NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 32)

4.1.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ

Qua số liệu khảo sát 110 hộ, ta thấy chủ hộ nam chiếm chủ yếu đạt tới 101 chủ hộ, chiếm tỷ lệ 91,82%; phần nhỏ còn lại là chủ hộ nữ với tỷ lệ 8,18% và 100% các chủ hộ được chọn phỏng vấn đều là dân tộc kinh.

Bảng 4.1 Giới tính và dân tộc của chủ hộ

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Với phần đông chủ hộ ở huyện là nam, thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ cao hơn. Như ta đã phân tích ở phần cơ sở lý thuyết, người nữ thường tiếp cận với những chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hay nguồn vốn phi chính thức có thủ tục vay đơn giản và không cần tài sản thế chấp. Huyện Phong Điền là nơi sinh sống của phần lớn người kinh (chiếm tới 95% dân số), phần còn lại là người Khmer, Hoa. Do những dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ quá ít, nên ngẫu nhiên mẫu thu thập được 100% chủ hộ là dân tộc kinh.

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

Theo như phần cơ sở lý thuyết ở trên thì kiến thức của chủ hộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay hay không vay tín dụng chính thức của nông hộ. Do đó, đề tài đã tiến hành khảo sát yếu tố này và kết quả được trình bày như sau:

Thông tin Tần số (người) Tỷ trọng (%) Nam 101 91,82 Giới tính Nữ 9 8,18 Dân tộc Kinh 110 100,00

Bảng 4.2 Trình độ học vấn chủ hộ

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Theo kết quả khảo sát, ta thấy trình độ học vấn của các chủ hộ còn ở mức thấp với giá trị lớp học trung bình là 6,4. Mặc dù 100% các nông hộ đã được xóa mù chữ nhưng phần lớn học vấn chủ hộ nơi đây ở mức tiểu học và trung học cơ sở, chiếm tới 79,1%. Phần còn lại là trung học phổ thông chiếm 20% và 0,91% ở mức đại học. Trình độ học vấn càng cao thì điều kiện tiếp cận với những ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất càng dễ dàng hơn, điều này sẽ góp phần làm tăng năng suất và sản lượng nông sản, cải thiện đời sống nông dân. Bên cạnh đó, kiến thức sẽ giúp cho các chủ hộ tiếp cận nhiều nguồn thông tin về tín dụng và đơn giản hơn với các thủ tục vay ở các tổ chức tín dụng chính thức.

4.1.3 Địa vị xã hội của chủ hộ

Địa vị xã hội được thể hiện mức độ quen biết của những người thân trong gia đình với các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, yếu tố này của nông hộ huyện Phong Điền được thể hiện như sau:

Bảng 4.3 Thống kê địa vị xã hội của chủ hộ

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Theo bảng thống kê trên trong 110 nông hộ có 19 hộ có người thân hay bạn bè làm việc ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh chiếm tỷ trọng

Trình độ Tần số (người) Tỷ trọng (%) Cấp 1 49 44,55 Cấp 2 38 34,55 Cấp 3 22 20,00 Đại học 1 0,91 Tổng 110 100,00 Không Tiêu thức Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện,

tỉnh 91 82,73 19 17,27

Làm ở cơ quan nhà nước trung ương 110 100,00 0 0,00 Làm ở ngân hàng thương mại, hợp tác xã

tín dụng hay quỹ tín dụng 92 83,64 18 16,36

Làm ở các tổ chức xã hội hay đoàn thể ở

17,27%; có 18 hộ quen biết với ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng hay quỹ tín dụng chiếm 16,36%; 7 hộ có người quen làm ở các tổ chức xã hội hay đoàn thể ở địa phương chiếm 6,36% và tỷ lệ quen biết của hộ với các cơ quan nhà nước trung ương là 0%. Nhìn chung, thì mức độ quen biết của nông hộ với các cơ quan, tổ chức xã hội là tương đối thấp, điều này sẽ làm hạn chế thông tin vay vốn từ các nguồn vốn chính thức cũng như sẽ hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức do phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn để tìm thông tin. Do chi phí cơ hội cao, cùng với trình độ còn thấp, nên nhiều hộ ”ngại” tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức. Thay vào đó, hộ sẽ sử dụng vốn tín dụng phi chính thức để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.

