Tổng quan về các tổ chức tín dụng bán chính thức và phi chính thứ cở

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 30)

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phong Điền và ngân hàng chính sách xã hội. Đây là 2 ngân hàng chủ lực của huyện, đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân ở địa phương.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền mới được thành lập vào năm 2004 cùng với thời gian huyện Phong Điền ra đời, với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp vốn cho doanh nghiệp và các nông hộ ở nông thôn. Tính đến năm 2011, thì Agribank huyện Phong Điền có tổng doanh số cho vay đạt 371.294 triệu đồng tăng 9,18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là 304.081 tương đương 81,90 % tổng doanh số cho vay, còn lại là cho vay dài hạn đạt 67.213 triệu đồng tương đương 18,10%. Hoạt động thu nợ đạt 342.532 triệu đồng tăng đáng kể so với 2010 (tăng 75.735 triệu đồng hay 28,39%). Về tình hình dư nợ của ngân hàng 2011 đạt 299.549 triệu đồng, tăng 26.814 triệu đồng so với 2010 tương đương 9,83%. Hoạt động dư nợ ngắn hạn cũng chiếm ưu thế hơn trong tổng dư nợ, cụ thể dư nợ ngắn hạn chiếm 204.473 triệu đồng tương đương 68,26% tổng dư nợ. Trong dư nợ ngắn hạn thì ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm chủ yếu khoảng 98.964 triệu đồng hay 48,40% tổng dư nợ ngắn hạn.

Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền thành lập vào năm 2005, đây là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với chức năng chính là cung cấp tín dụng để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của nhà nước thông qua việc tập trung cho vay những nông dân nghèo không có tài sản thế chấp. Trong giai đoạn 2010 – 2012, mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng vọt nhưng ngân hàng chính sách của huyện vẫn duy trì lãi suất cho vay 0,65%/tháng đảm bảo cung cấp nguồn vốn vay cho các hộ nông dân thuộc diện nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện. Theo báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế xã hội của huyện trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng huy động vốn của ngân hàng đạt 2.994 triệu đồng, tổng dư nợ cho vay chương trình tín dụng chính sách đạt 134.979 triệu đồng. Nợ quá hạn 2.400 triệu đồng, chiếm 1,78% trong tổng dư nợ cho vay.

3.2.2 Tổng quan về các tổ chức tín dụng bán chính thức và phi chính thức ở huyện Phong Điền chính thức ở huyện Phong Điền

Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng trực tiếp cho người dân qua hệ thống tổ chức tín dụng chính thức Agribank và ngân hàng chính

sách xã hội. Thì trên địa bàn huyện, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể ở mỗi xã và thị trấn phối hợp với ngân hàng chính sách thành lập các hội nông dân, hội cụ chiến binh, hội phụ nữ nhằm tạo điều kiện cho những người nghèo thường có trình độ ở mức thấp tiếp cận các nguồn vốn vay có lãi suất thấp một cách dễ dàng và đơn giản hơn. Các hội này được gọi là các tổ chức tín dụng bán chính thức. Ngoài hình thức cấp tín dụng như trên, thì hội phụ nữ cũng có trường hợp là tổ chức độc lập với các thành viên là những người quen biết, đáng tin cậy, góp vốn hàng tháng và cho vay lại khi có thành viên có nhu cầu, loại hình này có lãi suất cao hơn hình thức cấp tín dụng bán chính thức trên, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tín dụng phi chính thức.

Tín dụng phi chính thức là loại hình cấp tín dụng trực tiếp, đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất cho người vay. Đây là hình thức cấp tín dụng tín chấp, nghĩa là người vay không cần thế chấp tài sản nên để bù đắp rủi ro, người cho vay thường áp dụng mức lãi vay rất cao, khoảng 6-10 lần lãi suất cho vay ở các tổ chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, tín dụng phi chính thức có nhiều điểm thuận tiện hơn các tổ chức tín dụng chính thức như: thời gian cho vay nhanh, thủ tục đơn giản, am hiểu người vay (không có hiện tượng thông tin bất đối xứng), ... nên hình thức tín dụng này đang được sử dụng rộng khắp ở nhiều vùng nông thôn nói chung và Phong Điền nói riêng.

Tóm lại, thị trường tín dụng nông thôn huyện Phong Điền tồn tại 3 thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức đan xen với nhau. Điều này được thể hiện rõ hơn ở hình 3.2 dưới đây.

Chú thích: Hình thức cấp tín dụng trực tiếp Hình thức cấp tín dụng gián tiếp

Hình 3.2 Hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động ở nông thôn huyện Phong Điền

Hệ thống các tổ chức tín dụng ở nông thôn huyện Phong Điền

Tín dụng chính thức gồm: Agribank và ngân hàng chính sách xã hội Tín dụng phi chính thức Tín dụng bán chính thức gồm: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cụ chiến binh, …

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH

THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 30)