Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
0,99 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
NGUYỄN VÕ HÀ THU
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 8 -2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
NGUYỄN VÕ HÀ THU
MSSV: 4104636
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH
Tháng 8 -2013
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp ”Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ” tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả Thầy Cô khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh - những người đã trang bị cho tôi những kiến
thức quý báu, làm nền tảng để thực hiện luận văn này. Đặc biệt, xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Khương Ninh, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và cho tôi những lời góp ý quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn các cô, chú trong địa bàn huyện Phong Điền
đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, ủng hộ động viên tinh thần trong suốt quá trình học tập và trong thời
gian thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy, Cô dồi dào sức khoẻ và luôn
thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Võ Hà Thu
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Võ Hà Thu
ii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian...................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4
2.1.1 Khái quát về nông hộ ......................................................................... 4
2.1.2 Khái quát về tín dụng......................................................................... 5
2.1.3 Lược khảo tài liệu .............................................................................. 6
2.1.4 Cơ sở lý thuyết về hạn chế tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hạn
chế tín dụng................................................................................................... 7
2.1.5 Mô hình nghiên cứu......................................................................... 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 12
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................ 12
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu........................................................... 12
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 13
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THÔNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................ 14
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN ............................................ 14
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 14
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội................................................................. 16
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở HUYỆN PHONG
ĐIỀN. ......................................................................................................... 21
3.2.1Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở huyện Phong Điền.. 21
3.2.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng bán chính thức và phi chính thức ở
huyện Phong Điền...........................................................................................21
iii
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN..................... 23
4.1 NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ .................................. 23
4.1.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ........................................................ 23
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................ 23
4.1.3 Địa vị xã hội của chủ hộ .................................................................. 24
4.1.4 Tình hình đất nông nghiệp ............................................................... 24
4.1.5 Giá trị tài sản lâu bền của nông hộ ................................................... 25
4.1.6 Thu nhập của nông hộ...................................................................... 26
4.1.7 Một số thông tin khác về nông hộ trong mẫu khảo sát...................... 27
4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ ......... 29
4.2.1 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất........... 29
4.2.2 Ảnh hưởng của các thông tin được hỗ trợ đến kết quả sản xuất........ 30
4.2.3 Những rủi ro mà nông hộ thường gặp trong sản xuất ....................... 30
4.3 THỰC TRẠNG VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
HUYỆN PHONG ĐIỀN.............................................................................. 31
4.3.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ sản xuất ....................................... 31
4.3.2 Thực trạng vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ
sản xuất ....................................................................................................... 34
4.3.3 Nguồn thông tin tín dụng của nông hộ huyện Phong Điền............... 37
4.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY ...................................................... 41
4.4.1 Kết quả ước lượng các nhân tố hạn chế tín dụng chính thức............ 41
4.4.2 Phân tích kết quả giữa kiểm định thực tế với kỳ vọng về dấu các biến
trong mô hình .............................................................................................. 43
4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ................................................................................................... 44
4.5.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có ý nghĩa trong mô hình........... 44
4.5.2 Các biến không có ý nghĩa trong mô hình ....................................... 45
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG HẠN CHẾ TÍN
DỤNG VÀ TĂNG CƯỜNG VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CHO
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ..........46
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... ..46
5.2 GIẢI PHÁP ........................................................................................... 47
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 51
iv
6.1 KẾT LUẬN........................................................................................... 51
6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 54
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................ 55
PHỤ LỤC 2.....................................................................................................57
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến độc lập, ý nghĩa và kỳ vọng về dấu của các hệ số
tương quan trong mô hình ........................................................................... 12
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2011 ............. 15
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt của huyện Phong Điền
giai đoạn 2009-2011 .................................................................................................... 17
Bảng 4.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ .................................................... 23
Bảng 4.2 Trình độ học vấn chủ hộ ............................................................... 23
Bảng 4.3 Thống kê địa vị xã hội của chủ hộ ................................................ 24
Bảng 4.4 Giá trị đất nông nghiệp của nông hộ năm 2011-2012.................... 25
Bảng 4.5 Giá trị tài sản lâu bền của nông hộ................................................ 25
Bảng 4.6 Thu nhập bình quân đầu người của nông hộ ................................. 26
Bảng 4.7 Tình hình chi tiêu thu nhập của nông hộ ....................................... 27
Bảng 4.8 Một số thông tin cơ bản khác về nông hộ ..................................... 28
Bảng 4.9 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất........ 29
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của những thông tin được hỗ trợ đến kết quả sản xuất30
Bảng 4.11 Thống kê những rủi ro mà nông hộ thường gặp trong sản xuất ... 31
Bảng 4.12 Thực trạng vay vốn của nông hộ ở huyện Phong Điền ................ 32
Bảng 4.13 Thị phần vay vốn của nông hộ huyện Phong Điền ...................... 32
Bảng 4.14 Số lần vay vốn trung bình đến cuối năm 2012 ............................ 33
Bảng 4.15 Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ ............................... 34
Bảng 4.16 Số lần sai hẹn trả nợ tín dụng chính thức của nông hộ ................ 34
Bảng 4.17 Số tiền vay từ các tổ chức tín dụng chính thức............................ 35
Bảng 4.18 Mục đích vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức năm 2012 ....... 36
Bảng 4.19 Nguyên nhân nông hộ muốn vay nhưng không được vay tín dụng
chính thức ................................................................................................... 36
Bảng 4.20 Những nguồn thông tin vay vốn mà nông hộ được cung cấp....... 37
Bảng 4.21 Nguồn vốn vay ưu tiên của nông hộ ........................................... 38
Bảng 4.22 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay tín dụng chính thức ..................... 39
Bảng 4.23 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay phi chính thức ............................. 41
Bảng 4.24 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ hạn chế tín dụng đối với nông hộ .................................................... 42
Bảng 4.25 So sánh dấu của các biến trong mô hình hồi quy......................... 43
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Phong Điền-Thành phố Cần Thơ ......... 14
Hình 3.2 Hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động ở nông thôn huyện
Phong Điền ................................................................................................. 22
vii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát
triển thành một nền kinh tế thị trường hiện đại, tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp - thị trường, hệ thống kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ nhưng
nông nghiệp vẫn luôn được xác định là giữ vai trò quan trọng đến nền kinh tế
đất nước, đảm bảo an ninh cho nhu cầu lương thực quốc gia và đời sống của
khoảng 70% dân số là nông dân trong nước. Nhà nước ta luôn rất quan tâm
những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là đời sống
của người nông dân. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới nhằm giảm khoảng cách khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Nhiều
chính sách khuyến khích sản xuất được áp dụng trong nông thôn, những ưu
đãi về thuế nông nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân như Nghị
định số 14/1993/NĐ-CP ngày 2/3/1993 về cho vay đến hộ nông dân để phát
triển sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp và kinh tế nông thôn và Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, ... Nhờ đó, hoạt động nông nghiệp - nông thôn gần
đây đã có những bước phát triển đáng kể. Tính đến 31/12/2011, dư nợ cho
vay nông nghiệp, nông thôn ước đạt 477,492 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tới
25,26% so với năm trước, chiếm 20% tỷ trọng so với cho vay nền kinh tế(1).
Mặc dù, tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp đang có xu hướng tăng nhưng nhìn
chung tỷ lệ này vẫn còn thấp so với mức tín dụng chung của cả nền kinh tế,
chưa đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu phát triển của khu vực này. Nhiều
người dân nông thôn vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống
tín dụng chính thức, do đó họ phải lệ thuộc vào mạng lưới tín dụng phi chính
thức để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hằng ngày cũng như nhu cầu vốn cho sản
xuất.
Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, với diện tích khoảng
119,48 km2. Trong đó, 84,6% diện tích đất tự nhiên là đất vườn và ruộng, do
đó huyện đã xác định phát triển nông nghiệp chất lượng cao là một nhiệm vụ
trọng tâm. Huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng
cách tăng cường những cây, con có giá trị kinh tế cao; phát triển các mô hình
luân canh hiệu quả như 2 lúa – 1 màu, lúa – cá. Mặc dù, trong thời gian qua
nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi Phong Điền đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ: toàn huyện có hơn 320 ha đất nông nghiệp và diện tích nuôi
trồng thủy sản ngày càng tăng, đạt 280 ha, nhưng do là một huyện mới được
thành lập vào ngày 2/1/2004 nên Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách
1
Nguyễn Minh Tiến (2012): Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn,
http://nongthonmoi.gov.vn/07/305/Uu-tien-tin-dung-cho-nong-nghiep-nong-thon.htm
1
thức trong quá trình phát triển nông nghiệp của huyện. Trong đó, thiếu vốn
đầu tư là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập của người dân nơi
đây còn thấp, nhiều hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với
các nguồn vốn tín dụng chính thức để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vì vậy,
vấn đề đặt ra là: các nông hộ đã sử dụng nguồn vốn đầu tư từ đâu? Mức độ
tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức của các nông hộ? Những yếu
tố nào hạn chế khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức của
hộ? Và những giải pháp nào giúp tăng cường nguồn vốn vay cho các hộ nông
dân tham gia đầu tư sản xuất - kinh doanh?
Trước những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài
”Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với
nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” nhằm tìm hiểu thực
trạng tiếp cận tín dụng chính thức và xác định các yếu tố hạn chế tín dụng của
các nông hộ trên địa bàn. Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp giúp các nông hộ
tiếp cận tín dụng chính thức dễ dàng hơn, tăng cường nguồn vốn vay cho các
hộ sản xuất góp phần cải thiện đời sống cho các hộ nông dân trong địa bàn
huyện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng
chính thức của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Từ kết quả
phân tích, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường vốn tín dụng chính
thức cho các nông hộ nhằm tạo điều cho các hộ có vốn sản xuất, tăng thu
nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung, đề tài tiến hành nghiên cứu các mục
tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của các
nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng
chính thức đối với nông hộ trên địa bàn.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức cũng như tăng cường vốn vay cho các nông hộ nhằm cung
cấp đủ vốn để phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, nâng cao đời sống của người
dân trên địa bàn, góp phần giảm sự chênh lệch giữa các vùng, khu vực.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ.
2
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức
của nông hộ huyện Phong Điền thông qua số liệu ở 2 năm 2011 và 2012.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các yếu tố làm hạn chế tín dụng chính thức của
nông hộ nên đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ
sản xuất nông nghiệp đang có nhu cầu vay vốn và đã vay vốn tín dụng chính
thức ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm
- Hộ gia đình là nơi tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ
hàng huyết thống, cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như
ăn, uống, ... Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp một số thành viên của hộ
không có họ hàng huyết thống, nhưng những trường hợp này rất ít xảy ra.
- Theo Frank Ellis (1988) định nghĩa ”Hộ nông dân hay nông hộ là các
hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của
mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm
trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục
bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo
cao”(2). Ở nước ta, nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: ”Nông hộ
là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông
thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra
nông thôn (2011) cho rằng: ” Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc
50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống
cây trồng, bảo vệ thực vật, ...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa
vào nông nghiệp”.
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả
và theo nhận thức cá nhân đề tài cho rằng :
- Hộ nông dân hay là nông hộ là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất
và nguồn thu nhập chủ yếu của họ là nông nghiệp. Ngoài các hoạt động nông
nghiệp, nông hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó
chỉ là các hoạt động phụ.
2.1.1.2 Phân loại
- Theo phương thức sản xuất
+ Nông hộ chuyên sản xuất trồng trọt.
+ Nông hộ chuyên sản xuất chăn nuôi.
+ Nông hộ sản xuất vừa trồng trọt kết hợp với chăn nuôi.
- Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ
+ Hộ giàu.
+ Hộ khá.
2
Lê Đình thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội
4
+ Hộ trung bình.
+ Hộ nghèo.
+ Hộ đói.
Sự phân biệt này dựa vào quy định chung của cả nước hoặc theo quy
định của từng địa phương’
2.1.1.3 Vai trò của kinh tế nông hộ
Mặc dù nền kinh tế đất nước đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành
với trọng tâm là công nghiệp, dịch vụ nhưng vai trò của nông nghiệp cũng
như giá trị và chất lượng sản xuất kinh tế của các nông hộ luôn giữ một vai trò
quan trọng hàng đầu. Ngày nay, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người
nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác sản xuất và những chính sách
hỗ trợ phát triển nông nghiệp của nhà nước thì sản xuất nông nghiệp của các
hộ nông dân có năng suất lao động ngày càng cao, tốc độ tăng trưởng tăng
hàng năm, vấn đề lương thực quốc gia được đảm bảo, góp phần nâng cao đời
sống của người dân. Điều này góp phần khẳng định vai trò của kinh tế nông
hộ trong công cuộc phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
2.1.2 Khái quát về tín dụng
2.1.2.1 Khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định.
2.1.2.2 Phân loại tín dụng
Tín dụng được phân loại theo nhiều phương thức khác nhau. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả phân loại tín dụng theo hình thức, gồm:
tín dụng chính thức, phi chính thức và bán chính thức.
- Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho
phép của nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám
sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu
sự quy định của Luật ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động
vốn, cho vay, … và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức
mới cung cấp được. Các tổ chức tài chính chính thức bao gồm các ngân hàng
thương mại, ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, các
chương trình trợ giúp của Chính phủ, ...
- Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự
quản lý của Nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều
nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người
thân, bạn bè, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi, … Lãi suất cho vay
và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người đi vay
quyết định. Trong đó, cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị
Nhà nước nghiêm cấm.
5
- Tín dụng bán chính thức: là hình thức tín dụng thông qua một tổ
chức hay đoàn thể nào đó như: Hội chữ Thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội nông dân,
Công đoàn, … hình thức này có tính tương trợ cao, lãi suất cho vay rất thấp
có khi bằng không, thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn.
2.1.2.3 Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn
Trong tiến trình phát triển nông thôn, tín dụng có những vai trò cơ bản
sau:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo định hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mang lại kinh tế cao trong sản xuất nông
nghiệp.
- Góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp, nông thôn.
- Cung cấp nhu cầu vốn sản xuất cho nông hộ, đảm bảo cho người dân
có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao
thu nhập và chất lượng đời sống của người nông dân, rút ngắn khoảng cách
giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
2.1.3 Lược khảo tài liệu
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tín dụng cho các
nông hộ đã được công bố. Để tìm hiểu thêm về đề tài này, tác giả nêu ra một
số nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của đề tài:
- Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2013) đã thực hiện đề tài ”Thực
trạng hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở An Giang”. Bài viết này nhằm
mục tiêu chính là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về mức độ
hạn chế tín dụng mà các nông hộ gặp phải, trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp
thu thập từ 513 nông hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng ở
An Giang. Kết quả phân tích qua mô hình tobit cho thấy những yếu tố ảnh
hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở địa bàn nghiên cứu là: số lần
vay tín dụng chính thức, số lần sai hẹn, giá trị đất nông nghiệp, khoảng cách
địa lý từ nơi ở của nông hộ đến tổ chức tín dụng, địa vị xã hội và trình độ học
vấn của chủ hộ. Từ kết quả phân tích đó, đề tài đã đề xuất một số biện pháp
nhằm tăng cường vốn tín dụng cho nông hộ, tạo điều kiện cho các hộ mạnh
dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập gia đình và cải thiện đời
sống.
- Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2010) đã thực hiện đề tài
”Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở
tỉnh Hậu Giang”. Mục tiêu chính của đề tài này là phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang trên
cơ sở bộ số liệu thu thập từ 436 nông hộ thông qua hình thức phỏng vấn trực
tiếp bằng bảng câu hỏi đã được chỉnh sữa nhiều lần cho phù hợp với thực tế.
Đề tài này sử dụng mô hình probit để phân tích tác động của các nhân tố được
chọn đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có
tương quan thuận với thu nhập sau khi vay, số thành viên tạo ra thu nhập
trong gia đình và tương quan nghịch với lãi suất đi vay. Ngoài ra, kết quả
6
nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng
trả nợ đúng hạn của hộ càng cao và những hộ vay vốn nhằm mục đích phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp thì khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn những hộ
vay vì những mục đích phi nông nghiệp.
- Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011) thực hiện đề tài
”Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại
thành Hà Nội, nghiên cứu điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện
Chương Mỹ”. Đề tài này tập trung phân tích thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng chính thức của hộ nông dân ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ
ngoại thành Hà Nội, và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng chính thức, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn. Bên cạnh
những thông tin thứ cấp đề tài này còn sử dụng các thông tin sơ cấp được thu
thập qua cuôc điều tra trực tiếp từ 60 hộ nông dân dựa trên bảng câu hỏi đã
chuẩn bị sẵn. Dựa vào những phương pháp thống kê kinh tế và các công cụ
chủ yếu của PRA như quan sát, họp nhóm, phỏng vấn cán bộ chủ chốt, ... đề
tài đã xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng chính thức của hộ bao gồm trình độ văn hóa của chủ hộ, điều
kiện kinh tế của hộ, giới tính chủ hộ, thủ tục vay, lãi suất cho vay, thời gian
vay vốn và lượng vốn vay của các tổ chức tín dụng chính thức. Ngoài ra, thái
độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ.
2.1.4 Cơ sở lý thuyết về hạn chế tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng
đến hạn chế tín dụng
Mặc dù luôn được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều chính sách phát
triển nhưng hệ thống tín dụng nông thôn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tỷ
trọng tín dụng của nền kinh tế (chiếm khoảng 20%). Thực trạng này là do các
tổ chức tín dụng chính thức thường cho rằng, các khách hàng vay vốn ở nông
thôn có rủi ro cao (tỉ lệ vỡ nợ cao) vì hoạt động nông nghiệp thường xảy ra
những rủi ro bất khả kháng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ như: mất mùa,
dịch bệnh, thị trường giá nông sản biến động, ... Bên cạnh đó, môi trường
kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ đúng hẹn của người
vay, ví dụ như lạm phát của nền kinh tế biến động sẽ làm cho công tác thẩm
định năng lực trả nợ của người vay bị sai lệch và điều này cũng sẽ làm tăng
rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Để kiểm soát tốt rủi ro các tổ chức tín dụng thường áp dụng những thủ
tục vay phức tạp, cơ chế cho vay phức tạp như yêu cầu thế chấp tài sản, đồng
thời có xu hướng gia tăng lãi suất để bù đắp rủi ro. Lãi suất gia tăng một mặt
sẽ giúp cho lợi nhuận gia tăng nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, lãi
suất tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng do ảnh hưởng của 2
hệ quả từ hiện tượng thông tin bất đối xứng là sự lựa chọn sai lầm của các tổ
chức tín dụng và động cơ lệch lạc của người đi vay.
