảng 9,640 năm, các hộ chăn nuôi heo nhìn chung đã có đủ kinh nghiệm xử lý được những tình huống xấu xảy ra đối với chuồng nuôi của mình.
Tuổi trung bình của chủ hộ trong 161 quan sát bằng 52,68 tuổi. Chủ hộ theo tuổi này thường là cha mẹ trong gia đình và là lực lượng sản xuất chính mang lại thu nhập. Đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm cao trong hoạt động chăn nuôi heo cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp hộ chăn nuôi heo rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiệm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của gia đình mình.
4.1.2.4 Mối quan hệ xã hội của chủ hộ Bảng 4.6: Mối quan hệ xã hội của chủ hộ
Có Không
Thông tin
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Làm việc ở Ngân hàng hay
quỹ tín dụng
19 11,80 142 88,20
Làm việc tại các tổ chức xã hội ở địa phương
30 18,63 131 81,37
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Qua số liệu điều tra, phần lớn người dân trên địa bàn nghiên cứu không có mối quen biết với các TCTD và những người làm trong các tổ chức xã hội ở địa phương, có 19 hộ có người thân hay bạn bè làm việc trong các TCTD chiếm 11,80% và làm việc tại các tổ chức xã hội ở địa phương chiếm 18,63% tương ứng với 30 hộ. Trong cuộc sống ngày nay, mối quan hệ xã hội rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta làm việc dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc có người thân hay bạn bè làm việc trong các TCTD hay cơ quan nhà nước chỉ giúp hộ nắm bắt thông tin nhanh chóng, làm hồ sơ vay vốn nhanh hơn chứ không ảnh hưởng lớn đến khả năng được xem xét cho vay vốn vì việc vay vốn phụ thuộc nhiều vào tài sản đảm bảo, thu nhập, uy tín của chủ hộ.
33
4.1.2.5 Áp dụng tiến bộ kỹ thuật
Bảng 4.7: Thông tin về áp dụng tiến bộ kỹ thuật của chủ hộ
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Số hộ Tỷ trọng (%)
Có 52 32,30
Không 109 67,7
Tổng 161 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Thực tế, việc tham gia tập huấn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật (AD TBKT) sẽ giúp bà con sản xuất có hiệu quả cao hơn so với chỉ áp dụng những kinh nghiệm tích lũy được. Việc kết hợp giữa kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật chắc chắn sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho hộ chăn nuôi heo. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ chăn nuôi tự tin vào kinh nghiệm của mình mà không chịu học