Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO
4.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mô hình Probit
Biến Hệ số () Hiệu ứng biên (dY/dX)
P-value
HOCVAN 0,120 0,04250 ***0,001
THANHVIENGD - 0,024 - 0,00847 0,703
DIAVI 0,839 0,25023 **0,024
HOIDOANTHE 0,672 0,23140 ***0,006
KHOANGCACH 0,004 0,00149 0,896
CHITIEUDUNG - 0,024 - 0,00838 ***0,000
THUNHAP - 0,001 - 0,00021 0,466
BANGDO 0,000 0,00001 **0,039
HẰNG SỐ 0,393 - 0,412
Số quan sát 161
Log likelihood - 79,849
Prob > chi2 0,0000
Pseudo R2 0,2411
Xác suất dự báo đúng 74,53%
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Ghi chú: **, *** lần lượt là ý nghĩa thống kê ở mức 5%, 1%
Kết quả phân tích cho thấy, có 5 trong tổng số 8 biến đưa vào mô hình có ý nghĩa trong đó biến học vấn, hội đoàn thể và chi tiêu dùng có ý nghĩa ở mức 1%, biến địa vị xã hội và bằng đỏ có ý nghĩa ở mức 5%, còn lại các biến thành viên gia đình, khoảng cách và thu nhập không có ý nghĩa thống kê.
4.2.1 Các kiểm định cần thiết
4.2.1.1 Kiểm định ý nghĩa của mô hình
Trong mô hình trên, P-value = 0,000 cho thấy mô hình trên có ý nghĩa ở mức 1%, nghĩa là hệ số của các biến giải thích có thể được sử dụng để giải thích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi.
40
4.2.1.2 Kiểm định sự sai lệch trong việc xác định mô hình
Nhằm xác định xem mô hình đã đủ các biến độc lập hay chưa và biến phụ thuộc (KHANANGVAY) có biến thiên tuyến tính với các biến độc lập không, ta kiểm định sự sai lệch trong việc xác định mô hình. Kết quả cho giá trị P-value của _hat là 0,000, có ý nghĩa thống kê nên mô hình không bị xác định sai. Kết quả P-value của _hatsq là 0,702, không có ý nghĩa thống kê nên mô hình không bỏ sót biến có ảnh hưởng đến kết quả mô hình.
4.2.1.3 Kiểm định tính chính xác của mô hình
Ta có, hệ số xác định R2 = 24,11% cho biết 24,11% sự biến động của khả năng tiếp cận tín dụng chính thức được giải thích bởi các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mô hình. Tuy nhiên hệ số R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, vì vậy ta cần xem xét mức độ giải thích chính xác của mô hình thay cho giá trị R2 khi nhận xét về sự phù hợp của mô hình. Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 74,53% được trình bày trong bảng 4.17 và cụ thể trong phần phụ lục. Cho thấy giá trị ước lượng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mô hình là 74,53%.
4.2.1.4 Kiểm định tự tương quan
Kiểm định đa cộng tuyến nhằm xem xét có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa một số hoặc tất cả các biến giải thích trong mô hình hồi quy hay không. Theo kết quả đã kiểm định đa cộng tuyến được trình bày trong phần phụ lục, hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8 do đó mô hình trên không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.2 Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình
4.2.2.1 Học vấn của chủ hộ
Học vấn của chủ hộ (HOCVAN) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ. Việc AD TBKT vào chăn nuôi heo đối với chủ hộ có học vấn cao sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Chủ hộ có học vấn cao sẽ sử dụng vốn vay hiệu quả từ đó đảm bảo nguồn chi trả cho tín dụng chính thức, tăng uy tín với tổ chức tín dụng. Kết quả ước lượng cho thấy hệ số của biến HOCVAN có ý nghĩa ở mức 1% và có mối tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Có nghĩa rằng học vấn càng cao sẽ giúp chủ hộ dễ dàng làm thủ tục vay vốn cũng như quá trình xin vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ. Điều này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu trước đây của một số tác giả (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010, trang 10).