Hiện tượng thông tin bất đối xứng giữa các tổ chức tín dụng với người
đi vay được hiểu là các tổ chức tín dụng không biết rõ người vay bằng chính
7
bản thân họ nên khó kiểm soát việc sử dụng tiền vay và sẽ gặp rủi ro khi cho
vay(3). Khi lãi suất gia tăng những dự án có mức sinh lời thấp nhưng rủi ro
thấp sẽ không có nhu cầu vay vốn vì mức sinh lời của dự án thấp nhưng phải
trả lãi cao điều này sẽ gây ra tâm lý cho người vay là không đảm bảo khả
năng hoàn trả nợ đúng hẹn nên chỉ còn lại những dự án có mức sinh lời cao
nhưng rủi ro cao chấp nhận vay vốn. Điều này sẽ làm cho tỷ lệ rủi ro của các
tổ chức tín dụng gia tăng vì chỉ chọn được những khách hàng có rủi ro cao và
hiện tượng này được gọi là sự lựa chọn sai lầm của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, khi lãi suất gia tăng cũng sẽ làm thay đổi sự lựa chọn dự
án đầu tư của người vay. Họ sẽ có xu hướng đầu tư vào những dự án có mức
sinh lời cao thay vì chọn những dự án có mức sinh lời thấp nhằm đảm bảo
mục tiêu lợi nhuận cũng như khả năng trả nợ cho các tổ chức tín dụng. Đó là
do, nếu như phải trả một lãi suất cao thì các dự án có mức sinh lời thấp
thường rơi vào tình trạng lỗ vốn, thẩm chí phá sản nhưng việc lựa chọn đầu tư
vào các dự án có mức sinh lời cao thì đồng nghĩa người vay cũng chấp nhận
mức rủi ro cao. Hiện tượng này được gọi là động cơ lệch lạc của người vay.
Hai hiện tượng sự lựa chọn sai lầm của các tổ chức tín dụng và động
cơ lệch lạc của người vay nêu trên đều làm tăng rủi ro và giảm lợi nhuận cho
các tổ chức tín dụng. Do đó khi tăng lãi suất các tổ chức tín dụng cần xem xét,
tính toán kỹ lưỡng để lợi nhuận đạt giá trị dương, nghĩa là phần lợi nhuận tăng
do tăng lãi suất phải lớn hơn phần lợi nhuận giảm do ảnh hưởng các hệ quả
của hiện tượng thông tin bất đối xứng được trình bày như trên. Bên cạnh đó,
việc gia tăng lãi suất của các tổ chức tín dụng cũng phải tuân thủ theo các quy
định của ngân hàng Nhà nước, nghĩa là lãi suất cho vay không được vượt quá
150% lãi suất cơ bản).
Để hạn chế những ảnh hưởng của hiện tượng thông tin bất đối xứng,
các tổ chức tín dụng đã ban hành cơ chế cho vay còn khá phức tạp và nghiêm
ngặt, đồng thời chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vốn vay hoặc từ chối hoàn toàn
đối với những đối tượng được đánh giá là có rủi ro cao, nhằm hạn chế rủi ro
và đảm bảo lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Đây được gọi là hạn chế tín dụng.
Theo Stiglitz và Weiss (1981), hạn chế tín dụng là hiện tượng trong số
những người xin vay, chỉ một số vay được toàn bộ, một số vay được một phần
nhu cầu và số còn lại bị từ chối hoàn toàn, mặc dù chấp nhận lãi suất cao hơn.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tổ chức tín dụng không hiểu rõ
mức độ rủi ro của người vay bằng chính bản thân của họ cho nên không thể
phân biệt giữa người vay rủi ro và người vay an toàn (thông tin bất đối xứng).
Nếu không phân biệt được, điều tự nhiên là các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu
mọi người vay trả lãi suất cao hơn để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra. Song,
việc tăng lãi suất như vậy có thể làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng
do sự chọn lựa sai lầm của chính các tổ chức tín dụng và động cơ lệch lạc của
người vay(4).
3
Lê Khương Ninh (2011), Giải pháp tín dụng phi chính thức ở nông thôn,
http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1484:gii-phap-hn-ch-tindng-phi-chinh-thc--nong-thon-&catid=43:ao-to&Itemid=90
4
Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, Tạp chí Ngân hàng số 15 (2013), trang 53-58.
8
Để đánh giá mức độ hạn chế tín dụng, các nhà nghiên cứu sử dụng tỷ
lệ giữa số tiền vay được trên số tiền xin vay. Tỷ lệ này gồm các giá trị như
sau: thứ nhất, nếu tỷ lệ này bằng 1, nghĩa là không có hạn chế tín dụng xảy ra,
người vay trong trường hợp này được đánh giá là an toàn và có khả năng trả
nợ tốt nên được các tổ chức tín dụng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn vay. Thứ
hai, tỷ lệ này nằm trong khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1, nghĩa là người vay bị
hạn chế tín dụng 1 phần có thể là do giá trị tài sản thế chấp không đủ lớn để
đảm bảo cho nhu cầu vốn vay. Trường hợp cuối cùng là tỷ lệ này bằng 0, khi
đó người vay sẽ bị hạn chế tín dụng hoàn toàn, nghĩa là người vay sẽ bị các tổ
chức tín dụng từ chối cấp tín dụng vì được đánh giá là có rủi ro không trả nợ
cao. Tóm lại, tỷ lệ này càng cao thì khả năng hạn chế tín dụng càng thấp,
người vay càng dễ dàng có được nguồn vốn vay theo như nhu cầu và ngược
lại.
Như phân tích ở trên, thông tin bất đối xứng sẽ gây ảnh hưởng đến hạn
chế tín dụng. Từ đó cho thấy, đối với những hộ mà các tổ chức tín dụng am
hiểu nhiều và tạo được lòng tin với các tổ chức tín dụng thì tỷ lệ vay vốn so
với nhu cầu sẽ cao hơn (có thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn vay). Sự am
hiểu của các tổ chức tín dụng về người vay được thể hiện qua độ dài mối quan
hệ tín dụng hay số lần vay. Thật vậy, khi số lần vay của khách hàng càng
nhiều thì tổ chức tín dụng sẽ có nhiều cơ hội để thu thập thông tin về khách
hàng một cách đầy đủ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thẩm định khả
năng trả nợ của khách hàng một cách chính xác hơn, là cơ sở để đưa ra những
quyết định cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhằm tối thiểu
hóa rủi ro cho tổ chức. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay sẽ càng cao đối với những
khách hàng được đánh giá là có nhiều uy tính đối với các tổ chức tín dụng và
điều này được thể hiện qua số lần sai hẹn trả nợ của khách hàng. Nếu khách
hàng vay có số lần sai hẹn càng nhiều thì sẽ càng hạn chế tín dụng (có thể sẽ
hạn chế hoàn toàn nhu cầu vốn vay). Như vậy, yếu tố số lần vay sẽ khích
thích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, còn ngược lại số lần sai hẹn sẽ
hạn chế tín dụng đối với người vay (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn,
2013).
Đối với các tổ chức tín dụng, việc hạn chế rủi ro và đảm bảo lợi nhuận
luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó, để thực hiện tốt công
tác quản trị rủi ro, các tổ chức tín dụng yêu cầu các hộ vay phải có tài sản thế
chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Giá trị tài sản thế chấp càng lớn thì tỷ lệ
vốn vay được càng cao. Ở nông thôn, thì đất nông nghiệp được xem là loại tài
sản có giá trị lớn và thường được các nông hộ sử dụng để thế chấp, do giá trị
tài sản đảm bảo rủi ro lớn thì sẽ dễ dàng được các tổ chức tín dụng đồng ý cho
vay. Bên cạnh đó, các hộ có giá trị đất nông nghiệp lớn sẽ tạo được lòng tin từ
các tổ chức tín dụng là số tiền xin vay sẽ phục vụ cho canh tác nông nghiệp,
tương lai sẽ tạo ra thu nhập và có khả năng thực hiện tốt công tác trả nợ. Vì
thế, các nông hộ có giá trị đất nông nghiệp càng lớn thì tỷ lệ vay vốn càng
cao. Ngoài ra, các nông hộ còn có thể sử dụng các loại tài sản có giá trị khác
để thế chấp cho các khoản vay của mình như: nhà ở, nhà xưởng, các loại máy
móc, thiết bị có giá trị lớn, ... (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013).
9
Mục đích vay của các hộ nông dân cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ vay. Đối với các hộ ở vùng nông thôn thì thu nhập chính của
họ là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên ngân hàng sẽ an tâm hơn khi cấp
tín dụng cho các hộ phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp so với các hộ
vay vì mục đích khác. Nguyên nhân là do khi sử dụng tiền vay đầu tư vào sản
xuất thì hộ sẽ tạo ra thu nhập trong tương lai và đảm bảo tốt nghĩa vụ trả nợ
của mình. Còn đối với những hộ vay tiền nhằm mục đích tiêu dùng, trả nợ, trị
bệnh, ... thì số tiền vay sẽ không được đầu tư sinh lời, do đó sẽ làm gia tăng
rủi ro nên các tổ chức tín dụng thường hạn chế tín dụng đối với những đối
tượng này.
Bên cạnh đó, đối với những hộ có thành viên hay bạn bè làm việc ở cơ
quan, nhà nước, đoàn thể hay các tổ chức tín dụng thì họ sẽ nâng cao uy tính
của mình hơn trong việc trả nợ. Đồng thời, mối quan hệ quen biết này sẽ giúp
cho các nông hộ cảm thấy dễ dàng hơn trong các thủ tục xin vay. Do đó, hộ sẽ
có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, cũng như tỷ lệ vay
vốn sẽ càng cao so với nhu cầu.
Khoảng cách giữa nơi ở của các nông hộ với các tổ chức tín dụng cũng
giữ một vai trò nhất định đến tỷ lệ vay vốn. Thật vậy, khi các nông hộ sống
gần các tổ chức tín dụng thì mức độ quen biết giữa nông hộ với các cán bộ tín
dụng sẽ gia tăng và đây là một điều kiện thuận lợi giúp cho các nông hộ nắm
bắt các nguồn thông tin vay vốn nhanh chóng và chính xác, biết rõ hơn về thủ
tục vay vốn. Mặt khác, với khoảng cách gần này thì công tác kiểm soát khả
năng trả nợ của các tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện tốt hơn, ít tốn kém chi
phí hơn. Do đó, khả năng nhận được nguồn vốn vay theo nhu cầu của các
nông hộ sẽ cao hơn (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013).
Các yếu tố liên quan đến chủ hộ như trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi
cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ vay vốn của nông hộ. Chủ hộ có học vấn càng cao
thì nông hộ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin vay vốn, dễ dàng tiếp cận
với khoa học kỹ thuật, tư duy tính toán đầu tư hiệu quả hơn, khả năng đem lại
thu nhập cao và hoàn trả nợ ngân hàng cao hơn (Trương Đông Lộc và Nguyễn
Thanh Bình, 2010) nên những chủ hộ có trình độ học vấn cao thì tỷ lệ vốn vay
được so với nhu cầu cũng sẽ cao. Thêm vào đó, sự khác biệt về giới tính của
chủ hộ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ vay này (Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn
Mậu Dũng, 2011). Theo kết quả phân tích của nghiên cứu này cho thấy, các
chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với tín dụng chính thức nhiều hơn các chủ
hộ là nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường mạnh dạn hơn trong
việc đầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc vay vốn và
điều này cũng sẽ giúp họ vay với tỷ lệ cao hơn.
Đối với yếu tố tuổi chủ hộ, thường những người có tuổi càng cao ở
nông thôn thì có nhiều tài sản, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có uy tính
và ý thức trách nhiệm cao trong gia đình (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn,
2012). Vì thế, những chủ hộ có tuổi cao thường dễ dàng được các tổ chức tín
dụng chấp nhận cho vay với tỷ lệ cao hơn những chủ hộ còn trẻ tuổi.
10
Ngoài những yếu tố trên, thì số người phụ thuộc trong gia đình cũng
tác động đến tỷ lệ vay vốn của hộ. Những hộ có số người phụ thuộc nhiều (là
số thành viên ngoài tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động trong các
hộ gia đình. Những người ngoài tuổi lao động bao gồm những người dưới 15
tuổi và trên 60 tuổi) thì sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận tín dụng chính
thức, do mức chi tiêu trong gia đình cao, làm giảm mức thu nhập so với
những gia đình có ít người phụ thuộc, vì thế không đảm bảo tốt khả năng
hoàn trả nợ nên tỷ lệ vay vốn sẽ thấp hơn nhu cầu hay bị hạn chế tín dụng.
2.1.5 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào những lý thuyết trình bày về các biến ở trên, ta xây dựng mô
hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức của
các nông hộ như sau:
TYLEVAY = β0 + β1SLVAY + β2SLSAIHEN + β3GIATRIDATNN +
β4TAISAN + β5MDVAY + β6DIAVIXH + β7KHOANGCACH + β8HOCVAN +
β9GIOITINH + β10TUOI + β11NGUOIPT
(*)
Trong đó:
TYLEVAY là biến phụ thuộc và được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền
vay được trên số tiền xin vay. Nếu TYLEVAY =1 thì không xảy ra hạn chế tín
dụng, nếu 0 < TYLEVAY < 1 thì xảy ra hạn chế tín dụng 1 phần và nếu
TYLEVAY = 0 thì xảy ra hạn chế tín dụng hoàn toàn.
SLVAY, SLSAIHEN, GIATRIDATNN, TAISAN, MDVAY, DIAVIXH,
KHOANGCACH, HOCVAN, GIOITINH, TUOI, NGUOIPT là các biến độc
lập. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức của các
nông hộ và được diễn giải trong bảng 2.1 dưới đây.
11
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến độc lập, ý nghĩa và kỳ vọng về dấu của các hệ số
tương quan trong mô hình (*)
TT
Tên biến
Ý nghĩa
Dấu kỳ vọng
của hệ số
biến
1
SLVAY
Số lần vay tín dụng chính thức (lần)
+
2
SLSAIHEN
Số lần sai hẹn trả nợ (lần)
-
3
GIATRIDATNN
Giá trị đất nông nghiệp (triệu đồng/hộ)
+
4
TAISAN
Giá trị tài sản lâu bền (triệu đồng/hộ)
+
5
MDVAY
Mục đích vay của nông hộ (sản xuất = 1,
khác = 0)
+
6
DIAVIXH
Có giá trị là 1 nếu nông hộ có thành viên
hay bạn bè làm việc ở cơ quan nhà nước,
đoàn thể hay các tổ chức chính thức và 0
nếu ngược lại
+
7
KHOANGCACH
Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến tổ
chức tín dụng gần nhất (km)
-
8
HOCVAN
Trình độ học vấn của chủ hộ (năm)
+
9
GIOITINH
Giới tính của chủ hộ (nam = 1, nữ = 0)
+
10
TUOI
Tuổi của chủ hộ (tuổi)
+
11
NGUOIPT
Số người phụ thuộc trong gia đình (người)
-
Nguồn: Tự tổng hợp
Ghi chú:
Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài chọn ngẫu nhiên 4 xã trong 7 đơn vị hành chính của huyện
Phong Điền để tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu làm mẫu đại diện cho đề
tài. Các xã được chọn gồm: xã Nhơn Ái, Trường Long, Tân Thới và Giai
Xuân.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực
tiếp 110 nông hộ ở địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ bằng
phương pháp ngẫu nhiên phân tầng vào tháng 10 năm 2013. Cụ thể, đề tài
chọn ngẫu nhiên 4 xã trong 7 đơn vị hành chính là xã Trường Long (28 nông
12
hộ), Nhơn Ái (28 nông hộ), Tân Thới (26 nông hộ) và xã Giai Xuân (28 nông
hộ), ở mỗi xã trên tác giả sẽ chọn ngẫu nhiên các nông hộ sống ở đó để tiến
hành phỏng vấn.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được cung cấp bởi
Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, chi cục thống kê huyện Phong Điền, các
bài nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí, ... có liên quan đến nội dung của đề tài.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn
huyện Phong Điền.
- Đối với mục tiêu 2: Ước lượng mô hình (*) bằng mô hình Tobit
nhằm xác định các yếu tố hạn chế tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện
Phong Điền.
- Đối với mục tiêu 3: Tổng hợp các kết quả phân tích và mô hình hồi
quy tobit từ số liệu phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, đề tài tìm ra các giải
pháp để giúp nông hộ khắc phục các yếu tố còn hạn chế để nâng cao khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức cũng như nhu cầu sử dụng vốn vay nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần phát
triển kinh tế huyện.
13
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phong Điền là huyện mới, được thành lập theo Nghị định số
05/2004/NĐ-CP vào ngày 2-1-2004 của Chính phủ. Phong Điền được sáp
nhập từ huyện Ô Môn, huyện Châu Thành (của tỉnh Cần Thơ cũ) và huyện
Châu Thành A (của tỉnh Hậu Giang) gồm 7 đơn vị hành chính là thị trấn
Phong Điền và 6 xã: Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã
Tân Thới (thuộc huyện Ô Môn) và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường
Long (thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang). Với mạng lưới sông ngòi
dày đặc nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách
thành phố Cần Thơ 19 km, vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng
hóa trên cả đường bộ, đường thủy và được xác định ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp với quận Ô Môn và quận Bình Thủy
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang
- Phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng
- Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ
Nguồn: http://cantho.gov.vn
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Phong Điền-Thành phố Cần Thơ
14
3.1.1.2 Đất đai
Huyện Phong Điền nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa từ sông
Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có giàu
phù sa của dòng sông Cần Thơ nên đất đai nơi đây rất màu mỡ. Địa hình
tương đối bằng phẳng, rất phù hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, cùng
với hệ thống sông ngòi chằng chịt sẽ luôn đảm bảo cho lượng nước tưới trong
sản xuất kể cả vào các tháng mùa khô.
