4.2.1 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất
Bảng 4.9 Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy phần lớn các kiến thức hỗ trợ cho nông hộ được cung cấp chủ yếu từ các tổ chức chính phủ như: kiến thức sử dụng
Các tổ chức chính phủ Các tổ chức tư nhân Cả hai nguồn Không được hỗ trợ Tiêu thức Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất (phân bón, giống,…)
57 51,82 17 15,45 3 2,73 33 30,00
Kỹ thuật nuôi trồng 42 38,18 28 25,45 3 2,73 37 33,64 Thông tin thị trường
đầu ra 40 36,36 17 15,45 4 3,64 49 44,55
Thông tin về các
yếu tố đầu vào của sản xuất đạt 51,82%, trong khi các tổ chức tư nhân chỉ chiếm 15,45%; các kiến thức hỗ trợ về kỹ thuật nuôi trồng đạt 42%, còn các tổ chức tư nhân hỗ trợ được 25,45%, ... Điều này cho thấy, chính quyền địa phương, ủy ban nhân dân huyện rất chú trọng quan tâm đến hoạt động sản xuất của người dân. Mặc dù, thông tin về các nguồn tín dụng được các tổ chức chính phủ hỗ trợ nhiều nhất nhưng với tỷ lệ 31,82% thì vẫn còn rất thấp, thực trạng là số hộ không được hỗ trợ về nguồn thông tin này chiếm tới 54,55%, đây là tỷ lệ khá cao, cho thấy các hộ nông dân vẫn còn bị hạn chế về các nguồn tín dụng trên cả 2 phương diện.
Đối với các thông tin về thị trường đầu ra, có đến 44,55% số nông hộ không được hỗ trợ, điều này cho thấy các nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản sau khi thu hoạch và đây cũng là một thực trạng chung của những người nông dân hiện nay. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng giá nông sản xuống dốc và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người nông dân.
4.2.2 Ảnh hưởng của các thông tin được hỗ trợ đến kết quả sản xuất xuất
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của những thông tin được hỗ trợ đến kết quả sản xuất
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Chú thích : 1 - rất xấu, 2 - xấu, 3 - không ảnh hưởng, 4 - tốt, 5 - rất tốt
Qua kết quả tính toán, ta thấy các kiến thức hỗ trợ cho nông hộ đều ảnh hưởng tương đối tốt đến kết quả sản xuất của hộ, điểm trung bình của mức độ ảnh hưởng về các nguồn thông tin đều xấp xỉ ở mức 3,5. Cụ thể là: kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất đạt 3,59 điểm, kỹ thuật nuôi trồng đạt 3,58 điểm, các nguồn thông tin về thị trường đầu ra đạt 3,45 điểm. Đặc biệt, các thông tin về nguồn tín dụng tuy số điểm trung bình chỉ đạt ở mức tương đối (3,38 điểm) nhưng những thông tin này đã mang lại nhiều hiệu quả trong sản xuất. Nhìn chung thì những thông tin hỗ trợ này đều ảnh hưởng tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ.
4.2.3 Những rủi ro mà nông hộ thường gặp trong sản xuất
Trong hoạt động nông nghiệp, luôn tồn tại nhiều mối nguy cơ gây thiệt hại đến kết quả sản xuất của người nông dân. Để tìm hiều về những rủi ro mà
Tiêu thức Điểm trung
bình
Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào của sản
xuất (phân bón, giống,…) 3,59
Kỹ thuật nuôi trồng 3,58
Thông tin thị trường đầu ra 3,45 Thông tin về các nguồn tín dụng 3,38
các nông hộ thường gặp nhất trong sản xuất kinh doanh là gì? Đề tài đã khảo sát thực tế yếu tố này và được tính toán cụ thể ở bảng sau:
Bảng 4.11 Thống kê những rủi ro mà nông hộ thường gặp trong sản xuất
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo như kết quả điều tra, ta thấy rủi ro thiếu vốn đang rất phổ biến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ, chiếm tỷ trọng tương đối cao (47%). Nhưng đây không phải là rủi ro thường gặp nhất trong sản xuất, với tỷ trọng 50%, giá sản phẩm thấp và không ổn định là một rủi ro ”đau đầu” của nhiều nông hộ đã đề cập trong cuộc khảo sát. ”Thiếu vốn” tuy là một vấn đề quan trọng nhưng nếu người nông dân đồng ý trả lãi cao ở thị trường phi chính thức thì vấn đề này sẽ được giải quyết nhưng đối với ”giá cả sản phẩm” thì người nông dân đành phải chấp nhận với giá thị trường cùng với sự ”chèn ép” của các chủ thương lái. Đây là một rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập cũng như đời sống của các nông hộ.
