1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tình hình phân bố và phát triển cây cao su ở Việt Nam và Thế Giới

19 7,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 786,26 KB

Nội dung

Tìm hiểu tình hình phân bố và phát triển cây cao su ở Việt Nam và thế giới chi tiết nhất bằng các số liệu thống kê chính xác, mới nhất 2023. Khám phá sự phân bố và phát triển của cây cao su, từ những cánh đồng mênh mông tại Việt Nam đến những vùng đất xa xôi trên khắp thế giới. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng mới, thách thức và triển vọng trong ngành công nghiệp cao su. Hãy đọc để hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Việt Nam trong cung ứng nguyên liệu toàn cầu và những tiến triển kỹ thuật đáng chú ý trong việc canh tác cây cao su.

MỞ BÀI Trong các loài cây lấy nhựa, cây cao su là cây quan trọng nhất. Cây cao su (Hevea brasiliensis) là cây công nghiệp dài ngày với những đặc điểm nổi bật so với các loại cây trồng khác. Đây là loại cây trồng cho khai thác lâu nhất, chỉ trồng một lần để sau 6-7 năm có thể cho thu hoạch đến 25 năm. Cao su trồng ở những vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên thích hợp có thể cho thu hoạch đều đặn hàng năm suốt chu kỳ khai thác. Từ thời cổ xưa, người dân xứ nhiệt đới đã biết đến cao su thiên nhiên và ngày càng được phổ biến rộng. Mà nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu của con người ngày càng lớn, cùng với việc phát triển công nghiệp ô tô, máy bay…đòi hỏi nhu cầu về săm lốp. Cây cao su, từ khi mới xuất hiện nó chỉ là một cây bình thường, con người lúc đó chưa biết đến công dụng và giá trị của nó. Nhưng dần qua thời gian giá trị, vị thế của nó ngày càng được khẳng định. NỘI DUNG 1 . Nguồn gốc cây cao su - Quê hương của cây cao su là vùng nhiệt đới Amazon ở Nam Mĩ. Tại đây, cao su mọc khắp trong các cánh rừng từ phía Bắc của Nam Mĩ (Guyan) đến Bắc sơn nguyên Brazin và vùng ven biển phía đông, tới tận Rio đơ Gianero. - Vào thế kỉ XIX, việc phát triển công nghiệp ô tô, máy bay đòi hỏi về nhu cầu về săm lốp do đó từ chỗ chỉ khai thác cao su tự nhiên mọc hoang trong rừng Amazon, người ta bắt đầu trồng cây cao su. - Năm 1876, Henri Vicghem mang hạt cao su về trồng thử ở Colombo và đã thành công. - Từ đó cây cao su phát triển nhanh chóng sang các nước Đông Nam Á, Nam Á, Châu Phi, Châu Mĩ… - Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. Mãi đến năm 1897 mới trồng thành công ở Việt Nam. Ngày nay cây cao su đã được trồng ở nhiều nơi trên nước ta: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,… 2. Vai trò của cây cao su Cây cao su từ khi nó trở thành hàng hóa, công dụng của nó ngày càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su đã trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới, nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: + Đối với công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay và phương tiện đi lại khác, cao su được sử dụng làm vỏ ruột xe hơi, máy bay, xe gắn máy, xe đạp, làm đệm xe,… + Đối với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, cao su được sử dụng làm dụng cụ gia đình, thể thao, giầy dép, đệm gường, đồ giả da, bọc cáp điện, các chất chống thấm… + Ngoài giá trị mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp lượng gỗ lớn. Sau bảy năm cây cao su có thể cung cấp khoảng 200 – 300 kg/hạt/ha với hàm lượng dầu khoảng 10%– 30% trọng lượng hạt. Dầu cao su có thể dung trong công nghệ sơn, xà phòng, làm chất pha thuốc kích thích mủ cao su hoặc nếu được sử lí thích hợp có thể dung làm dầu thực phẩm. + Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. + Đối với môi trường tự nhiên: Cây cao su trồng tập trung có khả năng giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn giúp phủ xanh đồi trọc , chống xói mòn, rửa trôi…và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch. + Về giá trị thương mại mủ cao su là hàng hóa trong xuất khẩu và nhập khẩu. - Ở Việt Nam ngoài những giá trị trên cây cao su còn là một trong những cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân nhất là người dân tộc thiểu số… 3. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây cao su Các điều kiện sinh thái Cây Cao Su Đất đai - Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm. Đặc biệt phát triển tốt nhất trên đất đỏ bazan núi lửa. - Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 -2m thì vẫn có thể trồng được. - Độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5- 5,5, giới hạn độ pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 - 7,0. - Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn Khí hậu - Cây cao su là cây trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-28 0 C. - Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa 1800- 2500mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150ngày/năm. Ẩm độ trung bình cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là 80%. - Sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm, dễ gây bệnh loét miệng cạo và cây bị kiệt nhựa. - Gió + Gió nhẹ 1 – 2m/s có lợi cho cao su vì gió giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh tật và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. + Trồng cây cao su ở nơi gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm gãy cành, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được. Khả năng chịu hạn và chịu úng - Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công ngiệp khác như: tiêu, cà phê,… Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 – 5 tháng. - Khả năng chịu úng: Tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30- 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa. 4. Đặc điểm cây cao su và kĩ thuật khai thác mủ cây cao su - Đặc điểm sinh học của cây: Cây cao su thuộc họ Thầu Dầu, cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm. + Cây cao su có chiều cao khoảng 20 m, rễ ăn sâu để giữ vững thân cây, hấp thụ chất dinh dưỡng và chống lại sự khô hạn. + Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt, lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần từ tháng 1 đến tháng 3. + Thân: Bộ phận kinh tế nhất của cây cao su là phần thân cây với lớp vỏ mang những ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ + Hoa, quả và hạt: Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn. + Mủ cao su là một dung dịch thể keo màu trắng đục như sữa hoặc màu hơi vàng hoặc hơi hồng tùy theo giống cây. - Kỹ thuật khai thác mủ: Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết. + Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ .Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt đtuổi 26-30 năm. + Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. + Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. + Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng + Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài. + Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao. 5. Tình hình phân bố và sản xuất cao su trên thế giới và Việt Nam 5.1 Tình hình phân bố và sản xuất cao su trên thế giới 5.1.1 Phân bố cây cao su trên thế giới Hình 2: Bản đồ phân bố cây cao su trên thế giới - Cây cao su được trồng chủ yếu ở khí hậu nhiệt đới, phân bố dọc theo hai bên đường xích đạo. Ngày nay cao su được trồng trên 27 nước thuộc các Châu: Châu Mĩ, Châu Á ( Nam Á và Đông Nam Á ), Châu Phi, Châu Đại Dương. + Châu Á cao su được trồng ở các nước: Bang la đet, Cam-pu-chia, Thái Lan, Indonesia, Mianma, Malaixia, Sri lanka, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Brunay, Philippin. + Ở Châu Phi cao su được trồng ở các nước: Côt Đivoa, Liberia, Nigieria + Châu Mĩ ( Nam Mĩ ): Boolivia, Braxin, Ecuado, Guyana. + Châu Úc chỉ có một quốc gia trồng cao su PaPua Niu Ghine 5.2.1 .Tình hình sản xuất trên thế giới a.Thế giới. Bảng 1: Tình hình sản xuất cao su trên thế giới giai đoạn ( 1999 - 2010) Năm Diện Tích ( Triệu ha ) Sản Lượng ( Triệu Tấn ) Năng Suất ( Tạ/ha ) 1999 7.34 6.7 0.92 2002 7.67 7.5 0,98 2005 8.74 9.2 1.05 2008 9.30 10.2 1.1 2010 9.63 10.1 1.05 Nhận xét: Nhìn chung diện tích, sản lượng và năng suất cao su trên thế giới có xu hướng tăng lên qua các năm : + Từ năm 1996-2002 sản lượng cao su tăng chậm, trong vòng 6 năm nhưng chỉ tăng được 1 triệu tấn (từ 6,5-7,5 triệu tấn). + Từ năm 2002-2008 sản lượng cao su tăng lên khá nhanh và tốc độ tăng đều hơn,trong vòng 6 năm thì sản lượng cao su đã tăng lên 2,7 triệu tấn.