Bảng 4.20 Những nguồn thông tin vay vốn mà nông hộ được cung cấp
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân Các tổ chức xã hội, đoàn thể Tín dụng phi chính thức Tiêu thức Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Từ chính quyền địa phương 10 22,22 16 45,71 - - Từ các tổ chức tín dụng 21 46,67 2 5,71 - - Từ người thân, bạn bè 1 2,22 4 11,43 56 74,67 Tự tìm thông tin 13 28,89 13 37,14 19 25,33 Tổng 45 100,00 35 100,00 75 100,00
Đối với thị trường tín dụng chính thức, thì phần lớn nguồn thông tin vay vốn mà nông hộ được cung cấp là từ các tổ chức tín dụng chiếm 46,67%. Trong khi đó các nguồn thông tin từ chính quyền địa phương cung cấp khoảng 22,22%. Điều này, cho thấy các tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực trong việc đưa người nông dân tiếp cận đến nguồn vốn vay chính thức. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng chú trọng đến hoạt động tín dụng nông thôn trên địa bàn, thực hiện tốt công tác hỗ trợ các tổ chức tín dụng mở rộng thị phần hoạt động khu vực nông thôn, cũng như giúp các hộ nông dân có được nguồn vốn sản xuất với chi phí thấp, nâng cao đời sống của người nông dân.
Đối với thị trường bán chính thức, thì chính quyền địa phương cũng đóng một vai trò chủ yếu trong việc cung cấp thông tin cho các nông hộ về nguồn vốn vay từ các tổ chức xã hội, đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân, cụ chiến binh, ... với tỷ trọng khá cao khoảng 45,71%. Cho thấy các cấp lãnh đạo địa phương đã thực hiện hiệu quả công tác tiếp cận dân, làm người trung gian giữa ngân hàng chính sách với nông dân nhằm đưa nguồn vốn vay với lãi suất thấp đến những đối tượng phù hợp nhất (những hộ còn khó khăn). Đồng thời, với cách thức này đã giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí trong công tác thẩm định đối tượng vay. Bên cạnh đó, có 13 trong tổng số 35 hộ tương đương 37,14% tiếp cận nguồn vốn này là do hộ tự tìm thông tin, như hộ đã chủ động đến các tổ chức tín dụng hoặc chính quyền để biết thêm thông tin về nguồn vốn bán chính thức ở địa phương; 11,43% hộ biết được nguồn vốn vay này là từ người thân, bạn bè, còn lại là 5,71% là từ các tổ chức tín dụng.
Đối với các thị trường vốn phi chính thức, thì các nông hộ tiếp cận được là do 2 nguồn chủ yếu là: từ người thân, bạn bè chiếm 56 trong 75 hộ đang sử dụng nguồn vốn này tương đương 74,67% và 19 hộ tiếp cận nguồn vốn này là do hộ chủ động tìm kiếm thông tin chiếm tỷ trọng 25,33%.
Bảng 4.21 Nguồn vốn vay ưu tiên của nông hộ
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo số liệu thống kê về nguồn vốn vay ưu tiên của nông hộ, ta nhận thấy những tỷ lệ gần như tương đương với thị phần vay vốn hiện tại của nông hộ ở các nguồn vốn vay. Cụ thể là nguồn vốn chính thức chiếm tỷ trọng tương đối thấp 27,27%, nguồn vốn bán chính thức có tỷ trọng thấp nhất 15,45% và cao nhất là hình thức vốn vay phi chính thức với tỷ trọng 57,27%. Điều này được giải thích như sau: đa phần các hộ sẽ ưu tiên chọn vay vốn ở những
Nguồn vay Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)
Chính thức 30 27,27
Bán chính thức 17 15,45
Phi chính thức 63 57,27
nguồn mà họ đang tham gia hoặc đã từng sử dụng, vì ở vùng nông thôn họ thường làm việc theo những hướng quen thuộc, do trình độ còn thấp nên các hộ không có xu hướng tìm hiểu, thay đổi cái mới vì không muốn gặp phiền phức hay sợ rủi ro. Đây là một khó khăn lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng chính thức ở địa bàn trong việc đưa nguồn vốn chính thức đến với nông thôn vì phần lớn họ đều ưu tiên vay phi chính thức có thủ tục đơn giản, và đáp ứng nhu cầu vốn của họ một cách nhanh chóng.
