Các chi phí trong quá trình sản xuất chanh tại xã Bình Sơn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chanh mai sưu tại xã bình sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 30)

Chi phí sản xuất chanh bao gồm: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thu hoạch…Cụ thể từng loại chi phí khi người dân sản xuất chanh như sau:

Chi phí giống

Trong quá trình sản xuất thì giống là một yếu tố hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Công tác chọn giống của người dân đảm bảo các tiêu chí trên để canh tác là rất cần thiết.

Đối với giống chanh Mai Sưu, người dân mua ở nhiều nơi khác nhau nhưng chủ yếu là mua ở các trại giống, số ít thì mua từ các hộ khác, số còn lại thì mua ở chợ. Tuy nhiên các giống mua ở chợ chất lượng thường không được đảm bảo dẫn đến chất lượng chanh thường không ngon bằng chính gốc chanh Mai Sưu. Thông thường người dân thường trồng khoảnh 150 gốc chanh /1 ha.

Chi phí về phân bón

Chi phí phân bón khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố: giống, đất đai, khí hậu điều kiện gia đình, chế độ chăm sóc, tập quán của vùng trồng chanh.

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Cũng giống như phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, đất đai, khí hậu điều kiện gia đình, chế độ chăm sóc, tập quán của vùng trồng chanh.

Bảng 2.2.2 Tổng hợp chi phi trồng chanh cho 1ha năm 2012

STT Khoản mục Chi phí ( 1000đ) Tỷ lệ(%) 1 Giống 1500 16.67 2 Phân bón Lân 1000 11.1 Urê 300 3.3 NPK 3000 33.33 Kali 700 7.77 3 Thuốc BVTV Thuôc trừ cỏ 500 5.55 Thuốc trừ sâu 1000 11.11 Thuốc dưỡng 500 5.55 4 Thu hoạch 500 5.55 5 Tổng chi phí 9000

Để sản xuất 1ha chanh, người nông dân tốn khá nhiều chi phí đặc biệt là chi phí vật chất. Trong chi phí vật chất, chi phí cho phân bón là nhiều nhất, chiếm 55.56%. Vì chủ yếu đất ở đây chủ yếu là đất đồi núi, độ phì nhiêu thấp, thời tiết hay thay đổi, hơn nữa, cây chanh thường cho thu hoạch trong 3 đến 5 năm mới phải thay giống mới, vì vậy, chi phí cho phân bón là cao nhất trong các loại chi phí vật chất. Chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ lệ tương đối, ít nhất là chi phí thu hoạch bởi do đặc điểm thu hoạch chanh trong thời gian dài, thời điểm thu hoạch không nhiều, không tập trung do thu hoạch chủ yếu bán cho các thương lái nhỏ.Tỷ lệ chỉ chiếm 5.56 %.

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chanh 2.3.1 Điều kiện nguồn lực 2.3.1 Điều kiện nguồn lực

Các yếu tố về nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đến mọi ngành sản xuất kinh doanh. Sản xuất chanh Mai Sưu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ về sự ảnh hưởng của yếu tố này.

* Về vốn đầu tư:

Vốn là yếu tố nguồn lực quan trọng nhất và mang tính quyết định đối với sự phát triển của ngành hàng sản xuất chanh Mai Sưu thương phẩm. Trong trường hợp trồng chanh nhỏ lẻ để giải quyết vấn đề tiêu dung của gia đình, người dân không cần nhiều vốn nên họ cũng không quan tâm vấn đề vốn. Để phát triển chanh thương phẩm, người dân cần phải có vốn để mở rộng quy mô, diện tích, đầu tư xây giống tốt, đạt chuẩn chất lượng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác trồng và chăm sóc chanh, mua phân bón, phòng trừ dịch bệnh và nhiều khoản chi phí khác. Lượng vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô mong muốn của người dân, có thể vài triệu đồng, có thể hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, khi mà thu nhập và tích lũy của người dân xã Bình Sơn còn khá khiêm tốn thì việc đầu tư phát

triển chanh Mai Sưu theo phương hướng thương phẩm quy mô lớn không phải chuyện dễ dàng.

* Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống các cơ sở dịch vụ sản xuất, hệ thống chợ nông thôn,…) ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất chanh Mai Sưu. Ở Bình Sơn, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông rất yếu kém, hệ thống chợ nông sản, hệ thống cơ sở dịch vụ chế biến, thu mua chanh đều không có. Người sản xuất chanh không có đủ năng lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bởi việc đầu tư cơ sở hạ tầng là rất tốn kém. Vì vậy,để có một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đáp ứng được các yêu cầu sản xuất chanh Mai Sưu thì cần phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước và phía cộng đồng.