Tính đến cuối năm 2011 thì toàn huyện Phong Điền có 12.525,58 ha
đất tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất đạt
10.563,26 ha tương đương 84,33% diện tích đất tự nhiên bao gồm: diện tích
đất trồng cây hàng năm và lâu năm là 10.562,27 ha tương đương 84,32% và
một phần nhỏ diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 0,99 ha tương đương 0,01%
diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp chiếm 1.962,2 ha diện tích đất tự
nhiên tương đương 15,67%, trong đó: đất ở chiếm 582,36 ha (hay 4,65%), còn
lại là các loại đất chuyên dùng, tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang, đất sông
suối và mặt nước chuyên dùng, … với diện tích 1.379,84 ha tương đương
11,02% diện tích đất tự nhiên. Theo Chi cục thống kê của huyện Phong Điền
thì từ năm 2010 đến nay, huyện đã đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất, toàn bộ
diện tích đất trên địa bàn đã được đưa vào sử dụng, điều này góp phần thúc
đẩy nền kinh tế của huyện. Thực trạng sử dụng đất của huyện được tóm tắt
như sau:
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2011
Diện tích
(ha)
Loại đất
Tỷ trọng
(%)
Đất nông nghiệp
10.563,26
84,33
- Đất trồng cây hàng năm và lâu
năm
10.562,27
84,32
0,99
0,01
1.962,20
15,67
582,36
4,65
1.379,84
11,02
-
0,00
12.525,58
100,00
- Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
- Đất ở
- Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất tự nhiên
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phong Điền, 2011
3.1.1.3 Khí hậu
Huyện Phong Điền mang đặc tính khí hậu chung với thành phố Cần
Thơ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
phân biệt hai mùa mưa - nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
11, mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm
15
khoảng 27,20C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.535,5h, độ ẩm trung
bình năm dao động từ 81% - 83%, lượng mưa trung bình năm đạt 1.495,5
mm(5). Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền
nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong
năm. Các lợi thế này đã giúp cho Phong Điền xây dựng nên 1 hệ thống nông
nghiệp nhiệt đới đa dạng về chủng loại và có năng suất cao, với những vườn
cây ăn trái bạt ngàn đặc trưng cho miền đất Nam Bộ. Là nơi sinh trưởng và
phát triển của nhiều loài sinh vật, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong
chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa kéo dài thường đi kèm với
ngập lũ, điều này đã gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Là một huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách thức
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã gặp
nhiều khó khăn do ảnh hưởng hậu quả của khủng hoảng tài chính thế giới,
tình hình lạm phát, giá cả trong nước biến động tăng cao đã ảnh hưởng và tác
động trực tiếp đến những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, bằng những bước đi đúng đắn, sự quan tâm lãnh đạo có tính chiến
lược của Thành Ủy, Ủy ban nhân dân và sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành,
thành phố, sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện, Phong Điền đã và
đang phát huy lợi thế để bứt phá đi lên.
Huyện đang trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần
thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Huyện ủy đã xây dựng chương trình làm việc toàn
khóa, chủ đề công tác từng năm để tập trung thực hiện đạt hiệu quả. Với chủ đề
trọng tâm năm 2011 là: "Kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị và xây
dựng nông thôn mới", năm 2012 là: "Thực hiện trật tự, kỷ cương đô thị và tiêu chí
xã nông thôn mới", năm 2013 là: "Cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực,
tập trung xây dựng xã nông thôn mới". Qua nửa nhiệm kỳ, các cấp ủy đảng, chính
quyền, các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể huyện, xã, thị trấn thực
hiện đạt và vượt một số chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết nhiệm kỳ 2010 – 2015.
3.1.2.1 Tình hình kinh tế và cơ cấu ngành của huyện
Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng: ”Thương
mại-dịch vụ-du lịch; Nông nghiệp sinh thái chất lượng cao; Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp”. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 2012 đạt 17,32%
(Nghị quyết Đại hội đề ra là 15,21%). Tỷ trọng khu vực I chiếm 29,35% (Nghị
quyết đề ra 16,42%), khu vực II chiếm 15,25% (Nghị quyết đề ra 14,57%), khu vực
III chiếm 55,4% (Nghị quyết đề ra 69,01%), đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2012 đạt 23,654 triệu
đồng (Nghị quyết đề ra 33,5 triệu đồng). Công tác vận động xã hội hóa được đẩy
mạnh, huy động được nhiều nguồn lực chăm lo an sinh xã hội và đầu tư phát triển
kinh tế huyện.
Mặc dù, khu vực III chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nhưng Phong
Điền vẫn được xem là huyện nông nghiệp và hoạt động kinh tế chủ yếu của người
5
Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2011.
16
dân nơi đây là từ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong quy hoạch phát
triển tương lai của thành phố Cần Thơ, toàn huyện Phong Điền sẽ là vùng sinh thái
miệt vườn sông nước phía tây thành phố và được coi như ”lá phổi xanh” của thành
phố Cần Thơ.
Kinh tế nông nghiệp
- Về trồng trọt: Trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ nên ngành trồng trọt của huyện
đang có xu hướng giảm đáng kể cả về diện tích và sản lượng. Cụ thể như sau: diện
tích trồng trọt năm 2010 đạt 16.921 ha giảm 504 ha so với năm 2009 tương đương
2,89%. Đến năm 2011 thì diện tích này tiếp tục giảm 214 ha so với năm 2010 tương
đương 1,26%. Diện tích trồng trọt liên tiếp sụt giảm qua các năm là do huyện thực
hiện nhiều dự án xây dựng nông thôn mới chuyển nhiều phần đất nông nghiệp qua
đất phi nông nghiệp và chuyên dùng, nhiều công trình giao thông nông thôn đã được
khánh thành đưa vào sử dụng như tuyến Bông Vang – Nhà Hai Điều, thông xe kỹ
thuật đường Án Khám – Ông Hào, xây dựng khu dân cư vượt lũ Trường Hòa, nhiều
khu chợ được xây dựng mới và tu sữa mở rộng hơn như chợ Trường Long, chợ
Phong Điền, ...
Diện tích trồng trọt giảm dẫn đến sản lượng của ngành cũng giảm đáng kể.
Sản lượng cây trồng của huyện chủ yếu từ cây hàng năm và cây lâu năm. Cây hàng
năm gồm các loại cây lương thực như lúa, ngô, ... (sản lượng quy thóc) và các loại
cây chất bột như khoai lang, khoai mì, ... (sản lượng tươi). Cây lâu năm ở huyện chủ
yếu là cây ăn trái như: cam, nhãn, xoài, chanh, ... Theo cục thống kê huyện Phong
Điền (2011) thì sản lượng cây trồng năm 2010 là 99.885 tấn giảm 9.647 tấn so với
năm 2009. Năm 2011 thì sản lượng cây trồng đạt 97.895 tấn giảm 1.990 tấn so với
năm 2010. Qua bảng thống kê bên dưới ta thấy, dù diện tích và sản lượng đều giảm
qua các năm nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trồng trọt vẫn tăng. Sự tăng
này thể hiện rõ nhất ở giá trị năm 2011 đạt 512.660 triệu đồng tăng đáng kể so với
năm 2009 là 27.551 triệu đồng. Điều này đã phản ánh được tình hình lạm phát của
nền kinh tế đang tăng vọt trong những năm qua.
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt của huyện
Phong Điền giai đoạn 2009-2011
Năm
Diện tích (ha)
2009
2010
2011
17.425
16.921
16.707
109.532
99.885
97.895
-Cây hàng năm
62.603
68.790
68.324
-Cây lâu năm
46.929
31.095
29.571
485.109
443.198
512.660
Sản lượng (tấn)
Giá trị (triệu đồng)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2011
17
Theo báo cáo tổng kết phòng kinh tế huyện năm 2011 về một số loại cây
trồng ở huyện như sau:
- Sản xuất lúa: tổng diện tích xuống giống lúa 3 vụ là 10.654 ha, giảm 1,73%
so với năm 2010. Tổng sản lượng thu hoạch 53.535 tấn, giảm 0,94% về sản lượng
so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,5% kế hoạch lúa cả năm.
- Rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày: diện tích xuống giống 1.485 ha,
giảm không đáng kể so với năm 2010 (giảm 1 ha). Tổng sản lượng thu hoạch đạt
14.789 tấn , tăng 0,3% so với năm 2010. Huyện đã triển khai dự án rau an toàn,
vùng màu trên xã Nhơn Nghĩa và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
- Cây ăn trái: Cây ăn trái của huyện rất đa dạng về chủng loại, và mang bản
sắc của miền Nam bộ như: cam, chanh, quít, bưởi, nhãn, dâu, dừa, ... Theo thống kê
thì diện tích cây ăn trái toàn huyện năm 2011 đạt 4.055 ha giảm 25 ha so với năm
2010. Về sản lượng đạt 27.393 tấn và giảm 1.139 tấn so với cùng kỳ 2010.
Mặc dù, giá trị sản suất ngành nông nghiệp trồng trọt đang trong xu hướng
giảm nhưng chính quyền địa phương của huyện rất chú trọng, quan tâm đến tình
hình sản xuất của các nông dân. Thực tế, huyện đã ứng dụng có hiệu quả nhiều tiến
bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất, thường xuyên tổ chức
nhiều chương trình hội chợ để truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học về chọn
giống cây trồng nhằm nâng cao năng suất và cải thiện đời sống của người dân.
- Về chăn nuôi: Huyện đang đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh
cúm trên gia cầm, lỡ mòm long móng và lỗ tai xanh trên gia súc. Triển khai các biện
pháp nhằm tổ chức lại đàn chăn nuôi theo hướng bền vững. Tính đến ngày
31/12/2011 thì đàn gia súc của huyện có: 7.529 con heo bao gồm heo nái, heo thịt và
heo đực giống, đàn heo tập trung nhiều nhất ở xã Tân Thới (1.745 con), và ít nhất ở
thị trấn Phong Điền (470 con), do ảnh hưởng của dịch bệnh lỡ mòm long móng và
lỗ tai xanh nên đàn heo 2011 đã giảm mạnh so với năm 2010 (giảm tới 1.313 con);
257 con dê; 244 con bò bao gồm bò sữa và bò cày kéo, tập trung nhiều nhất ở xã
Trường Long với 96 con, tiếp đến là xã Giai Xuân có 59 con bò; Và gia súc có số
lượng ít nhất ở huyện là đàn trâu với 11 con năm 2011, tăng 2 con so với 2010.
Tổng đàn gia cầm có 207.852 con (113.399 gà, 93.225 vịt, 1.228 ngỗng) tăng
29.952 con tương đương 25,4% đàn gia cầm năm 2010.
- Về thủy sản: Nhìn chung, hoạt động nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng
thấp trong giá trị sản xuất nông nghiệp mang lại hằng năm cho huyện. Diện tích
thủy sản thu hoạch chỉ chiếm 407 ha tính đến thời điểm cuối năm 2011, giảm 102 ha
tương đương 19,65% so với 2010. Về sản lượng, huyện đạt 8.492 tấn tăng 608 tấn
hay 7,7% so với 2010, trong đó: sản lượng thủy sản đánh bắt chiếm 593 tấn (tương
đương 6,98% tổng sản lượng), sản lượng thủy sản từ hoạt động nuôi trồng chiếm
7.899 tấn (tương đương 93,02% tổng sản lượng). Trong hoạt động nuôi trồng thủy
sản thì cá là loài chiếm ưu thế nhất, đạt 7.891 tấn trong năm 2011; tiếp đến là tôm
đạt 5 tấn, và các loài thủy sản khác chiếm 3 tấn. Hiện tại, thì sản lượng thủy sản của
huyện chủ yếu là từ nuôi trồng trong khi hoạt động khai thác vẫn chưa phát triển
mạnh.
18
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển về qui
mô và chất lượng đáp ứng đúng theo tinh thần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ưu
tiên phát triển công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp năm 2012 đạt 296 tỷ đồng (năm 2010 đạt 201 tỷ đồng), hàng năm tăng
bình quân khoảng 6,27%. Tính đến cuối 2011, thì trên toàn huyện đã có tới
863 cơ sở sản xuất công nghiệp, mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế biến
với những sản phẩm chủ yếu là: xay gạo, tàu hủ, bún, quần áo các loại, nước
đá, cửa sắt các loại, bàn ghế các loại, ...
Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại, kinh doanh dịch vụ phát triển khá tốt, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của nhân dân. Đến cuối năm 2011, thì huyện
đã có 3.915 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ. Trong đó, thì ngành thương
mại chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 2.539 cơ sở; tiếp theo là ngành khách sạn,
nhà hàng chiếm 858 cơ sở, cuối cùng là dịch vụ chiếm 418 cơ sở. Cũng trong
năm này, lĩnh vực thương mại – dịch vụ đã đóng góp 1.880 tỷ đồng cho tổng
giá trị kinh tế huyện tăng 30,19% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, công
tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị có sự chuyển biến tích cực, hiệu
quả. Tập trung thực hiện công tác chỉnh trang, sắp xếp trật tự các chợ, vệ sinh
môi trường; duy tu, sửa chữa hệ thống điện, đèn chiếu sáng công cộng; vận
động nhân dân tích cực hưởng ứng phát quang, làm hàng rào, cây xanh hai bên
đường góp phần chỉnh trang đô thị. Từ năm 2010 đến 2012, huyện đã triển khai
thi công 84 công trình, đến nay đưa vào sử dụng 34 công trình, với tổng kinh phí
306 tỷ đồng.
Vận tải – bưu chính viễn thông
Giao thông vận tải là lĩnh vực mà huyện luôn quan tâm và không ngừng
phát triển trong những năm qua. Năm 2011, ngành vận tải đã đóng góp vào doanh
thu của huyện 120.570 triệu đồng, trong đó: vận tải đường bộ là 116.290 triệu đồng
và đường sông là 4.280 triệu đồng. Hằng năm, đưa đón khoảng 4.767.000 lược hành
khách đi lại trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn đã có 702 cở sở kinh doanh ngành
vận tải. Bên cạnh đó, ngành bưu chính viễn thông cũng đang dần trên đà phát triển,
toàn huyện có 1 bưu cục và 14 bưu điện ở các xã, hệ thống internet cũng như dịch
vụ điện thoại cố định và di động tiếp cận với người dân trên địa bàn ngày càng
nhiều.
3.1.2.2 Văn hóa – xã hội
Dân số
Với diện tích 125,26 km2, huyện Phong Điền có tổng dân số 100.226
người, với mật độ dân sinh sống trung bình là 800 người/km2, trong đó dân
tập trung sinh sống ở thị trấn Phong Điền là đông đúc nhất với mật độ dân số
là 1.336 người/km2. Toàn huyện có khoảng 53.190 người đang sinh sống bằng
19
hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm 53,07% tổng dân số và khoảng 63.975
người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,83% tổng dân số.6
Giáo dục và đào tạo
Thực hiện tốt công tác dạy và học, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp đều đạt và vượt
chỉ tiêu; tổ chức thành công Đại hội Giáo dục lần thứ II, nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng chuẩn đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý được quan tâm. Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư nâng cấp,
sửa chữa, công nhận mới 7 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn là
12 trường.
Nâng cao chất lượng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học
tập. Phát động gây quỹ khuyến học, khuyến tài Phan Văn Trị được 1,693 tỷ đồng,
hỗ trợ và tạo điều kiện chăm lo các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn,
vượt khó, học giỏi.
Y tế
Phối hợp triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng
chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các Trạm y tế theo
hướng đạt chuẩn Quốc gia, đến nay có 06 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Chiến
dịch truyền thông dân số vượt chỉ tiêu hàng năm, thực hiện tốt tháng hành động
Quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân
được quan tâm, ngoài ra còn cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, hộ
nghèo, người cao tuổi trong các dịp lễ, tết. Các dịch bệnh được kiềm chế, không
phát sinh lớn.
Ngành lao động - thương binh và xã hội
Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các gia đình chính
sách, đối tượng bảo trợ xã hội, cấp phát tiền, quà kịp thời, đúng quy định. Xây
dựng và sửa chữa 155 căn nhà tình nghĩa, đạt 49,2% so với Nghị quyết Đại hội X
đề ra. Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo được đẩy mạnh.
Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn.
Hoạt động văn hoá - thông tin
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được
quan tâm nâng chất, trên 97,44% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa hàng
năm. Thiết chế văn hóa xã, thị trấn và ấp được quan tâm đầu tư từ nguồn ngân
sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thể dục, thể thao trong các lễ hội. Quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa được
tăng cường. Phong trào thể dục, thể thao được đông đảo nhân dân tham gia. Công
tác thông tin, truyền thanh từng bước nâng cao chất lượng, phục vụ tốt nhiệm vụ
tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ
chính trị của địa phương.
6
Niêm giám thống kê huyện Phong Điền, 2011
20
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở HUYỆN
PHONG ĐIỀN
3.2.1 Tổng quan về các tổ chức tín dụng chính thức ở huyện Phong
Điền
Các tổ chức tín dụng chính thức ở huyện Phong Điền hiện nay gồm có
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện
Phong Điền và ngân hàng chính sách xã hội. Đây là 2 ngân hàng chủ lực của
huyện, đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhu cầu vốn cho sản
xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân ở địa phương.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền
mới được thành lập vào năm 2004 cùng với thời gian huyện Phong Điền ra
đời, với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp vốn cho doanh nghiệp và các nông hộ
ở nông thôn. Tính đến năm 2011, thì Agribank huyện Phong Điền có tổng
doanh số cho vay đạt 371.294 triệu đồng tăng 9,18% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là 304.081 tương đương
81,90 % tổng doanh số cho vay, còn lại là cho vay dài hạn đạt 67.213 triệu
đồng tương đương 18,10%. Hoạt động thu nợ đạt 342.532 triệu đồng tăng
đáng kể so với 2010 (tăng 75.735 triệu đồng hay 28,39%). Về tình hình dư nợ
của ngân hàng 2011 đạt 299.549 triệu đồng, tăng 26.814 triệu đồng so với
2010 tương đương 9,83%. Hoạt động dư nợ ngắn hạn cũng chiếm ưu thế hơn
trong tổng dư nợ, cụ thể dư nợ ngắn hạn chiếm 204.473 triệu đồng tương
đương 68,26% tổng dư nợ. Trong dư nợ ngắn hạn thì ngành nông, lâm, ngư
nghiệp chiếm chủ yếu khoảng 98.964 triệu đồng hay 48,40% tổng dư nợ ngắn
hạn.
Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền thành lập vào năm
2005, đây là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với chức năng
chính là cung cấp tín dụng để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của nhà
nước thông qua việc tập trung cho vay những nông dân nghèo không có tài
sản thế chấp. Trong giai đoạn 2010 – 2012, mặc dù ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng
tăng vọt nhưng ngân hàng chính sách của huyện vẫn duy trì lãi suất cho vay
0,65%/tháng đảm bảo cung cấp nguồn vốn vay cho các hộ nông dân thuộc
diện nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện. Theo báo cáo tóm tắt tình hình
kinh tế xã hội của huyện trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng huy động vốn
của ngân hàng đạt 2.994 triệu đồng, tổng dư nợ cho vay chương trình tín dụng
chính sách đạt 134.979 triệu đồng. Nợ quá hạn 2.400 triệu đồng, chiếm 1,78%
trong tổng dư nợ cho vay.
3.2.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng bán chính thức và phi
chính thức ở huyện Phong Điền
Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng trực tiếp cho người
dân qua hệ thống tổ chức tín dụng chính thức Agribank và ngân hàng chính
21
sách xã hội. Thì trên địa bàn huyện, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn
thể ở mỗi xã và thị trấn phối hợp với ngân hàng chính sách thành lập các hội
nông dân, hội cụ chiến binh, hội phụ nữ nhằm tạo điều kiện cho những người
nghèo thường có trình độ ở mức thấp tiếp cận các nguồn vốn vay có lãi suất
thấp một cách dễ dàng và đơn giản hơn. Các hội này được gọi là các tổ chức
tín dụng bán chính thức. Ngoài hình thức cấp tín dụng như trên, thì hội phụ nữ
cũng có trường hợp là tổ chức độc lập với các thành viên là những người quen
biết, đáng tin cậy, góp vốn hàng tháng và cho vay lại khi có thành viên có nhu
cầu, loại hình này có lãi suất cao hơn hình thức cấp tín dụng bán chính thức
trên, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tín dụng phi chính thức.
Tín dụng phi chính thức là loại hình cấp tín dụng trực tiếp, đáp ứng
nhu cầu vốn đột xuất cho người vay. Đây là hình thức cấp tín dụng tín chấp,
nghĩa là người vay không cần thế chấp tài sản nên để bù đắp rủi ro, người cho
vay thường áp dụng mức lãi vay rất cao, khoảng 6-10 lần lãi suất cho vay ở
các tổ chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, tín dụng phi chính thức có nhiều
điểm thuận tiện hơn các tổ chức tín dụng chính thức như: thời gian cho vay
nhanh, thủ tục đơn giản, am hiểu người vay (không có hiện tượng thông tin
bất đối xứng), ... nên hình thức tín dụng này đang được sử dụng rộng khắp ở
nhiều vùng nông thôn nói chung và Phong Điền nói riêng.
Tóm lại, thị trường tín dụng nông thôn huyện Phong Điền tồn tại 3 thị
trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức đan xen với
nhau. Điều này được thể hiện rõ hơn ở hình 3.2 dưới đây.
Hệ thống các tổ chức tín dụng ở nông thôn huyện Phong Điền
Tín dụng chính thức
gồm: Agribank và
ngân hàng chính
sách xã hội
Tín dụng bán chính
thức gồm: hội nông
dân, hội phụ nữ, hội
cụ chiến binh, …
Tín dụng phi
chính thức
Hộ nông dân
Chú thích:
Hình thức cấp tín dụng trực tiếp
Hình thức cấp tín dụng gián tiếp
Hình 3.2 Hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động ở nông thôn
huyện Phong Điền
22
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ PHÂN TÍCH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH
THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN
4.1 NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
4.1.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ
Qua số liệu khảo sát 110 hộ, ta thấy chủ hộ nam chiếm chủ yếu đạt tới
101 chủ hộ, chiếm tỷ lệ 91,82%; phần nhỏ còn lại là chủ hộ nữ với tỷ lệ 8,18%
và 100% các chủ hộ được chọn phỏng vấn đều là dân tộc kinh.
Bảng 4.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ
Tần số
Thông tin
Giới tính
Dân tộc
Tỷ trọng
(%)
(người)
Nam
Nữ
Kinh
101
91,82
9
8,18
110
100,00
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Với phần đông chủ hộ ở huyện là nam, thì khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức sẽ cao hơn. Như ta đã phân tích ở phần cơ sở lý thuyết, người nữ
thường tiếp cận với những chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hay nguồn vốn
phi chính thức có thủ tục vay đơn giản và không cần tài sản thế chấp. Huyện
Phong Điền là nơi sinh sống của phần lớn người kinh (chiếm tới 95% dân số),
phần còn lại là người Khmer, Hoa. Do những dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ quá
ít, nên ngẫu nhiên mẫu thu thập được 100% chủ hộ là dân tộc kinh.
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ
Theo như phần cơ sở lý thuyết ở trên thì kiến thức của chủ hộ là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay hay không vay tín dụng
chính thức của nông hộ. Do đó, đề tài đã tiến hành khảo sát yếu tố này và kết
quả được trình bày như sau:
23
Bảng 4.2 Trình độ học vấn chủ hộ
Trình độ
Tần số (người)
Tỷ trọng (%)
Cấp 1
49
44,55
Cấp 2
38
34,55
Cấp 3
22
20,00
1
0,91
110
100,00
Đại học
Tổng
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo kết quả khảo sát, ta thấy trình độ học vấn của các chủ hộ còn ở
mức thấp với giá trị lớp học trung bình là 6,4. Mặc dù 100% các nông hộ đã
được xóa mù chữ nhưng phần lớn học vấn chủ hộ nơi đây ở mức tiểu học và
trung học cơ sở, chiếm tới 79,1%. Phần còn lại là trung học phổ thông chiếm
20% và 0,91% ở mức đại học. Trình độ học vấn càng cao thì điều kiện tiếp
cận với những ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất càng dễ dàng hơn,
điều này sẽ góp phần làm tăng năng suất và sản lượng nông sản, cải thiện đời
sống nông dân. Bên cạnh đó, kiến thức sẽ giúp cho các chủ hộ tiếp cận nhiều
nguồn thông tin về tín dụng và đơn giản hơn với các thủ tục vay ở các tổ chức
tín dụng chính thức.
4.1.3 Địa vị xã hội của chủ hộ
Địa vị xã hội được thể hiện mức độ quen biết của những người thân
trong gia đình với các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, yếu tố này của
nông hộ huyện Phong Điền được thể hiện như sau:
Bảng 4.3 Thống kê địa vị xã hội của chủ hộ
Không
Tiêu thức
Có
Tần số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
Tần số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
91
82,73
19
17,27
110
100,00
0
0,00
Làm ở ngân hàng thương mại, hợp tác xã
tín dụng hay quỹ tín dụng
92
83,64
18
16,36
Làm ở các tổ chức xã hội hay đoàn thể ở
địa phương
103
93,64
7
6,36
Làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện,
tỉnh
Làm ở cơ quan nhà nước trung ương
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo bảng thống kê trên trong 110 nông hộ có 19 hộ có người thân hay
bạn bè làm việc ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh chiếm tỷ trọng
24
17,27%; có 18 hộ quen biết với ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng
hay quỹ tín dụng chiếm 16,36%; 7 hộ có người quen làm ở các tổ chức xã hội
hay đoàn thể ở địa phương chiếm 6,36% và tỷ lệ quen biết của hộ với các cơ
quan nhà nước trung ương là 0%. Nhìn chung, thì mức độ quen biết của nông
hộ với các cơ quan, tổ chức xã hội là tương đối thấp, điều này sẽ làm hạn chế
thông tin vay vốn từ các nguồn vốn chính thức cũng như sẽ hạn chế khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức do phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn để tìm
thông tin. Do chi phí cơ hội cao, cùng với trình độ còn thấp, nên nhiều hộ
”ngại” tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức. Thay vào đó, hộ sẽ sử
dụng vốn tín dụng phi chính thức để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.
4.1.4 Tình hình đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là một tài sản có giá trị lớn đối với các nông
hộ ở nông thôn và được xem như một công cụ tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu
cho nông dân. Do có giá trị lớn nên đất nông nghiệp thường được các nông hộ
dùng làm tài sản thế chấp khi có nhu cầu vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính
thức. Để tìm hiểu rõ hơn về loại tài sản này, đề tài đã tiến hành thống kê giá
trị đất nông nghiệp của các nông hộ khảo sát qua 2 năm 2011-2012.
Bảng 4.4 Giá trị đất nông nghiệp của nông hộ năm 2011-2012
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Trung
bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Độ lệch
chuẩn
2011
425,51
1.117,20
75,60
230,29
2012
569,94
1.725,00
103,50
309,71
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo kết quả khảo sát, ta thấy giá trị đất nông nghiệp của các nông hộ
huyện Phong Điền là tương đối thấp, giá trị trung bình năm 2011 đạt 425,51
triệu đồng, năm 2012 đạt 569,94 triệu đồng. Độ lệch chuẩn tương đối cao, cho
thấy giá trị đất canh tác nông nghiệp có sự chênh lệch khá cao giữa các nông
hộ. Thật vậy, ở năm 2011 hộ có giá trị đất nông nghiệp lớn nhất đạt mức
1.117,20 triệu đồng, còn hộ có giá trị này thấp nhất chỉ đạt mức 75,60 triệu
đống. Đến năm 2012 thì khoảng cách này cũng đạt mức khá xa như được
trình bày trong bảng trên.
Nhưng nhìn chung, thì giá trị này đang có xu hướng gia tăng qua các
năm. Giá trị này tăng là do giá đất nông nghiệp tăng, cụ thể là: tùy theo vị trí
mà giá đất trồng cây hàng năm ở địa bàn huyện có giá từ 72.000 – 80.000
VNĐ/m2 ở năm 2011, và tăng lên 94.000 VNĐ/m2 ở năm 2012; đối với đất
trồng cây lâu năm thì từ 84.000 – 95.000 VNĐ/m2 năm 2011 lên 115.000
VNĐ/m2 ở năm 2012(7). Hộ có giá trị đất nông nghiệp càng cao thì tỷ lệ vay
vốn tín dụng càng cao vì tài sản đảm bảo các khoản nợ càng lớn.
7
Bảng giá đất Cần Thơ, 2013
25
4.1.5 Giá trị tài sản lâu bền của nông hộ
Bảng 4.5 Giá trị tài sản lâu bền của nông hộ
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Trung
bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Độ lệch
chuẩn
2011
252,35
730,00
0,00
147,92
2012
252,04
730,00
0,00
148,13
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Tài sản lâu bền của nông hộ bao gồm: nhà cửa, các máy móc, thiết bị
sản xuất có giá trị lớn, ... có thể dùng làm tài sản thế chấp. Qua bảng số liệu,
ta thấy giá trị tài sản lâu của các nông hộ qua 2 năm không có sự thay đổi
nhiều. Nhìn chung, giá trị trung bình của loại tài sản này chưa cao ( khoảng
252 triệu đồng). Mức chênh lệch giữa hộ có giá trị lớn nhất với hộ có giá trị
nhỏ nhất khá cao, điều này cho thấy đời sống của người dân ở nông thôn vẫn
chưa đồng đều, vẫn còn nhiều hộ trong hoàn cảnh đói nghèo. Cũng như yếu tố
giá trị đất nông nghiệp, hộ có giá trị tài sản lâu bền càng lớn thì tỷ lệ vay vốn
càng cao vì tài sản thế chấp lớn sẽ tạo được lòng tin đối với ngân hàng về khả
năng trả nợ của hộ.
4.1.6 Thu nhập của nông hộ
Bảng 4.6 Thu nhập bình quân đầu người của nông hộ
ĐVT: Triệu đồng/năm
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Độ lệch
chuẩn
Năm
Trung bình
2011
18,60
75,00
5,26
9,89
2012
20,19
77,78
5,66
10,78
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người của các nông hộ có sự tăng
nhẹ qua 2 năm, năm 2011 chỉ số này ở mức trung bình đạt 18,60 triệu
đồng/năm, năm 2012 đạt 20,19 triệu đồng/năm. Điều này là một dấu hiệu
đáng mừng, nó cho thấy đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện và
nâng cao. Tuy nhiên, so với giá trị thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp (thu nhập bình quân đầu người Việt Nam
2012 đạt 1.540 USD/người/năm tương đương trên 30 triệu đồng/người/năm).
Bên cạnh đó, giá trị độ lệch chuẩn tương đối cao và tăng liên tục qua 2 năm.
Khoảng cách giữa hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất quá xa, cụ thể năm
2011 khoảng cách này là 69,74 triệu đồng/năm; năm 2012 tiếp tục tăng đến
72,12 triệu đồng/năm. Điều này, đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
26
chính thức của từng nông hộ, nghĩa là những hộ có thu nhập bình quân đầu
người thấp thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ hạn chế hơn so với
những hộ có thu nhập bình quân cao.
Để hiểu sâu hơn về tình hình thu nhập của các hộ nông dân, cũng như
phần trăm thu nhập của nông hộ cho đầu tư sản xuất nông nghiệp hiện nay
như thế nào? Ta tiến hành phân tích mức chi tiêu thu nhập của nông hộ, và
điều này được thống kê chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 4.7 Tình hình chi tiêu thu nhập của nông hộ
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Trung
bình
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
Độ lệch
chuẩn
Tiêu dùng
47,76
63
25
7,78
Đầu tư sản xuất nông
nghiệp
27,29
48
10
7,90
Trả nợ
14,88
46
0
9,63
Khác
10,06
42
0
10,59
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Qua bảng thống kê trên ta thấy thu nhập của nông hộ chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình như: ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí,...
với mức độ trung bình đạt 47,76% tổng thu nhập của nông hộ. Tiếp theo, hộ
chi cho đầu tư sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công
lao động thuê,...với trung bình khoảng 27,29% tổng thu nhập. Chi trả nợ
trung bình khoảng 14,88% và các hoạt động khác như kinh doanh nhỏ, khám
trị bệnh,...chiếm trung bình khoảng 10,06% tổng thu nhập của hộ.
4.1.7 Một số thông tin khác về nông hộ trong mẫu khảo sát
Để tìm hiểu thêm về thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền
cũng như đời sống của các nông hộ nơi đây. Đề tài đã tiến hành khảo sát một
số chỉ tiêu khác về nông hộ, được trình bày cụ thể như sau:
27
Bảng 4.8 Một số thông tin cơ bản khác về nông hộ
STT
Trung
bình
Chỉ tiêu
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
Độ
lệch
chuẩn
1
Tuổi của chủ hộ (năm)
52,41
87
29
10,50
2
Thời gian sinh sống ở địa phương (năm)
52,05
87
29
10,47
3
Số năm kinh nghiệm (năm)
26,69
50
5
8,94
4
Tổng số thành viên trong gia đình
(người)
4,38
7
2
1,05
5
Số thành viên phụ thuộc trong gia đình
(người)
0,96
4
0
1,05
6
Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến
trung tâm xã (km)
2,58
2
0,50
1,18
7
Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến
trung tâm huyện (km)
6,67
14
1
3,36
8
Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến
trung tâm thành phố (km)
20,59
29
15
2,68
9
Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến
tổ chức tín dụng gần nhất (km)
6,41
13,50
2
3,31
10
Hộ sử dụng điện thoại di động hay cố
định (%)
100,00
x
x
x
11
Hộ sử dụng điện từ hệ thống điện công
cộng (%)
100,00
x
x
x
12
Hộ sử dụng nước máy (%)
42,00
x
x
x
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Chú thích: ”x” không liên quan đến chỉ tiêu
Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi thọ trung bình của chủ hộ khá
cao khoảng 52,41 tuổi, trong đó tuổi cao nhất là 87 tuổi và thấp nhất là 29
tuổi. Thời gian sinh sống trung bình ở địa phương của các chủ hộ tương
đương với độ tuổi của chủ hộ khoảng 52,05 năm. Điều này, cho thấy phần lớn
các nông hộ sinh sống từ nhỏ ở địa phương. Kết quả khảo sát còn cho biết số
năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp của các chủ hộ trung bình
khá cao khoảng 26,69 năm. Với số năm kinh nghiệm trong nghề cao cùng với
thời gian sinh sống ở địa phương lâu năm, đã giúp các nông hộ dự đoán được
những biến đổi khí hậu hàng năm, cũng như tình hình sâu bệnh trên hoa màu,
từ đó có những biện pháp phòng tránh thích hợp. Đồng thời, với tuổi đời trung
bình khá cao, các chủ hộ sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc phát huy hiệu
quả sử dụng của các đồng vốn tín dụng góp phần nâng cao năng suất và cải
28
thiện đời sống gia đình. Số thành viên trung bình của mỗi hộ khoảng 4 người
trong đó số người phụ thuộc trung bình là 1, số người phụ thuộc càng nhiều sẽ
làm giảm đi lượng thu nhập và tăng chi phí của gia đình, sẽ làm cho kinh tế
gia đình gặp khó khăn hơn, giảm khả năng trả nợ, từ đó sẽ làm gia tăng hạn
chế tín dụng chính thức của nông hộ.
Trung bình nơi ở của nông hộ cách trung tâm xã khoảng 2,58 m2, trung
tâm huyện là 6,67 m2, trung tâm thành phố là 20,59 m2 và cách tổ chức tín
dụng gần nhất là 6,41 m2. Huyện Phong Điền mặc dù là một huyện mới
nhưng hệ thống giao thông nông thôn nơi đây khá phát triển, hệ thống đường
nhựa đã được mở rộng đến với nhiều xã vùng sâu, do đó với khoảng cách trên
thì các nông hộ sẽ không gặp trở ngại nhiều trong việc tiếp cận hệ thống tín
dụng chính thức.
Qua số liệu thống kê thì có đến 100% hộ có sử dụng điện từ hệ thống
điện công cộng và sử dụng điện thoại di động hay cố định, mặc dù tỷ lệ hộ sử
dụng nước máy thấp hơn 2 tỷ lệ trên nhưng với 42% thì đây cũng là 1 tỷ lệ
tương đối cao trên địa bàn vùng nông thôn. Điều này, cho thấy đời sống của
người dân nơi đây đang dần tiến bộ, tiếp xúc với những tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại cao cũng là 1 điều kiện để các
nông hộ trao đổi và cập nhật với nhiều thông tin về các nguồn tín dụng chính
thức hơn qua các dịch vụ tư vấn trực tiếp từ hệ thống ngân hàng, góp phần
tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho nông hộ.
