Thực trạng vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 43)

nông hộ sản xuất

Trong 110 hộ khảo sát thì có 14 hộ không có nhu cầu vay vốn vì tài chính gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu chi tiêu của hộ, còn lại 96 hộ có nhu cầu vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, chỉ có 21 hộ vay được toàn bộ nhu cầu (chiếm 21,88% tổng số hộ có nhu cầu xin vay), 11 hộ vay được một phần nhu cầu vốn xin vay (chiếm 11,46%) và có đến 64 hộ không vay được vốn ở các tổ chức tín dụng (chiếm tỷ trọng khá cao 66,67%). Điều này cho thấy phần lớn các nông hộ ở nông thôn đều ảnh hưởng bởi hiện tượng hạn chế tín dụng và đây là nguyên nhân khiến cho các nông hộ tìm đến nguồn vốn phi chính thức để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ huyện Phong Điền được thể hiện ở bảng 4.15.

Bảng 4.15 Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Theo như kết quả điều tra, thì tình hình trả nợ đúng hẹn của nông hộ ở các tổ chức tín dụng được thực hiện khá tốt. Số lần sai hẹn cao nhất của các nông hộ chỉ ở mức 2 lần và có 5 hộ sai hẹn ở mức này, chiếm 4,55%; có 1 hộ sai hẹn 1 lần, chiếm 0,91% số hộ khảo sát. Điều này cho thấy các hộ rất nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, vì đây là một nguồn vốn có mức lãi suất thấp nên các nông hộ luôn cố gắng giữ tốt uy tín của mình trước tổ chức tín dụng, để có cơ hội được chấp nhận vay vốn ở lần sau và tình hình sai hẹn của các tổ chức tín dụng được thống kê trong bảng 4.16 dưới đây: Bảng 4.16 Số lần sai hẹn trả nợ tín dụng chính thức của nông hộ

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Tiêu chí Số hộ Tỷ trọng

(%)

Không vay được 64 66,67

Vay được một phần 11 11,46 Vay toàn bộ 21 21,88 Tổng 96 100,00 Tiêu chí Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Không sai hẹn 104 94,55 Sai hẹn 1 lần 1 0,91 Sai hẹn 2 lần 5 4,55 Tổng 110 100,00

Qua thống kê ở bảng 4.17 thì số tiền vay của nông hộ ở các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhẹ qua 2 năm 2011-2012 dưới cả 2 hình thức ưu đãi và không ưu đãi. Cụ thể, với hình thức ưu đãi thì số tiền vay trung bình của các nông hộ tăng từ 11,2 triệu đồng lên 13,5 triệu đồng ở năm 2012; đối với hình thức không ưu đãi thì tăng từ 12,08 triệu đồng năm 2011 lên 14,09 triệu đồng ở năm 2012. Các khoản vay trung bình gia tăng chứng tỏ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức đã ngày càng được mở rộng và thực hiện đạt hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nhìn chung lượng vốn vay trung bình này vẫn còn ở mức thấp chỉ đạt khoảng từ 10-15 triệu đồng. Số tiền vay trung bình này thấp là do các chính sách tín dụng của ngân hàng còn nhiều hạn chế về hạn mức cho vay, ví dụ như: với hình thức vay ưu đãi cho các nông hộ thuộc diện nghèo, ưu đãi cho sinh viên, ... có lãi suất thấp và không thế chấp tài sản thì hạn mức cho vay tối đa là 10 triệu đồng/sinh viên/năm. Bên cạnh đó, đối với hình thức vay không ưu đãi, cần thế chấp tài sản và lãi suất tương đối cao thì với áp lực trả lãi nặng nên các nông hộ cũng hạn chế lượng vốn vay của mình ở mức thấp nhất. Ngoài ra, thì bảng thống kê cũng cho ta thấy khoảng chênh lệch giữa số tiền vay cao nhất với tiền vay thấp nhất là khá cao ở hình thức vay không ưu đãi, năm 2011 khoảng chênh lệch này là 55 triệu đồng, năm 2012 khoảng chênh lệch tăng lên 65 triệu đồng, điều này cho thấy nhu cầu vốn vay của các nông hộ là không đồng đều.