4.1.4 Tình hình đất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp là một tài sản có giá trị lớn đối với các nông hộ ở nông thôn và được xem như một công cụ tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho nông dân. Do có giá trị lớn nên đất nông nghiệp thường được các nông hộ dùng làm tài sản thế chấp khi có nhu cầu vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức. Để tìm hiểu rõ hơn về loại tài sản này, đề tài đã tiến hành thống kê giá trị đất nông nghiệp của các nông hộ khảo sát qua 2 năm 2011-2012.

Bảng 4.4 Giá trị đất nông nghiệp của nông hộ năm 2011-2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Theo kết quả khảo sát, ta thấy giá trị đất nông nghiệp của các nông hộ huyện Phong Điền là tương đối thấp, giá trị trung bình năm 2011 đạt 425,51 triệu đồng, năm 2012 đạt 569,94 triệu đồng. Độ lệch chuẩn tương đối cao, cho thấy giá trị đất canh tác nông nghiệp có sự chênh lệch khá cao giữa các nông hộ. Thật vậy, ở năm 2011 hộ có giá trị đất nông nghiệp lớn nhất đạt mức 1.117,20 triệu đồng, còn hộ có giá trị này thấp nhất chỉ đạt mức 75,60 triệu đống. Đến năm 2012 thì khoảng cách này cũng đạt mức khá xa như được trình bày trong bảng trên.

Nhưng nhìn chung, thì giá trị này đang có xu hướng gia tăng qua các năm. Giá trị này tăng là do giá đất nông nghiệp tăng, cụ thể là: tùy theo vị trí mà giá đất trồng cây hàng năm ở địa bàn huyện có giá từ 72.000 – 80.000 VNĐ/m2 ở năm 2011, và tăng lên 94.000 VNĐ/m2 ở năm 2012; đối với đất trồng cây lâu năm thì từ 84.000 – 95.000 VNĐ/m2 năm 2011 lên 115.000 VNĐ/m2 ở năm 2012(7). Hộ có giá trị đất nông nghiệp càng cao thì tỷ lệ vay vốn tín dụng càng cao vì tài sản đảm bảo các khoản nợ càng lớn.

7 Bảng giá đất Cần Thơ, 2013 Năm Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn 2011 425,51 1.117,20 75,60 230,29 2012 569,94 1.725,00 103,50 309,71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.5 Giá trị tài sản lâu bền của nông hộ

Bảng 4.5 Giá trị tài sản lâu bền của nông hộ

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Tài sản lâu bền của nông hộ bao gồm: nhà cửa, các máy móc, thiết bị sản xuất có giá trị lớn, ... có thể dùng làm tài sản thế chấp. Qua bảng số liệu, ta thấy giá trị tài sản lâu của các nông hộ qua 2 năm không có sự thay đổi nhiều. Nhìn chung, giá trị trung bình của loại tài sản này chưa cao ( khoảng 252 triệu đồng). Mức chênh lệch giữa hộ có giá trị lớn nhất với hộ có giá trị nhỏ nhất khá cao, điều này cho thấy đời sống của người dân ở nông thôn vẫn chưa đồng đều, vẫn còn nhiều hộ trong hoàn cảnh đói nghèo. Cũng như yếu tố giá trị đất nông nghiệp, hộ có giá trị tài sản lâu bền càng lớn thì tỷ lệ vay vốn càng cao vì tài sản thế chấp lớn sẽ tạo được lòng tin đối với ngân hàng về khả năng trả nợ của hộ.