4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ
4.2.1 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất
Bảng 4.9 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất
Các tổ chức
chính phủ
Các tổ chức
tư nhân
Tần
số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
Tần
số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
Tần
số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
Tần
số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
Kiến thức sử dụng yếu
tố đầu vào của sản
xuất (phân bón,
giống,…)
57
51,82
17
15,45
3
2,73
33
30,00
Kỹ thuật nuôi trồng
42
38,18
28
25,45
3
2,73
37
33,64
Thông tin thị trường
đầu ra
40
36,36
17
15,45
4
3,64
49
44,55
Thông tin về các
nguồn tín dụng
35
31,82
11
10,00
4
3,64
60
54,55
Tiêu thức
Cả hai
nguồn
Không
được hỗ trợ
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy phần lớn các kiến thức hỗ trợ cho nông
hộ được cung cấp chủ yếu từ các tổ chức chính phủ như: kiến thức sử dụng
29
yếu tố đầu vào của sản xuất đạt 51,82%, trong khi các tổ chức tư nhân chỉ
chiếm 15,45%; các kiến thức hỗ trợ về kỹ thuật nuôi trồng đạt 42%, còn các
tổ chức tư nhân hỗ trợ được 25,45%, ... Điều này cho thấy, chính quyền địa
phương, ủy ban nhân dân huyện rất chú trọng quan tâm đến hoạt động sản
xuất của người dân. Mặc dù, thông tin về các nguồn tín dụng được các tổ chức
chính phủ hỗ trợ nhiều nhất nhưng với tỷ lệ 31,82% thì vẫn còn rất thấp, thực
trạng là số hộ không được hỗ trợ về nguồn thông tin này chiếm tới 54,55%,
đây là tỷ lệ khá cao, cho thấy các hộ nông dân vẫn còn bị hạn chế về các
nguồn tín dụng trên cả 2 phương diện.
Đối với các thông tin về thị trường đầu ra, có đến 44,55% số nông hộ
không được hỗ trợ, điều này cho thấy các nông hộ gặp nhiều khó khăn trong
việc tiêu thụ nông sản sau khi thu hoạch và đây cũng là một thực trạng chung
của những người nông dân hiện nay. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng giá nông
sản xuống dốc và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người nông dân.
4.2.2 Ảnh hưởng của các thông tin được hỗ trợ đến kết quả sản
xuất
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của những thông tin được hỗ trợ đến kết quả sản xuất
Điểm trung
bình
Tiêu thức
Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào của sản
xuất (phân bón, giống,…)
3,59
Kỹ thuật nuôi trồng
3,58
Thông tin thị trường đầu ra
3,45
Thông tin về các nguồn tín dụng
3,38
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Chú thích : 1 - rất xấu, 2 - xấu, 3 - không ảnh hưởng, 4 - tốt, 5 - rất tốt
Qua kết quả tính toán, ta thấy các kiến thức hỗ trợ cho nông hộ đều ảnh
hưởng tương đối tốt đến kết quả sản xuất của hộ, điểm trung bình của mức độ
ảnh hưởng về các nguồn thông tin đều xấp xỉ ở mức 3,5. Cụ thể là: kiến thức
sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất đạt 3,59 điểm, kỹ thuật nuôi trồng đạt
3,58 điểm, các nguồn thông tin về thị trường đầu ra đạt 3,45 điểm. Đặc biệt,
các thông tin về nguồn tín dụng tuy số điểm trung bình chỉ đạt ở mức tương
đối (3,38 điểm) nhưng những thông tin này đã mang lại nhiều hiệu quả trong
sản xuất. Nhìn chung thì những thông tin hỗ trợ này đều ảnh hưởng tích cực
đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ.
4.2.3 Những rủi ro mà nông hộ thường gặp trong sản xuất
Trong hoạt động nông nghiệp, luôn tồn tại nhiều mối nguy cơ gây thiệt
hại đến kết quả sản xuất của người nông dân. Để tìm hiều về những rủi ro mà
30
các nông hộ thường gặp nhất trong sản xuất kinh doanh là gì? Đề tài đã khảo
sát thực tế yếu tố này và được tính toán cụ thể ở bảng sau:
Bảng 4.11 Thống kê những rủi ro mà nông hộ thường gặp trong sản xuất
Tần số
(hộ)
Tiêu thức
Tỷ trọng
(%)
Thiếu vốn
47
42,73
Giá sản phẩm thấp và không ổn định
50
45,45
Mất mùa hay dịch bệnh
7
6,36
Thành viên trong gia đình bị mất việc
5
4,55
Thành viên trong gia đình ốm đau
1
0,91
Khác (thiên tai, sự cố bất ngờ, trộm
cắp,…)
0
0,00
110
100,00
Tổng
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo như kết quả điều tra, ta thấy rủi ro thiếu vốn đang rất phổ biến
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ, chiếm tỷ trọng tương đối
cao (47%). Nhưng đây không phải là rủi ro thường gặp nhất trong sản xuất,
với tỷ trọng 50%, giá sản phẩm thấp và không ổn định là một rủi ro ”đau đầu”
của nhiều nông hộ đã đề cập trong cuộc khảo sát. ”Thiếu vốn” tuy là một vấn
đề quan trọng nhưng nếu người nông dân đồng ý trả lãi cao ở thị trường phi
chính thức thì vấn đề này sẽ được giải quyết nhưng đối với ”giá cả sản phẩm”
thì người nông dân đành phải chấp nhận với giá thị trường cùng với sự ”chèn
ép” của các chủ thương lái. Đây là một rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn
thu nhập cũng như đời sống của các nông hộ.
Bên cạnh 2 rủi ro trên, thì vẫn còn một số rủi ro mà người nông dân
thường gặp như mất mùa, dịch bệnh (7%), thành viên trong gia đình bị mất
việc (5%), và thành viên trong gia đình bị bệnh (chiếm 1%). Riêng yếu tố
thiên tai, mặc dù cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nhưng mức độ ảnh
hưởng này là rất thấp do Phong Điền là huyện nằm sâu trong đất liền, khí hậu
ôn hòa, rất ít bị ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, ...). Hằng năm, vào
mùa mưa, mức nước dâng cao để khắc phục tình trạng này thì nông dân
thường đắp đê và thoát nước cho vườn, ruộng; vào mùa khô thì hệ thồng sông
ngòi chằng chịt ở địa bàn vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh
hoạt.
4.3 THỰC TRẠNG VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA
NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN
4.3.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ sản xuất
Theo kết quả điều tra thì có đến 96 hộ trong tổng số 110 hộ khảo sát có
tham gia vay vốn, chiếm tỷ trọng khá cao 87,27%, và 12,73% hộ khảo sát
31
không có nhu cầu vay vốn do thu nhập của gia đình đã đủ phục vụ cho các chi
tiêu của gia đình. Kết quả này cho thấy, nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các hộ nông dân là khá lớn được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 4.12 Thực trạng vay vốn của nông hộ ở huyện Phong Điền
Vay vốn
Tần số (hộ)
Tỷ trọng (%)
Có
96
87,27
Không
14
12,73
110
100,00
Tổng
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Để hiểu rõ hơn về thực trạng vay vốn của nông hộ ở huyện Phong
Điền, đề tài đã tiến hành khảo sát thị phần vay vốn của nông hộ ở các nguồn
tín dụng chính thức, bán chính thức, phi chính thức và được thống kê cụ thể ở
bảng sau:
Bảng 4.13 Thị phần vay vốn của nông hộ huyện Phong Điền
Có
Tổ chức tín dụng
Tần
số
(hộ)
Không
Tỷ
trọng
(%)
Tần
số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
Các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân
dân
32
29,09
78
70,91
Các tổ chức xã hội, đoàn thể
21
19,09
89
80,91
Tín dụng phi chính thức
63
57,27
47
42,73
Trong đó: - Mua chịu vật tư
35
31,82
75
68,18
28
24,45
82
74,55
- Hình thức phi chính
thức khác
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo kết quả điều tra thì trong 110 hộ có 32 hộ đang vay vốn ở các
ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 29,09%, vẫn còn đến 78
hộ chưa được tiếp cận với hệ thống tín dụng này, chiếm đến 70,91%. Tỷ lệ
này đã phản ánh lên thực trạng vay vốn tín dụng chính thức của các nông hộ
trên địa bàn còn rất hạn chế, điều này cho thấy các tổ chức tín dụng chính
thức trên địa bàn chưa thực sự quan tâm đến thị phần tín dụng khu vực nông
thôn hoặc chưa phát huy được hiệu quả của những chính sách tín dụng dành
cho khu vực này. Ngoài ra, có 21 hộ đã sử dụng tín dụng ở các tổ chức xã hội,
đoàn thể chiếm tỷ trọng khá thấp khoảng 19,09%, còn lại có 89 hộ không vay
vốn chiếm 80,91%.
32
Riêng đối với tín dụng phi chính thức đang chiếm một tỷ trọng cao
nhất trong thị trường tín dụng nông thôn với 63 hộ tham gia sử dụng, chiếm
57,27% tổng số nông hộ được khảo sát. Tín dụng phi chính thức đang chiếm
lĩnh thị trường tín dụng nông thôn có thể là do những nguyên nhân sau: Thứ
nhất, cầu vượt cung tín dụng chính thức, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng
chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu vốn lớn của nông hộ nên nông hộ phải
tìm đến nguồn vốn phi chính thức. Thứ hai, chi nhánh của các tổ chức tín
dụng chính thức ở địa bàn huyện còn ít, chưa hiện diện nhiều ở các xã vùng
sâu nên chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với nhu cầu vốn của nông dân. Thứ
ba, cơ chế cho vay của các tổ chức chính thức còn nhiều ràng buộc và phức
tạp về thủ tục, tài sản thế chấp, ... mà phần lớn người dân nông thôn có trình
độ thấp nên họ thường mang tâm lý ”ngại” giao dịch với ngân hàng và điều
này đã tạo điều kiện cho mạng lưới tín dụng phi chính thức ngày càng phổ
biến.
Đặc biệt, đối hình thức mua chịu vật tư, đây cũng là một trong những
hình thức tín dụng phi chính thức nhưng so với các hình thức tín dụng phi
chính thức khác thì nó được nhiều hộ nông dân lựa chọn sử dụng hơn, cụ thể
là có 35 hộ trong 63 hộ vay phi chính thức dưới dạng mua chịu vật tư và
chiếm 31,82% trong tổng số nông hộ được khảo sát. Mua chịu vật tư là một
loại tín dụng thương mại giữa các hộ sản xuất nông nghiệp với chủ vật tư
nông nghiệp, loại tín dụng này được hình thành dựa trên mức độ quen biết và
sự tin tưởng giữa người bán vật tư (người cho vay) và người mua (người đi
vay), không cần tài sản thế chấp, lãi suất thấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho
nông hộ một cách nhanh chóng và đơn giản, ... với những điểm thuận tiện này
thì mua chịu vật tư đang là lựa chọn đầu tiên của nhiều hộ sản xuất nông
nghiệp, thay vì tiếp cận hình thức tín dụng chính thức. Nhìn chung, thì tín
dụng chính thức ở huyện Phong Điền còn rất yếu kém, thị phần còn rất thấp,
và hệ thống tín dụng phi chính thức đang rất phổ biến.
Để phản ánh nhu cầu vốn vay của các nông hộ trong những năm qua,
đề tài đã thống kê lại số lần vay vốn của các nông hộ đến cuối năm 2012 được
tính toán từ kết quả điều tra và trình bày trong bảng 3.16 như sau:
Bảng 4.14 Số lần vay vốn trung bình đến cuối năm 2012
ĐVT: lần
Nguồn tín dụng
Số lần vay
trung bình
Các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân
2,44
Các tổ chức xã hội, đoàn thể
3,25
Hình thức tín dụng phi chính thức
4,48
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Số lần vay trung bình của nông hộ từ các ngân hàng và quỹ tín dụng
nhân dân tính đến cuối năm 2012 là 2,44 lần, vay từ các tổ chức xã hội, đoàn
thể là 3,25 lần và vay từ tín dụng phi chính thức là 4,48 lần. Nhìn chung, thì
33
số lần vay từ các tổ chức tín dụng chính thức ít nhất do thủ tục vay phức tạp,
phải thế chấp tài sản, ... nên nông hộ phần lớn vay ở tín dụng bán chính thức
và phi chính thức.
4.3.2 Thực trạng vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của
nông hộ sản xuất
Trong 110 hộ khảo sát thì có 14 hộ không có nhu cầu vay vốn vì tài
chính gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu chi tiêu của hộ, còn lại 96 hộ có nhu
cầu vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, chỉ có 21 hộ vay
được toàn bộ nhu cầu (chiếm 21,88% tổng số hộ có nhu cầu xin vay), 11 hộ
vay được một phần nhu cầu vốn xin vay (chiếm 11,46%) và có đến 64 hộ
không vay được vốn ở các tổ chức tín dụng (chiếm tỷ trọng khá cao 66,67%).
Điều này cho thấy phần lớn các nông hộ ở nông thôn đều ảnh hưởng bởi hiện
tượng hạn chế tín dụng và đây là nguyên nhân khiến cho các nông hộ tìm đến
nguồn vốn phi chính thức để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất và tiêu dùng.
Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ huyện Phong Điền được thể hiện
ở bảng 4.15.
Bảng 4.15 Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ
Tiêu chí
Tỷ trọng
(%)
Số hộ
Không vay được
64
66,67
Vay được một phần
11
11,46
Vay toàn bộ
21
21,88
96
100,00
Tổng
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo như kết quả điều tra, thì tình hình trả nợ đúng hẹn của nông hộ ở
các tổ chức tín dụng được thực hiện khá tốt. Số lần sai hẹn cao nhất của các
nông hộ chỉ ở mức 2 lần và có 5 hộ sai hẹn ở mức này, chiếm 4,55%; có 1 hộ
sai hẹn 1 lần, chiếm 0,91% số hộ khảo sát. Điều này cho thấy các hộ rất
nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, vì đây là một nguồn vốn có
mức lãi suất thấp nên các nông hộ luôn cố gắng giữ tốt uy tín của mình trước
tổ chức tín dụng, để có cơ hội được chấp nhận vay vốn ở lần sau và tình hình
sai hẹn của các tổ chức tín dụng được thống kê trong bảng 4.16 dưới đây:
Bảng 4.16 Số lần sai hẹn trả nợ tín dụng chính thức của nông hộ
Tiêu chí
Tần số (hộ)
Không sai hẹn
Tỷ trọng (%)
104
94,55
Sai hẹn 1 lần
1
0,91
Sai hẹn 2 lần
5
4,55
Tổng
110
100,00
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
34
Qua thống kê ở bảng 4.17 thì số tiền vay của nông hộ ở các tổ chức tín
dụng có xu hướng tăng nhẹ qua 2 năm 2011-2012 dưới cả 2 hình thức ưu đãi
và không ưu đãi. Cụ thể, với hình thức ưu đãi thì số tiền vay trung bình của
các nông hộ tăng từ 11,2 triệu đồng lên 13,5 triệu đồng ở năm 2012; đối với
hình thức không ưu đãi thì tăng từ 12,08 triệu đồng năm 2011 lên 14,09 triệu
đồng ở năm 2012. Các khoản vay trung bình gia tăng chứng tỏ hoạt động cho
vay của các tổ chức tín dụng chính thức đã ngày càng được mở rộng và thực
hiện đạt hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung lượng vốn vay trung bình này vẫn còn ở mức
thấp chỉ đạt khoảng từ 10-15 triệu đồng. Số tiền vay trung bình này thấp là do
các chính sách tín dụng của ngân hàng còn nhiều hạn chế về hạn mức cho
vay, ví dụ như: với hình thức vay ưu đãi cho các nông hộ thuộc diện nghèo,
ưu đãi cho sinh viên, ... có lãi suất thấp và không thế chấp tài sản thì hạn mức
cho vay tối đa là 10 triệu đồng/sinh viên/năm. Bên cạnh đó, đối với hình thức
vay không ưu đãi, cần thế chấp tài sản và lãi suất tương đối cao thì với áp lực
trả lãi nặng nên các nông hộ cũng hạn chế lượng vốn vay của mình ở mức
thấp nhất. Ngoài ra, thì bảng thống kê cũng cho ta thấy khoảng chênh lệch
giữa số tiền vay cao nhất với tiền vay thấp nhất là khá cao ở hình thức vay
không ưu đãi, năm 2011 khoảng chênh lệch này là 55 triệu đồng, năm 2012
khoảng chênh lệch tăng lên 65 triệu đồng, điều này cho thấy nhu cầu vốn vay
của các nông hộ là không đồng đều.
Bảng 4.17 Số tiền vay từ các tổ chức tín dụng chính thức
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Tiêu thức
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Độ lệch
chuẩn
Được ưu đãi
11,20
16
10
2,68
Không được ưu đãi
12,08
60
5
10,67
Được ưu đãi
13,50
35
6
10,65
Không được ưu đãi
14,09
70
5
15,22
2011
2012
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo như cơ sở lý thuyết thì mục đích vay của nông hộ cũng là một
trong những yếu tố để ngân hàng quyết định có nên chấp nhận hợp đồng vay
hay không. Do đó, đề tài đã tiến hàng khảo sát yếu tố này để nắm được tình
hình các khoản vay chính thức trên địa bàn phần lớn là nhằm mục đích gì? Và
thông tin này được thống kê cụ thể ở bảng 4.18.
35
Bảng 4.18 Mục đích vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức năm 2012
Được ưu đãi
Mục đích vay
Tần số
(hộ)
Không được ưu đãi
Tỷ trọng
(%)
Tần số
(hộ)
Tỷ trọng
(%)
Sản xuất nông nghiệp
1
16,67
14
87,50
Mục đích vay khác
5
83,33
2
12,50
6
100,00
16
100,00
Tổng
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo thống kê ta thấy, mục đích của các khoản vay đã được giải ngân
trong năm 2012 có sự đối nghịch giữa hình thức vay ưu đãi và không ưu đãi.
Cụ thể là: đối với hình thức vay ưu đãi thì có 1 hộ trong tổng số 6 hộ vay tiền
với mục đích sản xuất chiếm tỷ trọng là 16,67%, còn lại là 5 hộ vay tiền với
mục đích khác chiếm tỷ trọng cao 83,88% như: tiêu dùng, trả nợ, hỗ trợ học
phí cho sinh viên, ... Trái lại với hình thức vay ưu đãi, phần lớn các khoản vay
không ưu đãi đều nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ
trọng khá cao khoảng 87,5%, và các khoản vay còn lại nhằm mục đích tiêu
dùng, trả nợ với tỷ trọng ở mức thấp khoảng 12,5%.
