Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh hậu giang (Trang 34 - 38)

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang

3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Năm 2013 là năm tình hình kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến thất thường, tác động bất lợi đối với nền kinh tế mở như nền kinh tế Việt Nam.

Đây là năm kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng, giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất. Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém

22

hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Thêm vào đó sản xuất nông nghiệp đầu ra bấp bênh, giá cả một số hàng nông sản giảm mạnh, đồng thời dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tục đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh. Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang năm 2013, kết quả đạt được là khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ và đạt kết quả cao so với kế hoạch, nổi bật là tổng vốn đầu tư toàn xã hội, xuất nhập khẩu, giá trị sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phòng chống tội phạm. Cụ thể, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh năm 2013 đạt 21.223.665 tỷ đồng (theo giá thực tế) tăng 16,05% so với năm 2012 là 18.287.847; trong đó chỉ có giá trị khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 6,69%, còn khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 18,40% và dịch vụ tăng trưởng đến 21,52%.

Bảng 3.1: Cơ cấu GDP tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013 Năm Giá trị tính theo giá

thực tế (triệu đồng)

Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế (%)

Năm 2011 Khu vực I Khu vực II Khu vực III

15.116.397 4.797.001 4.733.733 5.585.663

100,00 31,73 31,32 36,95 Năm 2012

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

18.287.847 5.504.701 5.885.103 6.898.043

100,00 30,10 32,18 37,72 Năm 2013

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

21.223.665 5.873.215 6.967.981 8.382.469

100,00 27,67 32,83 39,50

Nguồn: Niên giám thống kê Hậu Giang năm 2013

Chú thích: Khu vực I là Nông, lâm và ngư nghiệp; khu vực II là Công nghiệp và xây dựng;

khu vực III Thương mại dịch vụ

Bảng 3.1 cho thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang đang dần chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm và ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ tuy nhiên sự chuyển dịch trên phần

23

lớn do giá cả hàng nông sản giảm mạnh trong năm và giá hàng hóa khu vực thương mại dịch vụ biến động mạnh.

Xét về giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá năm 1994 thì tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2013 đạt 357,4 tỷ đồng, giảm 1,73% so với cùng kỳ năm 2012;

tỷ trọng ngành trồng trọt đạt 3.537,5 tỷ đồng, tăng 2,41% so với cùng kỳ thể hiện vai trò của ngành trồng trọt trong việc phát huy tiềm năng thế mạnh để đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng làm lực kéo cho nền kinh tế. Tăng trưởng chủ yếu ở sản lượng cây trồng còn lại chăn nuôi chưa có điểm phát triển vượt bậc. Nguyên nhân do ngành chăn nuôi vẫn còn mang nặng phương thức sản xuất truyền thống manh mún, nhỏ lẻ, hình thức chăn nuôi này khó kiểm soát dịch bệnh, nhưng giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp đã gây ra tâm lý e ngại cho các hộ dân đầu tư phát triển sản xuất. Khu vực công nghiệp, xây dựng trong 12 tháng (theo giá so sánh 1994) đạt 6.118,7 tỷ đồng tăng 11,08%, phần lớn là đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, trong đó chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,9%. Phân theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, với 97,03%, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ với 2,97%. Dịch vụ tăng trưởng 7%, với những ngành có tỷ trọng cao như thương mại, khách sạn nhà hàng.

3.1.3.2 Văn hóa - xã hội a) Giáo dục

Hệ thống giáo dục tỉnh Hậu Giang bao gồm đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học. Tiêu biểu như trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), trường Đại học Võ Trường Toản, trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, trường trung cấp Luật Vị Thanh, trường trung cấp nghề Hậu Giang, trường cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa và các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non. Giáo dục mầm non hiện nay đã có các cơ sở ở tất cả các huyện thị, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh Hậu Giang có 256 trường học ở các cấp phổ thông.

b) Y tế

Tại Hậu Giang có 92 cơ sở y tế trong đó có 8 bệnh viện như Bệnh viện đa khoa Hậu Giang, bệnh viện Sản - Nhi Hậu Giang, bệnh viện Tâm thần tỉnh Hậu Giang, và nhiều cơ sở y tế tại các xã phuờng, thị trấn thuộc tỉnh Hậu Giang. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực, ngành y tế tỉnh Hậu Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân. Qua đó, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

24 c) Du lịch

Hậu Giang còn có các làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú, thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người. Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng được nhiều người ưa chuộng. Tỉnh có 15 di tích văn hoá lịch sử như Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, đền Bác Hồ, di tích Chiến thắng 75 Tiểu Đoàn, di tích Tầm Vu,… Đây là những thế mạnh để Hậu Giang phát triển dịch vụ du lịch.

3.1.3.3 Dân số

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động tỉnh Hậu Giang năm 2013

Tiêu chí Số lượng

(Người)

Tỷ trọng trong tổng dân số (%) 1. Dân số trung bình

Phân theo giới tính Nam

Nữ

Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị

Nông thôn

2. Dân số trong độ tuổi lao động

3. Lao động làm việc trong ngành kinh tế Nông lâm ngư nghiệp

Nông nghiệp, Lâm nghiệp Ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng Công nghiệp

Xây dựng

Thương nghiệp, Dịch vụ

777.844

391.145 386.699

187.640 590.204 511.331 431.339 287.935 282.562 5.373 46.387 28.553 17.834 97.017

100,00

50,29 49,71

24,12 75,88 65,74 55,45

37,02 36,33

0,69 5,96

3,67

2,29 12,47

Nguồn: Niên giám thống kê Hậu Giang năm 2013

Dân cư của tỉnh Hậu Giang sống bằng nghề nông khá cao, dân sống ở nông thôn chiếm 75,88% dân số của tỉnh, tỷ lệ dân cư sống ở thành thị là

25

24,12%. Diện tích đất nông nghiệp tính đến hết năm 2013 là 140.271 ha, chiếm 87,54% diện tích của tỉnh. Nguồn lao động dồi dào, cụ thể có 511.331 người đang trong độ tuổi lao động chiếm 65,74% trong tổng dân số. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ổn định đời sống của dân cư.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh hậu giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)