2.2.2 Chính sách phát triển

Các chính sách của Đảng và Chính Phủ có tác động quan trọng tới sự phát triển chanh thương phẩm của địa phương. Có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm thông qua việc ban hành, thực thi một số chính sách như cho vay vốn sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chính sách khuyến khích phát triển, chính sách tiêu thụ sản phẩm… Chính quyền xã chưa ban hành nhiều chính sách liên quan tới ngành sản xuất chanh nhưng nhìn chung khi có các chính sách này, và khi chúng tới được các hộ nông dân trong xã thì chỉ có ban hành mà không thực thi hoặc có thực thi nhưng thủ tục lại rất rườm rà gây khó khăn cho người sản xuất.

2.3.1. Điều kiện thời tiết

Thời tiết chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tới năng suất Chanh. Nếu điều kiện thời tiết tốt tạo điều kiện cho cây Chanh sinh trưởng sẽ cho năng suất cao. Ngược lại, nếu thời tiết khắc nghiệt thì cây Chanh kém phát triển và vì thế năng suất cũng sẽ sụt giảm. Trong những hộ điều tra tại xã Bình Sơn nhiều hộ nông dân cho rằng “Vụ vừa qua thời tiết cũng thuận lợi, lượng mưa đều không mưa nhiều như vụ trước nên năng suất đạt khá cao.”

2.3.2. Nhân tố giống

Giống Chanh cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Chanh. Giống chanh tốt, phẩm chất cao, cho năng suất cao, sản lượng lớn, và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt

2.3.3. Kinh nghiệm sản xuất chanh.

Theo 1 người dân có kinh nghiệm trồng chanh lâu năm của xã cho biết “ Hầu hết những hộ nông dân ở đây đều có truyền thống trồng chanh, vì thế năng suất chanh cũng cao hơn.”

Có thể thấy, yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến năng suất chanh là kinh nghiệm trồng chanh của hộ nông dân. Những hộ càng có nhiều năm kinh nghiệm thì năng suất chanh của họ càng cao. Kinh nghiêm là những gì mà hộ nông dân tích lũy được từ chính bản thân họ và học hỏi từ người khác trong quá trình sản xuất. Khi họ có kinh nghiệm trồng chanh, họ sẽ biết được giống nào cho năng suất cao, đất nào thích hợp để trồng chanh, họ biết được lượng phân bón mà cây chanh cần trong từng giai đoạn cụ thể và biết được cách phòng và trị bệnh kịp thời…. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chanh của nông hộ.

2.3.4. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Yếu tố này ảnh hưởng đến sản xuất chanh trên các phương diện: một là giống chanh Mai Sưu gốc có năng xuất cao dựa vào chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, quy trình đã làm cho năng suất chanh được nâng cao. Từ trước đến nay, nông dân thường xuyên sử dụng giống chanh tự cấp tự túc, thông qua việc tự chiết, nhân giống chanh từ các hộ gia đình cho nhau. Đến nay thì cơ cấu giống đã có sự thay đổi, một số người dân đã mạnh dạn đi tìm kiếm, nhập về giống chanh Mai Sưu từ các cơ sở sản xuất cây giống chất lượng cao, giống chất lượng cao cho năng suất, sản lượng và khả năng chống chịu với sâu bệnh rất tốt.

Tiếp đó là sự phát triển của khoa học và công nghệ góp phần hết sức quan trọng trong việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh trong sản xuất Chanh Mai Sưu. Khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp người dân kiểm soát dịch bệnh một cách chủ động và hiệu quả, bảo vệ được lợi ích sản xuất và lợi ích cộng đồng.

2.3.5. Phân bón và thuốc BVTV.

Phân bón và thuốc BVTV là một trong những yếu tố giúp cây chanh phát triển và cho năng suất cao hơn nếu bón đúng liều lượng. Lượng bón phân bón trong quá trình trồng chanh cũng tùy theo chất lượng đât tốt hay xấu để bón cho thích hợp hoặc điều kiện tài chính gia đình có đủ để cung cấp lượng phân cho cây chanh hay không hay vùng đó bón phân như thế nào mà áp dụng cho thích hợp. Nếu bón quá nhiều thì cây chanh dễ bị sâu bệnh. Quá ít thì cây không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến sinh trưởng kém và năng suất cũng không cao. Bón lượng phân vừa phải, đúng kỹ thuật sẽ giúp cây chanh vừa phát triển tốt, vừa ít sâu bệnh mà lại mang hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy phân bón và thuốc BVTV cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suât.

2.3.6 Yếu tố thị trường

Thị trường của ngành hàng sản xuất chanh bao gồm thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra. Các yếu tố đầu vào quan trọng của trồng chanh đó là: giống chanh, phân bón, đất đai, vốn đầu tư, lao động, khoa học và công nghệ. Đầu ra cung cấp các sản phẩm cho các đối tượng tiêu dùng. Sự biến động của thị trường, đặc bệt là biến động giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được từ sản xuất chanh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chanh mai sưu tại xã bình sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)