Theo như kết quả phân tích ở bảng 4.15, ta thấy có đến 64 hộ có nhu
cầu vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức nhưng bị từ chối cấp tín dụng hoàn
toàn. Thực trạng này cho thấy, nguồn vốn vay chính thức đang rất hạn chế
tiếp cận với đối tượng khách hàng là nông dân sản xuất, cho dù đối tượng này
đang rất cần nguồn vốn có lãi suất thấp từ tín dụng chính thức để phục vụ cho
sản xuất.-tiêu dùng. Để biết những nguyên nhân nào làm hạn chế tín dụng
chính thức ở nông hộ, ta tiến hành phân tích bảng 4.19 dưới đây:
Bảng 4.19 Nguyên nhân nông hộ muốn vay nhưng không được vay tín dụng
chính thức
Tần số
(hộ)
Nguyên nhân
Không có tài sản thế chấp
Tỷ trọng
(%)
12
18,75
7
10,94
Không quen cán bộ tín dụng
15
23,44
Kế hoạch xin vay không được chấp nhận
13
20,31
Không biết thủ tục xin vay
13
20,31
4
6,25
64
100,00
Không được bảo lãnh
Không được vay mà không rõ lý do
Tổng
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
36
Dựa vào bảng 4.19 ta thấy có 6 nguyên nhân chính đã làm cho nông hộ
muốn vay nhưng không vay được tín dụng chính thức, đó là: Thứ nhất, không
quen cán bộ tín dụng, đây là nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao nhất với
23,44%, điều này đã khẳng định mức độ ảnh hưởng của yếu tố địa vị xã hội
đến tỷ lệ vay vốn như được phân tích ở trên. Khi có người quen hay người
thân là nhân viên tín dụng thì các hộ sẽ biết rõ hơn về thủ tục vay vốn và sẽ có
nhiều uy tính hơn. Thứ hai, kế hoạch xin vay không được chấp nhận và không
biết thủ tục vay là 2 nguyên nhận chiếm tỷ trọng tương đương nhau với
20,31%. Đối với những hộ không lập được kế hoạch xin vay có thể là do các
các hộ này là hộ mới, giá trị tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho các khoản
vay. Thứ ba, nguyên nhân không có tài sản thế chấp cũng chiếm 1 tỷ trọng
khá lớn với 18,75%. Hai nguyên nhân còn lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp là
không được bảo lãnh với 10,94% và không được vay mà không rõ lý do với
6,25%.
Nhìn chung, những nguyên nhân trên đây phần lớn đều là do giá trị tài
sản thế chấp thấp không đủ đảm bảo nhu cầu vốn vay và kiến thức của chủ hộ
còn thấp, chưa nắm bắt được nhiều thông tin về xã hội cũng như thông tin về
nguồn tín dụng chính thức nên tâm lý e ngại với các thủ tục vẫn rất phổ biến,
đồng thời cũng cho thấy về phía các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều yếu kém
trong việc cung cấp thông tin đến với khách hàng ở vùng nông thôn, chưa
thực sự đẩy mạnh nguồn vốn vay đến khu vực này.
4.3.3 Nguồn thông tin tín dụng của nông hộ huyện Phong Điền
Bảng 4.20 Những nguồn thông tin vay vốn mà nông hộ được cung cấp
Ngân hàng và
quỹ tín dụng
nhân dân
Tiêu thức
Tần số
(hộ)
Các tổ chức xã
hội, đoàn thể
Tỷ
trọng
(%)
Tần số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
Tín dụng phi
chính thức
Tần số
(hộ)
Tỷ
trọng
(%)
Từ chính quyền
địa phương
10
22,22
16
45,71
-
-
Từ các tổ chức
tín dụng
21
46,67
2
5,71
-
-
Từ người thân,
bạn bè
1
2,22
4
11,43
56
74,67
Tự tìm thông tin
13
28,89
13
37,14
19
25,33
Tổng
45
100,00
35
100,00
75
100,00
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
37
Đối với thị trường tín dụng chính thức, thì phần lớn nguồn thông tin
vay vốn mà nông hộ được cung cấp là từ các tổ chức tín dụng chiếm 46,67%.
Trong khi đó các nguồn thông tin từ chính quyền địa phương cung cấp
khoảng 22,22%. Điều này, cho thấy các tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực trong
việc đưa người nông dân tiếp cận đến nguồn vốn vay chính thức. Bên cạnh
đó, chính quyền địa phương cũng chú trọng đến hoạt động tín dụng nông thôn
trên địa bàn, thực hiện tốt công tác hỗ trợ các tổ chức tín dụng mở rộng thị
phần hoạt động khu vực nông thôn, cũng như giúp các hộ nông dân có được
nguồn vốn sản xuất với chi phí thấp, nâng cao đời sống của người nông dân.
Đối với thị trường bán chính thức, thì chính quyền địa phương cũng
đóng một vai trò chủ yếu trong việc cung cấp thông tin cho các nông hộ về
nguồn vốn vay từ các tổ chức xã hội, đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân,
cụ chiến binh, ... với tỷ trọng khá cao khoảng 45,71%. Cho thấy các cấp lãnh
đạo địa phương đã thực hiện hiệu quả công tác tiếp cận dân, làm người trung
gian giữa ngân hàng chính sách với nông dân nhằm đưa nguồn vốn vay với lãi
suất thấp đến những đối tượng phù hợp nhất (những hộ còn khó khăn). Đồng
thời, với cách thức này đã giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi
phí trong công tác thẩm định đối tượng vay. Bên cạnh đó, có 13 trong tổng số
35 hộ tương đương 37,14% tiếp cận nguồn vốn này là do hộ tự tìm thông tin,
như hộ đã chủ động đến các tổ chức tín dụng hoặc chính quyền để biết thêm
thông tin về nguồn vốn bán chính thức ở địa phương; 11,43% hộ biết được
nguồn vốn vay này là từ người thân, bạn bè, còn lại là 5,71% là từ các tổ chức
tín dụng.
Đối với các thị trường vốn phi chính thức, thì các nông hộ tiếp cận
được là do 2 nguồn chủ yếu là: từ người thân, bạn bè chiếm 56 trong 75 hộ
đang sử dụng nguồn vốn này tương đương 74,67% và 19 hộ tiếp cận nguồn
vốn này là do hộ chủ động tìm kiếm thông tin chiếm tỷ trọng 25,33%.
Bảng 4.21 Nguồn vốn vay ưu tiên của nông hộ
Nguồn vay
Tần số (hộ)
Tỷ trọng (%)
Chính thức
30
27,27
Bán chính thức
17
15,45
Phi chính thức
63
57,27
110
100,00
Tổng
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo số liệu thống kê về nguồn vốn vay ưu tiên của nông hộ, ta nhận
thấy những tỷ lệ gần như tương đương với thị phần vay vốn hiện tại của nông
hộ ở các nguồn vốn vay. Cụ thể là nguồn vốn chính thức chiếm tỷ trọng tương
đối thấp 27,27%, nguồn vốn bán chính thức có tỷ trọng thấp nhất 15,45% và
cao nhất là hình thức vốn vay phi chính thức với tỷ trọng 57,27%. Điều này
được giải thích như sau: đa phần các hộ sẽ ưu tiên chọn vay vốn ở những
38
nguồn mà họ đang tham gia hoặc đã từng sử dụng, vì ở vùng nông thôn họ
thường làm việc theo những hướng quen thuộc, do trình độ còn thấp nên các
hộ không có xu hướng tìm hiểu, thay đổi cái mới vì không muốn gặp phiền
phức hay sợ rủi ro. Đây là một khó khăn lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng
chính thức ở địa bàn trong việc đưa nguồn vốn chính thức đến với nông thôn
vì phần lớn họ đều ưu tiên vay phi chính thức có thủ tục đơn giản, và đáp ứng
nhu cầu vốn của họ một cách nhanh chóng.
Như phân tích ở trên, thì tỷ trọng ưu tiên chọn nguồn vốn vay từ các tổ
chức tín dụng chính thức còn rất hạn chế chỉ khoảng 30 trong 110 hộ với tỷ
trọng tương đối thấp là 27,27%. Vì thế, với mục đích muốn biết được những
thuận lợi và khó khăn khi vay vốn ở tổ chức tín dụng chính thức nhằm có biện
pháp thích hợp để phát huy các ưu điểm và khắc phục những điều còn hạn chế
đến khả năng tiếp cận này của hộ nông dân, đề tài đã tiến hành khảo sát về
những lý do ưu tiên chọn nguồn vốn vay tín dụng chính thức đối với 30 hộ lựa
chọn ưu tiên vay vốn tín dụng chính thức và được thống kê như bảng sau:
Bảng 4.22 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay tín dụng chính thức
Tiêu thức
Thuận lợi
(số hộ)
Tỷ trọng
(%)
Khó khăn
(số hộ)
Tỷ trọng
(%)
Thủ tục đơn giản
2
6,67
28
93,33
Thời gian chờ đợi ít
8
26,67
22
73,33
Chi phí vay thấp
6
20,00
24
80,00
16
53,33
14
46,67
4
13,33
26
86,67
Gần nhà
13
43,33
17
56,67
Trả nợ linh hoạt
20
66,67
10
33,33
Không giới hạn số tiền vay
22
73,33
8
26,67
Lãi suất thấp
27
90,00
3
10,00
Có người quen
18
60,00
12
40,00
Được tự do sử dụng tiền
Không cần thế chấp
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
- Về mặt thuận lợi
Dựa vào bảng 4.22 ta thấy những thuận lợi nổi bật, được nhiều nông hộ
đồng tình nhất là lãi suất thấp, có tới 27 hộ tương đương 90% cho rằng lãi
suất ở ngân hàng ở mức thấp hơn so với các nguồn vốn vay khác. Yếu tố
thuận lợi tiếp theo và chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là không giới hạn số tiền vay
với tỷ trọng đạt 73,33%. Như khảo sát ở phần trên ta thấy số tiền vay trung
bình từ tổ chức tín dụng thường không cao nằm trong khoản từ 10 đến 15
triệu đồng, do đó với nhu cầu vốn tương đối thấp so với tài sản thế chấp có
giá trị như đất đai, nhà cửa nên nhiều nông hộ cho rằng vay vốn ở ngân hàng
là không giới hạn số tiền vay, đối với yếu tố này có 26,67% hộ cho rằng số
39
tiền vay có giới hạn, thường những hộ này thường có nhu cầu vốn lớn hơn giá
trị tài sản thế chấp.
Có đến 66,67% số hộ cho rằng vay vốn ở các tổ chức tín dụng thì công
tác trả nợ linh hoạt hơn. 55,33% hộ nghĩ rằng được tự do sử dụng số tiền vay,
mặc dù khi vay phần lớn các hộ đều vay với mục đích là sản xuất nông nghiệp
nhưng sau khi vay được thì các hộ sử dụng số tiền vay này với nhiều mục
đích khác nhau như sản xuất, tiêu dùng, trả nợ, ... và điều này là một trong
những vấn đề mà ngân hàng rất khó kiểm soát đối với nông hộ (thông tin bất
đối xứng). Yếu tố khoảng cách từ nhà đến các tổ chức tín dụng cũng được
xem là thuận lợi đối với 43,33% số nông hộ. Cuối cùng, ta thấy có đến 60%
hộ cho rằng có quen cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng chính thức
hơn.
-
Về mặt khó khăn
Theo thống kê ta thấy, những khó khăn hàng đầu của nông hộ khi vay
ở các tổ chức chính thức cần quan tâm như: 93,33% cho rằng thủ tục vay ở
các tổ chức này còn phức tạp, cần đơn giản hơn những thủ thục không cần
thiết, 86,67% nghĩ rằng tiêu chuẩn về tài sản thế chấp khá cao và quá trình
thẩm định lâu dẫn đến 73,33% hộ cho rằng thời gian chờ đợi chấp nhận hợp
đồng vay lâu, đều đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất nông nghiệp của hộ.
Ngoài ra, chi phí vay ở ngân hàng còn cao, bao gồm những chi phí đi lại, giấy
tờ và đặc biệt là có một số hộ cho rằng, chi phí này cao là do phải chi một số
tiền hoa hồng cho cán bộ tín dụng để có thể vay được tiền nhanh chóng hơn,
yếu tố này chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 80%. Điều này cho thấy vẫn còn
một số bộ phận nhân viên ngân hàng vẫn chưa thực hiện tốt trách nhiệm của
mình, vì lợi ích riêng của bản thân mà góp phần gây ảnh hưởng xấu đến đạo
đức nghề nghiệp chung của cả hệ thống ngành.
40
Bảng 4.23 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay phi chính thức
Thuận lợi
(số hộ)
Tỷ trọng
(%)
Khó
khăn (số
hộ)
Tỷ trọng
(%)
Thủ tục đơn giản
63
100,00
0
0,00
Thời gian chờ đợi ít
63
100,00
0
0,00
Chi phí vay thấp
62
98,41
1
1,59
Được tự do sử dụng tiền
54
85,71
9
14,29
Không cần thế chấp
62
98,41
1
1,59
Gần nhà
28
44,44
35
55,56
Trả nợ linh hoạt
19
30,16
44
69,84
Không giới hạn số tiền vay
2
3,17
61
96,83
Lãi suất thấp
3
4,76
60
95,24
20
31,75
43
68,25
Tiêu thức
Có người quen
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Qua bảng 4.23, đã giải thích được vì sau phần lớn các hộ nông dân đều
ưu tiên vay vốn ở nguồn này. Những mặt khó khăn của nông hộ khi vay ở hệ
thống tín dụng chính thức thì đa phần là những ưu điểm của hệ thống tín dụng
phi chính thức với tỷ trọng hầu như tuyệt đối như: thủ tục đơn giản chiếm
100%, thời gian chờ đợi ít chiếm 100%, các hộ đều cho rằng vay phi chính
thức thủ tục rất đơn giản, chỉ cần người cho vay đồng ý thì đã có thể giải ngân
ngay thời điểm đó. Bên cạnh đó, chi phí vay thấp (98,41%0, được tự do sử
dụng tiền (85,71%) và không cần thế chấp tài sản (98,41%), ... cũng là những
ưu điểm nổi bật của thị trường vay phi chính thức. Tuy nhiên, bên cạnh những
mặt thuận lợi này thì người sử dụng phải chịu một mức lãi suất rất cao và theo
thống kê thì có đến 95,24% cho rằng lãi suất phí chính thức luôn ở mức cao.
Do đó, chính quyền địa phương cũng như hệ thống tín dụng chính thức cần
phải tiếp tục nổ lực, tạo điều kiện cho nông dân tiếp xúc với nguồn vốn có chi
phí sử dụng thấp, nhằm góp phần hỗ trợ đời sống của người nông dân.
4.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY
4.4.1 Kết quả ước lượng các nhân tố hạn chế tín dụng chính thức
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy về các nhân tố có khả năng hạn
chế tín dụng chính thức của nông hộ huyện Phong Điền được trình bày ở bảng
4.24. Trước khi ước lượng, tác giả đã tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy mô
41
hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, các hệ số tương quan giữa các
biến độc lập đều nhỏ hơn 0,7.
Như được trình bày ở phần cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ được xây
dựng như sau:
TYLEVAY = β0 + β1SLVAY + β2SLSAIHEN + β3GIATRIDATNN +
β4TAISAN + β5MDVAY + β6DIAVIXH + β7KHOANGCACH + β8HOCVAN +
β9GIOITINH + β10TUOI + β11NGUOIPT
Với TYLEVAY là biến phụ thuộc và được đo lường bằng tỷ số giữa số
tiền vay được trên số tiền xin vay. Nếu TYLEVAY =1 thì không xảy ra hạn
chế tín dụng, nếu 0 < TYLEVAY < 1 thì xảy ra hạn chế tín dụng 1 phần và
nếu TYLEVAY = 0 thì xảy ra hạn chế tín dụng hoàn toàn.
Bảng 4.24 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ hạn chế tín dụng đối với nông hộ
Biến độc lập
Hệ số góc
Giá trị P
Hằng số C
-2,607274
0,006
SLVAY ***
0,325568
0,000
-0,314861
0,027
GIATRIDATNN **
0,000630
0,013
TAISAN *
0,000956
0,070
MDVAY *
0,298294
0,079
DIAVIXH ***
0,722972
0,001
KHOANGCACH
0,036146
0,192
HOCVAN **
0,061648
0,036
GIOITINH
0,139245
0,622
Tuổi
0,005580
0,567
-0,123035
0,129
SLSAIHEN **
NGUOIPT
Tổng số quan sát
110
Log likelihood
-38,311
Pseudu R2
0,5759
LR chi2 (11)
104,03
Prob > Chi2
0,000
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Ghi chú: (*): Có ý nghĩa ở mức 10%; (**): Có ý nghĩa ở mức 5%; (***): Có ý nghĩa ở mức
1%
42
Theo kết quả kiểm định ở bảng 4.24 thì có 7 nhân tố chính ảnh hưởng
đến hạn chế hạn chế tín dụng của nông hộ huyện Phong Điền, các nhân tố đó
là: số lần vay tín dụng chính thức, số lần sai hẹn, giá trị đất nông nghiệp, giá
trị tài sản lâu bền, mục đích vay, địa vị xã hội và học vấn của chủ hộ. Mỗi một
biến có mức độ ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng của nông hộ với những mức
ý nghĩa khác nhau, cụ thể là: biến có ý nghĩa ở mức 1% là số lần vay và địa vị
xã hội, biến có ý nghĩa ở mức 5% là số lần sai hẹn, giá trị đất nông nghiệp,
học vấn của chủ hộ và biến có ý nghĩa ở mức 10% là giá trị tài sản lâu bền,
mục đích vay. Đồng thời, kết quả mô hình cũng cho thấy biến số lần sai hẹn
mang hệ số âm nên biến này có mối tương quan nghịch với biến phụ thuộc (tỷ
lệ vay). Ngoài ra, kết quả kiểm định còn cho thấy giá trị Prob > Chi2 (xác suất
lớn hơn chi bình phương) = 0,000 điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô
hình là khá cao.