(từ 7,5- 10,2 triệu tấn) Bên cạnh đó sản lượng cao su từ năm 2008 đến 2010 có xu hướng giảm từ 10,2 xuống còn 10,1 triệu tấn. Vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế (11-2008) giá cao su bị giảm mạnh, nên các nước trồng cao su chính trên thế giới sẽ cắt giảm sản lượng để cứu vãn giá cao su. Giải pháp đó là có thể chặt bỏ cây già giảm lượng cao su thu hoạch ở mỗi cây và bắt đầu khai thác trễ hơn một năm đối với cây mới. b. Theo khu vực Bảng 2: Sản Lượng Cao Su Thế Giới Theo Khu Vực ( đơn vi: triệu tấn ) Stt Khu vực 2006 2008 2010 1 Thế Giới 10,0 10,26 10,04 2 Châu Á 9,3 9,5 9,2 3 Châu Mĩ 0,2 0,25 0,29 4 Châu Phi 0,52 0,51 0,55 5 Châu Đại Dương 0,0055 0,0079 0,0075 Nhận Xét: - Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XXI cho đến nay, sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới liên tục tăng, nhưng có nhiều biến động. + Khu vực Châu Á là nơi có sản lượng cao su nhiều nhất, chiếm trên 92% của tổng sản lượng cao su Thế Giới. Các khu vực còn lại chỉ chiếm khoảng 8%. Châu Đại Dương có sản lượng ít nhất chỉ chiếm khoảng 0,007% ( năm 2010 ). + Châu Phi là khu vực có sản lượng cao su đứng thứ hai trên thế giới chiếm khoảng 5,4% ( năm 2010 ). + Châu Mĩ là khu vực có sản lượng cao su đứng thứ ba trên thế giới chi chiếm khoảng 2,9% ( năm 2010 ). c. Theo quốc gia Nhận xét: - Thái Lan là nước có sản lượng cao su đứng đầu thế giới: 3,1 triệu tấn,tiếp theo là Indonexia đứng vị trí thứ hai: 2,6 triệu tấn.Hai nước này đã chiếm hơn một nửa sản lương cao su của thế giới (10.1 triệu tấn). - Malaixia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc… cũng có sản lượng cao su đáng kể. 5.1.3 Tình hình xuất nhập khẩu cao su trên thế giới a. Xuất Khẩu - Thái Lan vừa là nhà sản xuất vừa là nhà xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới. - Indonesia, nước có diện tích trồng cao su lớn của thế giới và XK đứng hàng thứ 2 thế giới. - Malaysia, nước XK cao su thiên nhiên lớn thứ 3 thế giới. - Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên (NR) lớn trên thế giới, riêng xuất khẩu cao su xếp thứ tư sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. b. Nhập Khẩu - Các nước nhập khẩu cao su chủ yếu là các nước sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia + Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, ước tính tiêu thụ cả năm 2011 tăng 3,5 triệu tấn, tương đương khoảng 6,1% so với năm 2010 + Ấn Độ với nền công nghiệp ô tô giá rẻ đang phát triển cực nhanh đã khiến nước này tiêu thụ cao su vượt qua cả Mỹ, đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc + Malaysia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng cao su nhưng lại là nước tiêu thụ cao su lớn của thế giới. 5.2.Tình hình phân bố và sản xuất cao su ở Việt Nam 5.2.1. Phân Bố [...]... ngoài ra cao su còn được trồng ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Thuận, … 5.2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su ở Việt Nam a Sản xuất Diện tích và sản lượng cao su của Việt Nam 2000-2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhận xét: - Từ biểu đồ trên ta thấy: diện tích,sản lượng và năng su t khai thác mủ cao su liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua + Diện tích trồng cao su trong nhiều năm qua liên... - Cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống - Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Su i Dầu (cách Nha Trang 20 km) - Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. .. Mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu trên thế giới + Cần có chính sách