Bảng 4.17 Số tiền vay từ các tổ chức tín dụng chính thức

ĐVT: Triệu đồng

Năm Tiêu thức Trung

bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn

Được ưu đãi 11,20 16 10 2,68 2011

Không được ưu đãi 12,08 60 5 10,67 Được ưu đãi 13,50 35 6 10,65 2012

Không được ưu đãi 14,09 70 5 15,22

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Theo như cơ sở lý thuyết thì mục đích vay của nông hộ cũng là một trong những yếu tố để ngân hàng quyết định có nên chấp nhận hợp đồng vay hay không. Do đó, đề tài đã tiến hàng khảo sát yếu tố này để nắm được tình hình các khoản vay chính thức trên địa bàn phần lớn là nhằm mục đích gì? Và thông tin này được thống kê cụ thể ở bảng 4.18.

Bảng 4.18 Mục đích vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức năm 2012

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Theo thống kê ta thấy, mục đích của các khoản vay đã được giải ngân trong năm 2012 có sự đối nghịch giữa hình thức vay ưu đãi và không ưu đãi. Cụ thể là: đối với hình thức vay ưu đãi thì có 1 hộ trong tổng số 6 hộ vay tiền với mục đích sản xuất chiếm tỷ trọng là 16,67%, còn lại là 5 hộ vay tiền với mục đích khác chiếm tỷ trọng cao 83,88% như: tiêu dùng, trả nợ, hỗ trợ học phí cho sinh viên, ... Trái lại với hình thức vay ưu đãi, phần lớn các khoản vay không ưu đãi đều nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 87,5%, và các khoản vay còn lại nhằm mục đích tiêu dùng, trả nợ với tỷ trọng ở mức thấp khoảng 12,5%.

Theo như kết quả phân tích ở bảng 4.15, ta thấy có đến 64 hộ có nhu cầu vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức nhưng bị từ chối cấp tín dụng hoàn toàn. Thực trạng này cho thấy, nguồn vốn vay chính thức đang rất hạn chế tiếp cận với đối tượng khách hàng là nông dân sản xuất, cho dù đối tượng này đang rất cần nguồn vốn có lãi suất thấp từ tín dụng chính thức để phục vụ cho sản xuất.-tiêu dùng. Để biết những nguyên nhân nào làm hạn chế tín dụng chính thức ở nông hộ, ta tiến hành phân tích bảng 4.19 dưới đây:

Bảng 4.19 Nguyên nhân nông hộ muốn vay nhưng không được vay tín dụng chính thức

Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013

Được ưu đãi Không được ưu đãi

Mục đích vay Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Sản xuất nông nghiệp 1 16,67 14 87,50 Mục đích vay khác 5 83,33 2 12,50 Tổng 6 100,00 16 100,00 Nguyên nhân Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Không có tài sản thế chấp 12 18,75 Không được bảo lãnh 7 10,94 Không quen cán bộ tín dụng 15 23,44 Kế hoạch xin vay không được chấp nhận 13 20,31 Không biết thủ tục xin vay 13 20,31 Không được vay mà không rõ lý do 4 6,25

Dựa vào bảng 4.19 ta thấy có 6 nguyên nhân chính đã làm cho nông hộ muốn vay nhưng không vay được tín dụng chính thức, đó là: Thứ nhất, không quen cán bộ tín dụng, đây là nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao nhất với 23,44%, điều này đã khẳng định mức độ ảnh hưởng của yếu tố địa vị xã hội đến tỷ lệ vay vốn như được phân tích ở trên. Khi có người quen hay người thân là nhân viên tín dụng thì các hộ sẽ biết rõ hơn về thủ tục vay vốn và sẽ có nhiều uy tính hơn. Thứ hai, kế hoạch xin vay không được chấp nhận và không biết thủ tục vay là 2 nguyên nhận chiếm tỷ trọng tương đương nhau với 20,31%. Đối với những hộ không lập được kế hoạch xin vay có thể là do các các hộ này là hộ mới, giá trị tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho các khoản vay. Thứ ba, nguyên nhân không có tài sản thế chấp cũng chiếm 1 tỷ trọng khá lớn với 18,75%. Hai nguyên nhân còn lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp là không được bảo lãnh với 10,94% và không được vay mà không rõ lý do với 6,25%.

Nhìn chung, những nguyên nhân trên đây phần lớn đều là do giá trị tài sản thế chấp thấp không đủ đảm bảo nhu cầu vốn vay và kiến thức của chủ hộ còn thấp, chưa nắm bắt được nhiều thông tin về xã hội cũng như thông tin về nguồn tín dụng chính thức nên tâm lý e ngại với các thủ tục vẫn rất phổ biến, đồng thời cũng cho thấy về phía các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều yếu kém trong việc cung cấp thông tin đến với khách hàng ở vùng nông thôn, chưa thực sự đẩy mạnh nguồn vốn vay đến khu vực này.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 43)