4.4.2 Phân tích kết quả giữa kiểm định thực tế với kỳ vọng về dấu
các biến trong mô hình
Dựa trên kết quả kiểm định mô hình ở phần trên, đề tài đã so sánh
được kết quả kỳ vọng với kết quả điều tra thực tế về các biến trong mô hình.
Nhìn chung, thì các biến đều có mối tương quan với biến phụ thuộc đúng với
kỳ vọng ở phần cơ sở lý thuyết, riêng biến khoảng cách thì có dấu kỳ vọng
ngược lại với kỳ vọng; tuy nhiên, biến này lại không có ý nghĩa thống kê. Kết
quả so sánh được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 4.25 So sánh dấu của các biến trong mô hình hồi quy
Biến độc lập
Ký hiệu
Dấu kỳ vọng
Dấu thực tế
Số lần vay
SLVAY
+
+
Số lần sai hẹn
SLSAIHEN
-
-
Giá trị đất nông nghiệp
GIATRIDATNN
+
+
Giá trị tài sản lâu bền
TAISAN
+
+
Mục đích vay
MDVAY
+
+
Địa vị xã hội
DIAVIXH
+
+
Khoảng cách
KHOANGCACH
-
+
Học vấn
HOCVAN
+
+
Giới tính
GIOITINH
+
+
Tuổi
TUOI
+
+
Số người phụ thuộc
NGUOIPT
-
-
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
43
4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN
DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.5.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có ý nghĩa trong mô hình
- Biến SLVAY: Biến này có hệ số dương với mức ý nghĩa 1%, đây là
mức ý nghĩa cao cho thấy những hộ có số lần vay vốn ở các tổ chức tín dụng
càng nhiều thì tỷ lệ vay vốn so với nhu cầu càng cao, nghĩa là càng ít bị hạn
chế tín dụng. Đồng thời, kết quả này cũng cho thấy những hộ đã từng bị từ
chối cấp tín dụng thì khả năng vay vốn càng thấp.
- Biến SLSAIHEN: Biến này có hệ số âm và có ý nghĩa ở mức 5%.
SLSAIHEN có mối tương quan nghịch với tỷ lệ vay vốn, nghĩa là những hộ có
số lần sai hẹn trả nợ với các tổ chức tín dụng càng nhiều thì tỷ lệ vay càng
thấp (trường hợp xấu nhất có thể sẽ bị từ chối cho vay hoàn toàn). Nguyên
nhân là do các tổ chức tín dụng luôn muốn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất nên
chỉ cấp tín dụng cho những đối tượng có uy tín trong trả nợ.
- Biến GIATRIDATNN: Biến này có hệ số dương và có ý nghĩa ở mức
5%, nghĩa là hộ có giá trị đất nông nghiệp càng lớn thì tỷ lệ vay càng cao do
giá trị tài sản thế chấp cao và ngược lại, những hộ có giá trị đất nông nghiệp
thấp thì sẽ hạn chế tín dụng do tài sản thế chấp không đủ đảm bảo bù đắp rủi
ro.
- Biến TAISAN: Các giá trị tài sản lâu bền của nông hộ như: nhà cửa,
thiết bị, máy móc sản xuất và các loại tài sản có giá trị cao khác,...cũng tác
động đến tỷ lệ vay vốn ở các tổ chức tín dụng. Thật vậy, biến này có ý nghĩa ở
mức 10% và mang hệ số dương, nghĩa là trong trường hợp hộ không thể dùng
đất nông nghiệp để thế chấp thì giá trị tài sản lâu bền cũng là một loại tài sản
thế chấp được các tổ chức tín dụng chấp nhận. Cũng giống như tài sản đất
nông nghiệp, nếu như giá trị các tài sản lâu bền càng lớn thì tỷ lệ vay vốn
càng lớn và càng ít bị hạn chế tín dụng.
- Biến MDVAY: Biến này có hệ số dương và là 1 biến giả (có giá trị là
1 nếu hộ vay vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp và là 0 nếu vay với mục
đích khác), biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Biến MDVAY có mối tương quan
thuận với biến phụ thuộc của mô hình, nghĩa là khi nông hộ vay vốn với mục
đích sản xuất nông nghiệp thì tỷ lệ vay vốn sẽ cao hơn những hộ vay với mục
đích khác. Nguyên nhân là do các tổ chức tín dụng tin rằng: phục vụ cho sản
xuất thì tương lai sẽ tạo ra thu nhập và khả năng hoàn trả nợ sẽ cao hơn.
- Biến DIAVIXH: Biến này có hệ số dương và cũng là 1 biến giả
(nhận giá trị là 1 nếu nông hộ có thành viên hay bạn bè làm việc ở cơ quan
nhà nước, đoàn thể hay các tổ chức chính thức và 0 nếu hộ không có các mối
quan hệ trên) và đạt mức ý nghĩa là 1%, nghĩa là những hộ có người thân hay
bạn bè là cán bộ, nhân viên ngân hàng thì tỷ lệ vay vốn ở tổ chức tín dụng sẽ
cao, với lý do đã được giải thích ở phần cơ sở lý thuyết.
- Biến HOCVAN: Biến này mang hệ số dương và có ý nghĩa ở mức
5%. Điều này cho thấy những chủ hộ có trình độ học vấn cao thì tỷ lệ vay vốn
44
ở các tổ chức tín dụng càng cao do học vấn cao sẽ giúp cho các nông hộ dễ
dàng tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào
sản xuất, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đem lại thu nhập
cao và đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó,
trình độ cao, sẽ giúp cho các các nông hộ nắm bắt các thông tin tín dụng
nhanh chóng và thấy đơn giản hơn với thủ tục xin vay.
4.5.2 Các biến không có ý nghĩa trong mô hình
Theo như kết quả kiểm định của mô hình hồi quy thì các biến
KHOANGCACH (khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến các tổ chức tín dụng
gần nhất), TUOI (tuổi của chủ hộ), GIOITINHI (giới tính của chủ hộ) và
NGUOIPT (người phụ thuộc trong gia đình) không có ý nghĩa thống kê là do:
khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng thì họ chỉ quan tâm đến khả năng hoàn trả
nợ của người vay có đúng hẹn và đầy đủ cả vốn và lãi hay không, nên họ
thường chú trọng nhiều đến tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay của
nông hộ,...chứ họ không tâm nhiều đến người đi vay sống cách xa hay gần,
bao nhiêu tuổi, giới tính nam hay nữ và có bao nhiêu thành viên phụ thuộc
trong gia đình?
45
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG HẠN CHẾ TÍN DỤNG
VÀ TĂNG CƯỜNG VỐN VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CHO
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Thông qua kết quả phân tích về thực trạng vay vốn từ nguồn tín dụng
chính thức của nông hộ huyện Phong Điền cho thấy thị phần tín dụng chính
thức trên địa bàn hiện nay chỉ khoảng 1/3 và có đến 66,67% hộ có nhu cầu
vay nhưng không vay được nguồn vốn tín dụng chính thức. Những con số này
đã phản ánh hiện tượng hạn chế tín dụng hiện đang rất phổ biến ở nông thôn.
Tỷ lệ vay vốn của nông hộ còn ở mức thấp là do tồn tại nhiều mặt hạn chế vẫn
chưa có biện pháp giải quyết hoặc biện pháp chưa khả thi, xuất phát từ các
chủ thể có liên quan trong hệ thống tín dụng gồm: các tổ chức tín dụng chính
thức, các cấp chính quyền địa phương và các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Những mặt còn hạn chế ở từng chủ thể được nêu rõ ở phần dưới đây:
- Đối với các tổ chức tín dụng: Mặc dù, doanh số cho vay của các tổ
chức chính thức về lĩnh vực nông-ngư-nghiệp đều tăng qua các năm, đây là
một dấu hiện đáng mừng, cho thấy khả năng vay vốn chính thức của nông hộ
đang có xu hướng tăng. Nhưng nhìn chung thì lượng vốn cho vay và thị phần
ở khu vực nông thôn vẫn còn thấp. Theo khảo sát, phần lớn các nông hộ
không vay được vốn ở các tổ chức tín dụng là do không biết thủ tục xin vay.
Điều này cho thấy cơ chế cho vay ở các tổ chức tín dụng còn khá phức tạp và
cơ chế này đã gây khó khăn cho người nông dân tiếp cận nguồn vốn vay, đặc
biệt là các hộ có trình độ thấp thường mang tâm lý ”sợ” với các thủ tục liên
quan đến giấy tờ.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chỉ gồm 1 chi nhánh, tập trung ở
trung tâm huyện, điều này đã gây khó khăn cho các nông hộ vùng sâu, vùng
xa trong việc nắm bắt thông tin cũng như tiếp cận nguồn vốn chính thức. Hạn
mức cho vay không có tài sản đảm bảo còn giới hạn (theo nghị định
41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng về phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn thì hạn mức các khoản vay không có tài sản đảm bảo đối với các cá
nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tối đa là 50 triệu đồng) đều này đã
làm hạn chế khả năng tài chính của những hộ nghèo-thuộc đối tượng chính
sách vay vốn bằng hình thức tín chấp, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Trong việc vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức, nhiều nông hộ
phản ánh tình trạng ”cò tín dụng” của các cán bộ nhân viên ngân hàng, có
trường hợp tiền ”cò” này lên đến 7% tổng số vốn vay, điều này đã làm cho
nhiều nông hộ cảm thấy rất khó chịu và có ấn tượng rất không tốt với hệ
thống nhân viên ngân hàng. Theo kết quả điều tra cho thấy, phần lớn ngân
hàng chỉ chấp nhận giải ngân cho các hộ vay vì mục đích sản xuất nhưng trên
thực tế số tiền vay được, nông hộ sử dụng với nhiều mục đích khác nhau có
46
thể 1 phần để sản xuất, có thể dùng để tiêu dùng hoặc đầu tư cho một lĩnh vực
phi nông nghiệp nào đó. Cuối cùng, để vay được tiền nhiều nông hộ đã nói
không đúng với mục đích vay thực sự của mình nhưng hiện tại các tổ chức tín
dụng vẫn chưa thể kiểm soát tốt mục đích sử dụng vốn của các nông hộ.
- Đối với chính quyền địa phương: Dù chính quyền địa phương
không là nơi trực tiếp cấp vốn cho nông hộ nhưng vai trò của nó đến tỷ lệ vay
vốn từ nguồn tín dụng chính thức của nông hộ là rất quan trọng. Chính quyền
địa phương là cầu nối trung gian giữa các tổ chức tín dụng với các nông hộ có
nhu cầu vay vốn ở địa phương. Nhìn chung, các cấp, ban lãnh đạo huyện
Phong Điền đã thực hiện tốt vai trò cầu nối của mình nhưng thực tế vẫn còn
tồn tại một số hạn chế đã gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn chính thức của
nông hộ, cụ thể là: tuy các hội, đoàn thể ở mỗi xã, thị trấn đều được hình
thành và được sử dụng nguồn vốn vay với chi phí thấp và thủ tục vay đơn
giản nhưng số thành viên của các tổ chức này thì còn hạn chế, cho thấy công
tác tuyên truyền, tiếp xúc với dân chưa đạt hiệu quả và các thủ tục hành chánh
xác nhận hộ nghèo để vay vốn ưu đãi thì thời gian xét duyệt lâu. Bên cạnh đó,
phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở địa phương vẫn chưa miễn thu lệ phí
đăng ký giao dịch đảm bảo, chưa thực hiện đúng tinh thần của NĐ 41/2010.
Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở thế chấp vay vốn
ở ngân hàng khá dài, điều này đã kéo dài thời gian vay vốn của nông hộ, ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất.
- Đối với nông hộ: Phần lớn các nông hộ đều có trình độ dân trí thấp.
Theo kết quả kiểm định cho thấy yếu tố học vấn tương quan thuận với tỷ lệ
vay vốn ở các tổ chức tín dụng. Thật vây, những hộ có trình độ thấp thì sẽ gây
khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và hoàn thành các thủ tục vay vốn.
Ngoài ra, trình độ thấp còn làm cho người dân mang tâm lý sợ giao dịch với
ngân hàng. Vì thế, một số nông hộ cần vốn sản xuất nhưng không dám tiếp
cận nguồn tín dụng chính thức để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
Thêm vào đó, tình trạng đông con ở huyện còn rất phổ biến. Điều này
sẽ làm gia tăng chi phí sinh hoạt của gia đình, gây ảnh hưởng đến khả năng
hoàn trả nợ. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở phần trên, phần lớn hộ vay tiền
sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt
đến khả năng trả nợ của nông hộ nếu như hộ đem vốn vay sử dụng với những
mục đích không tạo ra lợi nhuận như tiêu dùng, trả nợ,...thì tỷ lệ sai hẹn trả nợ
với các tổ chức tín dụng sẽ cao, uy tín nông hộ sẽ giảm và khả năng vay vốn
lần sau theo đó sẽ thấp đi.
5.2 GIẢI PHÁP
Để khắc phục những mặt hạn chế đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức còn tồn tại trên địa bàn huyện, đề tài đề ra một số giải pháp ứng với từng
chủ thể như sau:
47
Đối với các tổ chức tín dụng
- Đơn giản các yêu cầu và thủ tục cho vay: Cần thiết lập một cơ chế
cho vay với những thủ tục đơn giản hơn, bỏ qua những bước xét duyệt không
cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người đi vay, đặc biệt là những
nông hộ có trình độ dân trí thấp.
- Mở rộng mạng lưới giao dịch: các tổ chức tín dụng nên mở thêm các
điểm giao dịch ở các xã vùng sâu để tư vấn hỗ trợ thông tin tín dụng, cũng
như cung cấp thông tin về những chương trình tín dụng ưu đãi cho nông dân
một cách sớm nhất cho các nông hộ nơi đây. Đồng thời, liên kết với chính
quyền địa phương thành lập nên các hợp tác xã tín dụng, góp phần hạn chế
các thông tin bất đối xứng giữa các tổ chức tín dụng và các nông hộ có nhu
cầu vay vốn.
- Tăng hạn mức cho vay: Các tổ chức tín dụng cần có những chính
sách để nới rộng hạn mức cho vay, đặc biệt là hạn mức vay không có tài sản
đảm bảo một cách phù hợp với thức tiễn sản xuất hiện nay, nhằm giúp cho
người nông dân- nhất là những nông dân có hoàn cảnh kinh tế còn thấp, mạnh
dạn vay vốn để đầu tư sản xuất, đem lại hiệu quả và thay đổi cuộc sống tốt
hơn.
- Chú trọng khả năng phát triển bền vững: Các tổ chức tín dụng chính
thức cần thiết lập những chính sách khuyến khích huy động các nguồn vốn
tiết kiệm từ vùng nông thôn. Mặc dù, nguồn vốn này ở nông thôn thường có
quy mô nhỏ lẻ ở từng cá thể nhưng nhìn tổng thể thì đây là nguồn huy động
vốn lớn, có nhiều tiềm năng vì vẫn chưa được sự chú trọng khai thác từ các tổ
chức tín dụng chính thức. Việc sử dụng nguồn vốn huy động tiết kiệm này để
cấp tín dụng cho các nông hộ sản xuất là một biện pháp mang lại nhiều lợi ích
kinh tế cho cả các tổ chức tín dụng và cả các hộ sản xuất nông nghiệp. Đối
với các tổ chức tín dụng thì đảm bảo được tính phát triển bền vững, có thể tự
huy động được nguồn vốn không còn trông đợi vào những nguồn ngân sách
hay vốn vay ưu đãi,...đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, đồng
thời đối với các hộ nông dân thì xem tiết kiệm như là một công cụ hữu ích để
cân đối chi tiêu giữa các mùa vụ, tích lũy tài sản cho gia đình, góp phần xóa
đói giảm nghèo và phòng chống rủi ro thiếu vốn. Bên cạnh đó, để giảm thiểu
các rủi ro thì các tổ chức tín dụng nên hạn chế sử dụng các nguồn vốn ngắn
hạn đem cho vay trung và dài hạn.
- Mở rộng đối tượng vay vốn: Hiện tại, thì các tổ chức tín dụng trên địa
bàn huyện chỉ ưu tiên cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, do đó đã bỏ qua
phần lớn các đối tượng khách hàng khác sống ở nông thôn nhưng không làm
nông nghiệp hoặc những hộ sản xuất nông nhiệp nhưng vay vốn với mục đích
khác, ví dụ như: những người nghèo thì họ thường vay với mục đích tiêu
dùng nhiều hơn. Mặt khác, những chính sách ưu tiên về mục đích vay này đã
làm cho phần lớn nông hộ phải tìm đến nguồn vốn phi chính thức để đáp ứng
nhu cầu sử dụng vốn của mình.
- Có chính sách đào tạo cán bộ, nhân viên hợp lý: Các tổ chức tín dụng
cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn,
48
năng lực và đạo đức nghề nghiệp tốt. Áp dụng các biện pháp khuyến khích
cán bộ ngân hàng chủ động phục vụ khách hàng như hướng dẫn kế hoạch trả
nợ, cách sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả và đem lại thu nhập cho người
vay,...Và xử lý nghiêm đối với trường hợp có cán bộ gian lận, lạm dụng chức
quyền để hưởng hoa hồng hay ”cò tín dụng”. Nhằm tạo một môi trường làm
việc gần gũi với khách hàng, giảm đi tâm lý sợ giao dịch của các khách hàng
nông thôn, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các nông hộ.
Đối với chính quyền địa phương
- Đẩy mạnh công tác đưa vốn sản xuất và tiến bộ khoa học đến các hộ
nông dân: Tiếp tục đẩy mạnh công tác liên kết với các tổ chức tín dụng, nhằm
đưa các nguồn vốn sản xuất đến với những hộ nghèo thông qua các tổ chức,
đoàn thể ở địa phương: hội nông dân, hội phụ nữ,...Đồng thời phải tiến hành
các cuộc điều tra thực tế, khảo sát tình hình kinh tế của các hộ trong địa bàn
để chọn ra các hộ thuộc diện khó khăn, tích cực vận động các hộ này tham gia
vào tổ chức để được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi, thúc đẩy quá trình sản
xuất đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
của huyện cần tăng cường liên kết các chương trình khuyến nông của huyện
với các chương trình tín dụng nông thôn nhằm cung cấp kiến thức công nghệ
khoa học và kỹ thuật về nuôi trồng, giúp cho người nông dân nâng cao năng
suất sản xuất và sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả nhất, đồng thời đảm bảo được
khả năng trả nợ cho các tổ chức tín dụng.
