Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
416 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. Trước hết xuất phát từ bản thân kí là một loại hình văn học phức tạp nhưng độc đáo. So với các thể loại khác như thơ,truyện ngắn hay tiểu thuyết kí là một loại hình văn học không thuần nhất nên khó định danh về mặt thuộc tính thể loại. Dù vậy kí vẫn là một miền đất màu mỡ hấp dẫn cho các nhà văn gieo hạt văn chương bởi đây là loại hình văn học cơ thác các sự kiện của đời sống cũng như năng động phát huy vai trò sáng tạo của người cầm bút. Nó phá vỡ và thoát khỏi khung cốt truyện, khung tính cách vốn được định hình chặt chẽ cứng nhắc để trở thành một thể loại nghệ thuật tự do phóng khoáng bậc nhất.Với kí nhà văn có thể bộc lộ một cách trực tiếp và rõ ràng nhất những cảm xúc của mình. Do đó kí không chỉ hấp dẫn lớn lao với nguời viết kí mà còn hấp dẫn với nguời đọc kí. Hà Nội- mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến- với vẻ đẹp hào hoa, sang trọng và thanh lịch đã trở thành đề tài quen thuộc, muôn thủơ của thơ văn. Nhìn suốt chiều dài lịch sử 1000 năm Thăng Long Hà Nội đã có biết bao cây bút viết hay về Hà Nội nhưng có lẽ những áng văn hay nhất đẹp nhất ghi lại đuợc hồn cốt của Hà Nội muôn đời phải thuộc về những tác phẩm kí. Với những tác phẩm kí, Hà Nội hiện lên chân thực, sinh động với tất cả nét đẹp của mình. Do đó để hiểu sâu sắc hơn về Hà Nội thân yêu chúng tôi tìm đến những tác phẩm kí- tản văn về Hà Nội. Chúng tôi lựa chọn kí về Hà Nội từ 1945 đến nay là bởi xét về mặt số lượng cũng như chất lượng đây là giai đoạn tập trung nhiều bài kí hay về Hà Nội. Hơn nữa đây là giai đoạn Hà Nội chứng kiến bao biến thiên dữ dội của lịch sử do đó tìm hiểu kí Hà Nội trong giai đoạn này chúng tôi muốn nhìn Hà Nội trong sự vận động biến thiên cùng lịch sử của dân tộc từ đó tìm ra vẻ đẹp làm nên sức sống mãnh liệt cho Hà Nội xưa và nay. 1 Dù không sinh ra ở Hà Nội nhưng lại là người yêu Hà Nội, với đề tài này tôi mong muốn được bày tỏ tình yêu của mình với Hà Nội với tất cả niềm tự hào cùng ý thức giữ gìn tôn vinh vẻ đẹp vốn có của thủ đô ngàn năm tuổi để Hà Nội ngày càng rực rỡ hơn xứng đáng là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vuơng muôn đời”. Đặc biết trong những ngày tháng này, cả nước đang chuẩn bị đón chào lễ kỉ niệm nghìn năm tuổi của thành phố, chúng tôi cũng mong muôn góp chút công sức của mình vào ngày hội lớn đó. II. Lịch sử vấn đề. Sau cách mạng Tháng Tám 1945,Kí viết về Hà Nội tiếp tục thu được những thành tựu đáng kể. Nguyễn Tuân đóng góp tập kí Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Phố Phái, Cốm, Phở…Tô Hoài với Chuyện cũ Hà Nội, Cát bụi chân ai”, “cỏ dại”…Vũ Bằng có Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội…Băng Sơn có Thú ăn chơi người Hà Nội, Đường vào Hà Nội, Tình yêu Hà Nội… Mai Thục đóng góp Tinh hoa Hà Nội…ngoài ra có thể kể đến hàng trăm bài kí lẻ của các tác giả khác…. Số lượng kí viết về Hà Nội từ 1945 đến nay có thể coi là khá đồ sộ, xét về mặt chất lượng nghệ thuật cũng đạt những giá trị nhất định. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi thấy các bài nghiên cứu thường tập trung vào một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài và một số bài viết đánh giá về Mai Thục, Băng Sơn Đánh giá về những sáng tác về Hà Nội của Tô Hoài mỗi người có góc nhìn khác nhau: Võ Xuân Quế soi chiếu dưới góc độ giá trị hiện thực của tác phẩm thì nhận xét “Mặc dầu còn một vài hạn chế nhất định về tư tưởng song nó đã vẽ lên được một bức tranh chân thực về một vùng quê ngoại thành Hà Nội. Đó là cảnh sống nghèo khó khốn khổ, cùng cực, những phong tục tập quán cổ hủ với những người thợ thủ công Nghĩa Đô trước cách mạng”. Trong cuộc trao đổi về Cát bụi chân ai giữa Xuân Sách và 2 Trần Đức Tiến trên báo văn nghệ số ra ngày 13- 11- 1993 Trần Đức Tiến nhận xét “ lần đầu tiên Tô Hoài đã cho thế hệ cầm bút của ông nhìn một số nhân vật lớn của văn chương nước nhà ở cự li gần- một khoảng cách khá tàn nhẫn nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc” còn Xuân Sách khẳng định rằng “ So với những tác phẩm của ông mà tôi đọc thì Cát bụi chân ai là tôi thích nhất. tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài”. Trong bài viết “ Viết về một cuộc đời và những cuộc đời” tác giả Đặng Thị Hạnh lại quan tâm đến cấu trúc thời gian và ngôn ngữ “ dòng hoài niệm trong “Cát bụi chân ai chạy lan man rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen vào nhau dày đặc với những rẽ ngoặt co… vương quốc của Tô Hoài, Nguyễn Tuân và bè bạn. Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng cũng chạy lông bong theo dòng hoài niệm…nhìn một cách tổng thể, cuốn sách có dáng vẻ đi theo trình tự biên niên, căn cứ trên việc từ 1 đến 6… nhưng chỉ cần dừng lại ở chương một ta đã có thể thấy các bước chuyển khônng thời gian khiến trình tự biên niên bị phá vỡ tới mức nào” Nhận xét về Thương nhớ mười hai, luận văn Nghệ thuật viết kí của Thạch lam, Vũ Bằng, Tô Hoài qua các tác phẩm kí viết về Hà Nội, Tạ Văn Hiếu đưa ý kiến: “ Hà Nội hiện lên thật đẹp, cái đẹp lộng lẫy tinh khôi đến kì ảo. Cái đẹp ấy thể hiện ở thiên nhiên, cảnh quan ở nghệ thuật ẩm thực”. Bài nghiên cứu cũng nhận ra: “Hà Nội qua Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội còn gợi lên vẻ đẹp lễ hội, của tết nhất, của những con người nơi đây ” tuy nhiên với mục đích tìm hiểu để so sánh nghệ thuật viết kí giữa ba tác giả nên bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên và miếng ngon của Hà Nội, những nội dung khác thì bài nghiên cứu cũng chưa đề cập đến. 3 Với Băng Sơn và Mai Thục – hai cây bút kí khá thành công về đề tài Hà Nội trong giai đoạn đổi mới. Xung quanh hai tác giả này cũng có khá nhiều bài nhận xét. Về tác giả Mai Thục có những bài tiêu biểu như Mai Thục, tinh hoa Hà Nội của giáo sư Trần Thiện Đạo, Tản mạn với tác giả Tinh hoa Hà Nội của giáo sư Đỗ Đức Hiểu. Những bài viết này đều có chung nhận xét: Tinh hoa Hà Nội biểu đạt đúng bản sắc dân tộc Việt Nam . Tác giả Trần Thiện Đạo ghi nhận : Tập bút kí Tinh Hoa Hà Nội ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, những rung động suy ngẫm, cảm nhận trước con người, sự việc và cảnh sắc hiện hữu ở vùng đất kinh kì thuở trước và thủ đô ngày nay”. Còn giáo sư Đỗ Đức Hiểu nhận thấy chất thơ trong tác phẩm Tinh hoa Hà Nội: Đọc xong tác phẩm tinh hoa Hà Nội của Mai Thục tôi vừa cảm thấy như vừa thưởng thức nhiều bài thơ về Hà Nội chứ không phải những bài kí viết bằng văn xuôi”. Như vậy những bài viết đó mới đơn thuần là những cảm nhận của người đọc sau khi đọc những tác phẩm đó mà chưa thể là những bài nghiên cứu sâu sắc. Bên cạnh đó còn phải kể đến những tác phẩm nghiên cứu và những luận văn nghiên cứu kí về Hà Nội như Vũ Bằng, bên trời thương nhớ của Văn Giá. Các luận văn Cái đẹp trong thương nhớ mười hai của Nguyễn Thị Thu Hòa ; Phong cách nghệ thuật kí của Tô Hoài qua hồi kí Chuyện cũ Hà Nội; Nghệ thuật viết kí của Vũ Bằng, Thạch Lam qua những sang tác về Hà Nội… Có thể thấy nghiên cứu về các tác phẩm kí viết về Hà Nội không phải là ít. Tuy nhiên khi tìm hiểu nhũng bài nghiên cứu đó chúng tôi nhận thấy những bài nghiên cứu chủ yếu mới dừng lại ở việc đơn lẻ từng tác giả, hơn nữa nghiên cứu chủ yếu với mục đích qua các tác phẩm ấy tìm hiểu phong cách của các tác giả. Do đó hầu hết các bài nghiên cứu chưa có cái nhìn toàn cảnh đối với kí về Hà Nội từ sau 1945 đặc biệt chưa thể đem lại cái nhìn toàn diện về hình ảnh Hà Nộ qua các tác phẩm kí đó. Bởi vậy khi nghiên 4 cứu đề tài này chúng tôi không chỉ tìm hiểu sự phát triển của kí trong tiến trình văn học Việt Nam từ sau 1945 mà còn muốn tìm hiểu them về Hà Nội, đồng thời để khẳng định giá trị và ý nghĩa của thể loại kí trong tiến trình văn học Việt Nam cũng như trong đời sống hiện tại và tương lai. III. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích: hiểu biết sâu sắc hơn về thể loại kí, đặc biệt tìm hiểu thêm vẻ đẹp Hà Nội trong quá khứ cũng như hiện tại, từ đó quay lại phục vụ vào thực tiễn dạy học tác phẩm quí với đặc trưng thể loại và soi tỏ hơn vào thực tiễn đời sống. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. Xuất phát từ mục đích đó chúng tôi xây dựng cho mình nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tìm hiểu về đặc điểm thể loại kí và diện mạo kí về Hà Nội từ sau 1945 - Các chủ đề chính cũng như những đặc sắc nghệ thuật của kí về Hà Nội từ sau 1945 V. Đối tuợng - phạm vi nghiên cứu. 1.Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác phẩm kí viết về Hà Nội 2. Phạm vi nghiên cứu. Với đề tài kí viết về Hà Nội sau 1945 đến nay luận văn sẽ bắt đầu bằng một số quan niệm về kí cũng như sự phát triển của kí Việt Nam từ xưa đến nay. Kiến thức lí luận không phải là mục đích cuối cùng xong là cơ sở vững chắc để lí giải cắt nghĩa đặc điểm kí từ 1945 đến nay. Luận văn sẽ triển khai những phuơng diện chủ đề cơ bản của kí viết về Hà Nội từ sau 1945 đến nay: Chân dung tinh thần nguời Hà Nội, Đặc sắc văn hoá Hà Nội và cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội. 5 VI. Phuơng pháp nghiên cứu. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đồng thời cũng là để đạt đuợc những mục đích như mong muốn, chúng tôi đã tìm đuợc cho mình những phuơng pháp nghiên cứu đề tài sau: - Phương pháp nghiên cứu hệ thống - Phuơng pháp thống kê - Phuơng pháp phân tích, đánh giá tư liệu VII. Những đóng góp của luận văn. Ở đề tài này chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu kí về Hà Nội của từng tác giả như một số công trình trước đây mà chủ yếu cung cấp cái nhìn khái quát về kí viết về Hà Nội trong chiều dài lịch sử từ 1945 đến nay. VIII. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đuợc triển khai thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kí và sự phát triển của kí ở Việt Nam Chương II : Những chủ đề cơ bản trong kí viết về Hà Nội sau 1945 Chương III: Những nét đặc sắc về nghệ thuật 6 Chương 1: Lí luận chung về kí và sự phát triển của kí ở việt Nam 1.1- Đặc trưng của kí văn học 1.1.1 Quan niệm về kí trong lịch sử So với các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ trữ tình, kịch, truyện ngắn thì kí là một thể loại rất phức tạp. Bàn đến các thể kí văn học dư luận dễ thống nhất về tầm quan trọng của các thể kí, nhưng xác định một định nghĩa về kí lại là vấn đề khá phức tạp. Do đó, trong lịch sử phát triển của văn học xoay quanh kí có rất nhiều quan niệm. - Ở Trung Quốc: Trong Văn tâm điêu long, khi bàn về thể loại tác giả, Lưu Hiệp chia toàn bộ thể loại văn học Trung Hoa thành hai loại: văn (văn chương thẩm mĩ gồm thơ, nhạc phủ tụng, phú ) và bút (văn nghị luận gồm có sử truyện chủ tử, luận thuyết, chiếu sách, thư kí). Trong đó thư kí là thể loại nội hàm rất rộng từ sự thể y phục đến ghi chép tạp danh. Đời sau người ta tách “thư” thành một loại riêng thành “thư điệp”, các loại văn chương như: trạng điệp, lệnh, sớ cũng tách ra khỏi loại “thư kí”. Phần còn lại trong thư kí gọi là “tạp kí” Kí nằm trong thư kí là một loại văn bản ghi chép mang tính chất hành chính. Nghiên cứu về các thể loại văn học cổ đại Trung Quốc, Chử Bản Kiệt nhận định: “văn “tạp kí” rất phức tạp”. Những cái gọi là văn tạp kí cũng bao gồm những bài không dễ phân loại, bất đắc dĩ mà thành loại riêng Từ các bài kí hiện còn mà nhìn lại thì có cái ghi chép về nhân vật, có cái ghi chép về sự việc, sự vật, có cái ghi về phong cảnh núi sông, có cái chuyên tự thuật, có cái chuyên nghị luận, có cái chuyên trữ tình, có cái chuyên miêu tả, vô cùng phức tạp đa dạng. 7 Như vậy có thể thấy thưở sơ khai hành chính công vụ, kí ở Trung Quốc được coi là sau thể loại văn chương ghi chép lại các mấu chuyện trong cuộc sống thường ngày nhằm mục đích ghi nhớ, ít mang tính nghệ thuật. Trong nghiên cứu văn học Trung Quốc hiện đại, tác giả Lưu An Hải, trong cuốn lí luận văn học của mình đã đề cập đến “kí” là thể tài văn học biên duyên – có thể dịch là văn học trung gian vừa có yếu tố văn học, vừa có yếu tố ngoài văn học, trong đó có văn học báo cáo và tiểu thuyết kí thực, tạp văn và tuỳ bút Bàn về đặc trưng của “văn học báo cáo”, tác giả cho rằng: “văn học báo cáo vừa có tính chất báo chí, vừa có đặc điểm của văn học. Mang tính chất báo chí, nó có tính thời sự, tính chân thực, tính tranh luận. Mang đặc điểm văn học, nó thuờng xuyên sử dụng các thư pháp của văn học để lựa chọn, sáng tạo hình tượng nhân vật từ người thật, việc thật. Lấy thư pháp phong phú của văn học làm cho tác phẩm có một sức hấp dẫn nghệ thuật. Lấy nhãn quang thẩm mĩ mà lựa chọn cứ liệu đề tài, dùng các thư pháp biểu hiện của văn học để khiến tác phẩm giàu cảm xúc và có những khả năng miêu tả sinh động của đời sống. Tạp văn, theo tác giả, là sự kết hợp giữa văn học và chính luận. Sắc thái chính luận của tạp văn là thông tính hình tượng văn học mà biểu hiện ra. Thông qua những thu nhận nói chung ít ỏi về nghiên cứu kí trong văn học Trung Quốc, có thể thấy tính chất phức tạp của thể loại và cho thấy đặc điểm của kí: tính thời sự và tính chân thực của kí. _Ở phương Tây Từ Nghệ thuật thi ca của Arixtot đến Mĩ học của Hê-ghen đều chia văn học thành 3 loại : Tự sự, trữ tình, và kịch. Như vậy không có chỗ dành cho thể kí. Trong Từ điển thuật ngữ văn học phương Tây hầu như không có một khái niệm nào tương đương với khái niệm kí vốn quen dùng trong văn học Việt Nam, mà chỉ có khái niệm nonfiction ( chỉ văn chương phi hư cấu) 8 phân biệt với fiction( chỉ văn chương hư cấu), ngoài ra có một số các thể loại khác như essay, report…nhưng cũng không bao quát hết phạm vi mà chúng ta gọi là kí của Việt Nam. Từ điển Encarta định nghĩa về thể loại essay: là kết cấu văn học nhằm biểu hiện những tư tưởng của chính nhà văn về một chủ đề và thường chỉ một phương diện riêng của chủ đề . Khác với những hình thức giải thích mang tính qui phạm như luận văn, luận thuyết, luận án, essay thường ngắn gọn về phạm vi và thoải mái về phong cách, cho phép diễn tả phong phú và đầy đặn những vấn đề liên quan đến cá nhân. Như vậy từ arixtot đến He-ghen đều không nhắc đến kí như một thể loại nghệ thuật. - Ở Liên Xô: Ở Liên Xô, kí được quan tâm đặc biệt. Trong từ điền thuật ngữ văn học của L.Chimôfeep và N.Vengro, các tác giả cho rằng kí là “một thể loại của văn xuôi tự sự”, “miêu tả chính xác sự kiện xảy ra trong cuộc sống thật và những người tham gia vào các sự kiện đó và những ngưòi có thật trong cuộc sống”, tác giả viết kí “không có quyền hư cấu mà chỉ có thể chọn lọc những sự kiện, sự việc, con người điển hình” (Chimôfeep và N.Vengrop- Từ điển thuật ngữ văn học – NXB GDH.1956). Như vậy, theo hai tác giả này thì kí thuộc thể loại tự sự. Và nhấn mạnh đến tính xác thực của thông tin sự kiện, nhân vật trong kí, không thừa nhận sự hư cấu trong tác phẩm kí. Trong từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết – Maxcơva, khái niệm kí được xác định: Thể văn thuộc loại văn xuôi tự sự, cơ sở của nó là thông qua miêu tả sự kiện có thật của cuộc sống, điển hình hoá chúng để đạt đến những khái quát nghệ thuật. Tác giả Giulaiep cho rằng đặc trưng của “kí” là ở tính tổng hợp của đối tượng miêu tả, cách tiếp cận toàn diện, bao quát các phương tiện đời sống, nhân vật của kí “đại diện cho một mặt nào đó của ý thức xã hội, cho phép biểu hiện những xu hướng đó trong sự phát triển của 9 lịch sử”, kí là thể loại tổng hợp giữa những yếu tố của văn chương và sự điều tra khoa học, nhân tố tác giả trong kí được bộc lộ một cách mạnh mẽ. Tóm lại, các nhận định của nhà nghiên cứu Nga tuy đa dạng nhưng nói chung rất thống nhất, đặc biệt khi đặt vấn đề kí miêu tả người thật, việc thật. _ Ở Việt Nam: Quan niệm trong truyền thống được trình bày rải rác trong các bài Tựa : Tựa Lam Sơn thực lục, Hồ Sĩ Dương viết “ôi quyển Lam Sơn thực lục này không nói chuyện hoang đường như Lĩnh Nam chích quái”, không chép những điều quái loạn như Việt điện u linh, chỉ thêm bớt đi cho đúng sự thực để rõ chính thống và làm sáng tỏ rõ đế nghiệp mà thôi (Đặng Đức Siêu - Tổng tập văn học Việt Nam – NXB KHXH H.1994). Tựa Trung hưng thực lục, Hồ Sĩ Dương cũng viết “sách thực lục được biên soạn nhằm chép lại sự việc, nêu công lao, tỏ rõ chính thống và ghi rõ dòng dõi của vua hiền”, “tập thực lục này không phải ghi chuyện phỏng đoán vu vơ và đặt lời văn hoa thêm bớt mà chỉ căn cứ vào sự thực mà chép hẳn ra”. Như vậy, trong các lời “tự, bạt” này, ta thấy các tác giả quan niệm là những ghi chép sự thực, những điều “bấy lâu nghe được” hoặc đã từng xảy ra với bản thân, những điều hoàn toàn không hoang đường quái đản và các tác phẩm kí viết ra thường mang mục đích là để răn dạy, nêu gương, giáo dục hoá đạo đức. Đến thế kỉ thứ XVIII – Phan Huy Chú cũng nêu quan niệm về truyện kí: “phàm các bản thực lục các triều, các sách ghi chép khác, các bản kiến văn tạp chí, cho đến các sách chép về môn phương thuật đều xếp vào loại truyện kí” (Phan Huy Chú – Lịch triều hiến chương tạp chí). Như vậy, Phan Huy Chú đã bắt đầu có ý thức về phạm vi loại truyện kí. Song, phạm vi này rộng, bao gồm nhiều tác phẩm mang nặng tính chức năng, ít tính nghệ thuật, và đúng như tên gọi truyện kí, tác giả không tách 10 [...]... đồng Những tác phẩm, tác giả tiêu biểu kể đến như: Chuyện cũ Hà Nội, Chiều chiều và Cát bụi chân ai, của Tô Hoài; Thú ăn chơi người Hà Nội, Đường vào Hà Nội, Dòng sông Hà Nội của Băng Sơn; Tinh hoa Hà Nội của Mai Thục…điểm chung của những tác phẩm này đều tìm đến vẻ đẹp tinh hoa từ ngàn xưa của Hà Nội 25 Chương 2 Những chủ đề cơ bản trong kí viết về Hà Nội sau 1945 2.1 Người Hà Nội trong kí từ 1945. .. Người Hà Nội trong xây dựng Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, trung tâm văn hóa chính trị chuyển từ “thủ đô gió ngàn Việt Bắc về Hà Nội Hà Nội là nơi có Đảng, có Bác mở lối soi đường Những trang văn thơ viết về Hà Nội, về “miền Bắc thiên đường của các con tôi” đều tràn đầy niềm hân hoan phấn khởi Từ đây miền Bắc trở thành công trường xây dựng Các nhà thơ nhà văn hồ hởi niềm vui trước những thành... đến những vấn đề xã hội: Người đàn bà quỳ, câu chuyện về một ông vua lốp, cái đêm hôm ấy đêm gì, công lí đừng quên ai… Trong bối cảnh đó kí viết về Hà Nội thời kì này đã sớm nhanh nhạy cập nhật những vấn đề của đời sống đang diễn ra ở Hà Nội, cố gắng khôi phục những giá trị truyền thống, những nét đẹp của cổ truyền văn hóa dân tộc đã góp phần lưu giữ những giá trị nhân bản, những nhân cách cao đẹp, những. .. đưa Hà Nội về thời kì đồ đá, hàng loạt tác phẩm đã ghi lại chân thực và sâu sắc cuộc đối mặt lịch sử này như: Mảnh đất, bầu trời Hà Nội, Hà Nội mườì hai ngày ấy… 1.2.2.3 Từ 1975 đến nay Sau 1975, đất nước bước vào thời kì hàn gắn vết thương và xây dựng một cuộc sống hòa bình Những vấn đề về số phận cá nhân trong thời chiến trở thành vấn đề thứ yếu thì trong giai đoạn này lại nổi lên như một vấn đề thời... chạm khắc trong lòng người đọc hình ảnh về Hà Nội “Một Hà Nội chiến đấu,một Hà Nội thơ” một Hà Nội với tất cả đau thương mà hào hùng, khốc liệt nhưng anh dũng, hào hoa: “bầu trời Hà Nội đánh Mỹ, mặt đất Hà Nội đánh Mỹ Vườn hoa, bãi chợ, bãi tha ma, ruộng rau,sân thóc, bờ ao,lề đường gác thượng… đều vút lên đường đạn Mũ rơm, mũ sắt lố nhố năm cửa ô Hình ảnh cô gái làng hoa “cầm vội súng” bên những bông... nhiều những quan điểm, định nghĩa khác nhau về thể loại kí, mỗi người, ở mỗi góc độ nghiên cứu lại có cái nhìn khác nhau về thể loại kí Qua một số ý kiến và định nghĩa về thể kí trên, ta thấy dù soi chiếu ở góc độ 11 nào thì giữa các quan niệm ấy đều có một quan điểm chung về kí: kí là tác phẩm văn xuôi nhấn mạnh đến tính chân thực, trong tác phẩm kí, những sự việc, sự kiện, con người trong kí đều là... và mai sau Đó còn là Nguyễn Tuân, Tô Hoài, những nhà văn tài năng tiêu biểu cho giới văn nghệ sỹ thủ đô đã đóng góp những trang tuyệt bút về Hà Nội góp phần xây nên lâu đài văn hóa Việt Nam, văn hóa Hà Nội “Nguyễn Tuân viết về Hà Nội với tất cả ý tốt lời trong, mặn mà sâu sắc, có sức tỏa, sức ngân, có màu sắc, hương thơm và hồn người” Bằng tài năng và tình yêu với Hà Nội Nguyễn Tuân đã tạo nên những. .. linh hoạt kịp thời” Chào mừng chúa giáng sinh 25- 12 và cũng để trừng trị những tên Giuda phản chúa, xâm phạm vào ngày lễ thiêng liêng này, quân dân thủ đô đã tiêu diệt 12 máy bay Mỹ trong một ngày, đây 29 đúng là “vẻ đẹp tân thời của Hà Nội, của trời Hà Nội, của đất Hà Nội, của cả hồ Hà Nội (TTNT T3.TR 51) Trong những trận đánh trên không, Hà Nội luôn dẫn đầu các tỉnh thành miền Bắc về số lượng máy bay... tác phẩm kí ghi chép về những tấm gương, những vị thánh nhân trong lịch sử và những biến cố biến động lịch sử, các tác phẩm kí đã dần đi xa hơn Bên cạnh những dòng ghi chép lịch sử là những câu chuyện diễn ra bên lề mà tác giả “mắt thấy tai nghe” cùng những lời bàn về vấn đề đạo đức, về luân lí, phong tục… Cái tôi cá nhân ngày càng biểu hiện một cách trực tiếp Trong những thành tựu kí văn học trung đại... dựng một không gian đầy màu sắc Qua ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, một cánh hoa, một thoáng hương cũng xao xuyến gợi về một Hà Nội vừa đẹp vừa thơm Nó thức tỉnh cái thiện cái đẹp, đưa con người về với tình yêu Hà Nội Đọc những trang Nguyễn Tuân viết về Hà Nội, chúng ta càng thêm yêu Hà Nội. (Hà Nội trong nét bút Nguyễn Tuân) 36 . mình nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tìm hiểu về đặc điểm thể loại kí và diện mạo kí về Hà Nội từ sau 1945 - Các chủ đề chính cũng như những đặc sắc nghệ thuật của kí về Hà Nội từ sau 1945 V. Đối tuợng. triển khai thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kí và sự phát triển của kí ở Việt Nam Chương II : Những chủ đề cơ bản trong kí viết về Hà Nội sau 1945 Chương III: Những nét đặc sắc về nghệ. của đề tài là những tác phẩm kí viết về Hà Nội 2. Phạm vi nghiên cứu. Với đề tài kí viết về Hà Nội sau 1945 đến nay luận văn sẽ bắt đầu bằng một số quan niệm về kí cũng như sự phát triển của kí