Một số giải pháp nhầm nâng cao khả năng thanh toáncủa công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh pptx (Trang 34 - 38)

- Phòng giao nhận và kho có nhiệm vụ quản lý kho, theo dõi số lượng hàng trong kho, báo cáo tồn kho hoặc âm kho, nhập xuất hàng trong kho Đồng thời chịu

3.2. Một số giải pháp nhầm nâng cao khả năng thanh toáncủa công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh.

TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh.

3.2.1.Quản trị khoản phải thu.

Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu… Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ

phát sinh nợ khó đòi. Vì thế, khi công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, giữa lợi nhuận mà công ty có thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.

Ngoài ra công ty cần chú ý đến các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, cần quan tâm đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Công ty cũng cần thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được hưởng những chính sách tín dụng thương mại khác nhau.

Để có thể giảm bớt các khoản phải thu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như: khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty lại vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng lại với công ty.

Bên cạnh đó, công ty phải thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các khoản phải thu như gửi giấy báo nợ hoặc sử dụng các biện pháp giải quyết tại tòa án theo luật định.

Việc theo dõi các khoản phải thu thường xuyên sẽ xác định được đúng thực trạng của chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính. Từ đó nhận diện được những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập được những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.

3.2.2.Quản trị tiền mặt.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ trả nợ. Bên cạnh đó, áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ càng được thanh toán tốt thì tiền đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh càng nhanh.

Doanh nghiệp cũng cần hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức quỹ tồn tiền mặt. Doanh nghiệp có thể đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là bộ phận cấu thành lên vốn kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy hiệu quả sử dụng vốn này có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời để đầu tư cho TSCĐ thì vốn thường lớn do đó doanh nghiệp cũng cần được tài trợ từ bên ngoài vì thế đây là một khoản mà doanh nghiệp cần hoàn trả.

Để nâng cao hơn nữa hiệu suất này công ty cần chú ý tới một số biện pháp sau đây :

- Lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư vào TSCĐ trong đó cần chú ý đến việc lựa chọn các tài sản hợp với quy mô của công ty mình.

- Quản lý chặt chẽ và huy động tối đa tài sản cố định hiện có vào sản xuất kinh doanh trong đó cần phải chó ý có sự phân công phân cấp quản lý, xác định rõ trách nhiệm quản lý TSCĐ.

- Thường xuyên kiểm soát tình hình sử dụng TSCĐ, huy động đầy đủ tài sản hiện có vào quá trình kinh doanh, phải nhượng bán kịp thời TSCĐ không cần dùng để thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định.

- Thực hiện việc khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, việc tính khấu hao phải tính đến cả hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình của tài sản, áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với những tài sản mà có sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.

- Công ty cần linh hoạt trong việc lựa chọn các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ dựa trên cỏ sở xem xét những mặt lợi và những mặt bất lợi của mỗi nguồn tài trợ. Đặc biệt công ty lên tìm nguồn tài trợ dài hạn kết hợp với vốn chủ sở hữu để đầu tư cho TSCĐ nhằm phát huy quyền tự chủ tài chính và phân tán rủi ro.

- Thường xuyên bảo dưỡng TSCĐ, tránh tình trạng hư hỏng bất thường gây thiệt hại trong quá trình kinh doanh.

- Chủ động đề phòng rủi ro, tổn thất bất ngờ trong kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm tài sản, lập các quỹ dự phòng tài chính.

KẾT LUẬN

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong thời gian thực tập tại Công TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh, được tiếp xúc nhiều với công việc đã cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Và sau một thời gian nghiên cứu về vấn đề này, khoá luận của em được hoàn thành được những nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất, giới thiệu, hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề cơ bản về khả năng

thanh toán trong doanh nghiệp.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng về khả năng thanh toán của công ty

TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh trong giai đoạn 2010 – 2012, từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân được rút ra, em đã đưa ra một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh.

Bên cạnh những kết quả đạt được của đề tài thì khả năng thanh toán của công ty là một vấn đề khá phức tạp và đa dạng với nhiều chỉ tiêu, thông tin và kiến thức cần nắm bắt phong phú. Nhưng do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp trong khi bản thân vẫn còn những hạn chế trong lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên những ý kiến đưa ra còn mang tính chủ quan, mới chỉ đánh giá được một số chỉ tiêu định lượng, các đề xuất còn chưa sát với thực tế. Em kính mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và tất cả những ai quan tâm để khoá luận này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thanh Huyền, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận này. Và các cô, chú, anh chị trong Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong đợt thực tập vừa qua.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Phú Vinh pptx (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w