- Đơn giản các thủ tục hành chánh: Chính quyền địa phương cần lượt
bỏ bớt các thủ tục không cần thiết và nhanh chóng hơn trong công tác xác
nhận, đóng dấu các giấy tờ có liên quan để nông hộ có thể rút ngắn thời gian
vay vốn chính thức, sản xuất kịp mùa vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải nắm bắt kịp thời các nghị
định chính phủ, các luật của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất nông
nghiệp, nông thôn và thực hiện đúng theo tinh thần của các luật đó, để các hộ
nông dân trên địa bàn được hưởng những ưu đãi của nhà nước về hoạt động
sản xuất nông nghiệp, góp phần cải thiện tình hình kinh tế và đời sống của các
nông hộ.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Chính quyền địa phương cần đẩy
mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (như đầu tư xây dựng đường giao
thông, hệ thống thông tin liên lạc,...) điều này sẽ giúp cho việc trao đổi và
nắm bắt thông tin về tín dụng nhanh hơn. Góp phần gia tăng tỷ lệ vay vốn từ
nguồn tín dụng chính thức của các nông hộ.
Đối với nông hộ
- Nâng cao trình độ dân trí cho người dân: Cần có những chính sách
khuyến học ở các vùng nông thôn để cải thiện trình độ dân trí của người dân
nơi đây. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà còn mang ý nghĩa
rất lớn về kinh tế. Vì khi trình độ cao thì người dân sẽ dễ dàng tiếp cận với
những thông tin tín dụng cũng như sẽ thấy đơn giản hơn với các thủ tục cho
vay, điều này góp phần gia tăng tỷ lệ vay vốn chính thức của các nông hộ.
Đồng thời, khi trình độ cao các nông dân sẽ dễ dàng nắm bắt và ứng dụng
49
những tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào canh tác sản xuất, góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dận.
- Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình: Các chương trình kế hoạch hóa
gia đình cần được tuyên truyền rộng rãi ở các vùng nông thôn, để giúp người
dân hiểu được những mặt hạn chế của việc sinh con đông, vận động, tư vấn
giúp các gia đình tự giác thực hiện tốt chính sách không sinh con thứ ba. Việc
không sinh con thứ 3 ngoài việc giúp nuôi dạy con tốt thì còn giúp cho tình
hình tài chính của gia đình tốt hơn, nguồn vốn sản xuất kinh doanh được tích
lũy nhiều hơn, vốn sản xuất nhiều sẽ tạo điều kiện đầu tư sản xuất đạt hiệu
quả hơn.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích: Theo kết quả thống kê thì phần lớn
tổ chức tín dụng ưu tiên cho vay các hộ phục vụ sản xuất. Do đó, các hộ nên
sử dụng vốn vay của mình vào mục đích sản xuất như đã cam kết với các tổ
chức tín dụng, không nên chia sẻ vốn vay để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
hay trả nợ vì chỉ có đầu tư vào sản xuất thì mới tạo ra thu nhập và khả năng
hoàn trả nợ đúng hẹn với các tổ chức tín dụng sẽ cao, các nông hộ sẽ tạo được
uy tính đối với các tổ chức tín dụng và tỷ lệ vay vốn cũng gia tăng (ít hạn chế
tín dụng).
- Thực hiện tốt công tác trả nợ: Nông hộ cần lập cho mình 1 kế hoạch
trả nợ từ khi được chấp nhận hợp đồng vay vốn ở các tổ chức chính thức.
Nông hộ có thể tự tính toán và tự thiết lập hoặc có thể nhờ các cán bộ tín dụng
ngân hàng hỗ trợ thiết lập. Sau khi đã có kế hoạch trả nợ thì các nông hộ phải
nghiêm chỉnh làm đúng theo kế hoạch, tránh trường hợp trễ hẹn với ngân
hàng, vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ vay vốn của nông hộ ở lần vay
sau (trường hợp xấu nhất có thể sẽ từ chối cho vay hoàn toàn).
50
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố có khả năng hạn chế tín dụng
chính thức của huyện Phong Điền thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 110 hộ
vào tháng 10/2013 và các hộ được chọn ngẫu nhiên ở 4 xã: Trường Long,
Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa và Giai Xuân. Kết quả kiểm định hồi quy bằng mô
hình Tobit cho thấy có 7 nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng
chính thức của nông hộ, đó là: số lần vay tín dụng chính thức, số lần sai hẹn,
giá trị đất nông nghiệp, giá trị tài sản lâu bền, mục đích vay, địa vị xã hội và
trình độ học vấn của chủ hộ. Trong các nhân tố ảnh hưởng trên thì số lần sai
hẹn trả nợ có mối tương quan nghịch với biến phụ thuộc là tỷ lệ vay vốn (số
tiền vay được trên số tiền xin vay từ nguồn tín dụng chính thức) và 4 nhân tố
còn lại trong mô hình không có ý nghĩa thống kê là khoảng cách, tuổi, giới
tính của chủ hộ và số thành viên phụ thuộc trong gia đình.
Qua kết quả phân tích và thống kê miêu tả cho thấy thị phần tín dụng
chính thức trên địa bàn huyện còn rất hạn chế, chiếm khoảng 30% số hộ khảo
sát. Bên cạnh đó, kết quả điều tra còn cho thấy hiện tượng hạn chế tín dụng
khá phát triển ở khu vực nông thôn, có đến 66,67% hộ có nhu cầu vay nhưng
không vay được vốn từ các tổ chức tín dụng, 11,46% số hộ vay được một
phần nhu cầu vay và 21,88% số hộ vay được toàn bộ theo nhu cầu, đây là một
tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này đã tạo điều kiện cho mạng lưới tín dụng phi
chính thức ngày càng phổ biến ở khu vực nông thôn. Nhận thấy thực trạng
trên, đề tài đã đề xuất ra một số biện pháp nhằm giúp các nông hộ cũng như
các tổ chức tín dụng khắc phục hiện tượng hạn chế tín dụng chính thức, đưa
nguồn vốn với lãi suất thấp đến với các nông dân, tạo điều kiện phát triển nền
kinh tế nông nghiệp của địa bàn huyện. Góp phần hạn chế sự hoạt động mạnh
mẽ của một bộ phận tín dụng phi chính thức với lãi suất áp dụng rất cao từ
70%-100%/năm trên thị trường nông thôn.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực
nông nghiệp nói riêng đã có nhiều bước tiến mới, cùng với sự thay đổi đó thì
chính phủ cũng đã ban hành các nghị định, quyết định hỗ trợ cho nông dân
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, Nghị định 41/2010 của chính
phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ra đời
vào ngày 12/4/2010 là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân có thêm những
cơ hội mới trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Mặt bằng lãi suất
cho vay thấp hơn các lĩnh vực khác, thủ tục hành chính được rút gọn, mức cho
vay không thế chấp tài sản cho hộ cá thể và hợp tác xã tăng so với trước,... là
những ưu đãi mà Nghị định 41 mở ra cho người vay vốn. Tuy nhiên, Nghị
định này vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. Bên cạnh đó, vẫn còn 1 số
nơi vùng sâu, vùng xa thì tinh thần của Nghị định vẫn chưa được phát huy vì
51
các cán bộ ở nơi này chưa được đào tạo tốt về mặt chuyên môn, trình độ còn
thấp, khả năng nắm bắt thông tin kém nên vẫn áp dụng các chính sách cũ đều
này đã gây thiệt thòi cho các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn. Nhận thấy được
thực trạng trên, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị đến các cấp lãnh đạo nhằm
giúp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của nông hộ như sau:
- Thứ nhất, Chính phủ cần mở rộng đối tượng cho vay đối với lĩnh vực
nông nghiệp. Ví dụ như ở Nghị định 41, mặc dù có nhiều ưu đãi cho những
khách hàng vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng không phải đối tượng
sản xuất nào cũng được hưởng chế độ ưu đãi này, cụ thể là những hộ gia đình,
kinh doanh, sản xuất nông nghiệp ở địa bàn thị trấn và phường ven thành phố
hoặc thuộc địa phận thành phố thì không thuộc đối tượng được vay vốn. Trên
thực tế huyện Phong Điền, người dân sống ở địa bàn thị trấn phần lớn sinh
sống bằng nghề nông và điều này đã gây thiệt thòi cho bộ phận người dân nơi
đây vì không được hưởng những chế độ ưu đãi của Nghị định.
- Thứ hai, ở các địa phương hiện nay khi người dân đăng ký quyền sử
dụng đất để làm tài sản thế chấp vay vốn thì vẫn phải đóng phí giao dịch đảm
bảo, trong khi theo Nghị định 41 đã quy định rõ phí này được miễn đóng cho
cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Từ thực tế này cho thấy cần mở các khóa
đào tạo chuyên nghiệp giúp nâng cao kiến thức của cán bộ các cấp ở địa
phương để họ cập nhật thông tin nhanh chóng và thực hiện nghiêm túc với
những quy định của chính phủ đề ra. Cần xử lý nghiêm những trường hợp vì
lợi ích cá nhân, mà cán bộ địa phương cố tình thực hiện sai quy định nhằm
đảm bảo công bằng cho người dân.
- Thứ ba, Chính phủ cần ban hành những chính sách phục vụ lĩnh vực
nông nghiệp hoàn thiện hơn, cụ thể và rõ ràng hơn. Nhìn chung các biện pháp,
chính sách hiện tại đều tồn tại những mặt hạn chế và công tác thực hiện vẫn
chưa hiệu quả, ví dụ như công tác thực hiện Nghị định 41 vẫn còn nhiều hạn
chế, cơ chế xử lý tài sản thu hồi nợ của khách hàng vay vốn trong lĩnh vực
nông nghiệp chưa được ban hành, chính sách bảo hiểm lãi suất nông nghiệp
chưa được thực hiện thành công để hạn chế rủi ro cho các hộ sản xuất và các
tổ chức tín dụng. Ngoài bảo hiểm lãi suất, Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng hệ
thống bảo hiểm cây trồng, vật nuôi để ổn định nguồn thu nhập cho gia đình,
ổn định đời sống nông dân.
- Thứ tư, Chính quyền địa phương cần triển khai công tác tập huấn,
tuyên truyền, trọng tâm tập trung vào nội dung hướng dẫn kỹ thuật, quy trình
nuôi trồng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho các con giống, nhằm giúp các
nông hộ hoạt động có hiệu quả, tăng thu nhập gia đình, tạo điều kiện tăng tỷ
lệ vay ở các tổ chức tín dụng.
- Thứ năm, Chính phủ cần có những chính sách ổn định nền kinh tế vĩ
mô, kiềm chế lạm phát. Điều này sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng chính thức
đánh giá năng lực trả nợ của người vay chính xác hơn, nhằm giảm thiểu rủi ro
và mạnh dạn mở rộng thị phần ở khu vực nông thôn, điều này sẽ giúp các
nông hộ tăng tỷ lệ vay vốn chính thức. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những
chính sách hỗ trợ giá đầu vào từ các yếu tố sản xuất và cần có những biện
52
pháp quản lý thích hợp thị trường đầu ra nhằm giúp cho nông hộ tiêu thụ nông
sản một cách dễ dàng tránh trường hợp sản phẩm không có người mua hoặc bị
thương lái ép giá.
- Thứ sáu, theo nội dung phân tích trên thì tín dụng chính thức và phi
chính thức có nhưng ưu và nhược điểm khác nhau, nhưng ưu điểm của loại
hình này sẽ hỗ trợ cho nhược điểm của loại hình kia. Tín dụng chính thức có
nguồn vốn dồi dào hơn và có thể vay với lãi suất thấp, còn khu vực phi chính
thức có thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản thế chấp, thời gian chờ đợi
ít,...Do đó, Chính phủ cần đưa ra những biện pháp nhằm khai thác và phối
hợp những ưu điểm của 2 thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức
điều này sẽ đảm bảo có được nhiều dòng tín dụng có chất lượng cao hơn cho
các hộ sản xuất ở nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê huyện Phong Điền (2011).
2. Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2012). “Tín dụng thương mại: trường
hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở Ang Giang”, kỷ yếu khoa
học 2012 (166-174).
3. Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2013). “Thực trạng hạn chế tín dụng
đối với nông hộ ở Ang Giang”, tạp chí ngân hàng số 15, (tr.53-58).
4. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Thống Kê.
5. Thái Văn Đại (2010). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ
sách Đại học Cần Thơ.
6. Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (2012).“Vai trò của tín dụng chính
thức trong đời sống nông hộ ở đồng bằng sông cửu long”, kỷ yếu khoa
học 2012 (175-185).
7. Lê Đình thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng
hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Một số Website:
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nongthon/2013/21970/Phat-trien-thi-truong-tai-chinh-nong-thon-vungDong-bang-song.aspx
http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&
id=1580&catid=43&Itemid=90
http://cantho.gov.vn/wps/portal/phongdien
http://nongthonmoi.gov.vn/07/305/Uu-tien-tin-dung-chonong-nghiep-nong-thon.htm
54
PHỤ LỤC 1
1. KẾT QUẢ HỒI QUI MÔ HÌNH TOBIT XỬ LÝ BẰNG STATA
. tobit TYLEVAY SLVAY SLSAIHEN GIATRIDATNN TAISAN MDVAY DIAVIXH KHOANGCACH HOCVAN
GIOITINH TUOI NGUOIPT, ll(0)
Tobit regression
Number of obs
LR chi2(11)
Prob > chi2
Pseudo R2
Log likelihood = -38.311476
=
=
=
=
110
104.03
0.0000
0.5759
-----------------------------------------------------------------------------TYLEVAY |
Coef.
Std. Err.
t
P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------SLVAY |
.3255681
.062607
5.20
0.000
.2013421
.449794
SLSAIHEN | -.3148611
.1405126
-2.24
0.027
-.5936685
-.0360536
GIATRIDATNN |
.0006295
.0002497
2.52
0.013
.000134
.001125
TAISAN |
.0009563
.0005223
1.83
0.070
-.00008
.0019926
MDVAY |
.2982943
.167799
1.78
0.079
-.0346554
.6312439
DIAVIXH |
.7229715
.207078
3.49
0.001
.3120838
1.133859
KHOANGCACH |
.0361457
.027494
1.31
0.192
-.0184083
.0906997
HOCVAN |
.0616482
.0289869
2.13
0.036
.0041319
.1191644
GIOITINH |
.139245
.2818501
0.49
0.622
-.4200068
.6984967
TUOI |
.0055802
.0097036
0.58
0.567
-.0136738
.0248341
NGUOIPT | -.1230347
.0802836
-1.53
0.129
-.2823347
.0362653
_cons | -2.607274
.9372955
-2.78
0.006
-4.467071
-.7474759
-------------+---------------------------------------------------------------/sigma |
.4787797
.0672051
.3454301
.6121292
-----------------------------------------------------------------------------Obs. summary:
78 left-censored observations at TYLEVAY[...]... bán chính thức gồm: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cụ chiến binh, … Tín dụng phi chính thức Hộ nông dân Chú thích: Hình thức cấp tín dụng trực tiếp Hình thức cấp tín dụng gián tiếp Hình 3.2 Hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động ở nông thôn huyện Phong Điền 22 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN... tín dụng chính thức của các nông hộ? Những yếu tố nào hạn chế khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ? Và những giải pháp nào giúp tăng cường nguồn vốn vay cho các hộ nông dân tham gia đầu tư sản xuất - kinh doanh? Trước những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện Phong Điền, ... 1: Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ trên địa bàn - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng như tăng cường vốn vay cho các nông hộ nhằm cung cấp đủ vốn để phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, nâng... giữa các vùng, khu vực 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 2 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức của nông hộ huyện Phong Điền thông qua số liệu ở 2 năm 2011 và 2012 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về các yếu tố làm hạn chế tín dụng chính thức. .. trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ nhằm tạo điều cho các hộ có vốn sản xuất, tăng thu nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để hoàn thành mục tiêu chung, đề tài tiến hành nghiên cứu các. .. sử dụng rộng khắp ở nhiều vùng nông thôn nói chung và Phong Điền nói riêng Tóm lại, thị trường tín dụng nông thôn huyện Phong Điền tồn tại 3 thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức đan xen với nhau Điều này được thể hiện rõ hơn ở hình 3.2 dưới đây Hệ thống các tổ chức tín dụng ở nông thôn huyện Phong Điền Tín dụng chính thức gồm: Agribank và ngân hàng chính sách xã hội Tín dụng. .. phân tích qua mô hình tobit cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ ở địa bàn nghiên cứu là: số lần vay tín dụng chính thức, số lần sai hẹn, giá trị đất nông nghiệp, khoảng cách địa lý từ nơi ở của nông hộ đến tổ chức tín dụng, địa vị xã hội và trình độ học vấn của chủ hộ Từ kết quả phân tích đó, đề tài đã đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường vốn tín dụng cho nông hộ, ... bằng mô hình Tobit nhằm xác định các yếu tố hạn chế tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Phong Điền - Đối với mục tiêu 3: Tổng hợp các kết quả phân tích và mô hình hồi quy tobit từ số liệu phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, đề tài tìm ra các giải pháp để giúp nông hộ khắc phục các yếu tố còn hạn chế để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng như nhu cầu sử dụng vốn vay nhằm tạo điều kiện... tín dụng chính thức của hộ bao gồm trình độ văn hóa của chủ hộ, điều kiện kinh tế của hộ, giới tính chủ hộ, thủ tục vay, lãi suất cho vay, thời gian vay vốn và lượng vốn vay của các tổ chức tín dụng chính thức Ngoài ra, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ 2.1.4 Cơ sở lý thuyết về hạn chế tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng. .. với nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức và xác định các yếu tố hạn chế tín dụng của các nông hộ trên địa bàn Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp giúp các nông hộ tiếp cận tín dụng chính thức dễ dàng hơn, tăng cường nguồn vốn vay cho các hộ sản xuất góp phần cải thiện đời sống cho các hộ nông dân trong địa bàn huyện 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... tài Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng thức nông hộ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận tín dụng thức xác định yếu tố hạn chế tín dụng nông hộ địa... 4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 44 4.5.1 Mức độ ảnh hưởng yếu tố có ý nghĩa mô hình 44 4.5.2 Các. .. trung phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng thức nông hộ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Từ kết phân tích, tác giả đưa giải pháp nhằm tăng cường vốn tín dụng thức cho nông hộ nhằm