Nhằm xác định xem mô hình đã đủ các biến độc lập hay chưa và biến phụ thuộc (KHANANGVAY) có biến thiên tuyến tính với các biến độc lập không, ta kiểm định sự sai lệch trong việc xác định mô hình. Kết quả cho giá trị P-value của _hat là 0,000, có ý nghĩa thống kê nên mô hình không bị xác định sai. Kết quả P-value của _hatsq là 0,702, không có ý nghĩa thống kê nên mô hình không bỏ sót biến có ảnh hưởng đến kết quả mô hình.
4.2.1.3 Kiểm định tính chính xác của mô hình
Ta có, hệ số xác định R2 = 24,11% cho biết 24,11% sự biến động của khả năng tiếp cận tín dụng chính thức được giải thích bởi các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mô hình. Tuy nhiên hệ số R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, vì vậy ta cần xem xét mức độ giải thích chính xác của mô hình thay cho giá trị R2 khi nhận xét về sự phù hợp của mô hình. Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 74,53% được trình bày trong bảng 4.17 và cụ thể trong phần phụ lục. Cho thấy giá trị ước lượng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mô hình là 74,53%.
4.2.1.4 Kiểm định tự tương quan
Kiểm định đa cộng tuyến nhằm xem xét có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa một số hoặc tất cả các biến giải thích trong mô hình hồi quy hay không. Theo kết quả đã kiểm định đa cộng tuyến được trình bày trong phần phụ lục, hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8 do đó mô hình trên không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.2 Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình mô hình
4.2.2.1 Học vấn của chủ hộ
Học vấn của chủ hộ (HOCVAN) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ. Việc AD TBKT vào chăn nuôi heo đối với chủ hộ có học vấn cao sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Chủ hộ có học vấn cao sẽ sử dụng vốn vay hiệu quả từ đó đảm bảo nguồn chi trả cho tín dụng chính thức, tăng uy tín với tổ chức tín dụng. Kết quả ước lượng cho thấy hệ số của biến HOCVAN có ý nghĩa ở mức 1% và có mối tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Có nghĩa rằng học vấn càng cao sẽ giúp chủ hộ dễ dàng làm thủ tục vay vốn cũng như quá trình xin vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ. Điều này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu trước đây của một số tác giả (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010, trang 10).
41
4.2.2.2 Địa vị của chủ hộ
Hệ số của biến địa vị xã hội (DIAVI) có ý nghĩa ở mức 5% và có dấu dương. Kết quả này cho thấy địa vị xã hội là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức hộ chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010, trang 174) chỉ ra rằng: “Những chủ hộ có địa vị xã hội có khả năng vay vốn tín dụng chính thức dễ hơn so với các chủ hộ khác không có địa vị xã hội. Đơn giản vì họ là người có điều kiện nắm bắt thông tin nhanh hơn, có uy tín xã hội và có nhiều chương trình tín dụng chính thức của nhà nước được thực hiện thông qua họ như là những người tham gia trực tiếp các chương trình đó”. Kết quả này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của (Phan Đình Khôi, 2012, trang 162).
4.2.2.3 Hội đoàn thể
Biến hội đoàn thể (HOIDOANTHE) có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo ở mức ý nghĩa 1% và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng vay vốn, đúng như kỳ vọng của mô hình lý thuyết. Những hộ có tham gia hội đoàn thể thường tiếp cận nguồn tín dụng chính thức dễ dàng hơn do họ được sự giúp đỡ và tin cậy của những người trong hội như cung cấp thông tin và khuyến khích vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Đa số các hộ có tham gia đều có vay vốn ở NH thông qua NH CSXH và NH NNo&PTNN. Kết quả chạy mô hình cho thấy nếu hộ có tham gia hội đoàn thể thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức tăng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011, trang 49) cũng kết luận rằng biến này tác động mạnh về mặt tích cực đối với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
4.2.2.4 Chi tiêu dùng
Hệ số của biến chi tiêu dùng (CHITIEUDUNG) có ý nghĩa ở mức 1% và có dấu âm, chứng tỏ biến chi tiêu dùng có ảnh hưởng nghịch chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo. Điều này ngụ ý rằng khi chi tiêu dùng của hộ tăng lên thì khả năng có được vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức sẽ giảm. Khi xem xét đối tượng để cho vay NH cũng xem xét về mức sinh hoạt của hộ vay như thế nào so với thu nhập mà họ có được để đảm bảo rằng con nợ là ít rủi ro và có khả năng trả nợ. Đây cũng là một chỉ tiêu mà NH quan tâm để quyết định có cho vay hay không. Đối với việc chi tiêu quá lớn mà khả năng tài chính của hộ không thể trang trải hết được thì xuất hiện nhu cầu vay mượn. Việc vay mượn từ bên ngoài với lãi suất cao vẫn được chấp nhận vì có thể giải quyết ngay nhu cầu vốn của hộ. Do đó, việc vay từ NH cho các trường hợp cho tiêu dùng như vậy ít được quan tâm.