41 4.2.2.2 Địa vị của chủ hộ
Hệ số của biến địa vị xã hội (DIAVI) có ý nghĩa ở mức 5% và có dấu dương. Kết quả này cho thấy địa vị xã hội là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức hộ chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010, trang 174) chỉ ra rằng: “Những chủ hộ có địa vị xã hội có khả năng vay vốn tín dụng chính thức dễ hơn so với các chủ hộ khác không có địa vị xã hội. Đơn giản vì họ là người có điều kiện nắm bắt thông tin nhanh hơn, có uy tín xã hội và có nhiều chương trình tín dụng chính thức của nhà nước được thực hiện thông qua họ như là những người tham gia trực tiếp các chương trình đó”. Kết quả này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của (Phan Đình Khôi, 2012, trang 162).
4.2.2.3 Hội đoàn thể
Biến hội đoàn thể (HOIDOANTHE) có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo ở mức ý nghĩa 1% và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng vay vốn, đúng như kỳ vọng của mô hình lý thuyết.
Những hộ có tham gia hội đoàn thể thường tiếp cận nguồn tín dụng chính thức dễ dàng hơn do họ được sự giúp đỡ và tin cậy của những người trong hội như cung cấp thông tin và khuyến khích vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Đa số các hộ có tham gia đều có vay vốn ở NH thông qua NH CSXH và NH NNo&PTNN. Kết quả chạy mô hình cho thấy nếu hộ có tham gia hội đoàn thể thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức tăng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011, trang 49) cũng kết luận rằng biến này tác động mạnh về mặt tích cực đối với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
4.2.2.4 Chi tiêu dùng
Hệ số của biến chi tiêu dùng (CHITIEUDUNG) có ý nghĩa ở mức 1% và có dấu âm, chứng tỏ biến chi tiêu dùng có ảnh hưởng nghịch chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo. Điều này ngụ ý rằng khi chi tiêu dùng của hộ tăng lên thì khả năng có được vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức sẽ giảm. Khi xem xét đối tượng để cho vay NH cũng xem xét về mức sinh hoạt của hộ vay như thế nào so với thu nhập mà họ có được để đảm bảo rằng con nợ là ít rủi ro và có khả năng trả nợ. Đây cũng là một chỉ tiêu mà NH quan tâm để quyết định có cho vay hay không. Đối với việc chi tiêu quá lớn mà khả năng tài chính của hộ không thể trang trải hết được thì xuất hiện nhu cầu vay mượn. Việc vay mượn từ bên ngoài với lãi suất cao vẫn được chấp nhận vì có thể giải quyết ngay nhu cầu vốn của hộ. Do đó, việc vay từ NH cho các trường hợp cho tiêu dùng như vậy ít được quan tâm.
42 4.2.2.5 Bằng đỏ
Hệ số góc của biến bằng đỏ (BANGDO) trong kết quả hồi quy có dấu dương trùng với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này cho thấy, trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức, các hộ chăn nuôi heo muốn vay được vốn cần phải có tài sản thế chấp. Do đó một trong những yếu tố đầu tiên để quyết định hộ có được cho vay hay không là phải xét xem hộ đó có đất canh tác có bằng khoán đỏ hay không. Nếu đất canh tác của hộ có bằng khoán đỏ thì được xem như hộ đó có khả năng tiếp cận đến nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức. Kết quả của mô hình hồi quy thể hiện cũng đã được ủng hộ bởi một số nghiên cứu của tác giả đi trước (Nguyễn Quốc Nghi, 2011, trang 49).
Kết quả phân tích cũng cho thấy, thành viên gia đình, khoảng cách và thu nhập là các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách từ gia đình hộ chăn nuôi tới TCTD gần nhất là do cơ sở hạ tầng, các đường giao thông liên xã đã được xây dựng, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, điều này cũng cho thấy sự quan tâm của chính quyền tỉnh Hậu Giang trong việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó hai nhân tố là thành viên gia đình và thu nhập không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức vì việc cho vay của NH thường chỉ xét đến vấn đề tài sản thế chấp mà bằng đỏ là yếu tố quyết định. Điều này còn có thể giải thích do khi xem xét cho vay, tổ chức cho vay không quan tâm đến sự tác động của các đặc điểm này.
43
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO