Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh hậu giang (Trang 28)

2.3.2.1 Phân tích định tính

Dùng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tại tỉnh Hậu Giang.

2.3.2.2 Phân tích định lượng a) Phân tích thống kê mô tả

Mô tả và phân tích một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo và trình bày khái quát về thị trường tín dụng nông thôn tỉnh Hậu Giang, bên cạnh đó bài viết còn sử dụng bảng và hình để mô tả lại kết quả thống kê.

b) Phương pháp so sánh

Đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động của các số liệu kinh tế xã hội.

* So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động của các số liệu kinh tế xã hội.

0 0 1 1 2  100  T T T T (2.2) Trong đó:

- T1: số liệu năm trước - T2: số liệu năm sau

16

* So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biếu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

c) Đề xuất mô hình phân tích

* Mô hình lý thuyết

Mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ có nhu cầu vay hay không. Ta có mô hình Probit tổng quát sau:

i ij k j j i X u Y     1 *   (2.3) Trong đó:

Yi: biến phụ thuộc, thể hiện hộ chăn nuôi heo có đi vay từ nguồn tín dụng chính thức hay không.

Xij: là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo.

* Mô hình thực nghiệm

Dựa vào lập luận trong phần cơ sở lý luận về tín dụng nông thôn và kết hợp với khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra các đặc trưng quan trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Hậu Giang.

Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tài chính chính thức của hộ chăn nuôi heo.

KHANANGVAYi *

= 0 + 1HOCVANi + 2THANHVIENGDi + 3DIAVIi + 4HOIDOANTHEi + 5KHOANGCACHi + 6CHITIEUDUNGi + 7BANGDOi + 8THUNHAPi + Ui

Trong mô hình trên, KHANANGVAY là biến phụ thuộc thể hiện hộ chăn nuôi heo có tiếp cận được tín dụng chính thức hay không.

Ui là phần sai số của mô hình.

0: là hộ chăn nuôi heo không có vay; nếu Yi* 0

Yi =

17

Bảng 2.1: Tổng hợp biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit

Biến số Diễn giải Kỳ vọng

HOCVAN Trình độ học vấn của chủ hộ, biến này nhận giá trị là số lớp của chủ hộ.

+ THANHVIENGD Số người sống chung trong một hộ,

không tính người làm thuê (người).

- DIAVI Địa vị xã hội, là biến giả, nhận giá trị là

1 nếu chủ hộ vừa làm cán bộ vừa chăn nuôi heo, nhận giá trị là 0 nếu chỉ chăn nuôi heo.

+

HOIDOANTHE Tham gia hội đoàn thể, là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia hội đoàn thể địa phương và nhận giá trị 0 nếu không tham gia.

+

KHOANGCACH Khoảng cách từ hộ gia đình đến tổ chức tín dụng gần nhất (km).

- CHITIEUDUNG Chi tiêu dùng trung bình của hộ gia đình

trong một năm (triệu đồng).

- BANGDO Diện tích đất thuộc quyền sở hữu của

chủ hộ có bằng khoán đỏ. Đất thuộc quyền sở hữu trong bài này bao gồm đất trồng lúa, đất vườn và diện tích ao nuôi cá (m2).

+

THUNHAP Tổng thu nhập của hộ là tổng số tiền thu được hàng năm của hộ (triệu đồng).

+

Ghi chú: dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận và dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc

* Giải thích các biến trong mô hình

HOCVAN: Chủ hộ có trình độ giáo dục cao sẽ dễ dàng tiếp cận với khoa học – kỹ thuật, biết hạch toán hoạt động kinh doanh, quản lí nguồn tiền vay để sản xuất đạt hiệu quả hơn các hộ còn lại. Đồng thời, trình độ học vấn cao cũng sẽ giúp các chủ hộ dễ nắm bắt và thỏa mãn yêu cầu của TCTD nên việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn.

THANHVIENGD: Số thành viên trong hộ càng đông thì chi tiêu của hộ càng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn của hộ cũng cao. Tuy nhiên, những hộ có đông thành viên cuộc sống thường khó khăn hơn những hộ có ít thành viên, do đó tuy họ có nhu cầu vay vốn nhưng do cuộc sống khó khăn nên họ có thể khó có khả năng tiếp cận được với nguồn tín dụng.

18

DIAVI: Nếu chủ hộ là cán bộ trong cơ quan nhà nước sẽ có nguồn thông tin về tình hình vay vốn ở các tổ chức tài chính chính thức nhanh hơn so với những hộ khác và quá trình xét duyệt hồ sơ để xin vay vốn đối với các hộ này cũng dễ dàng hơn. Mặc khác, cán bộ có khả năng trả nợ tốt hơn nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ lương và nhằm giữ uy tín để tiếp tục công việc.

HOIDOANTHE: Những hộ có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh thường được sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc cung cấp nguồn tín dụng chính thức từ hội cũng như từ phía ngân hàng. Các thành viên trong hội thường chia sẽ nhau kinh nghiệm sản xuất cũng như hỗ trợ vốn để sản xuất thông qua nguồn cung từ các thành viên trong hội đóng góp hoặc từ phía các NH thường là NH CSXH và ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NH NNo&PTNT).