42
4.2.2.5 Bằng đỏ
Hệ số góc của biến bằng đỏ (BANGDO) trong kết quả hồi quy có dấu dương trùng với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này cho thấy, trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức, các hộ chăn nuôi heo muốn vay được vốn cần phải có tài sản thế chấp. Do đó một trong những yếu tố đầu tiên để quyết định hộ có được cho vay hay không là phải xét xem hộ đó có đất canh tác có bằng khoán đỏ hay không. Nếu đất canh tác của hộ có bằng khoán đỏ thì được xem như hộ đó có khả năng tiếp cận đến nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức. Kết quả của mô hình hồi quy thể hiện cũng đã được ủng hộ bởi một số nghiên cứu của tác giả đi trước (Nguyễn Quốc Nghi, 2011, trang 49).
Kết quả phân tích cũng cho thấy, thành viên gia đình, khoảng cách và thu nhập là các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách từ gia đình hộ chăn nuôi tới TCTD gần nhất là do cơ sở hạ tầng, các đường giao thông liên xã đã được xây dựng, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, điều này cũng cho thấy sự quan tâm của chính quyền tỉnh Hậu Giang trong việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó hai nhân tố là thành viên gia đình và thu nhập không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức vì việc cho vay của NH thường chỉ xét đến vấn đề tài sản thế chấp mà bằng đỏ là yếu tố quyết định. Điều này còn có thể giải thích do khi xem xét cho vay, tổ chức cho vay không quan tâm đến sự tác động của các đặc điểm này.
43
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO
TẠI TỈNH HẬU GIANG 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Qua khảo sát từ kết quả điều tra về tín dụng hộ chăn nuôi, những tồn tại trong hoạt động tín dụng hộ chăn nuôi tại địa bàn tỉnh Hậu Giang đó là:
5.1.1 Từ phía chính quyền địa phương
Trong quá trình khảo sát trực tiếp tại địa bàn, tác giả nhận thấy công tác hội đoàn thể tại huyện Châu Thành A, Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy chưa thực sự mạnh. Đa số đáp viên tham gia phỏng vấn trả lời rằng họ không có thời gian để tham gia. Cũng như người dân không được cán bộ tuyên truyền để thấy rõ hết tầm quan trọng của hội đoàn thể.
Khi được phỏng vấn, đại đa số hộ chăn nuôi heo cho biết họ rất muốn áp dụng tiến bộ kỹ thuật như xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày nhưng không đủ vốn để xây hầm. Ngoài ra, trong năm 2014, tỉnh sẽ nhân rộng mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học để giảm chi phí điện nước, tránh ô nhiễm môi trường, giảm nguy cơ dịch bệnh, tăng hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên điều này đòi hỏi phải có vốn đầu tư cũng như hỗ trợ của các ban ngành địa phương.
5.1.2 Từ phía ngân hàng
Các nhân viên ngân hàng rất ít kiểm tra tình hình sử dụng vốn xem đúng mục đích không, tư vấn việc sử dụng vốn sao cho hợp lý, tránh dùng vốn vào việc tiêu dùng dẫn đến đầu tư không hiệu quả mất khả năng thanh toán nợ.
Lượng vốn vay từ hai NH có lãi suất thấp là NH CSXH và NH NNO&PTNT còn hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu trang trải chi phí cho những hộ đã vay. Vì thế có xu hướng hộ chăn nuôi thay vì tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp thì đi vay các tổ chức phi chính thức với lãi suất cao. Điều này dẫn đến tình trạng thua lỗ, họ không thể thoát khỏi vòng lẩn quẩn của nợ.
Kết quả thống kê cho thấy các TCTD còn yếu kém trong việc cung cấp thông tin vay vốn cho hộ chăn nuôi, chưa phát huy hết khả năng của mình trong việc tiếp cận hộ chăn nuôi, đưa tín dụng đến gần với người dân hơn. Mặt khác, kênh cung cấp thông tin từ tivi, báo đài cũng chưa được quan tâm đúng mức trong khi đây là kênh trực tiếp, người dân dễ tiếp cận và đáng tin cậy.
44
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy những hộ có địa vị xã hội trong ấp, xã sẽ tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Điều đó cho thấy NH thường ưu tiên các chủ hộ có địa vị xã hội khi xem xét cho vay hơn những chủ hộ là dân thường vì cho rằng họ có uy tín ở địa phương.