Bên cạnh 2 rủi ro trên, thì vẫn còn một số rủi ro mà người nông dân thường gặp như mất mùa, dịch bệnh (7%), thành viên trong gia đình bị mất việc (5%), và thành viên trong gia đình bị bệnh (chiếm 1%). Riêng yếu tố thiên tai, mặc dù cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nhưng mức độ ảnh hưởng này là rất thấp do Phong Điền là huyện nằm sâu trong đất liền, khí hậu ôn hòa, rất ít bị ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, ...). Hằng năm, vào mùa mưa, mức nước dâng cao để khắc phục tình trạng này thì nông dân thường đắp đê và thoát nước cho vườn, ruộng; vào mùa khô thì hệ thồng sông ngòi chằng chịt ở địa bàn vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt.
4.3 THỰC TRẠNG VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN
4.3.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ sản xuất
Theo kết quả điều tra thì có đến 96 hộ trong tổng số 110 hộ khảo sát có tham gia vay vốn, chiếm tỷ trọng khá cao 87,27%, và 12,73% hộ khảo sát
Tiêu thức Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Thiếu vốn 47 42,73 Giá sản phẩm thấp và không ổn định 50 45,45 Mất mùa hay dịch bệnh 7 6,36 Thành viên trong gia đình bị mất việc 5 4,55 Thành viên trong gia đình ốm đau 1 0,91 Khác (thiên tai, sự cố bất ngờ, trộm
cắp,…) 0 0,00
không có nhu cầu vay vốn do thu nhập của gia đình đã đủ phục vụ cho các chi tiêu của gia đình. Kết quả này cho thấy, nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là khá lớn được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 4.12 Thực trạng vay vốn của nông hộ ở huyện Phong Điền
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Để hiểu rõ hơn về thực trạng vay vốn của nông hộ ở huyện Phong Điền, đề tài đã tiến hành khảo sát thị phần vay vốn của nông hộ ở các nguồn tín dụng chính thức, bán chính thức, phi chính thức và được thống kê cụ thể ở bảng sau:
Bảng 4.13 Thị phần vay vốn của nông hộ huyện Phong Điền
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo kết quả điều tra thì trong 110 hộ có 32 hộ đang vay vốn ở các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 29,09%, vẫn còn đến 78 hộ chưa được tiếp cận với hệ thống tín dụng này, chiếm đến 70,91%. Tỷ lệ này đã phản ánh lên thực trạng vay vốn tín dụng chính thức của các nông hộ trên địa bàn còn rất hạn chế, điều này cho thấy các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn chưa thực sự quan tâm đến thị phần tín dụng khu vực nông thôn hoặc chưa phát huy được hiệu quả của những chính sách tín dụng dành cho khu vực này. Ngoài ra, có 21 hộ đã sử dụng tín dụng ở các tổ chức xã hội, đoàn thể chiếm tỷ trọng khá thấp khoảng 19,09%, còn lại có 89 hộ không vay vốn chiếm 80,91%. Vay vốn Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Có 96 87,27 Không 14 12,73 Tổng 110 100,00 Có Không Tổ chức tín dụng Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)
Các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân
dân 32 29,09 78 70,91
Các tổ chức xã hội, đoàn thể 21 19,09 89 80,91 Tín dụng phi chính thức 63 57,27 47 42,73
Trong đó: - Mua chịu vật tư 35 31,82 75 68,18 - Hình thức phi chính
Riêng đối với tín dụng phi chính thức đang chiếm một tỷ trọng cao nhất trong thị trường tín dụng nông thôn với 63 hộ tham gia sử dụng, chiếm 57,27% tổng số nông hộ được khảo sát. Tín dụng phi chính thức đang chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn có thể là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, cầu vượt cung tín dụng chính thức, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu vốn lớn của nông hộ nên nông hộ phải tìm đến nguồn vốn phi chính thức. Thứ hai, chi nhánh của các tổ chức tín dụng chính thức ở địa bàn huyện còn ít, chưa hiện diện nhiều ở các xã vùng sâu nên chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với nhu cầu vốn của nông dân. Thứ ba, cơ chế cho vay của các tổ chức chính thức còn nhiều ràng buộc và phức tạp về thủ tục, tài sản thế chấp, ... mà phần lớn người dân nông thôn có trình độ thấp nên họ thường mang tâm lý ”ngại” giao dịch với ngân hàng và điều này đã tạo điều kiện cho mạng lưới tín dụng phi chính thức ngày càng phổ biến.