4.1.6 Thu nhập của nông hộ

Bảng 4.6 Thu nhập bình quân đầu người của nông hộ

ĐVT: Triệu đồng/năm

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người của các nông hộ có sự tăng nhẹ qua 2 năm, năm 2011 chỉ số này ở mức trung bình đạt 18,60 triệu đồng/năm, năm 2012 đạt 20,19 triệu đồng/năm. Điều này là một dấu hiệu đáng mừng, nó cho thấy đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, so với giá trị thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp (thu nhập bình quân đầu người Việt Nam 2012 đạt 1.540 USD/người/năm tương đương trên 30 triệu đồng/người/năm). Bên cạnh đó, giá trị độ lệch chuẩn tương đối cao và tăng liên tục qua 2 năm. Khoảng cách giữa hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất quá xa, cụ thể năm 2011 khoảng cách này là 69,74 triệu đồng/năm; năm 2012 tiếp tục tăng đến 72,12 triệu đồng/năm. Điều này, đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng

Năm Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn 2011 252,35 730,00 0,00 147,92 2012 252,04 730,00 0,00 148,13 Năm Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn 2011 18,60 75,00 5,26 9,89 2012 20,19 77,78 5,66 10,78

chính thức của từng nông hộ, nghĩa là những hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ hạn chế hơn so với những hộ có thu nhập bình quân cao.

Để hiểu sâu hơn về tình hình thu nhập của các hộ nông dân, cũng như phần trăm thu nhập của nông hộ cho đầu tư sản xuất nông nghiệp hiện nay như thế nào? Ta tiến hành phân tích mức chi tiêu thu nhập của nông hộ, và điều này được thống kê chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 4.7 Tình hình chi tiêu thu nhập của nông hộ

ĐVT: % Chỉ tiêu Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Tiêu dùng 47,76 63 25 7,78

Đầu tư sản xuất nông

nghiệp 27,29 48 10 7,90

Trả nợ 14,88 46 0 9,63

Khác 10,06 42 0 10,59

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Qua bảng thống kê trên ta thấy thu nhập của nông hộ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình như: ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí,... với mức độ trung bình đạt 47,76% tổng thu nhập của nông hộ. Tiếp theo, hộ chi cho đầu tư sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động thuê,...với trung bình khoảng 27,29% tổng thu nhập. Chi trả nợ trung bình khoảng 14,88% và các hoạt động khác như kinh doanh nhỏ, khám trị bệnh,...chiếm trung bình khoảng 10,06% tổng thu nhập của hộ.

4.1.7 Một số thông tin khác về nông hộ trong mẫu khảo sát

Để tìm hiểu thêm về thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền cũng như đời sống của các nông hộ nơi đây. Đề tài đã tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu khác về nông hộ, được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.8 Một số thông tin cơ bản khác về nông hộ

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Chú thích: ”x” không liên quan đến chỉ tiêu

Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi thọ trung bình của chủ hộ khá cao khoảng 52,41 tuổi, trong đó tuổi cao nhất là 87 tuổi và thấp nhất là 29 tuổi. Thời gian sinh sống trung bình ở địa phương của các chủ hộ tương đương với độ tuổi của chủ hộ khoảng 52,05 năm. Điều này, cho thấy phần lớn các nông hộ sinh sống từ nhỏ ở địa phương. Kết quả khảo sát còn cho biết số năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp của các chủ hộ trung bình khá cao khoảng 26,69 năm. Với số năm kinh nghiệm trong nghề cao cùng với thời gian sinh sống ở địa phương lâu năm, đã giúp các nông hộ dự đoán được những biến đổi khí hậu hàng năm, cũng như tình hình sâu bệnh trên hoa màu, từ đó có những biện pháp phòng tránh thích hợp. Đồng thời, với tuổi đời trung bình khá cao, các chủ hộ sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc phát huy hiệu quả sử dụng của các đồng vốn tín dụng góp phần nâng cao năng suất và cải