KHOANGCACH: Khoảng cách càng xa sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ.

CHITIEUDUNG: Chi cho tiêu dùng mang ý nghĩa là khi chi tiêu dùng của hộ tăng thì khả năng có được vay từ các tổ chức tài chính chính thức sẽ giảm. Xét theo nguồn cung, khi xem xét đối tượng để cho vay TCTD cũng xem xét về mức sinh hoạt của hộ vay như thế nào so với thu nhập mà họ có được để đảm bảo rằng con nợ là ít rủi ro và có khả năng trả nợ.

BANGDO: Chủ hộ muốn vay vốn từ nguồn chính thức trong trường hợp có tài sản thế chấp thì diện tích đất có bằng khoán đỏ được xem như là yếu tố tiên quyết để ngân hàng làm căn cứ quyết định xem có nên cho vay hay không.

THUNHAP: Thu nhập hiện tại của hộ được xem là căn cứ quan trọng của các tổ chức tài chính chính thức trong việc quyết định cho hộ chăn nuôi vay hay không. Thu nhập của hộ bao gồm các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu như lương hay công việc theo mùa. Tuy nhiên thu nhập mang tính chất thường xuyên của nông hộ xem xét như là cơ sở tài chính của hộ trong việc trả nợ vay.

19

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long. - Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ.

- Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.

- Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long. - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Thành phố Vị Thanh cách thành phố Cần Thơ khoảng 60 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn... Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ - trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang, mà trực tiếp là các địa phương nằm giáp thành phố.

Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên trong lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải nổ lực hết sức trong việc khai thác nội lực để phát triển.

3.1.1.2 Địa hình – Khí hậu a) Địa hình

Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 – 0,5 mét so với mực nước biển.

Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Việc đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các vùng có địa hình cao tương đối hàng mét. Sự chênh lệch về độ cao giữa các nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

20

b) Khí hậu

Hậu Giang có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Trong năm, Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai mùa gió: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ, khu vực phía Tây số ngày mưa nhiều hơn, lượng mưa lớn hơn và mùa khô không gay gắt như khu vực phía Đông. Độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 là 77%, độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

3.1.1.3 Thủy văn

Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km, không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất; mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực.

Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nước, bắt đầu từ tháng 7, kéo dài khoảng 2 - 3 tháng. Độ sâu và thời gian ngập nước tùy thuộc vào lượng nước mưa; độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch. Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng cường do lũ sông Hậu. Các vùng cao ven sông Hậu và những vùng phía Tây trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập ngắn. Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kém nên thời gian ngập lụt dài hơn.

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Xét về lý tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dưới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét. Do đó, khả năng chịu lực rất kém. Xét về hoá tính, đất Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn. Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao, nhất là SO42 - vượt quá sức chịu đựng của cây trồng, nên cần phải tháo chua rửa mặn trước khi canh tác.

* Về cơ bản, đất Hậu Giang có thể chia thành 4 nhóm chính sau đây: - Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể.

21

- Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng.

- Đất mặn diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào. Tỉnh phải xây dựng các hệ thống đê và cống đập để điều phối nước.

3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản

Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tương đối hạn chế: chỉ có đất sét, cát xây dựng, than bùn.

- Đất sét có chất lượng tốt có thể sản xuất gạch ngói và phân bố tập trung ở vùng ven sông Hậu, thuộc huyện Châu Thành với trữ lượng hàng triệu tấn.

- Cát tập trung trong lòng sông Hậu thuộc khu vực Cái Lân, huyện Châu Thành có thể khai thác cung cấp cho xây dựng.

- Than bùn có trữ lượng hàng triệu tấn, nằm ở độ sâu 0,5 - 1 m ở một số vùng thuộc Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp nhưng ít có giá trị về kinh tế.

3.1.2.3 Tiềm năng du lịch

Tỉnh Hậu Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Xu hướng của khách du lịch trong nước lẫn quốc tế là tìm về với thiên nhiên, với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút, chính vì lẽ đó Hậu Giang đang có nhiều dự án phát triển du lịch hướng vào xây dựng du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với khu vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi.

3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1 Tình hình kinh tế

Năm 2013 là năm tình hình kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến thất thường, tác động bất lợi đối với nền kinh tế mở như nền kinh tế Việt Nam. Đây là năm kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng, giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất. Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém

22

hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Thêm vào đó sản xuất nông nghiệp đầu ra bấp bênh, giá cả một số hàng nông sản giảm mạnh, đồng thời dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tục đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh. Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang năm 2013, kết quả đạt được là khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ và đạt kết quả cao so với kế hoạch, nổi bật là tổng vốn đầu tư toàn xã hội, xuất nhập khẩu, giá trị sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phòng chống tội phạm. Cụ thể, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh năm 2013 đạt 21.223.665 tỷ đồng (theo giá thực tế) tăng 16,05% so với năm 2012 là 18.287.847; trong đó chỉ có giá trị khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 6,69%, còn khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 18,40% và dịch vụ tăng trưởng đến 21,52%.

Bảng 3.1: Cơ cấu GDP tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013 Năm Giá trị tính theo giá

thực tế (triệu đồng) Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế (%)

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh hậu giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)