Ở các nước phát triển, người ta định nghĩa “tiền gửi” trong một bản luật, luật phápAnh định nghĩa: “Được coi là tiền gửi, tiền mà ngân hàng nhận được của kháchhàng bất luận dưới danh từ
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trìnhkhác.
HỌC VIÊN CAO HỌC
PHẠM THÙY DƯƠNG
Trang 2Lời cảm ơn gửi tới toàn thể cán bộ, giảng viên trong Khoa Tài chính Ngânhàng, Viện sau đại học trường Đại học kinh tế Quốc Dân, trong thời gian qua đãhướng dẫn bổ sung cho tôi những kỹ năng và kiến thức cần có của một Thạc sĩ kinhtế; từ nền tảng này, tôi có thể hoàn thiện các kỹ năng sống và làm việc để phục vụtốt hơn cho công việc cũng như cho cuộc sống, tạo tiền đề cho tôi có thể phát triểnkiến thức hơn nữa trong tương lai!
Lời cảm ơn gửi tới toàn bộ ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàngthương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội, trong thời gian qua đã tạođiều kiện cho tôi có thời gian học tập nghiên cứu hoàn thành kiến thức và hỗ trợ tôitrong việc làm luận văn tốt nghiệp Tôi tin rằng những nghiên cứu trong bài luậnvăn của mình sẽ phần nào giúp chi nhánh có cái nhìn tổng quan và hệ thống hơn vềhoạt động huy động tiền gửi của chi nhánh, từ đó góp phần vào sự phát triển chinhánh và SHB!
Lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ: Lê Thanh Tâm - Giảng viên trong khoa Tàichính Ngân hàng trường đại học kinh tế Quốc Dân – người hướng dẫn trực tiếp đểtôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ!
Lời cảm ơn tới hội đồng giám khảo bảo về luận văn đã lắng nghe và hướngdẫn tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình!
Trân trọng!
Trang 3MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Khái quát huy động Vốn của Ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái quát Ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Huy động vốn của Ngân hàng thương mại 6
1.2 Huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Tiền gửi của Ngân hàng thương mại 11
1.2.2 Các hình thức huy động tiền gửi 13
1.2.3 Đặc điểm huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại 16
1.3 Tăng cường huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại.19 1.3.2 Đánh giá kết quả huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại 22
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi của ngân hàng 28
1.4.1 Nhân tố chủ quan 28
1.4.2 Nhân tố khách quan 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CN HÀ NỘI 33 2.1 Khái quát quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội 33
2.2 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội 35
2.3 Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội 38
2.3.1 Quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội 38
Trang 42.3.2 Phân tích thực trạng hoạt động huy động tiền gửi 40
Trang 52.4.1 Kết quả đạt được 49
2.4.2 Hạn chế 51
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀIGÒN – HÀ NỘI CN HÀ NỘI 57 3.1 Định hướng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội về hoạt động huy động tiền gửi 57
3.2 Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nội 58
3.2.2 Phát triển các kênh phân phối 61
3.2.3 Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên 62
3.2.4 Nâng cao trình độ công nghệ 63
3.3 Kiến nghị 64
3.3.1 Kiến nghị với SHB Hội sở 64
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6NHTW NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nội 36
Bảng 2.2 Tình hình dư Nợ cho vay của SHB chi nhánh Hà Nội 37
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh SHB chi nhánh Hà Nội qua các năm 38
Bảng 2.4 Bảng số liệu tiền gửi huy động SHB Hà Nội theo cơ cấu 42
Bảng 2.5 Cơ cấu tiền gửi huy động theo tiền tệ quy đổi 45
Bảng 2.6 Bảng chi phí huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nội quy đổi 46
Bảng 2.7 Mối quan hệ giữa huy động tiền gửi và sử dụng nguồn quy đổi 48
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ: Sơ đồ quy trình gửi tiền của SHB 39
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Biểu đồ sự tăng trưởng nguồn tiền gửi huy động SHB Hà Nội 41
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng các nguồn tiền gửi huy đông theo cơ cầu nguồn 42
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ tiền gửi huy động của SHB Hà Nội theo kỳ hạn 43
Trang 8TÓM TẮT
Ngân hàng là một loại hình tổ chức vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng với hàng nghìn chi nhánh hoạt động trên toàn thế giới có thểtác động đến sự phát triển của mọi lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế Trongnhững năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn người tacàng nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động ngành ngân hàng với vai tròtrung gian thúc đẩy sự hoạt động của nền kinh tế Với các nghiệp vụ chính là huyđộng vốn và tái cấp vốn của mình, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Namđang phát triển không ngừng và đóng góp vào quá trình phát triển đất nước, khôiphục nền kinh tế Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội ra đời
và phát triển trong giai đoạn khó khăn chung của hệ thống ngân hàng, hoạt độnghuy động vốn của chi nhánh cũng gặp phải sự cạnh tranh lớn của các ngân hàngkhác Là một nhân viên SHB Hà Nội làm việc trong mảng huy động tiền gửi đảm
bảo nguồn vốn cho Ngân hàng, tôi đã lựa chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội”, với
mục đích nghiên cứu hoạt động huy động tiền gửi của SHB Hà Nội từ năm 2008đến năm 2010, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị phát triển hoạt động huyđộng tiền gửi của chi nhánh nhằm phục vụ công việc tốt hơn
Trang 9Luận văn ngoài phần mở đầu và kết thúc gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Theo pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là
tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửicủa khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thựchiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán” Trong hoạt động củangân hàng, Vốn và nguồn vốn là những khoản mục vô cùng quan trọng trong quátrình hoạt động cũng như trong bảng cân đối kế toán Vốn vừa mang tính chất tiền
đề vừa là vấn đề cốt lõi cho quá tình hình thành và phát triển của NHTM Tuỳ thuộcvào nguồn hình thành và yêu cầu quản lý, người ta chia nguồn vốn của ngân hàngthành các loại vốn khác nhau, để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi chia Vốn củangân hàng thành: Vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, và các nguồn vốn khác;trong đó vốn huy động từ tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổngnguồn vốn của ngân hàng
Ở các nước phát triển, người ta định nghĩa “tiền gửi” trong một bản luật, luật phápAnh định nghĩa: “Được coi là tiền gửi, tiền mà ngân hàng nhận được của kháchhàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụngtiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và với bổn phận làm nghiệp vụ ngânquỹ cho người ký gửi, nhất là phải trả trong giới hạn số tiền nhận được, tất cả nhữnglệnh phải trả tiền của ngườitiền gửi bằng séc, lệnh chuyển khoản, thư tín dụng…hay bất cứ bằng cách nào khác; cũng thâu nhập vào khoản tiền tiền gửi mọi số tiền
mà ngân hàng thu hộ cho người gửi” Hay tại Pháp: “Tiền gửi là số tiền của kháchhàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc khônghưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền” Tiền gửi của khách hàng lànguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồntiền của ngân hàng… Các khái niệm về tiền gửi theo quy định pháp lý nêu trên cómối liên quan mật thiết với tài khoản của khách hàng tại ngân hàng Người gửi tiền
có thể lựa chọn các loại hình tiền gửi theo mục đích của họ và được hưởng các dịch
vụ do ngân hàng cung cấp, được hưởng lãi suất Đồng thời có nghĩa vụ để ngân
Trang 10hàng sử dụng các số tiền gửi đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với camkết thực hiện việc hoàn trả vào ngày đáo hạn (đối với tài khoản có kì hạn) hoặc theoyêu cầu của khách hàng (đối với tài khoản không kì hạn) Nguồn tiền gửi của ngânhàng bao gồm: Tiền gửi giao dịch; tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, cá nhân;tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của tổ chức tín dụng khác.
Nguồn tiền gửi của ngân hàng có một vai trò quan trọng đối với hoạt độngkinh doanh của ngân hàng, do đó các ngân hàng thương mại không ngừng tăngcường huy động nguồn tiền này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
Tăng cường huy động tiền gửi là việc tăng quy mô nguồn tiền gửi huy động mộtcách ổn định và bền vững với cơ cấu huy động và chi phí huy động hợp lý từ việckhai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các tổchức kinh tế để thực hiện bốn hoạt động cơ bản của NHTM, đó là: huy động để đápứng dự trữ bắt buộc, huy động để cho vay, huy động để đáp ứng nhu cầu thanhkhoản, huy động để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh Có nhiều chỉ tiêu để
đo lường hiệu quả của việc huy động tiền gửi: Quy mô nguồn tiền gửi, cơ cấunguồn tiền gửi, chi phí nguồn tiền gửi huy động, mối quan hệ giữa huy động tiềngửi và sử dụng nguồn… mỗi chỉ tiêu có tác dụng đánh giá hiệu quả trên từngphương diện khác nhau; nếu như phân tích quy mô nguồn tiền gửi huy động chochúng ta cái nhìn về tốc độ tăng trưởng của nguồn huy động, thì cơ cấu nguồn tiền
và chi phí huy động cho chúng ta những đánh giá về chất lượng nguồn
Hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốkhác nhau, có nhân tố khách quan và cả những nhân tố chủ quan, những nhân tố nàytác động qua lại và có mối quan hệ biện chứng với nhau, cùng ảnh hưởng đến chấtlượng và quy mô nguồn tiền gửi huy động của các ngân hàng thương mại
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI
Hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn –
Hà Nội chi nhánh Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2010 đã đạt được những kết quảnhất định tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục và phát triển
Cũng như các NHTM khác, SHB chi nhánh Hà Nội luôn coi công tác huyđộng tiền gửi là yếu tố vừa mang tính chất tiền đề, vừa có tính chất quyết định cho
sự tăng trưởng và phát triển của toàn hệ thống Do đó công tác huy động tiền gửicủa chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được kết quả rất khả quan:
SHB chi nhánh Hà Nội đạt được tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động từ khithành lập rất ấn tượng Quy mô nguồn tiền gửi tăng trưởng mạnh qua các năm 2008tăng trưởng 405% năm 2009: 522% và đến năm 2010 là 132% Cơ cấu nguồn tiềngửi huy động chuyển dịch theo hướng giảm lãi suất chi phí đầu vào, từ đó giảm lãisuất đầu ra, tạo lợi thế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện việc điềuhành và sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất của ngân hàng: Trong cơ cấu nguồn,nguồn tiền gửi thanh toán có cơ cấu khá ổn định và tốc độ tăng trưởng nhanh, đây lànguồn tiền gửi có chi phí huy động thấp nhất Tuy chiếm tỷ trọng không cao trongtổng nguồn tiền gửi huy động nhưng số tăng tuyệt đối khá ấn tượng trong các nămvừa qua; Nguồn tiền gửi tiết kiệm chuyển dịch mạnh cơ cấu từ ngắn hạn sang dàihạn Đây cũng chính là chủ trương huy động tiền gửi của chi nhánh, bởi các khoảnhuy động dài hạn giúp ngân hàng ổn định được chi phí đầu vào, giảm chi phí bảohiểm tiền gửi và dự trữ bắt buộc Cơ cấu huy động và cho vay từng bước được điềuchỉnh hợp lý về kỳ hạn và loại tiền Trong những năm gần đây, chi nhánh đã tậptrung hơn đến công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động phát triển, trong
đó chú trọng đến việc tăng trưởng về quy mô hoạt động phải gắn với hiệu quả huyđộng tiền gửi Các hình thức huy động ngày một đa dạng hơn, các sản phẩm huyđộng đã thu hút, hấp dẫn đối với khách hàng hơn về loại tiền, loại kỳ hạn, lãi suất vàphương thức trả lãi Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thực sự đem lại cho khách hàngnhững tiện ích về lãi suất, kỳ hạn rút, các điều khoản thanh toán phụ đã thu hút cáckhách hàng doanh nghiệp, cá nhân tham gia gửi sản phẩm này làm cho số dư tiềngửi huy động có kỳ hạn tăng mạnh và ổn định qua các năm Lãi suất luôn phù hợpvới thị trường và đảm bảo quyền lợi đối với khách hàng
Trang 12Hoạt động huy động tiền gửi của SHB Hà Nội đạt được những kết quả trên
do một số nguyên nhân cơ bản: SHB Hà Nội đã không ngừng phát triển mạng lướirộng khắp trên cả nước, đặc biệt ở những địa bàn có thế mạnh trong công tác Huyđộng tiền gửi, gần khu dân cư, khu đô thị lớn Trong công tác quản trị điều hành,chi nhánh đã sớm đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp huy động tiền gửihợp lý, luôn bổ sung và hoàn thiện cơ chế theo hướng phát huy quyền chủ động chocác phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc có điều kiện phát triển Chi nhánhcũng có cơ chế điều hành lãi suất hợp lý, linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với tín hiệuthị trường, thu hút được khách hàng gửi tiền với các sản phẩm huy động vốn đadạng có tính tiện ích cao, có kỳ hạn, lãi suất và phương thức trả lãi hấp dẫn, đặc biệtvới những linh hoạt và ưu đãi của chi nhánh dành cho những khách hàng gửi tiềngửi có kỳ hạn nên nguồn huy động tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh qua các nămtăng mạnh về quy mô và cơ cấu Ngoài ra các quy trình giao dịch, đặc biệt là quytrình huy động tiền gửi được điều chỉnh, bổ sung, tiết kiệm thời gian giao dịch sửađổi thường xuyên nhằm đáp ứng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Thựchiện tốt chính sách khách hàng và chính sách Marketing hợp lý Đội ngũ cán bộnhân viên gắn bó với nghề không ngừng được đào tạo nâng cao về mặt chuyên môn
và kỹ năng để trở thành những nhân viên chuyên nghiệp, đáp ứng ngày càng caonhu cầu giao dịch của khách hàng
Tuy hoạt động huy động tiền gửi của SHB Hà Nội trong những năm qua đãđạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thể hiện:
Cơ cấu tiền gửi huy động: Cơ cấu tiền gửi huy động của SHB Hà Nội còntồn tại nhiều hạn chế, bộc lộ những khó khăn của chi nhánh trong việc huy độngtiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán của SHB Hà Nội chiếm tỷtrọng thấp trong tổng số dư nguồn tiền gửi Qua các năm tỷ trọng nguồn tiền nàykhông tăng trong tổng quy mô Thông thường Tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi huy động của các NHTM, nhưng trongnhững năm gần đây, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh lại giảm mạnh Nguồntiền tiết kiệm của dân cư tuy lãi suất huy động cao nhưng độ ổn định của nguồn làrất lớn Nguồn tiền gửi có kỳ hạn tăng đột biến chủ yếu tiền của các tổ chức kinh tếhoặc của cá nhân có nhu cầu vốn ngắn hạn gửi với mục đích “tranh thủ” kiếm thêm
Trang 13lợi nhuận, do vậy tính ổn định không cao và ngân hàng phải thường xuyên cập nhậtlãi suất để “giữ chân” khách hàng.
Nếu xét cơ cấu theo kỳ hạn: có sự chuyển dịch rất hợp lý của cơ cấu theo kỳhạn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn huy động tiền gửi trung và dài hạn, làm tăngtính ổn định của nguồn và sự chủ động của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn Tuynhiên, đó chỉ là kỳ hạn danh nghĩa chi nhánh đưa ra để tiết kiệm chi phí dự trữ bắtbuộc và đảm bảo tỷ lệ an toàn giữa huy động và cho vay, còn kỳ hạn thực tế ngắnhơn rất nhiều Phần lớn các khoản tiền gửi có kỳ hạn có thời hạn thực gửi dưới 03tháng, tức nguồn tiền gửi ngắn hạn
Cơ cấu theo loại tiền tệ có sự mất cân đối lớn trong các loại tiền huy động.Tiền gửi huy động chủ yếu là tiền Việt nam đồng, tiền ngoại tệ (USD và EUR)chiếm tỷ trọng rất ít Điều này thể hiện hoạt động của SHB Hà Nội chưa thực sự làmột ngân hàng đa năng với sự đa dạng về các sản phầm dịch vụ và phạm vi hoạtđộng
Chi phí huy động: Chi phí trả lãi của chi nhánh nhìn chung chưa phản ánh hếtchi phí huy động thực, những khoản chi ngoài: chi chênh lệch lãi suất danh nghĩa vàlãi suất thực gửi còn hạch toán vào các tài khoản với tính chất khác nhau, do vậygây khó khăn cho công tác quản lý vốn huy động tiền gửi cũng như việc cân đốinguồn sử dụng Điều này nguyên nhân chủ yếu do những quy định của Ngân hàngNhà Nước về lãi suất trần huy động khiến không chỉ SHB Hà Nội mà các NHTMkhác cũng rất khó khăn trong việc hạch toán và theo dõi các khoản chi lãi suất vàcác chương trình khuyến mại vượt khung lãi suất cho phép
Mối quan hệ với sử dụng nguồn: Việc sử dụng nguồn chưa thật sự hiệu quả,chi nhánh còn để “lãng phí” nguồn khi sử dụng nguồn còn thấp Mặc dù với nguồntiền gửi huy động chưa sử dụng, chi nhánh có thể gửi nguồn lên Hội sở và nhận lãisuất điều chuyển vốn, nhưng lãi suất điều chuyển vốn chênh với lãi suất huy độngchưa cao (thường chênh từ 1% đến 1.5%), trong khi nếu cho vay, lãi suất chênhgiữa huy động nguồn và sử dụng nguồn thường trên 5% (sau khi đã trừ đi các khoảntrích lập dự phòng…), và nếu xét trên góc độ toàn ngân hàng thì hoạt động sử dụngnguồn chưa hiệu quả còn khiến ngân hàng đứng trước nguy cơ thu không đủ bù chilãi
Trang 14Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nói trên trong hoạt động huyđộng tiền gửi của SHB Hà Nội, có thể đưa ra một số những nguyên nhân chủ yếusau
Nguyên nhân chủ quan: chiến lược huy động vẫn chưa được hoàn chỉnh, chưađáp ứng được những yêu cầu của khách hàng và thị trường huy động; các sản phẩmhuy động vẫn chưa thực sự đa dạng và phong phú Các kênh phân phối của chinhánh cũng chưa phát huy hết hiệu quả của mình, các PGD được thành lập chủ yếutập trung ở một số trung tâm thương mại, kinh tế sầm uất, chưa đi sâu vào các ngõngách của đời sống người dân lao động – những nơi có tiềm năng lớn về huy độngtiết kiệm của người dân như: các khu chung cư, khu văn phòng Thời gian giaodịch của các PGD có nhiều hạn chế Khung giờ giao dịch của SHB là từ sáng từ8h00 đến 12h00, chiều từ 13h đến 16h30; thời gian giao dịch danh nghĩa này khôngđáp ứng được nhu cầu của một thị phần lớn khách hàng là những cán bộ công nhânviên, giới nhân viên văn phòng – những khách hàng không thể giao dịch trong giờhành chính Các dịch vụ hỗ trợ công tác Huy động tiền gửi chưa thật sự phát triểnxứng đáng với tiềm năng của một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn, công nghệhiện đại Chưa có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chínhtrong việc bán chéo sản phẩm, dịch vụ Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chưathực sự hoà nhập, bắt kịp với sự thay đổi của thị trường khu vực và thế giới Trình
độ cán bộ nhân viên chưa đồng đều, nhất là cán bộ nhân viên mảng huy động:phòng Dịch vụ khách hàng, bộ phận huy động vốn
Nguyên nhân khách quan: Tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, từ cuộckhủng hoảng Tài chính - Tiền tệ trên toàn thế giới từ đầu năm 2008 và Việt Namcũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng đó Cơ chế, văn bản hướng dẫn của Ngânhàng nhà nước có nhiều thay đổi chưa sát với tình hình thực tế nên việc tổ chức vàthực hiện còn nhiều vướng mắc Mặt khác, môi trường cạnh tranh ngày một quyếtliệt và chưa được lành mạnh hoá Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vựckinh doanh ngân hàng Chi phí huy động tiền gửi chưa phản ánh trung thực và chínhxác chi phí chi nhánh phải trả Đây chủ yếu mới chỉ là phần chi phí cho lãi suấtniêm yết và chi khuyến mại, chi thưởng cho khách hàng theo khung lãi suất đượcphép của NHNN
Trang 15CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI
Từ những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi củaSHB chi nhánh Hà Nội, và nghiên cứu những định hưởng của chi nhánh trongtương lai, tôi đưa ra những giải pháp để chi nhánh phát triển hơn nữa hoạt động huyđộng tiền gửi của mình, những kiến nghị tới SHB Hội sở để hội sở tạo điều kiện chocác chi nhánh, phòng giao dịch SHB có thể chủ động huy động trong điều kiện thịtrường huy động ngày càng cạnh tranh:
Giải pháp
Hoàn thiện chiến lược huy động tiền gửi của chi nhánh: Trong định hướng
huy động cần chú trọng tới việc làm thế nào để phát triển được hệ thống khách hàngrộng khắp? Đây là một vấn đề lớn mà để giải quyết nó chi nhánh cần phải xây dựngđược một chính sách khách hàng hoàn chỉnh
Phát triển các kênh phân phối: SHB Hà Nội cần không ngừng mở rộng các
kênh phân phối, thành lập thêm các PGD mới, mở rộng thời gian giao dịch ngoàigiờ cho khách hàng Với việc phân chia ca giao dịch, chi nhánh nên mở rộng thờigian giao dịch buổi chiều từ 14 giờ 30 đến 15giờ 30 để thu hút đối tượng kháchhàng gửi tiền là người công chức, giới nhân viên văn phòng
Đưa thêm các hình thức quỹ tiết kiệm lưu động, trước hết là đến các phường
xã, định kỳ mỗi tháng từ một đến hai lần phối hợp với chính quyền địa phươngtuyên truyền, quảng cáo, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nhận tiền gửi và chi trả
Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên: Trong xu thế phát triển, máy
móc và kỹ thuật sẽ dần thay thế con người Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào,những nhân viên chuyên nghiệp không thể thay thế Nhận thức được tầm quan trọngcủa yếu tố Con Người trong quá trình phát triển, SHB chi nhánh Hà Nội đã tổ chứcnhiều khoá học, các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống …cho toàn thể cán bộ nhân viên Trong thời gian tới, các hoạt động này cần được đẩymạnh và phát triển hơn nữa về chất lượng và số lượng khoá học
Nâng cao trình độ công nghệ: Chi nhánh cần chủ động và nâng cao trình độ
công nghệ hiện có để đáp ứng tốt hơn chất lượng phục vụ khách hàng Với đặc thùcủa chi nhánh là không thể có toàn quyền như hội sở trong việc áp dụng, triển khai
Trang 16các phần mềm mới, hay đổi mới công nghệ ngân hàng, nhưng với vai trò và chứcnăng tham mưu của mình, chi nhánh cần hỗ trợ hội sở trong việc lựa chọn phầnmềm mới ứng dụng hay hoàn thiện phần mềm cũ cho tiện ích hơn, thông qua những
đề bạt và kiến nghị
Kiến nghị
Kiến nghị với SHB Hội sở: Đa dạng hoá các hình thức huy động, khôngngừng nâng cao chất lượng công nghệ thông tin dịch vụ ngân hàng, xây dựng các cơchế hoạt động linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn và chi nhánh
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: NHNN cần xây dựng chiến lược pháttriển mạng lưới và hạ tầng cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán khôngdùng tiền mặt theo từng giai đoạn, kết hợp chỉ đạo toàn bộ hệ thống các NHTM nhànước cùng thực hiện, thống nhất phần mềm tại trung tâm thanh toán thẻ để thẻ củamột ngân hàng có thể rút tiền tại tất cả mọi ngân hàng khác, hạn chế tình trạng hiệnnay, khách hàng đi mãi mà không tìm ra điểm rút tiền của ngân hàng mình sở hữuthẻ, điều này gây cho khách hàng rất nhiều khó chịu Hoàn chỉnh và tổ chức tốt thịtrường tiền tệ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trang 17Ngân hàng là một loại hình tổ chức vô cùng quan trọng đối với một nền kinh
tế Hệ thống ngân hàng với hàng nghìn chi nhánh hoạt động trên toàn thế giới có thểtác động đến sự phát triển của mọi lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế thế giới.Những năm gần đây, trước bài học từ những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ,nhiều quốc gia nhận thức được rằng khi ngân hàng ngừng cấp vốn cho những đơnxin vay khi có mức rủi ro cao thì nền kinh tế gần như “ngừng hoạt động” – giá cổphiếu, bất động sản giảm trầm trọng, số lượng thất nghiệp tăng nhanh và ảnh hưởngđến sự hưng thịnh của quốc gia
Ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng đang không ngừng phát triển, sự phát triển
đó được nhận thấy trên tất cả các phương diện của đời sống kinh tế xã hội, có ảnhhưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam: chiến lược và định hướng phát triển của
cả nền kinh tế Trong những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh
tế, ngành Ngân hàng tại Việt Nam cũng phát triển không ngừng với vai trò “đầutầu”, là động lực và có trách nhiệm thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển theo hướngcông nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Với một nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh doanh Ngân hàng ở Việt Nam cũng mangnhững đặc điểm và “trọng trách” riêng so với hoạt động kinh doanh Ngân hàng ởcác quốc gia khác Các ngân hàng ở Việt Nam hoạt động không chỉ vì mục tiêu tìmkiếm lợi nhuận đơn thuần, mà thông qua hoạt động của hệ thống các ngân hàng,chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước có thể điều tiết hoạt động của cả một nền kinh tế,
do vậy mọi hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều được kiểm soát một cáchchặt chẽ
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khókhăn người ta càng nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động ngành ngân hàngvới vai trò trung gian thúc đẩy sự hoạt động của nền kinh tế Với các nghiệp vụchính là huy động vốn và tái cấp vốn của mình, hệ thống các ngân hàng thương mạiViệt Nam đang phát triển không ngừng và đóng góp vào quá trình phát triển đấtnước, khôi phục nền kinh tế Việt Nam Nếu như hoạt động cho vay của Ngân hàng
Trang 18đảm bảo cho quá trình tái phân phối vốn cho nền kinh tế thì hoạt động huy độngtiền gửi đảm bảo nguồn đầu vào cho hoạt động cho vay.
Hoạt động huy động tiền gửi của các ngân hàng Việt Nam hiện nay diễn rarất khó khăn, một phần bởi những chính sách kinh tế thắt chặt của Nhà Nước khiếntốc độ chu chuyển tiền tệ giảm mạnh, một phần do những biến động kinh tế thờigian qua khiến cho tâm lý người dân Việt không yên tâm khi gửi tiền vào ngânhàng
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội (SHB
Hà Nội) ra đời và phát triển trong giai đoạn khó khăn chung của hệ thống ngânhàng, hoạt động huy động vốn của chi nhánh cũng gặp phải sự cạnh tranh lớn củacác ngân hàng khác, thách thức lớn nhất đối với SHB Hà Nội ngay từ khi thành lập
là huy động được nguồn tiền gửi với chi phí hợp lý, độ ổn định cao… đảm bảo chohoạt động của chi nhánh Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề này trên phương
diện lý thuyết và tính cấp thiết của thực tế tôi đã lựa chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội”.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau, gồm có : Vốn tự có của ngân hàng; Vốn Nợ Trong Vốn Nợ của ngân hàng cóvốn huy động từ tiền gửi, vốn đi vay Luận văn dừng lại ở việc nghiên cứu hoạtđộng huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích thực trạng huy động tiền gửicủa SHB chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 19Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, bằng phương pháp thống kê và so sánhgiữa các năm, các chỉ tiêu, để thấy được những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạtđộng huy động tiền gửi Bên cạnh đó, đề tàì còn sử dụng phương pháp phân tích tổnghợp, đánh giá thực trạng phát triển, rút ra nguyên nhân và tìm hướng giải quyết
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội
Trang 20CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát huy động Vốn của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng đối với nền kinh tếnói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng, có nhiều định nghĩa vềngân hàng và có nhiều nhầm lẫn về định nghĩa ngân hàng Ngân hàng có thể đượcđịnh nghĩa qua chức năng mà chúng thực hiện trong nền kinh tế, tuy nhiên nhữngchức năng này không ngừng thay đổi Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm
cả các công ty chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, công ty bảo hiểmhàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, ngânhàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng phạm vi cungcấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực môi giới chứng khoán, tham gia các hoạt động bảohiểm, đầu tư vào các quỹ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác
Ở Pháp, luật ban hành năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là một xí nghiệphay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của dân chúng dưới hìnhthức ký thác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiếtkhấu, tín dụng và tài chính.”
Năm 1942, luật của nước Anh định nghĩa: “ngân hàng bắt đầu bằng việcnhận tiền từ khách hàng theo những ràng buộc đã được chi tiết hóa theo luật Ngânhàng đảm trách việc hoàn trả khi có yêu cầu hoặc khi đến hạn”
Theo pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là
tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửicủa khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thựchiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
Trang 21Căn cứ vào các khái niệm trên thì hoạt động của Ngân hàng thương mại cóthể được nhận dạng thông qua một số đặc điểm sau:
* Thứ nhất: hoạt động của NHTM là loại hình kinh doanh với mục đíchkiếm lời (bao gồm 2 hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngânhàng) Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huyđộng vốn dưới các hình thức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng có nhucầu về vốn, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Hoạt động dịch vụ Ngân hàng đượcbiểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối vàchứng khoán để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trongmột thời hạn nhất định nhằm mục đích thụ hưởng tiền công dịch vụ do khách hàngchi trả dưới dạng phí hay hoa hồng
* Thứ hai: hoạt động của NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điềukiện, nghĩa là chỉ khi nào NHTM thoả mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe dopháp luật quy định (về vốn pháp định, phương án kinh doanh, ) thì mới đượcphép hoạt động trên thị trường
* Thứ ba: hoạt động của NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro caohơn nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc,mang tính chất dây truyền đối với nền kinh tế Trong hoạt động Ngân hàng, đặcbiệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, các NHTM phải tiến hành huy động tiền gửicủa nhiều người khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng và trên nguyên tắcNHTM chỉ có thể đòi tiền của người vay sau một thời hạn nhất định, nên đã tạo rakhả năng rủi ro thanh khoản cao cho hoạt động Ngân hàng, kéo theo đó là sự rủi rođối với người gửi tiền ở NHTM, cũng như rủi ro đối với nền kinh tế Vì vậy, hoạtđộng Ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới thường được điều chỉnh
và kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng những đạo luật riêng biệt, nhằm đảm bảo chohoạt động này được vận hành an toàn và hiệu quả trong nền kinh tế thị trường
Một số cuộc điều tra về ngân hàng đưa ra kết quả gợi ý rằng các ngân hàngđang trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong chức năng và hình thức hoạt động, đó
là do hiện nay có nhiều khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng, đó là:
Trang 22- Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ NHTM cung cấp vànhu cầu của khách hàng.
- Sự gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
- Phi quản lý hoá trong lĩnh vực ngân hàng
- Sự gia tăng chi phí vốn
- Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
- Cách mạng trong công nghệ ngân hàng
1.1.2 Huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn vừa mang tính chất tiền đề vừa là vấn đề cốt lõi cho quá tình hình thành
và phát triển của NHTM Mục tiêu tổng quát của NHTM là an toàn và sinh lời trongkinh doanh Nguồn vốn chính là các nguồn hình thành nên Vốn của ngân hàng, việctạo lập những nguồn vốn vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngânhàng là điều rất cần thiết
Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành và yêu cầu quản lý người ta chia nguồnvốn của ngân hàng thành các loại vốn khác nhau, để phục vụ cho việc nghiên cứutôi chia Vốn của NHTM bao gồm:
Đối với mỗi ngân hàng, nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốnnày rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng,yêu cầu và sự phát triển của thị trường
Trang 23Vốn điều lệ
Vốn điều lệ hình thành khi ngân hàng bắt đầu hoạt động với tính chất sởhữu và nguồn hình thành khác nhau Nếu là ngân hàng tư nhân thì đó là vốn do cánhân tự bỏ ra; nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước thì vốn do ngân sách Nhànước cấp; nếu là ngân hàng cổ phần thì do cổ đông góp thông qua mua cổ phần(hoặc cổ phiếu); nếu là ngân hàng liên doanh thì do các bên tham gia liên doanhgóp Trường hợp của ngân hàng cổ phần, vốn có thể được hình thành từ cổ phầnthường và cổ phần ưu đãi
Vốn điều lệ thường phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà Nước
Các quy định thường nêu rõ số vốn tối thiểu - vốn pháp định mà mỗi loại
hình ngân hàng cần phải có để bắt đầu kinh doanh ngân hàng Ngân hàng NhàNước, luật NHNN có quy định cụ thể về vốn pháp định cho từng loại ngân hàngtrong từng điều kiện cụ thể Vốn thường không phải hoàn trả Các cổ đông có thểbán cổ phiếu trên thị trường vốn (thị trường chứng khoán) Các cổ đông thườngđược hưởng cổ tức cao hay thấp tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sáchphân chia lợi nhuận của ngân hàng
Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động
Bao gồm cổ phần phát hành thêm (hoặc ngân sách cấp thêm) trong quátrình hoạt động, lợi nhuận tích luỹ, thặng dư vốn, các quỹ
Cổ phần phát hành thêm, ngân sách cấp thêm: Ngân hàng có thểphát hành thêm cổ phần (thường là cổ phần ưu đãi) hoặc xin cấp thêm vốn từngân sách để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để chống đỡ rủi ro trong trườnghợp cần phải duy trì thị giá của cổ phiếu
Huy động từ các loại quỹ: Nếu như lợi nhuận để lại của ngân hàng đủ đểđáp ứng nhu cầu gia tăng vốn của mình thì thông thường đây chính là nguồn bổsung quan trọng nhất Nguồn bổ sung này có thể lấy trực tiếp từ các quỹ như: Quỹ
dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp Mặc dù vậy khó nhất là phải xác định được khinào thì được phép trích lập từ các quỹ trên để làm nguồn vốn bổ sung, tỉ lệ tríchlập ra sao cho hợp lý
Trang 24Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng Vốn của ngân hàng, dođặc trưng trong kinh doanh ngân hàng là huy động để cho vay Theo quy định củaNHNN Việt Nam tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/tiền gửi tối thiểu là 1/20
Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, song Vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọngtrong cơ cấu nguồn vốn của các NHTM, đóng vai trò sống còn trong việc duy trìcác hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài,
đó là:
- Vốn đóng vai trò tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản vì vốn giúp trangtrải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban quản lý có thể tậptrung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại hoạt động bình thường
- Vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức vàhoạt động trước khi ngân hàng có thê huy động được những khoản tiền gửi đầutiên
- Quan trọng hơn cả là Vốn tạo niềm tin cho công chúng, là sự đảm bảo đốivới chủ nợ (gồm cả những người gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng.Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hìnhthức dịch vụ mới, cho các chương trình và thiết bị mới
Cả các cơ quan quản lý ngân hàng và thị trường tài chính đều đòi hỏi vốnđiều lệ của ngân hàng cần phải được phát triển tương ứng với sự tăng trưởng củadanh mục cho vay và đầu tư những tài sản rủi ro khác Do vậy, “tấm đệm” dùng đểchống đỡ những thua lỗ cần phải được củng cố, bổ sung tương xứng với quy môhoạt động của ngân hàng
1.1.2.2 Vốn huy động từ tiền gửi
Vốn huy động từ tiền gửi là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn củangân hàng thương mại Với việc huy động tiền gửi, ngân hàng có được quyền sửdụng nguồn vốn huy động này và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúnghạn cho chủ tài khoản
Trang 25“Ngân hàng được nhận tiền gửi của các Tổ chức kinh tế, cá nhân và các Tổchức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền tửi có kỳ hạn vàtiền gửi khác” - Điều 45 Luật các TCTD số 03/1997/QH10.
Vốn huy động từ tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển củangân hàng Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệtngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác Vốn huy động từ tiền gửi là cơ sởchính của các khoản vay và do đó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự pháttriển trong ngân hàng Khả năng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý cũng nhưkhả năng đáp ứng các yêu cầu xin vay là những chỉ số đánh giá tính hiệu quả trongquản lý ngân hàng
1.1.2.3 Vốn đi vay
Vốn đi vay là quan hệ vay mượn giữa NHTM với các đối tượng trong nềnkinh tế (người dân, TCKT); với NHNN hoặc giữa các NHTM với nhau hay vớicác TCTD khác
Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải đi vay
để đảm bảo nhu cầu tức thời của mình: nhu cầu thanh toán, đảm bảo dự trữ bắtbuộc Các ngân hàng có thể vay ở:
Vay trên thị trường vốn: Phát hành giấy tờ có giá
Bản chất của nghiệp vụ này là ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ nhưchứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu để huy động vốn thường nhằm mục đích
đã định Ví dụ phát hành kỳ phiếu để có tiền cho vay khắc phục hậu quả bão lụt,
để cho vay thu mua nông sản, để đầu tư cho một dự án
Trong phát hành giấy tờ có giá thì chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạnvới mệnh giá quy định; trái phiếu là loại phiếu nợ trung và dài hạn Hai loại phiếu
nợ trên được ngân hàng phát hành từng đợt, tuỳ theo mục đích
Huy động vốn dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngânhàng, các NHTM phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động Vì vậykhi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vàođầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phươngpháp huy động
Trang 26Vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định, khi đã huy động đủkhối lượng vốn theo dự kiến các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳphiếu, trái phiếu.
Vay Ngân hàng Nhà Nước (vay ngân hàng Trung Ương)
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả củaNHTM Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ thanh toán ), NHTM thườngvay ngân hàng Nhà nước Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu(hoặc tái cấp vốn) Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu (hoặc táichiết khấu) trở thành tài sản của họ Khi cần tiền, ngân hàng mang những thươngphiếu này đến tái chiết khấu tại NHNN
NHNN điều hành việc vay mượn này một cách chặt chẽ; tuỳ thuộc chínhsách tiền tệ từng thời kỳ mà NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểmsoát nhất định
Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chấtlượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu củaNHNN trong từng thời kỳ Còn trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN choNHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định
Đứng về phía NHTM, vay tại NHTW là một dịch vụ hết sức tiện lợi vàonhững khi NHTW hạ lãi suất chiết khấu trong chính sách cung ứng tiền tệ nới lỏng
để kích thích đầu tư
Trong trường hợp khi NHTM đến vay giữa lúc NHTW đang thắt chặt cungứng để chống lạm phát Lúc đó lãi suất chiết khấu được đưa lên cao với nhữngkhoản lỗ trông thấy khi vay vốn của NHTW, các NHTM chỉ miễn cưỡng vay trongtình huống thắt chặt ngặt nghèo, và tìm mọi cách trả nợ rất nhanh Khi đó cáckhoản vay này chỉ chiếm một phần rất ít trong tổng tài sản nợ
Tùy vào yêu cầu điều tiết của nền kinh tế mà NHTW có thể hạ hoặc nânglãi suất chiết khấu Song dù sao đây cũng là nguồn “cứu trợ” cuối cùng đối vớihoạt động vốn của các NHTM
Trang 27Huy động vốn qua hình thức vay các Tổ chức tín dụng khác
Đó là nguồn các NHTM vay lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thịtrường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ Đây là hình thức cho vay, nhưng thựcchất nó là hình thức tương trợ giữa các ngân hàng để có được sự hợp tác đôi bêncùng có lợi Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho cácngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao Ngược lại, các ngân hàng đang thiếuhụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản
Như vậy nguồn vay mượn từ các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu dự trữ vàchi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp sẽ bổ sung hoặc thay thế cho nguồnvay mượn từ NHNN
1.1.2.4 Các nguồn vốn khác
Các nguồn vốn khác hình thành nên vốn của NHTM như: Nguồn uỷ thác,nguồn trong thanh toán: Thanh toán L/C, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi
Vốn của Ngân hàng luôn được giám sát, điều chỉnh sát sao trong nhiều thập
kỷ qua Chúng ta thấy rằng các ngân hàng luôn phải đáp ứng những yêu cầu tốithiểu về vốn trong suốt quá trình hoạt động, nó ảnh hưởng đến: rủi ro thanh khoản,rủi ro phá sản của ngân hàng, tạo và duy trì niềm tin của công chúng đối với ngânhàng
Nguồn vốn của ngân hàng rất phong phú và được hình thành từ các nguồn
khác nhau, nhưng như giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu nguồn vồn chiếm một tỷ trọng lớn và quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của ngân hàng thương mại.
1.2 Huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Tiền gửi của Ngân hàng thương mại
Thuở sơ khai (thế kỉ XVI - XVII), những nghiệp vụ đầu tiên mà các ngânhàng thực hiện là lưu giữ bảo đảm các vật có giá (như tài sản bằng vàng, bạc…) vìtrong giai đoạn này công chúng rất lo ngại về tình trạng mất mát tài sản do an ninhhoặc chiến tranh Những nhà buôn cảm thấy an toàn khi để tài sản của họ ở ngân
Trang 28hàng hơn là mang theo bên mình trên những chuyến đi trên biển Người chủ bảoquản phải đảm bảo trả lại chính những đồng tiền mà họ được chuyển giao để bảoquản Tất nhiên trong những điều kiện như vậy, người bảo quản không thể tiến hànhcác nghiệp vụ cho vay những đồng tiền nhận bảo quản đó, và không thể thu lợinhuận để có thể trả lợi tức cho người gửi tiền, lợi nhuận đem lại cho họ là các khoảnphí cất trữ Dần dần xã hội phát triển đã tạo điều kiện cho những người gửi tiềnkhông những không mất phí cất trữ, mà còn thu được lợi tức từ những tài sản gửi tạingân hàng, thời hạn bảo quản cũng kéo dài thêm Chỉ khi đó mới xuất hiện khả năng
sử dụng số tiền vay mượn đó để cấp tín dụng thu lợi tức và trả lãi cho người gửitiền Nếu như trước đó việc cấp tín dụng dựa vào vốn tự có của các chủ buôn, thìbây giờ còn có thể sử dụng vốn vay mượn, đồng thời phải chú ý tới những điều kiệngửi tiền Thông thường người ta xem tiền gửi là các số tiền do khách hàng gửi vào
và để lại trong tài khoản của họ tại ngân hàng Hiểu như thế chưa trọn nghĩa, bởi:
+ Đối với người gửi tiền, ý nghĩa tiền gửi phụ thuộc vào mục đích gửi của
họ Có thể dễ dàng nhận ra hai trường hợp sau: Thứ nhất là khách hàng mở tàikhoản để hưởng các lợi ích từ các công cụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho
họ Thứ hai là khách hàng gửi tiền vào để hưởng lãi như gửi vào tài khoản tiết kiệmhoặc tài khoản định kỳ Nhưng đổi lại, họ không thể sử dụng các công cụ thanh toáncủa ngân hàng như séc chẳng hạn
+ Đối với ngân hàng, cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó cácngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trong nhữngnguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi của khách hàng – một quỹ sinh lợi đượcgửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôikhi được hưởng mức lãi suất tương đối cao Như vậy các loại tiền gửi đã tạo thànhnguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lợi trong các hoạt động kinh doanh củangân hàng Đối với NHTM, có hai nguồn tiền gửi chủ yếu là: tiền gửi của doanhnghiệp và tiền gửi của dân cư
Qua những điều trình bày ở trên, người ta nhận thấy có khó khăn trong việcđịnh nghĩa “tiền gửi” Ở các nước phát triển, người ta định nghĩa “tiền gửi” trong
Trang 29một bản luật, luật pháp Anh định nghĩa: “Được coi là tiền gửi, tiền mà ngân hàngnhận được của khách hàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trảlãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và với bổn phậnlàm nghiệp vụ ngân quỹ cho người ký gửi, nhất là phải trả trong giới hạn số tiềnnhận được, tất cả những lệnh phải trả tiền của ngườitiền gửi bằng séc, lệnh chuyểnkhoản, thư tín dụng… hay bất cứ bằng cách nào khác; cũng thâu nhập vào khoảntiền tiền gửi mọi số tiền mà ngân hàng thu hộ cho người gửi” Hay tại Pháp: “Tiềngửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi đượchưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền” Tiềngửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọnglớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng…
Như vậy, các khái niệm về tiền gửi theo quy định pháp lý nêu trên có mối liênquan mật thiết với tài khoản của khách hàng tại ngân hàng Người gửi tiền có thểlựa chọn các loại hình tiền gửi theo mục đích của họ và được hưởng các dịch vụ dongân hàng cung cấp, được hưởng lãi suất Đồng thời có nghĩa vụ để ngân hàng sửdụng các số tiền gửi đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với cam kết thựchiện việc hoàn trả vào ngày đáo hạn (đối với tài khoản có kì hạn) hoặc theo yêu cầucủa khách hàng (đối với tài khoản không kì hạn) Ngày nay, khách hàng có nhiềulựa chọn gửi tiền và có thể làm cho tài sản bằng tiền sinh ra lãi theo các dự đoán vàtính toán khác nhau của chính họ
1.2.2 Các hình thức huy động tiền gửi
Các NHTM khác nhau có các hình thức huy động tiền gửi khác nhau, tuynhiên các hình thức chính bao gồm:
Huy động Tiền gửi giao dịch:
Một trong những dịch vụ nhận tiền gửi giao dịch lâu đời nhất mà ngân hàngcung cấp là nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán hộ cho khách hàng Tiền gửigiao dịch đòi hỏi ngân hàng phải hạch toán ngay lập tức cho các lệnh rút tiền hoặcchuyển tiền của khách hàng - người được chỉ rõ là người được thụ hưởng Tiền
Trang 30gửi giao dịch bao gồm tiền gửi được hưởng lãi và tiền gửi không được hưởng lãi(hoặc hưởng lãi rất thấp):
+ Tiền gửi thanh toán: Đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sửdụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và cáckhoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, antoàn và thuận tiện
Đối với tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thườngđược thực hiện bằng séc hay chuyển khoản
Tài khoản có lúc dư nợ, có lúc dư có Với tài khoản này, khách hàng còn cóthể được ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh (thấu chi tài khoản) Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn làmột khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúcnào Khi khách hàng gửi tiền vào tài khoản thanh toán này thường không đượchưởng lãi hoặc hưởng lãi suất rất thấp để đổi lại quyền được sử dụng các dịch vụtiện ích của ngân hàng
+ Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý : Là các khoản tiền được ký gửi với mụcđích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán Khi cần thanh toánkhách hàng có thể đến ngân hàng để chi tiêu Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầucủa khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tồn khoản chỉkhi đã đảm bảo khả năng thanh toán chi trả
Huy động Tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức kinh tế, cá nhân
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo cácchu kỳ xác định Họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi Tuy khoản tiền nàykhông tiện lợi và linh hoạt như tiền gửi thanh toán (do khi cần tiền phải đến ngânhàng để lập lệnh thanh toán) nhưng bù lại tiền gửi có kỳ hạn lại có lãi suất cao hơntuỳ theo độ dài của kỳ hạn được ghi trên hợp đồng
Khi gửi tiền vào NHTM theo tài khoản gửi có kỳ hạn, điều ngân hàng cầnbiết trước tiên là gửi với thời gian bao lâu Thông thường định kỳ có thể là 1tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc hơn nữa Tại Việt Nam, các khoản tiền gửi có
Trang 31kỳ hạn thường nằm trong khoảng 1 tháng đến 6 tháng Nguyên nhân vì các doanhnghiệp nước ta hầu hết thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn không lớn
và tốc độ quay vòng vốn khá nhanh Do vậy, họ khó có thể gửi với kỳ hạn dài.Hơn nữa nếu gửi tiền có kỳ hạn càng dài mặc dù được hưởng lãi suất cao hơnnhưng khi có nhu cầu rút tiền đột xuất thì khoản lãi suất mà ngân hàng trả sẽ rấtthấp, do phải chịu lãi suất phạt vì đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch huy động tiềngửi của ngân hàng
Lãi suất mà ngân hàng trả cho tiền gửi có kỳ hạn thường là cao hơn nhiều sovới tiền gửi không kỳ hạn Lý do ở đây là, khi đã thống nhất với ngân hàng rằng
sẽ gửi tiền trong khoảng thời gian nào đó, có đến hơn 80% người gửi tiền đã giữđược cam kết nói trên Do vậy, NHTM hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gửi để chovay Với khoản cho vay ổn định này, ngân hàng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuậnhơn, vì thế tiền thu lao ngân hàng trả cũng phải cao hơn để kích thích sự gửi tiềnhơn nữa
Tóm lại, đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngânhàng về thời gian rút tiền Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tíchluỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi Các NHTMnhận 2 loại tiền gửi có kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (tức khi muốnrút ra phải báo trước)
Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửitiết kiệm Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớntồn khoản vào kinh doanh Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách đa dạng hoáloại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất khácnhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng
Huy động Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Trong cộng đồng dân cư luôn có những người có khoản tiền tạm thời nhànrỗi Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của dân cư chưa sử dụng cho tiêudùng Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (cáckhoản tiền tiết kiệm) Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều
Trang 32có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với cáckhoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiềutiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quengiữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra cáchình thức tiết kiệm đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn Người gửi tiết kiệm sẽ
có sổ tiết kiệm xác định thời gian và hình thức trả lãi đã thoả thuận với ngân hàng.Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trongnguồn vốn của ngân hàng và được các ngân hàng đặc biệt chú tâm huy động Hiệnnay tiền gửi tiết kiệm là khu vực tiềm năng đồng thời là nơi cạnh tranh gay gắtgiữa các ngân hàng, để thu hút nguồn tiền này các ngân hàng luôn đưa ra các hìnhthức huy động đa dạng như tiết kiệm bằng Việt nam đồng, bằng vàng và bằngngoại tệ, với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn và với nhiều kỳ hạn để người gửi có cơhội lựa chọn cho phù hợp, tiện ích nhất
Huy động Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn tiền gửi thường có quy mô nhỏ, giữa các ngân hàng luôn cótiền gửi của nhau Mục đích của việc gửi tiền này là để đảm bảo thanh toán thuậntiện, phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng của mình do vậy nguồn tiền gửi nàythường không được các ngân hàng chú trọng phát triển
1.2.3 Đặc điểm huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại
Tiền gửi của NHTM có những đặc điểm chung sau:
- Tiền gửi phải được thanh toán khi có sự yêu cầu của khách hàng, ngay cả khi đó là tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn
Hoạt động nhận tiền gửi được nhìn nhận như là một nghiệp vụ kinh doanhcủa NHTM, với nội dung chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng thông qua mởcho khách hàng một tài khoản như tài khoản gửi định kì (tiền gửi có kỳ hạn), tàikhoản tiền gửi hoạt kỳ (tiền gửi không kỳ hạn) và tài khoản tiền gửi tiết kiệm Giaodịch nhận tiền gửi của ngân hàng được hiểu là cam kết song phương giữa NHTMvới khách hàng gửi tiền, thông qua việc giao kết hợp đồng tài khoản tiền gửi Giaiđoạn đầu, nó chỉ đơn thuần là một hợp đồng dịch vụ gửi giữ tài sản, theo đó ngân
Trang 33hàng đóng vai trò là bên nhận gửi giữ để được nhận thù lao Về sau, do nhu cầukhách quan của hoạt động kinh tế, giữa ngân hàng và khách hàng có thêm thoảthuận ngân hàng có thể sử dụng chính số tiền này để đầu tư nhằm mục đích sinh lợi,với điều kiện là phải hoàn trả cho người sử dụng tòan bộ số vốn đã sử dụng kèmtheo một khoản tiền lãi nhất định tuỳ thuộc vào thời gian mà ngân hàng giữ khoảntiền đó Giao dịch nhận tiền gửi đã được nhìn nhận là hành vi vay tiền từ côngchúng với cam kết đảm bảo an toàn cho số tiền gửi đó cùng với nghĩa vụ hoàn trả cảlãi và gốc Việc ngân hàng giữ các khoản tiền gửi này cho khách hàng không đơnthuần là một nghiệp vụ giữ hộ tài sản hay quản lý tài sản cho khách hàng để nhậnthù lao (như giai đoạn khởi thuỷ) mà quan trọng hơn nó là nghiệp vụ huy động vốn
- nghiệp vụ đi vay của NHTM từ nền kinh tế Do đó khi người gửi tiền yêu cầuthanh toán thì ngân hàng buộc phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán
- Quy mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác
Thông thường chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởnghàng năm của ngân hàng Tiền gửi là cơ sở chính của cho vay và do đó là nguồngốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển
“Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng, làkhoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán để phân biệt ngân hàng với các loạihình kinh doanh khác, năng lực đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng như của các nhàquản lý ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm từdoanh nghiệp, cá nhân, là thước đo quan trọng về sự chấp nhận của công chúng đốivới ngân hàng” (Peters.Rose, 2001)
- Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc
Khi huy động tiền gửi, ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ
đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có thể cho vayphần còn lại theo quy định
Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộcnhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này - tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nướcban hành và có hiệu lực trong thời kỳ nhất định Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân
Trang 34hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương đểđảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trungương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.Chính vì thế chi phí tiền gửi cao hơn chi phí trả lãi cho tiền gửi Hiện nay, hầu hếtcác nhà quản lý ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nantrong việc định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi - nguồn vốn quan trọng nhấtcủa ngân hàng Một mặt, ngân hàng phải trả một mức lãi suất đủ lớn để có thể thuhút và duy trì sự ổn định trong lượng tiền gửi của khách hàng Mặt khác, ngân hàngphải cố gắng hạn chế việc trả lãi suất quá cao bởi vì điều này sẽ làm giảm mức thunhập tiềm năng của ngân hàng Hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt trong thị trườngcung cấp các dịch vụ tài chính càng làm cho vấn đề nêu trên trở nên phức tạp hơnbởi vì cạnh tranh có xu hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi trong khi làm giảmthu nhập dự kiến từ hoạt động đầu tư và cho vay.
1.2.4 Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi đối với ngân hàng
Đối với các NHTM, như đã trình bày ở trên “tiền gửi là nền tảng cho sựthịnh vượng và phát triển, là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúpchúng ta phân biệt Ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp, công ty tài chínhkhác” Tiền gửi là cơ sở chính cho các khoản cho vay của NHTM, là nguồn gốc xâu
xa của lợi nhuận và sự phát triển của Ngân hàng Khi huy động tiền gửi, ngân hàngphải duy trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năngthanh toán, ngân hàng có thể cho vay phần tiền gửi còn lại Khả năng huy động tiềngửi với mức lãi suất hợp lý còn là những chỉ số quan trọng đánh giá tính hiệu quảtrong quản lý ngân hàng Ngoài ra Ngân hàng còn thu được một khoản lệ phí nhấtđịnh khi khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ tiện ích của ngân hàng
Tài sản của ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn trong đó tiền gửi chiếmhơn 70% tổng nguồn vốn, với những ngân hàng lớn có khả năng quay vòng vòngvốn nhanh, tỷ lệ này chiếm tới 75% - 80% tổng nguồn vốn của ngân hàng, và nhưvậy tiền gửi là thành phần chính tạo nên tài sản của ngân hàng Hoạt động sơ khaiđầu tiên để hình thành nên ngân hàng đó là hoạt động nhận tiền gửi, tài sản cất trữ
Trang 35của khách hàng Với hoạt động cơ bản là huy động vốn và cho vay, tài trợ thươngmại khác, có thể nói huy động tiền gửi là điều kiện cần và đủ để một ngân hàng cóthể hoạt động và kinh doanh.
Huy động tiền gửi với một chi phí hợp lý ảnh hưởng lớn đến kết quả kinhdoanh của ngân hàng Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngânhàng tìm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Trong các nguồn vốn của ngânhàng, nguồn từ tiền gửi của khách hàng có chi phí cạnh tranh hơn cả, khi nguồn tiềngửi huy động không đủ, các ngân hàng buộc phải tính đến nguồn đi vay: vayNHNN, vay TCTD khác… các khoản vay này chỉ mang tính “bù đắp nhất thời” chokhả năng thanh khoản của ngân hàng Với những quy định về tỷ lệ cho vay/ vốn huyđộng khắt khe của NHNN các ngân hàng buộc phải tìm mọi cách huy động tiền gửicủa dân cư để đảm bảo khả năng cho vay của mình
1.3 Tăng cường huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại
Tăng cường huy động tiền gửi là việc tăng quy mô nguồn tiền gửi huy động một cách ổn định và bền vững với cơ cấu huy động và chi phí huy động hợp lý từ việc khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các
tổ chức kinh tế để thực hiện bốn hoạt động cơ bản của NHTM, đó là :
- Huy động để đáp ứng dự trữ bắt buộc
- Huy động để cho vay
- Huy động để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
- Huy động để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động huy động tiền gửi của ngânhàng, sau đây là một số chỉ tiêu chính luận văn tập trung phân tích:
1.3.1.1 Quy mô tiền gửi
Khối lượng tiền gửi huy động cần đạt được một quy mô nhất định theo kếhoạch đã đề ra của ngân hàng, đồng thời cơ cấu tiền gửi huy động cần đa dạng, thểhiện việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn huy động ngắn hạn và vốn dài hạn,
Trang 36giữa tiền gửi nội tệ và ngoại tệ Một ngân hàng có hiệu quả huy động tiền gửi cao
sẽ có nền vốn dồi dào, ổn định và một cơ cấu vốn cân đối, tránh cho ngân hàngtình trạng mất cân bằng về tài chính trong quá trình kinh doanh
Quy mô tiền gửi huy động là một chỉ tiêu rất có ý nghĩa đối với hoạt độngcủa ngân hàng Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có một quy mô vốn lớn,tuy nhiên để hoạt động của ngân hàng thực sự an toàn thì nguồn tiền gửi huy độngphải có một tốc độ tăng trưởng ổn định Nếu như ngân hàng không dự báo trướcđược xu hướng biến động của dòng tiền gửi vào, rút ra thì sẽ rất khó khăn trongviệc cho vay và đầu tư
1.3.1.2 Cơ cấu tiền gửi
Cơ cấu nguồn tiền gửi phản ánh chất lượng nguồn huy động, cơ cấu nguồnhuy động có thể được đánh giá theo: cơ cấu theo kỳ hạn, cơ cấu theo loại tiền tệ,
cơ cấu theo loại hình sản phẩm huy động Cơ cấu tiền gửi của một NHTM phảnánh nhiều tính chất và kết quả kinh doanh của ngân hàng đó: nếu đó là ngân hàngbán lẻ thì cơ nguồn tiền huy động chủ yếu là tiết kiệm và được phân bố một cáchđồng đều về kỳ hạn, nguồn huy động ngoại tệ phản ánh sự đa năng của ngân hàngtrong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ
Trong từng thời kỳ khác nhau, căn cứ vào hoạt động của ngân hàng: cơ cấuvốn cấp cho tín dụng, đảm bảo các chỉ số của NHNN đưa ra các NHTM sẽ cónhu cầu về khối lượng và cơ cấu vốn khác nhau, do đó việc đánh giá hiệu quảnguồn tiền gửi huy động theo tiêu chí này mang tính động cao và cần đặt trongmôi trường xem xét toàn hàng
Cơ cấu nguồn tiền gửi của từng ngân hàng trong từng thời kỳ có thể thayđổi nhưng độ ổn định của nguồn là tiêu chí rất quan trọng trong việc huy động tiềngửi, nó liên quan đến chiến lược sử dụng vốn và tính thanh khoản của ngân hàng.Nhu cầu của công chúng đối với các loại hình dịch vụ nhận tiền gửi là yếu tố quantrọng hàng đầu quyết định đến cấu trúc nguồn vốn tiền gửi của một ngân hàng.Yếu tố quan trọng thứ hai đó là chính sách huy động tiền gửi : bao gồm sự tươngquan lãi suất giữa các loại tiền gửi khác nhau, sự tích cực trong các hoạt động
Trang 37quảng cáo, thời gian và quy mô vốn đầu tư vào việc thu hút và duy trì các kháchhàng gửi tiền.