STT Chỉ tiêu Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn

1 Tuổi của chủ hộ (năm) 52,41 87 29 10,50 2 Thời gian sinh sống ở địa phương (năm) 52,05 87 29 10,47 3 Số năm kinh nghiệm (năm) 26,69 50 5 8,94

4 Tổng số thành viên trong gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(người) 4,38 7 2 1,05

5 Số thành viên phụ thuộc trong gia đình

(người) 0,96 4 0 1,05

6 Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến

trung tâm xã (km) 2,58 2 0,50 1,18 7 Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến

trung tâm huyện (km) 6,67 14 1 3,36 8 Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến

trung tâm thành phố (km) 20,59 29 15 2,68 9 Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến

tổ chức tín dụng gần nhất (km) 6,41 13,50 2 3,31 10 Hộ sử dụng điện thoại di động hay cố

định (%) 100,00 x x x

11 Hộ sử dụng điện từ hệ thống điện công

cộng (%) 100,00 x x x

thiện đời sống gia đình. Số thành viên trung bình của mỗi hộ khoảng 4 người trong đó số người phụ thuộc trung bình là 1, số người phụ thuộc càng nhiều sẽ làm giảm đi lượng thu nhập và tăng chi phí của gia đình, sẽ làm cho kinh tế gia đình gặp khó khăn hơn, giảm khả năng trả nợ, từ đó sẽ làm gia tăng hạn chế tín dụng chính thức của nông hộ.

Trung bình nơi ở của nông hộ cách trung tâm xã khoảng 2,58 m2, trung tâm huyện là 6,67 m2, trung tâm thành phố là 20,59 m2 và cách tổ chức tín dụng gần nhất là 6,41 m2. Huyện Phong Điền mặc dù là một huyện mới nhưng hệ thống giao thông nông thôn nơi đây khá phát triển, hệ thống đường nhựa đã được mở rộng đến với nhiều xã vùng sâu, do đó với khoảng cách trên thì các nông hộ sẽ không gặp trở ngại nhiều trong việc tiếp cận hệ thống tín dụng chính thức.

Qua số liệu thống kê thì có đến 100% hộ có sử dụng điện từ hệ thống điện công cộng và sử dụng điện thoại di động hay cố định, mặc dù tỷ lệ hộ sử dụng nước máy thấp hơn 2 tỷ lệ trên nhưng với 42% thì đây cũng là 1 tỷ lệ tương đối cao trên địa bàn vùng nông thôn. Điều này, cho thấy đời sống của người dân nơi đây đang dần tiến bộ, tiếp xúc với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại cao cũng là 1 điều kiện để các nông hộ trao đổi và cập nhật với nhiều thông tin về các nguồn tín dụng chính thức hơn qua các dịch vụ tư vấn trực tiếp từ hệ thống ngân hàng, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho nông hộ.

4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ 4.2.1 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất 4.2.1 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất

Bảng 4.9 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy phần lớn các kiến thức hỗ trợ cho nông hộ được cung cấp chủ yếu từ các tổ chức chính phủ như: kiến thức sử dụng

Các tổ chức chính phủ Các tổ chức tư nhân Cả hai nguồn Không được hỗ trợ Tiêu thức Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất (phân bón, giống,…)

57 51,82 17 15,45 3 2,73 33 30,00

Kỹ thuật nuôi trồng 42 38,18 28 25,45 3 2,73 37 33,64 Thông tin thị trường

đầu ra 40 36,36 17 15,45 4 3,64 49 44,55

Thông tin về các

yếu tố đầu vào của sản xuất đạt 51,82%, trong khi các tổ chức tư nhân chỉ chiếm 15,45%; các kiến thức hỗ trợ về kỹ thuật nuôi trồng đạt 42%, còn các tổ chức tư nhân hỗ trợ được 25,45%, ... Điều này cho thấy, chính quyền địa phương, ủy ban nhân dân huyện rất chú trọng quan tâm đến hoạt động sản xuất của người dân. Mặc dù, thông tin về các nguồn tín dụng được các tổ chức

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 32)