Đặc biệt, đối hình thức mua chịu vật tư, đây cũng là một trong những hình thức tín dụng phi chính thức nhưng so với các hình thức tín dụng phi chính thức khác thì nó được nhiều hộ nông dân lựa chọn sử dụng hơn, cụ thể là có 35 hộ trong 63 hộ vay phi chính thức dưới dạng mua chịu vật tư và chiếm 31,82% trong tổng số nông hộ được khảo sát. Mua chịu vật tư là một loại tín dụng thương mại giữa các hộ sản xuất nông nghiệp với chủ vật tư nông nghiệp, loại tín dụng này được hình thành dựa trên mức độ quen biết và sự tin tưởng giữa người bán vật tư (người cho vay) và người mua (người đi vay), không cần tài sản thế chấp, lãi suất thấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho nông hộ một cách nhanh chóng và đơn giản, ... với những điểm thuận tiện này thì mua chịu vật tư đang là lựa chọn đầu tiên của nhiều hộ sản xuất nông nghiệp, thay vì tiếp cận hình thức tín dụng chính thức. Nhìn chung, thì tín dụng chính thức ở huyện Phong Điền còn rất yếu kém, thị phần còn rất thấp, và hệ thống tín dụng phi chính thức đang rất phổ biến.
Để phản ánh nhu cầu vốn vay của các nông hộ trong những năm qua, đề tài đã thống kê lại số lần vay vốn của các nông hộ đến cuối năm 2012 được tính toán từ kết quả điều tra và trình bày trong bảng 3.16 như sau:
Bảng 4.14 Số lần vay vốn trung bình đến cuối năm 2012
ĐVT: lần
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Số lần vay trung bình của nông hộ từ các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân tính đến cuối năm 2012 là 2,44 lần, vay từ các tổ chức xã hội, đoàn thể là 3,25 lần và vay từ tín dụng phi chính thức là 4,48 lần. Nhìn chung, thì
Nguồn tín dụng Số lần vay
trung bình
Các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân 2,44 Các tổ chức xã hội, đoàn thể 3,25 Hình thức tín dụng phi chính thức 4,48
số lần vay từ các tổ chức tín dụng chính thức ít nhất do thủ tục vay phức tạp, phải thế chấp tài sản, ... nên nông hộ phần lớn vay ở tín dụng bán chính thức và phi chính thức.
4.3.2 Thực trạng vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất nông hộ sản xuất
Trong 110 hộ khảo sát thì có 14 hộ không có nhu cầu vay vốn vì tài chính gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu chi tiêu của hộ, còn lại 96 hộ có nhu cầu vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, chỉ có 21 hộ vay được toàn bộ nhu cầu (chiếm 21,88% tổng số hộ có nhu cầu xin vay), 11 hộ vay được một phần nhu cầu vốn xin vay (chiếm 11,46%) và có đến 64 hộ không vay được vốn ở các tổ chức tín dụng (chiếm tỷ trọng khá cao 66,67%). Điều này cho thấy phần lớn các nông hộ ở nông thôn đều ảnh hưởng bởi hiện tượng hạn chế tín dụng và đây là nguyên nhân khiến cho các nông hộ tìm đến nguồn vốn phi chính thức để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ huyện Phong Điền được thể hiện ở bảng 4.15.
Bảng 4.15 Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Theo như kết quả điều tra, thì tình hình trả nợ đúng hẹn của nông hộ ở các tổ chức tín dụng được thực hiện khá tốt. Số lần sai hẹn cao nhất của các nông hộ chỉ ở mức 2 lần và có 5 hộ sai hẹn ở mức này, chiếm 4,55%; có 1 hộ sai hẹn 1 lần, chiếm 0,91% số hộ khảo sát. Điều này cho thấy các hộ rất nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, vì đây là một nguồn vốn có mức lãi suất thấp nên các nông hộ luôn cố gắng giữ tốt uy tín của mình trước tổ chức tín dụng, để có cơ hội được chấp nhận vay vốn ở lần sau và tình hình sai hẹn của các tổ chức tín dụng được thống kê trong bảng 4.16 dưới đây: Bảng 4.16 Số lần sai hẹn trả nợ tín dụng chính thức của nông hộ
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013
Tiêu chí Số hộ Tỷ trọng
(%)
Không vay được 64 66,67
Vay được một phần 11 11,46 Vay toàn bộ 21 21,88 Tổng 96 100,00 Tiêu chí Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Không sai hẹn 104 94,55 Sai hẹn 1 lần 1 0,91 Sai hẹn 2 lần 5 4,55 Tổng 110 100,00
Qua thống kê ở bảng 4.17 thì số tiền vay của nông hộ ở các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhẹ qua 2 năm 2011-2012 dưới cả 2 hình thức ưu đãi và không ưu đãi. Cụ thể, với hình thức ưu đãi thì số tiền vay trung bình của các nông hộ tăng từ 11,2 triệu đồng lên 13,5 triệu đồng ở năm 2012; đối với hình thức không ưu đãi thì tăng từ 12,08 triệu đồng năm 2011 lên 14,09 triệu đồng ở năm 2012. Các khoản vay trung bình gia tăng chứng tỏ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức đã ngày càng được mở rộng và thực hiện đạt hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung lượng vốn vay trung bình này vẫn còn ở mức thấp chỉ đạt khoảng từ 10-15 triệu đồng. Số tiền vay trung bình này thấp là do các chính sách tín dụng của ngân hàng còn nhiều hạn chế về hạn mức cho vay, ví dụ như: với hình thức vay ưu đãi cho các nông hộ thuộc diện nghèo, ưu đãi cho sinh viên, ... có lãi suất thấp và không thế chấp tài sản thì hạn mức cho vay tối đa là 10 triệu đồng/sinh viên/năm. Bên cạnh đó, đối với hình thức vay không ưu đãi, cần thế chấp tài sản và lãi suất tương đối cao thì với áp lực trả lãi nặng nên các nông hộ cũng hạn chế lượng vốn vay của mình ở mức thấp nhất. Ngoài ra, thì bảng thống kê cũng cho ta thấy khoảng chênh lệch giữa số tiền vay cao nhất với tiền vay thấp nhất là khá cao ở hình thức vay không ưu đãi, năm 2011 khoảng chênh lệch này là 55 triệu đồng, năm 2012 khoảng chênh lệch tăng lên 65 triệu đồng, điều này cho thấy nhu cầu vốn vay của các nông hộ là không đồng đều.
Bảng 4.17 Số tiền vay từ các tổ chức tín dụng chính thức
ĐVT: Triệu đồng
Năm Tiêu thức Trung
bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn
Được ưu đãi 11,20 16 10 2,68 2011
Không được ưu đãi 12,08 60 5 10,67 Được ưu đãi 13,50 35 6 10,65 2012
Không được ưu đãi 14,09 70 5 15,22
Nguồn: Tự tính toán từ số liệu khảo sát 10/2013