phát triển toàn diện ngành cao su để có chiến lược cung ứng bền vững Hiện trạng phát triển ồ ạt, cơ cấu đầu tư còn thấp, chất lượng chế biến kém, lạc hậu ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ngành cao su trong tương lai - Nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành cao su So với các cây trồng dài ngày khác, cây cao su có vị thế khá khiêm... sức ưu tiên phát triển, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng cây cao su trong và cả ngoài nước Vì vậy, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp trong ngành đang ra sức gia tăng diện tích cao su của mình Đây chính là tiềm năng của các doanh nghiệp 6.Một số giải pháp phát triển bền vững, hiệu quả cây cao su ở Việt Nam Hiện nay các vườn cây cao su của nước ta ngày càng già cỗi, một số vườn cây kém hiệu... Tổng cục Hải quan Năm 2011 ngành cao su Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cao su thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại Thị trường chính xuất khẩu cao su Việt Nam là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ - Trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN trong các năm qua Vị trí này ngày càng củng cố qua tình hình xuất khẩu cao su năm 2011, chiếm 67,8%... cùng để nâng cao giá trị của ngành - Đa dạng hình thức sở hữu nâng cao vai trò của hiệp hội trong nước Các hình thức sở hữu ở nước ta là doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Mở rộng theo hướng nông lâm kết hợp Trong 3 năm đầu cây cao su chưa lớn ta có thể trồng xen các cây ngắn ngày như + Năm thứ nhất trồng lúa cạn, khoai, đậu + Năm tiếp theo trồng ngô, sắn… KẾT LUẬN Việc phát triển cây cao su không chỉ... ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907 Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở ông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập - Ngày Nay cao su được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên ( Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng ), Đông Nam. .. đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi… Ở nhiều nước đang phát triển, thuộc vùng nhiệt đới như Việt Nam, Indonexia, malaixia, Thai Lan, Nigienia,…thì sản phẩm của cây cao su trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng , mang lại nguồn thu lớn về ngoại tệ, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển Hiện nay tuy đã có cao su nhân tạo và giá thành hạ nhưng nhờ có ưu thế riêng... trồng cao su không còn nhiều, khả năng mở rộng diện tích là rất khó, diện tích trồng cao su có thể bị thu hẹp trong thời gian tới do chuyển đổi mục đích sử dụng Bên cạnh đó kinh tế toàn cầu bị suy thoái thị trường xuất khẩu có nhiều biến động Đặc biệt thời tiết ở nước ta còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Vì vậy cần phải có giải pháp phát triển bền vững, hiệu quả cây cao su ở Việt Nam: - Giải pháp thị trường + Mở... trồng cao su trong nhiều năm qua liên tục tăng mạnh Năm 2000 diện tích trồng cao su khoảng 430 nghìn ha, đến năm 2005 tăng lên khoảng 70 nghìn ha so với năm 2000 và tăng đều trong những năm tiếp theo, đến năm 2011 đã tăng lên gần 850 nghìn ha + Năm 2000,sản lượng cao su ở Việt Nam đạt 296 nghìn tấn, đến năm 2005 tăng gần gấp đôi(482 nghìn tấn), đến năm 2011 sản lượng đã tăng lên trên 800 nghìn tấn Điều . xuất cao su trên thế giới và Việt Nam 5.1 Tình hình phân bố và sản xuất cao su trên thế giới 5.1.1 Phân bố cây cao su trên thế giới Hình 2: Bản đồ phân bố cây cao su trên thế giới - Cây cao su. khai thác cao su tự nhiên mọc hoang trong rừng Amazon, người ta bắt đầu trồng cây cao su. - Năm 1876, Henri Vicghem mang hạt cao su về trồng thử ở Colombo và đã thành công. - Từ đó cây cao su phát. khẩu thì vị thế cao su ngày càng lu mờ. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả đang là vấn đề quan trọng nhất. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế + Nâng cao năng su t vườn cao su: Cần phải nghiên

Ngày đăng: 18/12/2014, 17:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w