Sự phân bố và phát triển ngành cơ khí Việt Nam và Thế giới mới nhất 2023. Tìm hiểu những diễn biến mới nhất của ngành công nghiệp cơ khí của Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới. Bài viết này sẽ mang đến thông tin chi tiết về sự phân bố địa lý, xu hướng công nghiệp và những tiến bộ kỹ thuật đáng chú ý. Hãy đọc để hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Việt Nam trong cung ứng và phát triển ngành cơ khí toàn cầu, cũng như cơ hội và thách thức đang đặt ra trước ngành này.
MỞ ĐẦU Những năm đầu của thế kỉ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều biến đổi lớn của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới – công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới…đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc tế, làm thay đổi diện mạo thế giới đương đại. Trong sự phát triển vĩ đại đó, ngành công nghiệp cơ khí đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế. Trong những năm gần đây công nghiệp cơ khí tiếp tục có những bước phát triển mới khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới bằng việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng một cách có hiệu quả cho yêu cầu phát triển kinh tế, quốc phòng và phục vụ tiêu dùng cho toàn nhân loại. NỘI DUNG 1. Khái niệm Công nghệ cơ khí hay kĩ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lí vật lí để tạo ra các loại máy móc hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lí nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lí tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dung gia đình, máy móc, thiết bị sản xuất vũ khí… Các sản phẩm do ngành cơ khí chế tạo ra đều được gọi là sản phẩm cơ khí. 2. Lịch sử ngành cơ khí 2.1. Thế giới Lịch sử phát triển xã hội loài người trải qua các thời kì khác nhau từ thời kì đồ đá sang đồ đồng, đồ sắt với các công cụ lao động ngày càng được cải tiến và gia công từ kim loại. Từ đó hình thành nên các cơ sở sản xuất nhỏ và mang tính chất thủ công đặt nền móng đầu tiên cho ngành cơ khí, nhưng chưa thể tạo ra ngành cơ khí theo đúng nghĩa của nó. Cùng với sự phát triển của sản xuất nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị ngày càng nhiều đòi hỏi các sản phẩm của ngành cơ khí phải đáp ứng kịp thời trình độ phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống con người. Để đáp ứng được nhu cầu đó con người không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm cơ khí mới. Sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở Anh vào cuối TK XVIII đầu TK XIX với sự ra đời máy kéo sợi Giên-ni ( 1764) đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng nhất trong lịch sử phát triển ngành cơ khí. Tiếp theo sau đó là sự ra đời của hàng loạt các loại máy chế tạo khác khẳng định được vị thế của ngành cơ khí. + 1769: Ac-crai-tơ đã chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước + 1784: Giêm-oat phát minh ra máy hơi nước + 1785: Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước + 1814: Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ + Trong nông nghiệp máy móc cũng thâm nhập và đưa vào sử dụng nhiều như: máy cày, máy bừa, máy gặt… Không chỉ dừng lại ở nước Anh cuộc cánh mạng còn ảnh hưởng đến các nước Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới mở rộng phạm vi của ngành cơ khí. Vị thế ngành cơ khí tiếp tục được khẳng định trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nửa sau TK XIX đầu TK XX với động lực của cuộc cách mạng là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Từ đó cho đến nay ngành cơ khí tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu, trở thành ngành then chốt đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia. 2.2. Việt Nam Tiền thân của ngành cơ khí là các nghề thủ công tạo ra công cụ sản xuất, các binh khí…phục vụ công cuộc dựng nước và giữ nước. Ở nước ta nghề rèn đúc đã xuất hiện từ thời Hùng Vương ( cách đây 4000 năm ), rồi đến thời kì đồng thau. Thời Pháp thuộc cũng chưa tạo ra ngành cơ khí đúng nghĩa mà chỉ đóng khung ở sửa chữa, lắp ráp một số phương tiện nhỏ như nhà máy xe lửa Gia Lâm ( Hà Nội ), Tràng Thi ( Nghệ An )…lớn nhất là sữa chửa tàu biển ở Ba Son ( Sài Gòn). * Sau năm 1954: + Ở miền Bắc dựa vào cơ sở cơ khí từ căn cứ kháng chiến chuyển về, được sự giúp đỡ của Liên Xô cũ năm 1958 xây dựng nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo ( Hà Nội ) sản xuất động cơ các loại, sau đó là nhà máy cơ khí công cụ số 1 sản xuất các máy công cụ hạn nhẹ và hạn nặng, được coi là đứa con đầu lòng của ngành cơ khí ở miền Bắc. Tiếp theo đó một số nhà máy cơ khí chuyên ngành cũng ra đời: cơ khí chế tạo mỏ, cơ khí lâm nghiệp, cơ khí nông nghiệp… + Ở miền Nam chủ yếu là gia công, sữa chửa, lắp ráp các thiết bị lẻ phục vụ đời sống như: xe máy, máy khâu, tủ lạnh, máy thu thanh… * Từ sau 1975 đến nay: Tuy có những bước thăng trầm nhưng ngành cơ khí đã phát triển tương đối toàn diện, có sự chuyên môn hóa theo một số ngành cần thiết phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Từ chỗ nặng về sửa chữa chúng ta đã có ngành cơ khí chế tạo với trình độ phức tạp như sản xuất máy công cụ chính xác, cơ khí điện tử…có thể chế tạo được nhiều loại máy công cụ loại vừa và nhỏ cùng các thiết bị chuyên ngành như: thiết bị điện, máy bơm các loại, máy kéo… Bên cạnh đó với đội ngũ thợ lắp ráp lành nghề đạt trình độ cao ngành cơ khí đủ sức lắp ráp các máy móc, thiết bị kĩ thuật hiện đại như: thiết bị thủy- nhiệt điện, giàn khoan dầu khí, lắp ráp xe hơi, các thiết bị điện tử vi mạch phức tạp. 3. Vai trò của ngành cơ khí - Công nghiệp cơ khí đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp. Nó không chỉ là “quả tim” của công nghiệp nặng, mà còn là “máy cái” của nền sản xuất xã hội. Công nghiệp cơ khí cung cấp máy công cụ, máy động lực, thiết bị toàn bộ cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu của con người. - Sự ra đời của công nghiệp cơ khí tạo ra bước nhảy vọt về công cụ lao động góp phần vào việc chuyển từ lao động cơ bắp sang lao động bằng máy móc, góp phần thực hiện nội dung cơ bản của cách mạng khoa học kĩ thuật về công cụ lao động, giúp người lao động thoát khỏi môi trường làm việc nặng nhọc, có tính chất độc hại, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ (nhiệt độ cao, có chất độc ), khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên nhanh chóng, tiết kiệm chi phí sản xuất. - Công nghiệp cơ khí có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện điện khí hoá, hoá học hoá quá trình sản xuất, phân công lao động trong công nghiệp nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung. - Công nghiệp cơ khí với hệ thống các máy móc, thiết bị đóng vai trò tích cực vào quá trình cải tạo và sử dụng tự nhiên, nâng cao mức sống cho con người. Đây có thể coi là ngành chủ chốt không chỉ về giá trị sản xuất, mà cả về số lượng đông đảo công nhân trong toàn bộ ngành công nghiệp. - Đối với các nước đang phát triển, trước yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghiệp cơ khí phải đủ sức mạnh để thực hiện các nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp, để đổi mới công nghệ cho các ngành kinh tế. Công nghiệp cơ khí góp phần từng bước biến nền sản xuất với kỹ thuật lạc hậu thành nền sản xuất với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, có năng suất lao động cao, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. 4. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật Công nghiệp cơ khí tạo ra hàng loạt sản phẩm rất đa dạng, nhưng lại có đặc điểm chung về quy trình công nghệ. Đó là từ kim loại (và các vật liệu khác) chế tạo ra các bộ phận (chi tiết) riêng, sau đó được lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh (máy thành phẩm, ô tô, máy bay ). Các xí nghiệp của ngành chế tạo cơ khí có sự liên kết chặt chẽ với nhau và với các xí nghiệp của các ngành công nghiệp khác. Vì thế, ngành này có khả năng phát triển rộng rãi hình thức chuyên môn hoá và hợp tác hoá với xu hướng tập trung thành từng cụm và trung tâm công nghiệp gồm nhiều nhà máy có sự phân công và hợp tác sản xuất các bộ phận, chi tiết, thiết bị. Ngoài nhiệm vụ chế tạo, ngành công nghiệp cơ khí còn sửa chữa các máy móc, thiết bị cho tất cả các ngành công nghiệp. Vì thế cùng với xu hướng phân bố tập trung, nó còn có xu hướng phân bố phân tán khắp các vùng để đáp ứng nhu cầu sửa chữa. Các sản phẩm của ngành cơ khí là loại sản phẩm được lắp ráp từ nhiều bộ phận, chi tiết, được sản xuất theo các công nghệ khác nhau, với đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật khác nhau nên các sản phẩm cơ khí đòi hỏi độ chính xác cao nhằm tạo ra sự đồng bộ và có thể vận hành một cách an toàn. 5. Phân loại 5.1. Phân ngành cơ khí * Ngành cơ khí phân ra làm 4 phân ngành: Phân ngành cơ khí thiết bị toàn bộ: máy có khối lượng và kích thước lớn (sản xuất ra các máy cái: máy tiện, máy phay, máy bào…; máy phục vụ cho các ngành giao thông, năng lượng, nông nghiệp…) sử dụng nhiều kim loại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, lao động lành nghề, thường tập trung ở các vùng luyện kim ở các nước công nghiệp phát triển. Phân ngành cơ khí máy công cụ: máy có khối lượng và kích thước trung bình (cho giao thông: ô tô, mô tô, ca nô; cho nông nghiệp: máy bơm, xay xác…; cho công nghiệp: máy dệt, máy may…) có mặt hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển với mức độ khác nhau. Phân ngành cơ khí hàng tiêu dùng ( cơ khí dân dụng: máy giặt, tủ lạnh…, máy phát điện và động cơ điện loại nhỏ…) có hai xu hướng phát triển và phân bố: các sản phẩm có chất lượng cao được tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, còn sản xuất theo mẫu có sẵn, lắp ráp, sửa chữa tập trung nhiều tại các nước đang phát triển. Phân ngành cơ khí chính xác ( thiết bị y tế, quang học, thiết bị nghiên cứu, kĩ thuật điện, chi tiết máy của ngành hàng không, vũ trụ…) chỉ có ở các nước công nghiệp phát triển vì đòi hỏi sự đầu tư lớn về khoa học – công nghệ, vốn, lao động kĩ thuật. 5.2. Phân loại sản phẩm cơ khí Có nhiều cách phân loại sản phẩm cơ khí khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau: * Căn cứ vào công nghệ sản xuất phân thành 3 nhóm: + Sản phẩm cơ khí chính xác + Sản phẩm cơ khí chế tạo + Sản phẩm cơ khí lắp ráp * Căn cứ vào mục đích sử dụng các sản phẩm cơ khí phân thành 4 nhóm: + Cơ khí giao thông + Cơ khí xây dựng + Cơ khí phục vụ nông- lâm- ngư nghiệp + Cơ khí đóng tàu * Căn cứ vào công dụng của các sản phẩm trong ngành kinh tế phân ra: + Máy công cụ + Máy nông-lâm-ngư nghiệp + Dụng cụ cầm tay và đồ cơ kim khí gia dụng 6. Tình hình phát triển và phân bố trên thế giới 6.1. Phân bố BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NGÀNH CƠ KHÍ TRÊN THẾ GIỚI Ô tô và máy thu hình lá những sản phẩm chính của ngành cơ khí. Nhìn vào bản đồ ta thấy ô tô, máy thu hình nói riêng và ngành cơ khí nói chung phân bố chủ yếu ở Châu Mĩ, Châu Âu và Châu Á: + Châu Mĩ: Hoa Kì, Canada, Brazin + Châu Âu: Chủ yếu các nước EU như Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì +Châu Á: LB Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Ấn Độ Nhìn Chung ngành cơ khí phân bố tập trung ở các nước phát triển, do đặc điểm của ngành đòi hỏi trình độ khoa học –kĩ thuật cao, nguồn vốn lớn, lao động có trình độ, tay nghề cao… Trên thế giới các vùng và trung tâm công nghiệp cơ khí thường gắn liền với công nghiệp luyện kim như vùng Đông Bắc Hoa Kỳ với trung tâm Đitơroi và Chicagô; vùng Rua ở CHLB Đức, vùng Đoong- kec và Loren ở Pháp; vùng Uran và vùng Trung tâm ở Liên bang Nga; vùng ven biển phía Đông của Nhật Bản với các trung tâm Tôkiô, Iôcôhama; vùng Đông Bắc Trung Quốc và duyên hải phía Đông với các trung tâm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải; vùng Tây Bắc Ấn Độ với trung tâm Mumbai. 6.2. Tình hình phát triển a. Theo quốc gia Ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Nga đi đầu trong lĩnh vực này bởi vì nó đã được phát triển và hoàn thiện qua hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. Các sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí rất phong phú và đa dạng. Trong số này, quan trọng nhất là các máy công cụ, các máy đo lường chính xác dùng trong công nghiệp và nghiên cứu khoa học, các máy móc và thiết bị phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Trình độ phát triển giữa các nước còn có sự chênh lệch khá lớn. Ở một số nước phát triển, công nghiệp cơ khí chiếm từ 30 đến 40% giá trị sản xuất công nghiệp như CHLB Đức (40%), Nhật Bản (40%), Hàn Quốc (30%)… Thực tế cho thấy ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí tạo nên sự giàu có của các quốc gia phát triển trong thời gian trước đây và thúc đẩy phát triển kinh tế ở hiện tại cũng như trong tương lai. Bảng 1.1. Quy mô của ngành cơ khí chế tạo ở một số nước giai đoạn 1995 – 2006 ( đơn vị: % ) Nước Tăng trưởng về sản lượng các sản phẩm cơ khí Tỉ trọng trong tổng xuất khẩu Hoa Kì 44.0 52.3 Nhật bản 6.0 71.9 Đức 21.0 75.8 Anh 5.0 46.0 Pháp 20.0 28.7 Italia 7.2 68.9 Trung Quốc 90.0 84.5 Ấn Độ 88.0 60.7 Nguồn: EIU ( Cơ quan tình báo kinh tế thế giới ) Nhận xét: + Sản lượng các sản phẩm cơ khí của các nước đều tăng, tuy nhiên mức độ tăng khác nhau, tăng cao nhất là Trung Quốc ( 90%), tiếp đến là Ấn Độ ( 88%), Hoa kì ( 44%) + Các nước phát triển thì tăng chậm hơn: Anh (5%), Nhật Bản (6%), Italia (7.2%) + Các sản phẩm cơ khí chế tạo chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành cơ khí của các nước, lớn nhất Trung Quốc (84.5%), Đức (75.8%), Nhật Bản (71.9%), Italia (68.9%), Ấn Độ (60.7%) Như vậy ta thấy, hiện nay sản xuất các sản phẩm cơ khí ở các nước phát triển đang có xu hướng chuyển sang các nước đang phát triển. Trung Quốc đang trở thành nước đóng vai trò quan trong trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí. b. Khu vực Bảng 1.2 Thị phần sản phẩm cơ khí chế tạo của các khu vực trên thế giới (đơn vị: %) Bắc Mĩ Mĩ La Tinh Tây Âu Các nươc EU Đông Âu Trung Đông & Châu Phi Châu Á Năm 2006 29.3 5.0 30.2 2.3 2.3 6.4 24.5 Giai đoạn 2002-2005 26.3 5.1 27.9 2.9 2.6 6.8 24.4 Nguồn: UN comtrade statistics Nhận xét: Thị phần các sản phẩm cơ khí chế tạo lớn nhất là khu vực Tây Âu, Bắc Mĩ và Châu Á, nhỏ nhất là khu vực Đông Âu và các nước EU. Thị phần các sản phẩm cơ khí chế tạo của các khu vực trên thế giới có sự biến động theo 2 xu hướng: + Khu vực Bắc Mĩ, Tây Âu và Châu Á tăng lên: Bắc Mĩ tăng từ 26.3% (2002 – 2005) lên 29.3% (2006), Tây Âu tăng từ 27,9% (2002 – 2005) lên 30.2%( 2006), Châu Á có tăng nhưng tăng rất chậm từ 24.4% (2002-2005) lên 24.5% (2006). + Các khu vực còn lại có xu hướng giảm: giảm mạnh nhất là các nước EU từ 2.9% (2002-2005) xuống 2.3% (2006), Đông Âu giảm từ 2.6% (2002- 2005) xuống 2.3% (2006). Hiện nay thị phần các sản phẩm cơ khí của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm, khoảng 30% các doanh nghiệp cơ khí lớn trên thế giới đang tập trung vào thị trường Châu Á. Sự phát triển của ngành cơ khí ở Châu Á không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội lớn đối với phát triển kinh tế của các nước. Bên cạnh việc phát triển tiêu thụ trong nước, các tập đoàn cơ khí chế tạo lớn đang đẩy mạnh bán sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Doanh thu của các sản phẩm cơ khí ngày càng tăng trên thị trường các nước phát triển, nơi có giá bán sản phẩm cơ khí cao nhưng cũng đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu khắc khe về kĩ thuật sản xuất và môi trường. Mặt khác các tập đoàn cơ khí đang tận dụng quá trình toàn cầu hóa để sản xuất sản phẩm tại nơi có chi phí thấp nhất. Vì vậy họ đã di chuyển sản xuất sang khu vực có ưu đãi đầu tư và sản xuất hàng hóa với chi phí thấp, chỉ để lại bộ phận nhỏ sản xuất ở thị trường nội địa. Tuy nhiên hiện nay họ cũng đối mặt với tình hình lao động trình độ thấp và không có kĩ năng ở nhiều nước đang phát triển. 6.3. Tình hình xuất, nhập khẩu a. Xuất khẩu * Nhóm sản phẩm máy động lực Các nước xuất khẩu máy động lực chính bao gồm: Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Anh. Bốn nước này chiếm 51.76% giá trị xuất khẩu máy động lực trên thị trường thế giới. Thị trường máy động lực trên thế giới chủ yếu vẫn do các nước phát triển nắm giữ. Các nước đang phát triển có giá trị xuất khẩu máy động lực không lớn. Nguyên nhân là do các sản phẩm máy động lực chủ yếu là những sản phẩm được chế tạo với những chi tiết phức tạp, có yêu cầu về trình độ kĩ thuật cao, mặt khác để sản xuất được những sản phẩm này cần chi phí rất lớn, đây sẽ là rào cản rất lớn đối với các nước mới gia nhập. Bảng 1.3 Xuất khẩu máy động lực thế giới phân theo thị trường qua các năm 2002 2004 2007 Trị giá (tỉ USD) Thị phần (%) Trị giá (tỉ USD) Thị phần (%) Trị giá (tỉ USD) Thị phần (%) Trung Quốc 3.04 1.72 5.86 2.39 10.70 3.59 Pháp 11.6 6.56 16.22 6.61 18.10 6.07 Đức 25.24 14.26 41.61 16.96 46.67 15.65 Ấn Độ - - 0.82 0.33 1.33 0.45 Italia 8.78 4.96 13.67 5.57 13.42 4.50 Nhật Bản 18.9 10.71 24.43 9.96 29.23 9.79 Malaysia 0.68 0.39 0.86 0.35 1.24 0.42 Hàn Quốc 1.97 1.11 2.64 1.08 4.04 1.35 Thái Lan 0.85 0.48 2.14 0.87 2.58 0.86 Anh 17.69 9.96 21.27 8.67 24.71 8.28 Hoa Kì 37.14 20.98 41.37 16.87 53.85 18.04 Nguồn: UN comtrade statistic Nhận xét: Nhìn chung , trị giá xuất khẩu máy động lực của các nước tăng qua các năm, trong khi đó thị phần xuất khẩu có sự khác nhau giữa các nước. + Thị phần xuất khẩu máy động lực từ 2002 đến 2007 của Trung Quốc tăng 1.87%, Pháp 1.39%, Ấn Độ 0.45%, Hàn Quốc 0.24% + Thị phần xuất khẩu máy động lực các nước Hoa kì giảm 2,94%, Anh 1.76%, Italia 0.46% Vị trí các nước về kim ngạch xuất khẩu máy động lực đang có những thay đổi đáng kể. Thị phần của Hoa Kì giảm đi trong khi Trung Quốc tăng lên với tốc độ tương đối nhanh. Hiện nay Trung Quốc đã trở thành một trong những nước xuất khẩu máy động lực lớn trên thế giới. *Nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ nông –lâm – ngư nghiệp Trong những năm gần đây, xuất khẩu các sản phẩm cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Nhận xét: + Thị phần xuất khẩu các sản phẩm cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp cũng tập trung chủ yếu ở các nước phát triển. Đức, Hoa Kì, Italia là những nước dẫn đầu với thị phần tương ứng là 19.96%, 13.82%, 7.88%. + Các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường thế giới ( Trung Quốc 2.04%, Ấn Độ 0.78%). Nguyên nhân chủ yếu là do các sản phẩm cơ khí xuất khẩu phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp là các sản phẩm có công nghệ trung bình và thấp nên giá trị không cao. Bảng 1.4 Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp của các nước qua các năm (đơn vị: tỉ USD) 2002 2004 2007 Trung Quốc 0.33 0.64 1.44 Pháp 2.76 4.41 4.69 Đức 7.80 12.61 14.10 Ấn Độ - 0.19 0.55 Italia 3.52 4.90 5.57 Nhật Bản 1.37 2.25 2.65 Hàn Quốc 0.15 0.30 0.44 Malaysia 0.035 0.057 0.092 Thái Lan 0.038 0.059 0.086 Anh 1.83 2.04 2.87 Hoa Kì 5.32 6.85 9.77 Nguồn: UN comtrade statistic *Nhóm sản phẩm thiết bị kĩ thuật điện Trong năm 2007, các quốc gia có thị phần xuất khẩu lớn đối với nhóm sản phẩm này là Trung Quốc (16.13%), Đức (9.96%), Hoa Kì (8.44%). Một số nước Châu Á cũng giữ thị phần tương đối lớn trên thị trường thế giới như: Nhật Bản (6,99%), Hàn Quốc (2.88%) Hiện nay việc sản xuất nhiều loại thiết bị kĩ thuật điện được các nước phát triển chuyển giao sang sản xuất tại các nước đang phát triển, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn như: Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia… Giá trị xuất khẩu của nhóm thiết bị kĩ thuật điện có mức độ phân tán cao hơn so với nhóm máy động lực và nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp. [...]... hình phát triển và phân bố ngành cơ khí ở Việt Nam 7.1 Phân Bố Ở nước ta công nghiệp cơ khí phân bố ngày càng hợp lí hơn, hiện nay phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Nam Bộ chiếm gần 90% giá trị sản xuất công nghiệp cơ khí cả nước và phân làm 2 xu hướng: - Xu hướng 1: là xây dựng những trung tâm cơ khí mạnh, đóng vai trò hạt nhân trang bị kĩ thuật cho một lãnh thổ nhất định + Hà Nội và. .. động ở mọi nơi đều là sản phẩm của ngành cơ khí Với vai trò to lớn đó, ngành cơ khí ngày càng được mở rộng và nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của con người Tuy nhiên ngành cơ khí chưa phát triển đồng bộ mà chỉ tập trung ở các nước phát triển, vì vậy các nước đang phát triển cần có biện pháp điều chỉnh phù hợp để phát triển ngành cơ khí đúng hướng, góp phần thúc đẩy... Nâng cao năng lực về kĩ thuật và quản lí cho đội ngũ kĩ sư và cán bộ quản lí ở các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng và hiệp hội doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển ngành cơ khí KẾT LUẬN Công nghiệp cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới Ngày nay tất cả các máy... tàu biển và lắp ráp ô tô Hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam mới đáp ứng 34% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước, 64% thị phần còn lại rơi vào tay các doanh nghiệp cơ khí nước ngoài Nhiều dự án tổng thầu xây dựng nhà máy, công trình quốc gia, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đều thua các nhà thầu ngoại 7.3 Tình hình xuất nhập khẩu a Xuất khẩu Hiện nay, nhiều mặt hàng cơ khí do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất... cơ khí của Việt Nam còn khá đơn giản và lạc hậu, không có sự chuyển giao công nghệ, trong khi đó đầu tư cho cơ khí nhỏ bé, phân tán, dàn trãi, ít quan tâm đầu tư theo chiều sâu Các sản phẩm cơ khí mẫu mã chưa đa dạng, chất lượng thấp, giá thành cao nên sức cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực Sản phẩm cơ khí Việt Nam chưa có thương hiệu riêng, chưa tạo được uy tín trên thị trường Khi Việt Nam. .. nhiên, ngành cơ khí Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực Theo xếp hạn về hiệu suất công nghiệp, Việt Nam hiện đứng sau Inđônêsia 15 bậc, sau Philippin 25 bậc, sau Thái Lan, Malayxia… Trong 10 năm tận dụng ưu đãi của Chính phủ theo quyết định 186 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Chiến lược phát trển ngành cơ khí Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020 ”, ngành cơ khí mới chỉ... doanh Khoảng 50% cơ sở sản xuất cơ khí chuyên chế tạo, lắp ráp, còn lại chủ yếu là các cơ sở sửa chữa Tổng số vốn của ngành cơ khí quốc doanh vào khoảng 360 – 380 triệu USD, tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành cơ khí khoảng 2.1 tỷ USD, trong đó hơn 50% tập trung vào lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy và các mặt hàng tiêu dùng khác Nhận xét: Nhìn chung giá trị sản xuất toàn ngành cơ khí giai đoạn... nước này Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu Ngoài 9 thị trường trên Việt Nam còn nhập khẩu sản phẩm cơ khí của Đức, Liên Bang Nga, Thụy Sĩ, Pháp… Bảng 1.8 Giá trị nhập khẩu toàn ngành cơ khí giai đoan 2005 - 2010 Năm Giá trị ( triệu USD ) 2005 4049.95 2006 5269.77 2007 7963.42 2008 10242.67 2009 9013.21 2010 10448.50 Nguồn: UN comtrade statistics 7.4 Những tồn tại, hạn chế của ngành cơ khí Việt Nam và giải... khoảng chi phí lớn để nhập khẩu thiết bị cơ khí phục vụ cho nhiều ngành kinh tế quan trọng Thị trường cơ khí của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh Việt Nam có thị trường cơ khí được đánh giá là khá lớn, với tốc độ tăng trưởng trên 20% trên một năm nên Việt Nam là thị trường tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài hướng đến Một số thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Xingapo,... 4.94% của thế giới, Ấn Độ 0.99%, Thái Lan 1.54%, Malayxia 1.01% *Nhóm sản phẩm phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp Các nước phát triển vẫn là những nước nhập khẩu sản phẩm cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp lớn trên thế giới Trong đó Hoa Kì là nước nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 17,56% của thế giới, tiếp đến là Pháp chiếm 8.62%, Anh 4.87% và Đức 4.52% Các nước đang phát triển . được coi là đứa con đầu lòng của ngành cơ khí ở miền Bắc. Tiếp theo đó một số nhà máy cơ khí chuyên ngành cũng ra đời: cơ khí chế tạo mỏ, cơ khí lâm nghiệp, cơ khí nông nghiệp… + Ở miền Nam chủ. tạo + Sản phẩm cơ khí lắp ráp * Căn cứ vào mục đích sử dụng các sản phẩm cơ khí phân thành 4 nhóm: + Cơ khí giao thông + Cơ khí xây dựng + Cơ khí phục vụ nông- lâm- ngư nghiệp + Cơ khí đóng tàu *. và có thể vận hành một cách an toàn. 5. Phân loại 5.1. Phân ngành cơ khí * Ngành cơ khí phân ra làm 4 phân ngành: Phân ngành cơ khí thiết bị toàn bộ: máy có khối lượng và kích thước lớn (sản