1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023

58 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023

Trang 1

Những năm gần đây, Cửa Lò (Nghệ An) đã trở thành điểm hẹn du lịch hấp dẫn của

du khách bốn phương Trong những năm qua Cửa Lò đã thu hút được số lượng lớn khách

du lịch trong và ngoài nước Với bãi tắm dốc, thoải, bãi cát mịn màng, nước biển trongxanh, đây còn là một vùng in đậm những nét riêng của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ Từnhững ưu thế về tiềm năng tự nhiên và nhân văn, du lịch Cửa Lò có nhiều điều kiện đểphát triển Tuy nhiên tính thời vụ trong du lịch ở Cửa Lò thể hiện khá rõ rệt, điều đó làmcho hoạt động du lịch ở đây gặp nhiều khó khăn, du lịch của vùng chưa khai thác được tối

đa tiềm năng của địa phương Từ thực trạng trên tôi muốn đi sâu tìm hiểu tính thời vụtrong du lịch Cửa Lò để có thể đưa ra được các giải pháp làm hạn chế được phần nào tínhmùa vụ trong du lịch biển, đưa hoạt động du lịch của địa phương phát triển Do vậy, tôi

chọn đề tài “ Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và giải pháp hạn chế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục đích

- Dựa vào cơ sở lí luận về du lịch và thời vụ du lịch để phân tích, đánh giá những biểu

hiện của tính thời vụ

- Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch và nâng cao hiệu quả

kinh doanh du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

2.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu khái quát về du lịch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

- Tìm hiểu về nguyên nhân và những ảnh hưởng của tính thời vụ đối với du lịch Thị xã

Trang 2

- Đưa ra các giải pháp hạn chế tính thời vụ.

3 Lich sử nghiên cứu của đề tài

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đến tính thời vụ trong du lịch cũngnhư các đề tài định hướng giải pháp nhằm làm hạn chế tính thời vụ như:

- “Tính thời vụ trong du lịch biển Việt Nam” của trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí

Minh Đề tài đã nêu lêu được những đặc điểm cơ bản của tính thời vụ trong du lịch, kháiquát được nguyên nhân gây nên tính thời vụ và đặc biệt đề tài đã chỉ ra được những đặcđiểm về tính thời vụ ở vùng biển Việt Nam

Ngoài ra còn một số đề tài luận văn, thạc sĩ đã nghiên cứu về tính thời vụ trong dulịch như:

- “Tìm hiểu tính thời vụ trong du lịch nghĩ biển ở Hải Phòng Thực trạng và một số kiến

nghị, giải pháp” Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ được tính thời vụ trong du lịch nghỉ

biển ở Hải Phòng cũng như đánh giá được những tiềm năng phát triển du lịch nghỉ biển ởđây Tác giả đã chỉ ra được những hạn chế của tính thời vụ, những tác động của tính thời

vụ đến hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng Đồng thời đã đưa ra được một số giải phápkhắc phục tính thời vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng

- “Tính thời vụ trong du lịch và các biện pháp khắc phục tại công ty cổ phần du lịch

Ao Vua” Ao Vua thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội), là công ty hoạt động trong lĩnh vực du

lịch đã khá lâu Tuy nhiên do hạn chế của tính thời vụ mà trong những năm qua, hoạtđộng kinh doanh du lịch của công ty Ao Vua có sự ảnh hưởng Trong đề tài nghiên cứunày, tác giả đã nêu lên một số những tác động bất lợi của tính thời vụ như làm giảm lượngkhách, các tour, tuyến du lịch… gây nên những bất ổn cho kinh doanh và từ đó tác giả đã

đề ra các giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ tại công ty đưa công ty phát triển theođúng tiềm năng của nó

Đối với Thị xã Cửa Lò cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về khía cạnh du lịch

như: “Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn với khách du lịch”, “Tìm hiểu hướng phát triển du lịch bốn mùa ở Cửa Lò”, “Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò” Các đề tài đã phần nào làm rõ được tính thời vụ của du lịch ở

Cửa Lò đồng thời có đề ra một số biện pháp làm hạn chế những tác động của tính thời vụđối với hoạt động du lịch ở đây Tuy nhiên các đề tài này chỉ đề cập tới một khía cạnhnhư tính mùa vụ trong du lịch biển hay một số giải pháp hạn chế tính thời vụ trong dulịch biển

4 Quan điểm nghiên cứu

4.1 Quan điểm hệ thống

Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bătnguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hoặc tập thể ở ngoài nơi cư trú

Trang 3

thường xuyên của họ hoặc ngoài nước họ với mục đích hòa bình Như vậy các điều kiện

và nhân tố du lịch tồn tại và phát triển của các thành phần: tự nhiên, kinh tế- xã hội và cácquy luật cơ bản của các loại hình du lịch Do đó, khi nghiên cứu hoạt động du lịch cầnphải nghiên cứu một cách toàn diện trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích các bộ phậncủa nó, từ đó xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận đó cũng như mối quan hệtrong hoạt động du lịch với các hoạt động kinh tế- xã hội khác Đây cũng là quan điểmchủ đạo trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

4.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Tính thời vụ trong du lịch do nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng vì vậy việc nghiêncứu tính thời vụ trong du lịch Cửa Lò cần phải dựa trên phân tích, đánh giá tổng hợp củanhiều yếu tố liên quan

4.3 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Du lịch và tính thời vụ trong du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau Tính thời vịtrong du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và quá trình phát triển du lịch, đặc biệt làquá trình cung cầu trong du lịch Vì vậy khi nghiên cứu chúng ta cần xem tính thời vụ làmột phần trong du lịch Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời

vụ trong du lịch cần phải dự trên quan điểm phát triển bền vững mới đảm bảo tính ổn định

và lâu dài trong phát triển du lịch

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Nội dung

Nghiên cứu tính thời vụ du lịch ở Thị xã Cửa Lò, các nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ

du lịch, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò,

đồ, biểu đồ

- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Trang 4

Các số liệu được thu thập từ nhiều từ nhiều nguồn khác nhau nhằm chứng minh chotính thời vụ trong du lịch Cửa Lò Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước

để có thể dẫn giải cho đề tài của mình

- Phương pháp thống kê

Các tài liệu thống kê được thu thập là các tài liệu có giá trị pháp lí Các tài liệu thuthập được từ các cơ quan ban ngành của Cửa Lò và các website có liên quan… để sosánh, tìm ra được những đặc điểm riêng biệt trong tính thời vụ Cửa Lò cũng như có thểđưa ra được các giải pháp hạn chế

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu đề tài, phươngpháp được sử dụng để hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của đối tượng và kháchthể nghiên cứu Quá trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu,

số liệu thống kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bốcủa các cơ quan, ban ngành của tỉnh

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Nhằm chứng minh và làm sáng tỏ cho những nhận định cũng như có thể thấy rõđược sự biến đổi, các mối quan hệ qua lại với nhau, ngoài dùng số liệu tương đối và tuyệtđối thì chúng ta có thể cụ thể hóa bằng các biểu đồ và bản đồ

Biểu đồ và bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí Việc sử dụngphương pháp này giúp các vấn đền nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 nội dung chính sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn tính thời vụ trong du lịch

Chương 2: Tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Những khái niệm cơ bản về du lịch

a Khái niệm du lịch

Hiện nay thuật ngữ du lịch trở nên rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với

ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được la tinh hoá thành Tornus và sau đó thành Touriste (tiếng Pháp), Tourism (tiếng Anh).

Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán Du nghĩa là

đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải

Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và nâng caokhả năng lao động của con người, nhưng du lịch lại liên quan mật thiết đến sự di chuyểnchổ ở của họ Trong suốt 6 thập kỉ kể từ khi Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch đượcthành lập năm 1925 tại Hà Lan thì khái niệm du lịch luôn được tranh luận

Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rờikhỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng xung quanh nghỉ ngơi, giải tríhay chữa bệnh

Khái niệm du lịch của I.I Pirôgionic (1985) được sử dụng rộng rãi: “Du lịch là một dạnghoạt động cuả dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thờibên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinhthần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giátrị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”

Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: Du lịch là những hoạt động liên quanđến chuyến đi của con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định

b Khái niệm “khách du lịch”

Việc xác định ai là du khách có nhiều quan điểm khác nhau Ở đây cần phân biệt dulịch, khách thăm quan và lữ khách dựa vào tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gianchuyến đi

Theo nhà kinh tế học người Anh: Khách du lịch là “tất cảnhững người thỏa mãn 2 điềukiện: rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian dưới 1 năm và chi

Trang 6

Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mangtính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận từmột chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”

Năm 1937 Ủy ban thống kê của liên hiệp quốc đưa ra khái niệm về khách quốc tế nhưsau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trúthường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24giờ”

c Khái niệm về cung – cầu du lịch

- Khái niệm nhu cầu du lịch

“Cầu du lịch” là hình thức biểu hiện nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về hànghoá và dịch vụ để đảm bảo cho sự đi lại, lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, vui chơi giảitrí, nghỉ ngơi, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghề nghiệp và tham gia vào các hoạtđộng xã hội đặc biệt

“Cầu du lịch” được cấu thành bởi 2 nhóm: “cầu” về dịch vụ du lịch và “cầu” về hànghoá vật chất

“Cầu” về dịch vụ du lịch bao gồm “ cầu” về các loại dịch vụ vận chuyển, lưu trú và

ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ đặc trưng và hàng hoá lưu niệm

“Cầu” về hàng hoá gồm cầu về hàng hoá ở nơi cư trú thường xuyên, hàng hoá tạiđiểm du lịch phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và mang về nơi cư trú

- Khái niệm cung du lịch

“Cung du lịch” là hình thức biểu hiện của sản xuất các hàng hoá và dịch vụ du lịchcho thị trường Nó là biểu hiện vật chất của các khả năng cung ứng các hàng hoá và dịch

vụ du lịch nhằm thoả mãn “Cầu du lịch”

“Cung du lịch” được xác định về số lượng và chất lượng Khía cạnh khối lượng của

“Cung du lịch” phản ánh khối lượng và cấu trúc của hàng hoá, dịch vụ có thể thực hiệntrên thị trường vào một thời điểm nhất định

- Mối quan hệ cung – cầu trong du lịch

Quan hệ giữa cung và cầu du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp và chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài Mối quan hệ này có khá nhiềuđiểm bất lợi cho cả người kinh doanh du lịch (cung) và khách du lịch (cầu)

Cung du lịch mang tính chất cố định, không thể di chuyển như tài nguyên du lịch,khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi, giải trí… Còn cầu du lịch lại phân tán Như vậy, chỉ

Trang 7

có dòng chuyển động một chiều từ cầu đến cung hay nói cách khác, cung du lịch tươngđối thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.

Cầu du lịch mang tính tổng hợp Còn mỗi đơn vị trong kinh doanh chỉ đáp ứng đượcmột hoặc một vài phần của cầu du lịch Tính độc lập của các thành phần trong cung dulịch gây không ít khó khăn cho khách du lịch trong việc sắp xếp, bố trí các hoạt động để

có một chuyến đi như ý muốn

d Khái niệm về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trịnhân văn, công trình lao động sang tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhucầu du lịch Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm – khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫnkhách du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các yếu tố, các hiện tượng tự nhiên, thành phần và cácthể tổng hợp tự nhiên… trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra cácsản phẩm du lịch

Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa:

“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khíhậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được

sử dụng phục vụ mục đích du lịch”

Giá trị cao nhất của tài nguyên du lịch tự nhiên là các di sản thiên nhiên thế giới

- Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm do con người tạo ra trong quá trìnhphát triển, có sức hấp dẫn du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệuquả về xã hội, kinh tế và môi trường Chúng thường là những giá trị văn hoá tiêu biểu,đặc sắc của mỗi quốc gia, mỗi địa phương

Đối với tài nguyên du lịch nhân văn thì có những đặc trưng riêng, có giá trị nhậnthức hơn là giải trí, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở nơiđông dân, mức độ thu hút khách du lịch lớn, có sự lựa chọn…

Tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng, phong phú, quan trọng nhất là các di tíchlịch sử và các lễ hội

1.1.2 Tính thời vụ trong du lịch

Trang 8

- Khái niệm tính thời vụ

Cho đến nay, nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịch như:

Tính thời vụ là sự dao động lặp đi, lặp lại đối tượng cung và cầu của dịch vụ và

hàng hóa du lịch Nó xãy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định

Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu khì kinh doanh mà tại đó có sự

tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch

- Đặc điểm của tính thời vụ du lịch

+ Tính thơi vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả vác nước và các vùng cóhoạt động du lịch

Về mặt lí thuyết nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảmbảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng, các năm thig tại vùng đó tính thời

vụ không tồn tại Tuy nhiên khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tácđộng lên hoạt động kinh doanh du lịch, làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo đượccường độ đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch

+ Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùythuộc vào các loại hình du lịch phát triển

Mỗi loại hình du lịch có mùa du lịch riêng, như tại các vùng biển của Việt Nam sẽphát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè, nhưngnếu tại đó có nhiều nguồn nước khoáng có giá trị thì ở đó sẽ phát triển mạnh mẽ hai loạihình du lịch là nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghĩ dưỡng, chữa bệnh vào mùa đôngdẫn đến tại địa điểm đó có hai mùa du lịch trong năm

+ Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối vớicác loại hình du lịch khác nhau

Độ dài của mùa du lịch và cường độ mùa chính còn phụ thuộc vào thể loại du lịchkhác nhau Thông thường loại hình du lịch chữa bệnh thường có độ dài hơn nhưng cường

độ yếu vì giá trị tài nguyên du lịch phục vụ cho loại hình du lịch này ít biến động trongnăm Trong khi đó du lịch nghỉ biển thì ngược lại: mùa du lịch ngắn hơn nhưng cường độmùa chính cao hơn nhiều vì tài nguyên du lịch phục vụ cho thể loại này phụ thuộc nhiềuvào thời tiết khí hậu Để đơn giản hoá ta có thể nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch qua

sự thay đổi của cường độ hoạt động kinh doanh du lịch qua các khoảng thời gian (mỗitháng, mỗi ngày) Về mặt tổng quát có thể biểu thị thời vụ du lịch theo đồ thị sau:

Trang 9

Trong đó:

Chính vụ: (trong vụ) là khoảng thời gian mà cường độ hoạt động du lịch mạnh vàcũng chính là thời gian mà doanh thu cũng như lượng khách hàng tập trung chủ yếu

Đỉnh vụ: là thời điểm mà cường độ hoạt động đạt mức cao nhất

Ngoài vụ: (trái vụ) là khoảng thời gian không phải là chính vụ, thời điểm lượngkhách cũng như doanh thu mang lại ít, rất nhỏ bé so với thời điểm chính vụ Ngoài vụ baogồm có trước vụ và sau vô

Trước vụ: khoảng thời gian trước chính vụ

Sau vụ: khoảng thời gian sau chính vụ

+ Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và chênhlệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau mùa vụ chính thể hiệnyếu hơn Ngược lại, ở những nơi du lịch mới phát triển, mùa du lịch thường ngắn hơn và

sự chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời gian trước và sau mùa chính thểhiện rõ nét hơn

b Các nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ du lịch

Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác động của nhiều nhân tố, đó là tự nhiên vàkinh tế - xã hội Một số các nhân tố tác động chủ yếu lên cung du lịch, một số khác lại tácđộng chủ yếu lên cầu du lịch Có nhân tố tác động lên cả cung và cầu du lịch và thôngqua đó tạo nên tính mùa vụ trong du lịch

Cường độ hoạt động Một chu kì kinh doanh

Chính vụ

Thời gian

Trang 10

- Nhân tố tự nhiên

Trong các nhân tố tự nhiên, khí hậu là nhân tổ chủ yếu quyết định đến tính thời vụ

du lịch Tuy nhiên ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động lại khác nhau

Hướng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình

du lịch khác nhau Như:

Đối với các loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi thì mức độ ảnhhưởng của các nhân tố khí hậu là rất lớn Du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậunhư cường độ ánh sáng, độ ẩm, hướng gió cộng với một số đặc điểm khác của biển và bờbiển và các điều kiện tự nhiên khác quyết định đến nhu cầu của khách du lịch từ đó dẫntới việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch

Đối với thể loại du lịch khác khí hậu không ảnh hưởng trực tiếp lên tài nguyên dulịch Khách du lịch của các thể loại du lịch này thường chọn khi thời tiết thuận lợi nhưvào mùa xuân, mùa thu hay mùa khô để thực hiện cuộc hành trình du lịch Do đó, biểuhiện cường độ khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm

Điều kiện về tài nguyên du lịch như bờ biển đẹp, dài… mùa du lịch biển tăng vàngược lại hoặc các danh lam thắng cảnh phong phú sẽ làm tăng cường độ du lịch thamquan Ở những vùng có suối nước khoáng tạo điều kiện du lịch chữa bệnh phát triển… Độdài của thời vụ du lịch của một vùng phụ thuộc vào sự đa dạng của các thể loại du lịch cóthể phát triển ở đó

Ví dụ: Một nước có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch sẽ ngắn

hơn so với một nước khác vừa có thể phát triển du lịch nghỉ biển vừa kết hợp với du lịchchữa bệnh và văn hóa

- Nhân tố kinh tế - xã hội – tâm lí

+ Về kinh tế:

Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch bởithực để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, nên thunhập của người dân ngày càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều Vì vậy ở cácnước có nền kinh tế phát triển người ta đi du lịch nhiều hơn, họ có thể thực hiện nhiềuchuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính giảm, gópphần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính Điều đó cho thấy rõ tác động củathu nhập đến tính thời vụ

Sự thay đổi tỉ giá hối đoái cũng tác động khá lớn đến nhu cầu đi du lịch Chẳng hạnđồng tiền quốc gia nơi đến bị mất giá so với đồng tiền có khả năng chuyển đổi như USD,

Trang 11

EURO… thì sẽ làm tăng nhu cầu du lịch và ngược lại Sự thay đổi có thể kéo theo làmthay đổi mức độ, thời vụ của du lịch.

+ Thời gian nhàn rỗi:

Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu dulịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi

Thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài của thời hạn phép

và thời gian sử dụng phép Nếu thời gian phép ngắn thì người ta thường chỉ đi du lịch mộtlần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du lịch với mong muốn được tậnhưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du lịch sẽ cao vào mùa chính Ngược lạithời gian nghỉ phép năm dài cho phép con người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọngnhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùachính, tăng cường độ thu hút nhu cầu ngoài mùa Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗigóp phần giảm cường độ của du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngoàimùa du lịch

Đối với những người hưu trí, số lượng của đối tượng này ngày càng tăng do tuổi thọtrung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu có đủ điều kiện kinh

tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ mùa du lịch chính

+ Sự quần chúng hóa trong du lịch

Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch Sự tham gia của số đông khách có khảnăng thanh toán trung bình (thường ít có kinh nghiệm đi du lịch) họ thường thích đi dulịch vào mùa du lịch chính Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụvốn có trong du lịch Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảmgiá vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơingoài mùa chính để thu hút khách

+ Phong tục tập quán

Thông thường là các phong tục có tính chất lâu dài và được hình thành dưới tácđộng của các điều kiện kinh tế – xã hội Các điều kiện này thay đổi sẽ tạo ra các phongtục mới nhưng không thể xóa bỏ phong tục cũ và chúng có thể chấp nhận được

Ví dụ: ở miền Bắc nước ta vào mùa xuân là mùa lễ hội như Chùa Hương, Chùa

Thầy, Đền Hùng, Hội Lim…chiếm tới 74% trog tổng số lễ hội trong năm

Trang 12

Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở

du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian Chẳng hạn việc xây dựng cáckhách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh… tạo điều kiện cho các cơ sởnày hoạt động quanh năm

Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnhhưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động đến thời vụ dulịch

Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinhdoanh du lịch – khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùachính hoặc dùng các hình thức khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch

Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố củaluồng khách du lịch giúp cho khách du lịch nắm được các thông tin về điểm du lịch để họ

có kế hoạch đi nghỉ sớm hoặc sau mùa chính một khi họ thấy có lợi

Các nhân tố trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác động đồng thời, trongthực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố cùng một lúc Ngoài ratác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác động theo hướng ngượclại Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo ra cơ cấu của cơ sở vật chất kỹthuật thích hợp Vì vậy, cần phải hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu

tố ảnh hưởng đến độ dài mùa của từng loại hình du lịch Từ đó để tìm ra được mọi khảnăng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động trong cả năm, nâng cao chất lượng phục

vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du lịch, khách sạn

c Ảnh hưởng tính thời vụ đối với hoạt động du lịch

Tính thời vụ du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của quá trình dulịch – đến cư dân sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhàkinh doanh du lịch

- Đối với tài nguyên du lịch

Tính thời vụ trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch bất hợp lý, gây ralãng phí lớn Cụ thể là trong mùa chính thì sử dụng quá tải nguồn tài nguyên dẫn đến

Trang 13

xuống cấp, cạn kiệt hoặc những hư háng Trong khi đó khoảng thời gian trái vụ lại hầu

nh không được sử dụng còng nh không kịp để sửa chữa, phục hồi

- Đối với môi trường sinh thái

Với cường độ hoạt động cao trong mùa vụ sẽ dẫn đến những tác động không nhỏtới môi trường sinh thái Xả rác thải bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước, chặt cây phá rừng, làmhỏng cảnh quan

- Đối với nhà kinh doanh du lịch

Các bất lợi khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở

kinh doanh du lịch và ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến: chất lượng phục vụ du lịch, việc tổchức và sử dụng nhân lực, tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ

có liên quan, dịch vụ công cộng, tổ chức hạch toán và tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩthuật

- Đối với nguồn nhân lực

Việc sử dụng cũng như trình độ nhân lực gặp rất nhiều tác động xấu Cụ thể là trongthời gian chính vụ cần một đội nguồn lao động đông đảo, với rất nhiều các công đoạn,công việc cụ thể khác nhau trong khi đó ngoài vụ thì chỉ cần một lượng lao động vừa phảivới tính chất công việc chỉ là nhằm duy trì Khi chuẩn bị vào mùa vụ các công ty du lịchlại phải tổ chức tuyển chọn và đào tạo cho một số lao động lớn nhưng khi hết mùa vụ thìlượng lao động này lại không có việc và họ phải tìm kiếm các công việc khác nhằm duytrì cuộc sống Chính vì vậy trình độ của đội nguồn lao động không được đảm bảo

- Đối với khách du lịch

Đó là việc du khách vào chính vụ thì quá đông dẫn đến nhìn xung quanh lúc nàocũng chỉ thấy người là người, các dịch vụ thì có khi lại không đảm bảo chất lượng vớiviệc xô bồ lộn xộn, giá cả cao hoặc bị chèn ép… Khi cầu du lịch tập trung lớn hạn chếkhả năng tìm chổ nghỉ ngơi thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn Ngoài ra, vàomùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiệngiao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch Điều đó làm giảm tiện nghi khi đilại, lưu trú của khách Do vậy, dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch

- Đối với chính quyền địa phương

Khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra không ít những sự mất thăng bằng choviệc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội Ở mức độ nhất định, tính thời vụ gây ranhững khó khăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch

Trang 14

Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì chính quyền địaphương thất thu các khoản thuế, lệ phí không nhỏ ngoài mùa vụ; các ngành nghề lĩnh vựckinh tế khác như ngành nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, điện,nước, viễn thông cũng bị ảnh hưởng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụcho hoạt động du lịch.

- Đối với cư dân sở tại

Khi cầu du lịch tập trung quá lớn, gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các

phương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thông côngchính, điện, nước, mạng lưới thương nghiệp…), làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạthằng ngày của người dân địa phương

Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những người làm hợpđồng theo thời vụ sẽ không còn việc, ngoài ra ngay cả những nhân viên cố định ngoài thời

Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước Do đó, tính thời

vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch

+ Trong giai đoạn hiện nay, đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ vàmục đích rất khác nhau

Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là tắm biển, nghỉ dưỡng và tham quan lễhội Họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng mùa hè và các tháng đầu năm

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp vớikinh doanh thăm dò thị trường, kí kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan tìm hiểu,khách đến Việt Nam chủ yếu là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn nhiều so với luồng khách du lịch quốc tế

+ Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ dulịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và trung tâm du lịch biển là khác nhau Điều đó phụ

Trang 15

thuộc vào sự phát triển loại hình kinh doanh du lịch khác nhau và cấu trúc,đặc điểm củacác luồng khách du lịch.

Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách

du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (cácphong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sảnxuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tập trung chính vào khoảng thời gian từtháng 10 đến tháng 3 năm sau bởi các nguyên nhân:

Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm Tronggiai đoạn hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là Việt Kiều và khách thamquan, tìm hiểu những lễ hội này

Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian kì nghỉ hè vì thời giannghỉ hè họ thường cùng với những người thân của họ mới có thời gian nghỉ ngơi

1.2.2 Ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam Là tỉnh có nhiều tiềm năng để pháttriển du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Tuy nhiên do ảnhhưởng của các yếu tố như khí hậu, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán… nên du lịchNghệ An cũng mang đậm tính mùa vụ Du khách đến du lịch tại Nghệ An tập trung chủyếu vào các tháng mùa hè, khi thời tiết nắng nóng do lượng khách chủ yếu tham gia vàoloại hình du lịch nghỉ dưỡng và tắm biến đặc biệt là tại Cửa Lò Những tháng mùa hè,doanh thu cũng như hoạt động du lịch diễn ra sôi nỗi và hấp dẫn hơn so với các thángmùa đông (Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng rất lớn từ gió Mùa mùa đông, tạo nên một mùađông lạnh kéo dài) Khách đến Nghệ An , ngoài nghỉ dưỡng, tắm biển thì còn tham giatìm hiểu bề dày văn hóa, lịch sử mang đậm bản sắc của mãnh đất xứ Nghệ

Lượng khách đến du lịch tại Nghệ An chủ yếu là khách du lịch nội địa Tuy nhiêntrong những năm gần đây thì lượng khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng lên nhanhchóng Điều này chứng tỏ được sức hấp dẫn của du lịch Nghệ An đối với du khách trong

và ngoài nước

Tính thời vụ đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động du lịch của Nghệ An, nó làm chohoạt động du lịch ở đây diễn ra không đồng đều trong năm (tập trung vào các tháng mùahè), nguồn lao động trong du lịch ngày càng tăng nhưng chất lượng chưa cao, cơ sở lưutrú chỉ hoạt động sôi nổi trong mùa hè còn mùa đông thì ảm đạm và ít khách

Như vậy có thể thấy rằng, tính thời vụ trong du lịch không chỉ ảnh hưởng đến mộtđịa phương, một tỉnh mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới phạm vi cả một nước hay một khuvực

Trang 16

Chương 2: TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ,

TỈNH NGHỆ AN

2.1 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN

2.1.1 Giới thiệu chung về Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Nguồn: Thành lập

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Trang 17

Thị xã Cửa Lò nằm ở tọa độ từ 18o45 – 18o50 vĩ độ Bắc, từ 105o42’ – 105o 45’ kinh

độ Đông, cách thành phố Vinh 16km về phía Đông Bắc, thủ đô Hà Nội hơn 300km vềphía Bắc và cách TP Hồ Chí Minh 1400km về phía Nam Thị xã Cửa Lò cũng được nốivới Lào và Bắc Thái Lan bằng đường Quốc lộ 8A, cách Viên Chăn thủ đô của Lào468km, Thị xã Cửa Lò nằm gọn trong vòng cung của 2 con sông: sông Cấm ở phía Bắc vàsông Lam ở phía Nam

Dân số năm 2010 là 70.398 người, diện tích là 28,68 km2 Trong thời gian tới, Cửa

Lò sẽ sát nhập thêm 4 xã của huyện Nghi Lộc là Nghi Thạch, Nghi Khánh, Nghi Xuân vàNghi Hợp nâng tổng diện tích của thị xã lên 49,52 km², dân số sẽ vượt trên 100.000người Lực lượng lao động xấp xỉ 30 ngàn người

Cửa Lò trước đây gồm 4 xã và một thị trấn của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Năm

1994, Cửa Lò được tách ra và nâng thành cấp thị xã với 2 xã và 5 phường

Cửa Lò có vị trí giao thông thuận lợi là nằm gần tuyến du lịch đường bộ, đường sắtxuyên Việt, gần sân bay, bến cảng

Hiện nay, Cửa Lò được xác định là trung tâm kinh tế du lịch trọng điểm của tỉnhNghệ An bởi du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã

Sau 16 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt tốc độ khá cao, đặcbiệt trong giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 18 -20% Kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu là dulịch, dịch vụ Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò ngày càng tăng Doanh thu từ hoạtđộng du lịch, khách sạn năm 2010 đạt 725 tỷ đồng Năm 2011 với việc khai thác du lịchđảo Ngư, Cửa Lò hy vọng thu hút trên 2 triệu lượt khách

Trang 18

2.1.2 Tiềm năng du lịch ở Thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An

Nguồn: Website Du lịch Cửa Lò

Hình 2.2 Bản đồ các địa điểm du lịch tại Cửa Lò

Trang 19

a Tiềm năng du lịch tự nhiên

- Bãi biển Cửa Lò

Cửa Lò được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đánh giá là một trong những bãi tắm

lý tưởng nhất Việt Nam: Với chiều dài gần 10 km, được bao bọc bởi hai con sông ở haiđầu, độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh, sóng vừa phải, độ mặn thích hợp từ 3,4 đến3,5% là những đặc điểm mà không phải bãi tắm nào cũng có Bãi tắm Cửa Lò chia thành

ba bãi nhỏ: Bãi tắm Lan Châu (ở phía Bắc), Bãi tắm Xuân Hương (ở giữa) và Bãi tắmSong Ngư (ở phía Nam)

Hiện nay, khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở Bãi tắm Xuân Hương Vì vậy tiềmnăng bãi biển Cửa Lò còn rất lớn Trong tương lai, hai bãi tắm còn lại sẽ được đầu tư xâydựng các du án du lịch cao cấp như: khu resort, thể thao nước, Công viên thế giới tuổithơ, Khu liên hiệp du lịch-thương mại-thể thao, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảotàng hải dương học Khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ đưa du lịch Cửa Lò hoạtđộng quanh năm, tăng thêm thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho người dân địaphương

Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phíanam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắtnhìn thấy cát Mùa hè, cũng là lúc gió tây nam vượt Trường Sơn đổ về, buổi sáng gió tâynam đìu hiu ru sóng biển dập dìu; chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng

là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm

- Hệ thống đảo ven bờ

Về phía Bắc nằm ngay sát biển Cửa Lò có đảo Lan Châu, chia bãi tắm Cửa Lò thànhhai khu vực riêng biệt Những lúc triều dâng, toàn đảo dầm chân trong nước biển Dướichân núi, về phía đông nam có nhiều tẳng đá lớn, hình thù kỳ lạ với nhiều tên gọi khácnhau Trên đảo, năm 1936, vua Bảo Đại đã cho xây lâu đài để nghỉ dưỡng Từ đây, dukhách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị xã Cửa Lò và được phóng tầm mắt nhìn ngắmbiển khơi bao la Tại đây có loài cúc biển đẹp lạ kỳ do chính vua Bảo Đại đem giống cây

từ Pháp về

Trang 20

Về phía Đông Nam cách bờ biển 4km là đảo Song Ngư như hai con cá khổng lồ chechắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội Đảo Ngư là nơi sinh sống của các hệ động thực vật rấtphong phú, gồm có các loài khỉ và các loài dê hoang dã, chim muông Hiện nay, thị xãđang xây dựng khu du lịch sinh thái trên hòn đảo này

Ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và hòn con nối với nhau,

từ đất liền nhìn ra trông như cặp mắt, dân gian quen gọi là Đảo Mắt

Phía Đông nam đảo Mắt có một cụm đá lô nhô, chất chồng tạo nên những hang động

kỳ thú gọi là động Tiên Trên đỉnh đảo có một chạn đá rộng gọi là Động An Lạc Trongdân gian miền biển còn lưu giữ một truyền thuyết cổ tích “Nàng Tố Nương mỏi mắt trôngchồng” nói về hòn đảo này: “Tố Nương quê vùng An Lạc, Sơn Tây, chồng nàng quê ởHàm Hoan, nay là xứ Nghệ Vợ chồng đều là tướng lĩnh của nghĩa quân Hai Bà Trưng.Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi Tố Nương quyếtđịnh dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng Gần đến nơi, không may thuyền bị phong badạt vào đảo Quỳnh Nhai Đến đây, nàng không còn sức lực và phương tiện để đi vào đấtliền được nữa, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm dán mắt vào quê chồng” Tên gọi ĐảoMắt - Nhãn Sơn có từ đó Đảo Mắt cách đất liền 18 hải lý và cũng như Đảo Ngư nó là mộthòn đảo có ý nghĩa về mặt quân sự Tuy nhiên du khách có thể đến thăm đảo Mắt khi cơquan quân sự địa phương cấp giấy phép

- Khu du lịch sinh thái Cửa Hội

Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000 Tọa lạc trên khuôn viênrộng hơn 4ha với đường bờ biển dài 500m Khu du lịch sinh thái Cửa hội nằm ẩn mìnhdưới rừng phi lao xanh mát, quanh năm tắm mình trong tiếng ru của rừng dương và biển

cả Khu du lịch sinh thái Cửa Hội là địa điểm nghỉ mát lý tưởng cho những ai muốn thoátkhỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thị thành Đặc biệt từ vị trí này, du khách có thểtận mắt ngắm nhìn toàn cảnh Đảo Ngư tuyệt đẹp

Khu du lịch sinh thái Cửa Hội lại nằm cạnh dòng sông Lam, gần thành phố Vinh vàviệc đi lại rất thuận lợi, môi trường cảnh quan trong lành là điều kiện tốt để phát triển dulịch Hơn nữa ở đây lại có nguồn hải sản dồi dào, bà con cũng biết chế biến những món ăntruyền thống dân dã Đặc biệt cái chân tình, mộc mạc của người dân đã làm cho du kháchthêm yêu mến khi qua vùng đất này Tương lai không xa, khu du lịch sinh thái Cửa Hộiđược quy hoạch nằm trong phần đất của dự án Làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Namtại Cửa Lò Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn

Trang 21

hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo nên một điểm nhấn quan trọngcho du lịch Cửa Lò.

- Cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò nằm phía bờ nam con sông Cấm, thuộc địa phận phường Nghi Tân, thị

xã Cửa Lò, vị trí thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hoá quốc tế đặc biệt là trungchuyển hàng cho nước bạn Lào và đông bắc Thái Lan Cảng được xây dựng năm 1979,đến năm 1985 đưa vào khai thác sử dụng Sau nhiều lần mở rộng và nâng cấp, cảng Cửa

Lò có tổng diện tích 32ha, có 4 cầu cảng với tổng chiều dài 780m; độ sâu vùng đậu tàu là7,5m, độ sâu vùng luồng là 5,5m; được trang bị nhiều thiết bị hiện đại đồng bộ, có cầncẩu sức nâng 130 tấn để bốc xếp các loại hàng siêu trường siêu trọng Về lâu dài, với kếhoạch phát triển du lịch để biến Cửa Lò thành khu du lịch nghỉ mát, việc sử dụng tàu nhỏ

và vừa là điều khả thi

Về mặt địa lý, tàu từ Singapore, Thái Lan, Malaysia và đảo Hải Nam (Trung Quốc)đều có thể đưa Cửa Lò vào hành trình của mình và chỉ cần vài ngày ở trên bờ là có thể dulịch thăm những nơi du lịch nổi tiếng của Nghệ An, Hà Tĩnh và cả Di sản thiên nhiên thếgiới- Phong Nha-Kẻ Bàng Tàu chở khách là một một ngành kinh doanh lớn và phát triểntrong cộng đồng đặc biệt với người cao tuổi, đây là một biện pháp lý tưởng để tham quanChâu á và Đông phương Cảng Cửa Lò nằm trên vị trí tốt nhất ở phía Bắc Trung bộ ViệtNam cho việc phát triển thị trường dịch vụ biển Những khả năng du ngoạn trên bờ tớinhững địa danh đẹp nhất Việt Nam đã tạo cho Cửa Lò một địa điểm lý tưởng cho cả cáccông ty du lịch tàu biển đến cả những cảng quanh đấy

b Tiềm năng du lịch nhân văn

- Lễ hội

+ Lễ hội sông nước Cửa Lò

Đã thành thông lệ, vào 30/4 - 1/5 hằng năm, khu nghỉ mát biển Cửa Lò lại trở nênđông vui và náo nhiệt với sự góp mặt của du khách khắp mọi miền đất nước "Lễ hội sôngnước Cửa Lò" khai trương mùa du lịch mới tại Cửa Lò Nhiều hoạt động văn hóa - nghệthuật, du lịch hấp dẫn có quy mô rất lớn khiến du khách "lạc" trong những tiết mục đậm

đà bản sắc của một vùng cửa biển

Ngoài các chương trình truyền thống như lễ khai quang, rước thần, lễ tạ, yết cáo, hộiđua thuyền, liên hoan nghệ thuật quần chúng, thời trang biển Cửa Lò còn mở thêm

Trang 22

tuyến du lịch Bãi Chùa Đảo Ngư; quy hoạch, xây dựng chợ hải sản, chợ ẩm thực, chợđêm, các cụm dịch vụ để trưng bày và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của thị xã và tỉnhNghệ An, phát triển những ngành nghề truyền thống gắn với nhu cầu phục vụ du lịch nhưnghề khai thác chế biến hải sản, trồng rau sạch, thủ công mỹ nghệ, chế tác đá nhằm tạo

ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng miền biển xứ Nghệ

+ Lễ rước bài vị Thái uý quận công Nguyễn Sư Hồi

Cách đây 500 năm, từ một vòng cung biển hoang sơ, Thái uý quận công Nguyễn SưHồi - Người con trai cả trí dũng song toàn của Khai quốc công thần - Cương quốc côngNguyễn Xí dưới thời nhà Lê đã chiêu dân, lập ấp, mở lối, đắp nền, lập nên làng Vạn Lộctức Cửa Lò ngày nay Sinh thời ông hết lòng vì nước, vì dân, được vua Lê Thánh Tôngban chiếu khen thưởng và phong chức "Nhập nội Thái uý - Tham dự triều chính - phò mã

đô uý" và tôn ngài làm Thần Hoàng muôn đời hương khói tại Trại Cây Bàng - làng VạnLộc - Cửa Lò ngày nay Hàng năm cứ vào dịp này, nhân dân Cửa Lò và các vùng phụ cậnlại tổ chức lễ hội để ghi nhớ công đức của ngài và khởi đầu cho một mùa mở biển

- Làng nghề truyền thống

Cửa Lò không chỉ có tiềm năng về tự nhiên để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, thamquan, tắm biển mà còn có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống Làng nghềtruyền thống ở Cửa Lò được hình thành với những bí quyết cùng những sinh hoạt văn hóadân gian, phong tục tập quán riêng đặc sắc

Những làng nghề có khả năng phát triển du lịch như làng nghề chế biến hải sản NghiHải, làng đóng tàu Trung Kiên, làng mây tre đan xuất khẩu Nghi Phong,

2.1.3 Các loại hình du lịch chủ yếu

a Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển

Trang 23

Bãi biển Cửa Lò được công nhận là một trong những bãi tắm tốt nhất cả nước bởikhí hậu trong lành, ấm á về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, độ mặn vừa phải thích hợp, cóbãi cát trắng mịn nước luôn trong Bãi tắm dài 10km hình vòng cung từ Cửa Hội thông tớiCửa Lò, có Đảo Ngư và Đảo Mắt án ngự bên ngoài chắn bão Với hệ thống cơ sở lưu trú,nghỉ dưỡng đa dạng và đồng bộ là điều kiện thuận lợi để Cửa Lò phát triển loại hình dulịch tắm biển, nghỉ dưỡng tùy du khách lựa chọn như tắm biển, tắm hơi, leo núi, ẩm thựcvới các loại đặc sản biển.

Bãi tắm Cửa Lò chia thành ba bãi nhỏ: Bãi tắm Lan Châu (ở phía Bắc), Bãi tắmXuân Hương (ở giữa) và Bãi tắm Song Ngư (ở phía Nam)

b Du lịch văn hoá tâm linh

Ở vùng đất Cửa Lò có nhiều di tích lịch sử văn hoá: Đền thờ Nguyễn Xí, đền thờNguyễn Sư Hồi, đền Thu Lũng, chùa Lô Sơn, chùa đảo Ngư, đi liền với các di tích ấy làcác lễ hội Ngoài ra du khách còn có thể được nghe hát dân ca xứ Nghệ, tìm hiểu cuộcsống, lịch sử văn hoá, ngôn ngữ của người dân nơi đây cũng là điều thú vị đối với khách

Bơi, lặn, bóng chuyển bãi biển, lướt sóng, đua thuyền, du lượn, leo núi…đều có thể

tổ chức ở đây Đặc biệt, dưới đáy biển có san hô ở khu vực đảo Ngư và trong chiến tranh,

có một số tàu thuyền, máy bay bị đắm ngoài khơi Cửa Lò Những người ham mê môn thểthao này có thể lặn xuống những con tàu đắm ngoài khơi, khám phá đáy đáy dương

d Du lịch sinh thái và nông nghiệp

Khu vực lận cận quanh Của Lò ngày càng diễn ra nhiều hoạt động kinh tế Côngviệc trồng hoa, lúa rau, cây ăn quả là những hoạt động hấp dẫn du khách tìm hiểu vàkhám phá Những khu chợ đang bắt đầu phát triển , tạo cho du khách cơ hội giao tiếp vớingười dân địa phương Du khách cũng có thể tới thăm nơi nuôi đà điểu,khỉ, dê, lợnrừng… trên đảo Ngư, nuôi cá giò trên biển Đông hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, thú vị

Trang 24

Ngoài ra, du khách có thể đến tham quan khu du lịch sinh thái Song Ngư – Cửa Hội.Khu du lịch sinh thái Cửa hội nằm ẩn mình dưới rừng phi lao xanh mát, quanh năm tắmmình trong tiếng ru của rừng dương và biển cả Khu du lịch sinh thái Cửa Hội là địa điểmnghỉ mát lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thịthành.

e Du lịch bằng thuyền

Sông Cấm và sông Lam đều có những cảnh đẹp trải dài hai bên bờ Du lịch bằngthuyền sẽ cho du khách cơ hội tham quan những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nonnước hữu tình xứ Nghệ Du lịch bằng thuyền thăm mộ Vua Mai, đền ông Hoàng Mười,núi Dũng Quyết, rừng Bần Hưng Hoà, đi đảo Ngư và nghe hát dân ca trên biển

Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch, nghỉ mát, du lịch câu mựcđêm bằng thuyền thúng ở bãi biển Cửa Lò đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn nhiều dukhách Chính dịch vụ này đã tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa

Lò, điều mà không bã biển nào trong cả nước có được

f Một số loại hình du lịch khác

- Du lịch công vụ

Các khách sạn lớn ở Cửa Lò đều có các hội trường từ nhỏ tới lớn, đáp ứng nhu cầu

đa dạng của du khách Sẽ rất thuận tiện nếu kết hợp chuyến công tác của du khách vớinghỉ mát tại Cửa Lò

- Du lịch MICE

Trong những năm trở lại đây, dịch vụ MICE ở Thị xã Cửa Lò khá phát triển, doCửa Lò có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Du khách có thể kết hợp với tham quan dulịch với hội nghị, công tác Đặc biệt là sự phối hợp hiệu quả du lịch giữa các địa phươngtrong tỉnh Nghệ An, tạo nên những tour, chuyến du lịch hấp dẫn để du khách có thể bớtđược những căng thẳng trong công việc

2.1.4 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

a Giao thông vận tải

Trang 25

Trong năm qua Thị xã đã xây dựng được một số công trình quan trong như: đườngdạo bộ ven biển, hệ thống trục đường giao thông nội thị, cầu cảng đảo Lan Châu, Quảngtrường Bình Minh, hệ thống điện màu lâm viên biển, thảm cây, thảm cỏ, hoa dọc biển Đến với Cửa Lò hôm nay, du khách có thể đi bằng đường bộ, đường sắt, đườngthủy, đường hàng không rất thuận lợi Từ Cửa Lò du khách có thể tham gia vào một trongcác tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảngtrường Hồ Chí Minh (TP Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao(Lào)

và Thái Lan Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loạihình du lịch với những sắc thái riêng

Hệ thống đường giao thông nội thị được bê tông, nhựa hóa 100% (khoảng trên 80km) Thảm thực vật cây xanh, thảm cỏ, lâm viên trải dài nhiều kilômét dọc bờ biển Hiện tại Cửa Lò cũng đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường dài màhành khách có thể tin tưởng lựa chọn như Công ty cổ phần du lịch quốc tế Phúc Lợi,Công ty vận tải Văn Minh, công ty Ngọc Ánh, Công ty Vạn Xuân

Tại Thị xã thì dịch vụ vận tải cũng đa dạng như tắc xi, xe ngựa, xích lô, xe ô tô điện

Để đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách, UBND Cửa Lò chỉ đạo các doanh nghiệpkinh doanh vận tải hành khách thực hiện nghiêm quy chế hoạt động du lịch của Thị xã.Ngoài củng cố các dịch vụ hiện có, các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến văn hóa ứng

xử và thái độ phục vụ với du khách Vì thế, các doanh nghiệp trên cũng đã nhận thứcđược vài trò trách nhiệm của mình trong công tác phục vụ nhu cầu đi lại của du khách.Mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách ở Cửa Lò là khôngchỉ tăng doanh thu cho đơn vị mà còn phấu đấu làm sao tạo ấn tượng đẹp trong lòng dukhách khi về với Thị xã du lịch

b Thông tin liên lạc

Năm 2012, Trung tâm Viễn thông Cửa Lò đang quản lý hơn 8.600 máy điện thoại cốđịnh, ADSL và thuê bao di động, mạng lưới đã được cáp quang ngầm hoá trải rộng trênkhắp 7 phường, vùng phụ cận thuộc huyện Nghi Lộc và hệ thống 6 tổng đài có dunglượng gần 15 ngàn số, 8 trạm BTS Vinaphone Với đội ngũ 40 cán bộ công nhân viên,trong thời gian qua đội ngũ cán bộ nhân viên ở đây đã phát huy sáng kiến, cải tiến kỹthuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh không ngừng hiện đạihóa mạng lưới, ứng dụng công nghệ đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, từng bước khẳngđịnh thương hiệu của đơn vị Đặc biệt là vào mùa du lịch 2012, trung tâm đã tiến hành mở

Trang 26

rộng dung lượng ở các trạm phát sóng, nâng dung lượng đường truyền cáp quang Điềunày đã làm cho tình trạng tắc ngẽn mạng không còn xảy ra trong mùa du lịch

Hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trongtất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hệ thống lãnh đạo và quản lý Pháttriển mạng lưới Internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đến tất cả các

xã, phường trên toàn Thị xã

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thông tin liên lạc đã và đang tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động du lịch của địa phương, góp phần vào việc quảng bá hình ảnh và xâydựng thương hiệu du lịch Cửa Lò đến với du khách trong và ngoài nước

c Hệ thống nhà hàng, khách sạn

Trong những năm gần đây, để bảo đảm cho nhu cầu về lưu trú của khách du lịch đếnCửa Lò không ngừng tăng lên (trung bình tăng khoảng 24,5%/năm), một số khách sạnmới đã được xây dựng, nhiều khách sạn cũ đã được đầu tư nâng cấp

Bảng 2.1 Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lò giai đoạn 2005-2012

Số phòng nghỉ 2.120 3.210 3.963 4.802 5.100 5.475 5.826 6.453

Số giường 4.455 7.100 8.258 9.701 11.000 11.989 12.448 13.191

( Nguồn: Phòng VHTT - DL, UBND Thị xã Cửa Lò năm 2013)

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của cơ sở lưu trú và phòng nghỉ

Năm Nghìn

Trang 27

( Nguồn: Phòng VHTT - DL, UBND thị xã Cửa Lò năm 2013)

Từ bảng 2.1 ta thấy: Cuối năm 2005, thị xã Cửa Lò đã có 116 cơ sở lưu trú với2.120 phòng có tiện nghi hiện đại, 4.455 giường và đủ tiêu chuẩn quốc tế; năm 2006 toànthị xã có 132 cơ sở lưu trú, nhà nghỉ và hộ kinh doanh du lịch; nâng tổng số phòng nghỉlên 3.210 phòng, với 7.100 giường, có khả năng đón nhận trên 9.000 khách lưu trú/ ngày

và đến năm 2012, trong bối cảnh kinh tế suy thoái chưa phục hồi, nhưng Cửa Lò vẫn cómột năm du lịch thành công và ấn tượng; đã tạo được môi trường du lịch thân thiện, mếnkhách, kinh doanh lưu trú du lịch đạt nhiều kết quả quan trọng Thị xã có 246 cơ sở lưutrú với 6.453 phòng nghỉ và 13.191 giường, có khả năng phục vụ 18.000 khách lưutrú/ngày đêm; lượng khách về du lịch Cửa Lò năm 2012 là 1.935.000 lượt khách, đạt 90%

kế hoạch năm Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà nghỉ đạt 1.120

tỷ đồng, đạt 101,8% so với kế hoạch năm, tăng 17,9% so với năm 2011

Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên ở Cửa Lò đã đi vàohoạt động tạo một bước tiến mới trong ngành kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú theo số khách sạn

nhà nghỉ năm 2012

( Nguồn: Phòng VHTT - DL, UBND thị xã Cửa Lò năm 2013)

Trong tổng số 246 cơ sở lưu trú năm 2012, có 20 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 – 4sao ( tương đương 8,1%) Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ đều có bể bơi, sân tennis,phòng karaoke, dịch vụ ăn uống, tổ chức hội nghị, hội thảo… Bên cạnh đó Thị xã Cửa Lò

có Công viên thế giới tuổi thơ lớn nhất miền Trung khi hoàn thành có thể đón gần 40.000lượt khách mỗi ngày, đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà kinh doanh dịch vụ du lịch và đáp

Trang 28

Phía Nam công viên là dự án khu Liên hiệp du lịch - thương mại - thể thao có diệntích 16ha cung cấp nhiều dịch vụ thương mại, thể thao và hệ thống khách sạn từ 2 đến 5sao (cao 25 tầng) Vùng đất sát biển Cửa Hội, nơi đóng đô của làng du lịch Văn hóa cácdân tộc Việt Nam, là dự án du lịch văn hóa dân tộc được đặt tại khu du lịch biển Cửa Lònhằm tạo ra các sản phẩm du lịch Văn hóa, sinh thái đặc trưng của Việt Nam Phía Bắc thị

xã Cửa Lò không lâu nữa sẽ hình thành khu thương mại tự do và thể thao nước đảo LanChâu với số vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng

Xây dựng nhà thi đấu thể thao, hoàn thiện chùa Đảo Ngư, mười sân tennis, sân bóngchuyền trên biển, mở rộng chợ Hôm và chợ Hải sản ở phường Thu Thuỷ Bên cạnh đócòn mở được một số dịch vụ mới như: khiêu vũ, hát dân ca, giao lưu văn hoá, mô tô nước,đưa khách tham quan các đảo và các điểm văn hoá, đu quay, kính viễn vọng, xe ô tô chạykhí ga Cửa Lò có sân golf rộng 132 ha, 18 lỗ, 2 khách sạn 5 sao và các biệt thự cùngquần thể vui chơi giải trí ở xã Nghi Hương Xây dựng hai khu resort và một số khu dulịch cao cấp khác để Cửa Lò sẽ trở thành trung tâm du lịch Bắc miền Trung và cả nước

2.1.5 Chính sách phát triển du lịch của địa phương

Trong những năm qua, chính quyền Thị xã Cửa Lò đã có chính sách huy động cácnguồn lực, khuyến khích đầu tư, mở rộng liên doanh liên kết Do có những quyết sáchđúng đắn ấy mà chỉ trong một thời gian ngắn Cửa Lò đã trở thành một Đô thị du lịch.Bước vào mùa du lịch, chính quyền thị xã đã đưa ra các chính sách hướng dẫn nhândân và các cơ sở lưu trú chủ động chuẩn bị tốt để đón khách Kết quả đạt được trong năm

2012 là 1.935.000 lượt khách đến với khu du lịch Cửa Lò, đạt gần 90% kế hoạch, Doanhthu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà nghỉ đạt 1.120 tỷ đồng, đạt 101,8%

so với kế hoạch năm, tăng 17,9% so với năm 2011

Để đạt kết quả cao hơn, trong các năm tiếp theo chính quyền địa phương tiếp tục đẩymạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Cửa Lò và vận động nhân dân thực hiện tốtchủ trương 5 không Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch từ cơ sở lưu trú đến các dịch vụkhác, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch như: quản lý tốt đội ngũ xe lai,chụp ảnh, an ninh trật tự, quản lý giá cả, vệ sinh môi trường và tăng cường công tác cứu

hộ Đồng thời đẩy mạnh việc triển khai các dự án đầu tư du lịch như: sân golf, khu du lịchcao cấp, khu resort, trường đại học, cao đẳng Xây dựng hạ tầng phát triển du lịch như:Đảo Ngư, đảo Lan Châu và các công trình khác

Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhiều đề án mang tính khả thi cao đã được thị xã phê

Trang 29

theo quốc lộ 46 và ven sông Lam Đề án quy hoạch 2 khu du lịch cao cấp ở đảo Lan Châu

và Cửa Hội và một loạt các dự án khác đã được khởi công như dự án sân gôn 18 lỗ vàkhách sạn cao cấp, Trường đại học Vạn Xuân, tổ hợp khách sạn cao cấp 2-5 sao v.v Đây

là những đề án, dự án giúp Cửa Lò nâng cao chất lượng dịch vụ

Không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút du khách, Cửa Lò đang tập trung xâydựng chương trình phát triển du lịch bền vững bằng các đề án: Đề án xây dựng con ngườivăn hoá vùng du lịch, Đề án xây dựng các công trình trọng điểm để phát triển du lịch vàchủ trương "5 không" đã được quán triệt một cách đầy đủ, kiên quyết, triệt để xuống tậnkhối xóm, các hộ kinh doanh, nhằm khẳng định và tiếp tục phát triển thương hiệu du lịchCửa Lò – một đô thị du lịch biển xanh, sạch, đẹp, giàu mạnh, văn minh Các tổ chức hệthống chính trị - xã hội đã vào cuộc

Kết quả đã tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong mùa du lịch Ngoài việc triểnkhai "5 không" để đẩy lùi những cái xấu ảnh hưởng đến môi trường du lịch, Thị xã Cửa

Lò còn chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm du lịch Địa phương đã tổchức tập huấn văn hoá du lịch, Luật du lịch cho hơn 1600 lượt người hằng năm Haitrường nghiệp vụ du lịch ở Cửa Lò hàng năm cung cấp hơn 1000 lao động được đào tạonghiệp vụ du lịch bài bản, bổ sung cho đội quân phục vụ tại các nhà hàng khách sạn.Với đội ngũ lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch, chất lượng phục vụ trongcác khách sạn nhà hàng ngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu của du lịch Chủ trương củachính quyền thị xã là mỗi người dân Cửa Lò phải như một hướng dẫn viên du lịch Ngânsách thị xã đã dành một khoản không nhỏ mở lớp học tiếng Anh thương mại cho tất cảcác hộ kinh doanh dịch vụ trên bãi biển Người dân Cửa Lò lần đầu tiên được "phổ cập"ngoại ngữ, đến cả "đội ngũ xe ôm" cũng được chấn chỉnh: Mỗi lái xe ôm học tiếng Anhmiễn phí ba tháng học cách giao tiếp, ứng xử; đội ngũ xe ôm được phân công từng nhómtrực ở cổng các khách sạn và trên ngực gắn "thẻ" hành nghề

2.2 TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN

2.2.1 Biểu hiện của tính thời vụ du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

a Lượng khách du lịch

- Lượng khách du lịch đến Cửa Lò qua các năm

Ngày đăng: 18/12/2014, 17:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6] Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh,“Tính thời vụ trong du lịch biển Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tính thời vụ trong du lịch biển Việt Nam
[1] GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao động xã hội Khác
[2] Phạm Thị Hưởng, Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò, Luận văn Thạc Sĩ Du lịch Khác
[3] Ths. Hoàng Thị Diệu Huyền, Giáo trình Địa lí du lịch Việt Nam, ĐHSP Đà Nẵng Khác
[4] Ths. Nguyễn Duy Hòa, Bài giảng Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, ĐHSP Đà Nẵng Khác
[5] Vũ Minh Đức (1999), Tổng quan du lịch , NXB giáo dục Khác
[7] Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn với khách du lịch Khác
[8] Tìm hiểu tính thời vụ trong du lịch nghĩ biển ở Hải Phòng. Thực trạng và một số kiến nghị, giải pháp Khác
[9] Tính thời vụ trong du lịch và các biện pháp khắc phục tại công ty cổ phần du lịch Ao Vua Khác
[10] Tìm hiểu hướng phát triển du lịch bốn mùa ở Cửa Lò Khác
[11] Đánh giá tính mùa vụ trong du lịch biển Thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An – Viện nghiên cứu phát triển du lịch Khác
[12] Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2013 Khác
[13] Tài liệu gặp mặt các cơ quan báo chí tuyên truyền năm du lịch Cửa Lò 2012 Khác
[15] Phòng Thống kê – UBND Thị xã Cửa Lò năm 2013 Khác
[16] Phòng VHTT - DL, UBND Thị xã Cửa Lò.[17] Sở VHTT- DL Nghệ An Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 16)
Bảng 2.1  Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lò giai đoạn 2005-2012 - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Bảng 2.1 Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lò giai đoạn 2005-2012 (Trang 26)
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú theo số khách sạn - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú theo số khách sạn (Trang 27)
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tình hình khách trong nước đến du lịch tại Cửa Lò và - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tình hình khách trong nước đến du lịch tại Cửa Lò và (Trang 30)
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tình hình khách quốc tế đến du lịch tại Cửa Lò và Nghệ - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tình hình khách quốc tế đến du lịch tại Cửa Lò và Nghệ (Trang 31)
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi số lượng du khách theo các tháng trong - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi số lượng du khách theo các tháng trong (Trang 32)
Bảng 2.7. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Bảng 2.7. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch (Trang 36)
Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện trình độ lao động theo từng lĩnh vực trong ngành du - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện trình độ lao động theo từng lĩnh vực trong ngành du (Trang 37)
Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của Thị xã Cửa Lò năm 2012                                            (Nguồn: Phòng Kinh tế-UBND thị xã Cửa Lò 2013) - Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế mới nhất năm 2023
Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của Thị xã Cửa Lò năm 2012 (Nguồn: Phòng Kinh tế-UBND thị xã Cửa Lò 2013) (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w