Nhìn chung, nếu được phép tự quyết định cho bản thân mình về cơ cấu tiềngửi tối ưu mà không có các điều kiện quy định của Ngân hàng trung ương về tỷ lệđảm bảo cho vay, tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên tỷ lệ vốn huyđộng ngắn trung dài hạn thì các ngân hàng sẽ ưa thích việc huy động tiền gửigiao dịch, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn ngắn Mặc dù phần lớn các khoảntiền này có thể rút ra bất kỳ lúc nào nhưng kỳ hạn thực tế của các khoản tiền gửinày lại thường kéo dài Tuy nhiên, do tác động tổng thể của lạm phát, việc gia tăngcác quy định quản lý của các cấp có thẩm quyền, của tình trạng cạnh tranh găy gắt
và trình độ nhận thức cao hơn của khách hàng đã tạo ra nhiều thay đổi lớn đối vớicấu trúc tiền gửi của ngân hàng
1.3.1.3 Chi phí huy động tiền gửi
Chi phí huy động = Chi phí trả lãi + Chi phí quản lý
% Chi phí huy động bình quân = Chi phí huy động / Nguồn huy động
Như đã nói ở trên, cơ cấu nguồn tiền gửi ảnh hưởng lớn tới cơ cấu tài sản
và quyết định chi phí của ngân hàng Thành phần cơ bản của chi phí huy động tiềngửi của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi, cùng với khoản chi phíkhông dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động.1.3.1.4 Mối quan hệ với sử dụng nguồn
Sau khi được huy động, tiền gửi được phân chia vào tài sản của ngân hàng.Các danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần được xem xét dưới giác độ cơ cấuthời hạn để xác định sự phù hợp với nguồn tiền gửi
Nguồn huy động thường gắn với kỳ hạn nhất định, được ngân hàng tuyên
bố, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn vớimột mức lãi suất nhất định, theo xu hướng nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài,lãi suất càng cao Kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định củanguồn vốn Kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngânhàng Kỳ hạn liên quan đến tính ổn định và vì vậy liên quan tới kỳ hạn sử dụng
Trang 38Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí các nguồn có tính ổn định cao thường phải
có chi phí duy trì cao Vì vậy, kỳ hạn là một chỉ tiêu đánh giá nội dung đảm bảo antoàn và sinh lời cho ngân hàng
Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn tiền gửi ngắnhạn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định
vì nếu lớn hơn nữa tức là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì các ngânhàng đến một thời điểm nào đó phải chịu sức ép về khả năng thanh toán vì dư nợcho vay là một tài sản kém lỏng mà cho vay dài hạn là một loại tài sản kém lỏngnhất
1.3.2 Đánh giá kết quả huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại
Căn cứ vào kết quả huy động tiền gửi của mình, các bộ phận chức năng củangân hàng tiến hành đánh giá kết quả huy động dựa trên chính sách huy động tiềngửi của ngân hàng đã được vạch ra trước đó và xem xét kết quả đó trong mối quan
hệ tương quan với các ngân hàng thương mại cạnh tranh trên cùng địa bàn để xâydựng kế hoạch huy động thời kỳ tiếp theo
Mỗi NHTM trong từng thời kỳ khác nhau sẽ xây dựng một chính sách huyđộng tiền gửi khác nhau phụ thuộc vào tình hình kinh doanh hiện tại của ngân hàng
và chiến lược phát triển trong tương lai, tuy nhiên chính sách vẫn phải nêu rõ nhữngyếu tố chính sau:
- Chính sách huy động tiền gửi phải thể hiện rõ chiến lược huy động của ngânhàng, đó là chiến lược huy động tăng cường theo quy mô hay chất lượng cơcấu nguồn
- Tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi huy động thời kỳ tới
- Cơ cấu nguồn tiền huy động theo kỳ hạn, loại tiền tệ, đối tượng khách hàng
- Chi phí huy động bình quân, phương án giảm thiểu chi phí quản lý
- Phương án sử dụng nguồn để hiệu quả nguồn tiền gửi huy động tối ưu Trên cơ sở chiến lược kinh doanh được xây dựng ngân hàng sẽ hoàn thiện quytrình giao dịch sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới, tổ chức thực hiện tớicác chi nhánh, PGD trực thuộc và triển khai kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
Trang 39hoạch, chính sách huy động trên toàn hệ thống.
Những kết quả đạt được là căn cứ để đánh giá hiệu quả huy động:
1.3.2.1Sự gia tăng ổn định của quy mô tiền gửi huy động
Tính ổn định của sự tăng trưởng nguồn tiền gửi huy động thể hiện ở mức độtăng trưởng đều đặn trong khoảng thời gian dài Ví dụ, mức tăng trưởng huy độngtiền gửi đạt 20%/năm trong nhiều năm liên tục Nếu quy mô tiền gửi hiện tại lớnnhưng ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được xu hướng biến động củadòng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việcquyết định cho vay và đầu tư
Để xem xét mức tăng trưởng của nguồn tiền gửi huy động của NHTM, người ta sử dụng công thức sau:
1.3.2.2Cơ cấu và sự thay đổi của cơ cấu tiền gửi huy động
Cơ cấu nguồn tiền gửi ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí củangân hàng Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng Nếu cơ cấu nguồn huyđộng không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng thì sẽ không tối đa được
dư nợ tín dụng và đầu tư, ngược lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng không hết thìhoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy động thừa
Trang 40Cơ cấu nguồn tiền gửi của ngân hàng có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểmkhách hàng, chiến lược kinh doanh và hoạt động Marketing của ngân hàng.
Nhìn chung cơ cấu nguồn tiền gửi của một ngân hàng được xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn, đồng thời với chi phí biến động thấp nhất
- Xu hướng biến đổi cơ cấu huy động:
Yếu tố này cũng rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốncủa ngân hàng Mỗi loại nguồn tiền gửi có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trongviệc huy động và khai thác Do đó sự biến đổi về cơ cấu tiền gửi sẽ kéo theo sự biếnđổi trong cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận,rủi ro của hoạt động kinh doanh Xu hướng biến đổi cơ cấu tiền gửi huy động phụthuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng, nhưng còn luônphải chịu tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyênnghiên cứu và tiếp cận thị trường
Có nhiều tiêu chí để đánh giá cơ cấu nguồn tiền gửi của NHTM
+ Nếu huy động tiền gửi phân theo loại tiền: cơ cấu huy động nội tệ - ngoại tệ.+ Nếu theo kỳ hạn huy động: cơ cấu huy động tiền gửi ngắn, trung và dài hạn.+ Nếu phân theo đối tượng huy động: cơ cấu huy động từ các cá nhân, hộ giađình và tổ chức kinh tế
- Cơ cấu kỳ hạn huy động
Để phục vụ công tác quản lý nguồn tiền gửi, NHTM rất quan tâm đến cơ cấu
kỳ hạn của nguồn Các nguồn tiền gửi của NHTM tại một thời điểm nào đó đượcphân chia thành các nhóm khác nhau thuỳ thuộc vào ngày đến hạn dự kiến củachúng Từ đó có thể dự báo một cách tương đối về quy mô nguồn tiền gửi đến hạn(có thể bị rút ra) trong khoảng thời gian tương ứng như: trả theo yêu cầu, 1-30 ngày,1-3 tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng, trên 12 tháng Báo cáo về cơ cấu kỳ hạn là công cụquan trọng được sử dụng để phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tại các thờiđiểm khác nhau, phân tích sự tương thích giữa nguồn tiền gửi và sử dụng vốn, quản
lý rủi ro lãi suất Tính ổn định của nguồn được phản ánh qua kỳ hạn danh nghĩa của