5.1.3 Từ phía hộ chăn nuôi heo
Do trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế, vẫn còn tình trạng mù chữ nên dẫn đến một số hộ thiếu hiểu biết và còn mang tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng. Vì vậy một số hộ chăn nuôi có nhu cần vốn sản xuất nhưng không dám tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để nâng cao hoạt động chăn nuôi của mình. Từ kết quả hồi quy cũng cho thấy trình độ học vấn cũng ảnh hưởng rất lớn đối với việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức cũng như khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần cải thiện đời sống gia đình.
Đa phần đáp viên trả lời không cần tư vấn và hỗ trợ sử dụng vốn của các tổ chức cho vay. Có nhiều hộ tin vào kinh nghiệm và khả năng quản lí vốn vay của chính mình. Nhiều hộ làm ăn thua lỗ do không biết quản lý nguồn vốn hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn tới khả năng không trả được nợ.
Nhiều hộ có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm thường chủ quan, không đi tập huấn, dự các hội thảo về chăn nuôi heo. Do đó không nắm bắt được tình hình dịch bệnh diễn biến thất thường cũng như không có biện pháp phòng ngừa kiệp thời, nhiều hộ có khi “trắng tay” vì dịch bệnh. Bên cạnh đó, đa phần người dân phớt lờ khâu tiêm phòng, dấu dịch bệnh hoặc khai khống số heo đang có với cán bộ thú y vì sợ phải chi tiền mua vắc xin hay sợ bị thiêu hủy. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI TỈNH HẬU GIANG
5.2.1 Giải pháp từ chính quyền địa phương
Từ kết quả khảo sát cho thấy hội đoàn thể có tác động tích cực đến việc hộ chăn nuôi heo có được vay vốn hay không nên địa phương cần hỗ trợ để thành lập các hội đoàn thể. Các hội đoàn thể này dưới sự bảo lãnh của chính quyền địa phương sẽ tổ chức những buổi họp mặt hàng tháng để các hộ dân có thể trao đổi về kinh nghiệm sản xuất cũng như về đầu ra cho sản phẩm nông sản và những thông tin về cơ hội vay vốn với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó, để khuyến khích hộ tham gia, các hội đoàn thể cần phối hợp với NH CSXH và NH NNO&PTNT để hướng dẫn hộ nông dân những thủ tục cần thiết khi có nhu cầu vay. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân thấy rõ được lợi ích từ việc tham gia hội đoàn thể.
45
Chính quyền cần giúp đỡ hộ chăn nuôi trong việc xác nhận hồ sơ vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất mới tiến bộ như nuôi heo bằng đệm lót sinh học, mô hình kết hợp VAC và biogas. Góp phần tiết kiệm năng lượng điện, nước cũng như giữ vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn. Qua đó giúp hộ chăn nuôi heo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống của hộ, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi heo phát triển đúng tiềm năng của nó, ổn định, phát triển kinh tế địa phương.
Cũng qua nghiên cứu cho thấy học vấn của chủ hộ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nên địa phương cần quan tâm đến trình độ học vấn của hộ dân. Cụ thể, địa phương cần tạo điều kiện cho các hộ có trình độ thấp học bổ túc văn hóa, có thể tổ chức các lớp học bổ túc miễn phí để khuyến khích các hộ tham gia. Qua việc nâng cao học vấn sẽ giúp các hộ dân có cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình sản xuất, nắm bắt cơ hội sản xuất, cơ hội vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm và ổn định cuộc sống.
5.2.2 Giải pháp từ ngân hàng
Hiện nay, thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn vẫn chưa được các NH chú trọng đúng mức. Đây là thị trường nhiều tiềm năng cho các NH do nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày một tăng. Do vậy các NH cần tạo điều kiện thuận lợi cho hộ chăn nuôi heo tiếp cận tín dụng.
Ngân hàng cần đôn đốc nhân viên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của hộ vay vốn xem đúng mục đích chưa để tránh sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất không hiện quả xuất hiện nợ khó đòi gây khó khăn cho cả hộ vay vốn và NH.
Cụ thể, ngân hàng cần phối hợp với các hội đoàn thể tăng cường cung cấp thông tin về sản phẩm tín dụng cũng như các thủ tục cần thiết để vay vốn. Để làm tốt điều này nhân viên NH cần phải hòa nhã, lắng nghe những thắc mắc và giải đáp tận tình để hộ có nhu cầu vay không còn tâm lý e ngại khi muốn giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, các chủ hộ thường có trình độ học vấn thấp nên NH cần đơn giản thủ tục vay vốn nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
Theo kết quả nghiên cứu còn cho thấy việc tiếp cận vốn vay và lượng vốn vay của hộ còn phụ thuộc nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bằng đỏ) của hộ. Việc cho vay chỉ dựa vào thế chấp bằng đỏ sẽ làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng của hộ cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn trang trải chi phí chăn nuôi của hộ. Bởi những hộ có ít đất hoặc không có đất (tài sản thế chấp) nên không thể vay hoặc chỉ vay được lượng vốn rất ít mặc dù họ rất cần