Như phân tích ở trên, thì tỷ trọng ưu tiên chọn nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức còn rất hạn chế chỉ khoảng 30 trong 110 hộ với tỷ trọng tương đối thấp là 27,27%. Vì thế, với mục đích muốn biết được những thuận lợi và khó khăn khi vay vốn ở tổ chức tín dụng chính thức nhằm có biện pháp thích hợp để phát huy các ưu điểm và khắc phục những điều còn hạn chế đến khả năng tiếp cận này của hộ nông dân, đề tài đã tiến hành khảo sát về những lý do ưu tiên chọn nguồn vốn vay tín dụng chính thức đối với 30 hộ lựa chọn ưu tiên vay vốn tín dụng chính thức và được thống kê như bảng sau: Bảng 4.22 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay tín dụng chính thức
Tiêu thức Thuận lợi (số hộ) Tỷ trọng (%) Khó khăn (số hộ) Tỷ trọng (%) Thủ tục đơn giản 2 6,67 28 93,33
Thời gian chờ đợi ít 8 26,67 22 73,33
Chi phí vay thấp 6 20,00 24 80,00
Được tự do sử dụng tiền 16 53,33 14 46,67
Không cần thế chấp 4 13,33 26 86,67
Gần nhà 13 43,33 17 56,67
Trả nợ linh hoạt 20 66,67 10 33,33
Không giới hạn số tiền vay 22 73,33 8 26,67
Lãi suất thấp 27 90,00 3 10,00
Có người quen 18 60,00 12 40,00
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
- Về mặt thuận lợi
Dựa vào bảng 4.22 ta thấy những thuận lợi nổi bật, được nhiều nông hộ đồng tình nhất là lãi suất thấp, có tới 27 hộ tương đương 90% cho rằng lãi suất ở ngân hàng ở mức thấp hơn so với các nguồn vốn vay khác. Yếu tố thuận lợi tiếp theo và chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là không giới hạn số tiền vay với tỷ trọng đạt 73,33%. Như khảo sát ở phần trên ta thấy số tiền vay trung bình từ tổ chức tín dụng thường không cao nằm trong khoản từ 10 đến 15 triệu đồng, do đó với nhu cầu vốn tương đối thấp so với tài sản thế chấp có giá trị như đất đai, nhà cửa nên nhiều nông hộ cho rằng vay vốn ở ngân hàng là không giới hạn số tiền vay, đối với yếu tố này có 26,67% hộ cho rằng số
tiền vay có giới hạn, thường những hộ này thường có nhu cầu vốn lớn hơn giá trị tài sản thế chấp.
Có đến 66,67% số hộ cho rằng vay vốn ở các tổ chức tín dụng thì công tác trả nợ linh hoạt hơn. 55,33% hộ nghĩ rằng được tự do sử dụng số tiền vay, mặc dù khi vay phần lớn các hộ đều vay với mục đích là sản xuất nông nghiệp nhưng sau khi vay được thì các hộ sử dụng số tiền vay này với nhiều mục đích khác nhau như sản xuất, tiêu dùng, trả nợ, ... và điều này là một trong những vấn đề mà ngân hàng rất khó kiểm soát đối với nông hộ (thông tin bất đối xứng). Yếu tố khoảng cách từ nhà đến các tổ chức tín dụng cũng được xem là thuận lợi đối với 43,33% số nông hộ. Cuối cùng, ta thấy có đến 60% hộ cho rằng có quen cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng chính thức hơn.
- Về mặt khó khăn
Theo thống kê ta thấy, những khó khăn hàng đầu của nông hộ khi vay ở các tổ chức chính thức cần quan tâm như: 93,33% cho rằng thủ tục vay ở các tổ chức này còn phức tạp, cần đơn giản hơn những thủ thục không cần thiết, 86,67% nghĩ rằng tiêu chuẩn về tài sản thế chấp khá cao và quá trình thẩm định lâu dẫn đến 73,33% hộ cho rằng thời gian chờ đợi chấp nhận hợp đồng vay lâu, đều đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất nông nghiệp của hộ. Ngoài ra, chi phí vay ở ngân hàng còn cao, bao gồm những chi phí đi lại, giấy tờ và đặc biệt là có một số hộ cho rằng, chi phí này cao là do phải chi một số tiền hoa hồng cho cán bộ tín dụng để có thể vay được tiền nhanh chóng hơn, yếu tố này chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 80%. Điều này cho thấy vẫn còn một số bộ phận nhân viên ngân hàng vẫn chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình, vì lợi ích riêng của bản thân mà góp phần gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức nghề nghiệp chung của cả hệ thống ngành.
Bảng 4.23 Lý do ưu tiên chọn nguồn vay phi chính thức
Tiêu thức Thuận lợi
(số hộ) Tỷ trọng (%) Khó khăn (số hộ) Tỷ trọng (%) Thủ tục đơn giản 63 100,00 0 0,00
Thời gian chờ đợi ít 63 100,00 0 0,00
Chi phí vay thấp 62 98,41 1 1,59
Được tự do sử dụng tiền 54 85,71 9 14,29
Không cần thế chấp 62 98,41 1 1,59
Gần nhà 28 44,44 35 55,56
Trả nợ linh hoạt 19 30,16 44 69,84
Không giới hạn số tiền vay 2 3,17 61 96,83
Lãi suất thấp 3 4,76 60 95,24
Có người quen 20 31,75 43 68,25
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Qua bảng 4.23, đã giải thích được vì sau phần lớn các hộ nông dân đều ưu tiên vay vốn ở nguồn này. Những mặt khó khăn của nông hộ khi vay ở hệ thống tín dụng chính thức thì đa phần là những ưu điểm của hệ thống tín dụng phi chính thức với tỷ trọng hầu như tuyệt đối như: thủ tục đơn giản chiếm 100%, thời gian chờ đợi ít chiếm 100%, các hộ đều cho rằng vay phi chính thức thủ tục rất đơn giản, chỉ cần người cho vay đồng ý thì đã có thể giải ngân ngay thời điểm đó. Bên cạnh đó, chi phí vay thấp (98,41%0, được tự do sử dụng tiền (85,71%) và không cần thế chấp tài sản (98,41%), ... cũng là những ưu điểm nổi bật của thị trường vay phi chính thức. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi này thì người sử dụng phải chịu một mức lãi suất rất cao và theo thống kê thì có đến 95,24% cho rằng lãi suất phí chính thức luôn ở mức cao. Do đó, chính quyền địa phương cũng như hệ thống tín dụng chính thức cần phải tiếp tục nổ lực, tạo điều kiện cho nông dân tiếp xúc với nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp, nhằm góp phần hỗ trợ đời sống của người nông dân.